Thuyết minh về cây Thanh long lớp 9 hay nhất (5 Mẫu)

0
140
Rate this post

Thuyết minh về cây Thanh long lớp 9 bao gồm dàn ý chi tiết và 5 bài văn mẫu được các biên soạn và tổng hợp từ các bài văn đạt điểm cao trên toàn quốc sẽ là tài liệu quý giúp các em củng cố kỹ năng cần thiết cho bài kiểm tra tập làm văn sắp tới.

Đề bài: Thuyết minh về cây Thanh long

Thuyết minh về cây Thanh long lớp 9 hay nhất
Thuyết minh về cây Thanh long lớp 9 hay nhất

Dàn ý bài viết Thuyết minh về cây Thanh long (Chuẩn)

1. Mở bài:

Giới thiệu về đối tượng cần thuyết minh: cây Thanh long

2. Thân bài:

* Nguồn gốc của cây thanh long

  • Là cây thuộc họ xương rồng
  • Thường được trồng ở vùng nhiều nắng gió, sa mạc

* Đặc điểm sinh trưởng, thích nghi của cây thanh long

  • Chịu nóng và chịu hạn tốt, chịu lạnh kém, không chịu được ẩm cao và mưa nhiều
  • Nhiệt độ thích hợp từ 21-29 độ. Ưa sáng mạnh
  • Không kén đất trồng, không cần chăm bón nhiều

* Đặc điểm của cây thanh long

  • Đặc điểm thân cây: thân bò, màu xanh, có 3 cạnh hình gợn sóng, cây có nhiều cành
  • Đặc điểm hoa thanh long: hoa lưỡng tính, hoa lớn và dài, nhiều cánh hoa, đài hoa, cánh hoa màu trắng, nhị và nhụy hoa màu vàng. Hoa có mùi thơm, tự thụ phấn nở về đêm và sáng sớm.
  • Đặc điểm quả thanh long: hình bầu dục có nhiều tai, quả mọng có nhiều hạt nhỏ, khi non vỏ màu xanh, khi chín vỏ màu đỏ hồng hoặc vàng. Thịt quả màu trắng, đỏ hồng.

* Lợi ích của cây thanh long

  • Là cây trồng năng suất, chất lượng, tạo việc làm và thu nhập cho người dân
  • Là loại quả ngon giàu dinh dưỡng, giá trị xuất khẩu cao

3. Kết bài:

Khẳng định giá trị ý nghĩa của cây thanh long

Bài văn mẫu Thuyết minh về cây thanh long
Bài văn mẫu Thuyết minh về cây thanh long

Thuyết minh về cây thanh long Ngắn gọn – Mẫu 1

Việt Nam là một nước có các loại trái cây vô cùng phong phú, nhờ khí hậu thuận lợi. Trong đó, thanh long là một trong các loại trái cây vô cùng phổ biến, được trồng nhiều ở các tỉnh phía Nam.

Thanh long là một loại cây thuộc họ xương rồng, vì vậy, không có gì lạ khi thân cây thanh long có hình dáng giống với cây xương rồng. Tuy nhiên, các cạnh trên thân của cây xương rồng có phần ít hơn, đồng thời thân cây cũng to và dài hơn nhiều so với anh em cùng họ. Hoa thanh long khá to, có dáng như hoa quỳnh, màu trắng, có thể to bằng bàn tay của người trưởng thành.

Quả thanh long khi đạt kích cỡ tối đa, có thể to bằng hai cái nắm tay. Phần vỏ bên ngoài mềm, dính liền vào thịt quả, không quá dày. Điểm đặc biệt của quả thanh long là có phần các chiếc lá mọc liền vào vỏ. Quả sẽ mọc ra từ các cạnh của nhánh cây, không mọc quá dày cùng một vị trí. Về cơ bản thanh long chia ra thành hai nhóm là thanh long vỏ đỏ và vỏ vàng (đó là màu sắc khi đã chín). Loại vỏ đỏ thì chia ra hai loại là ruột trắng và ruột đỏ. Cách phân biệt hai loại ruột này từ bên ngoài, là dựa vào các tai lá. Nếu tai lá có đuôi màu xanh, vểnh lên và to thì là ruột trắng. Còn nếu tai có màu đỏ hồng, nhỏ và ngắn, cụp vào thì là ruột đỏ. Loại vỏ thanh long vỏ đỏ ruột đỏ là loại thanh long ngon nhất. Nó và người bạn ruột trắng khá phổ biến ở nước ta. Còn loại vỏ vàng thì chưa phổ biến bằng.

Thanh long là loại trái cây ngon, dinh dưỡng, tốt cho hệ tiêu hóa, nên rất được ưa chuộng. Nó được bán phổ biến từ chợ vào đến các siêu thị lớn nhỏ. Đặc biệt, nhờ cái tên giàu ý nghĩa và màu sắc tươi sáng, may mắn, thanh long còn thường được ưu ái xuất hiện trong các mâm cúng của người Việt Nam ta.

Thuyết minh về cây Thanh long hay nhất – Mẫu 2

“Cùng là một họ xương rồng
Mà cây cho quả chín hồng ngọt thơm”

Đó là một câu thơ tôi đã từng được nghe nói về cây thanh long, một loài cây đầy nghị lực. Thanh long là loại quả gắn liền với con người miền Trung, thể hiện cho phẩm chất con người nơi đây dù trong gian khó vẫn vượt nắng vượt gió để tìm lấy sự sống, tồn tại.

Thanh long là một loài cây du nhập đưa về nước ta từ những năm thập niên 80. Quê hương của thanh long là các miền sa mạc rộng lớn ở Trung và Nam Mỹ (Mexico). Đây là loại cây thuộc họ xương rồng được trồng để lấy quả. Ở nước ta, thanh long được trồng nhiều nhất ở các tỉnh phía nam miền Trung, đặc biệt là Ninh Thuận Bình Thuận. Nơi đây có nhiều yếu tố thích hợp với sự sinh trưởng và phát triển cây thanh long. Thanh long chịu nóng và chịu hạn tốt, nhiệt độ thích hợp cho phát triển là từ 21-29 độ, thanh long không chịu được lạnh và mưa nhiều nên miền Bắc khó trồng được thanh long ngon. Thanh long cần rất nhiều nắng, nếu không có nắng hoặc ít nắng cây sẽ nhỏ và chậm ra hoa. Loại cây này có “đức tính” rất tốt, có thể sinh sôi trên đất cằn cỗi, không kén loại đất, dãi nắng dãi mưa nhưng vẫn cho ra hoa thơm trái ngọt.

Cây thanh long là một loài cây đặc biệt, thân cây màu xanh, không có lá mà chỉ có ba cạnh. Cạnh cây hình lượn sóng, gai nhỏ và dần như tiêu biến. Trồng cây thanh long cần có trụ cao và vững chắc để thanh long bám và leo lên, khi cây phát triển sẽ mọc ra rất nhiều cành. Sau mỗi đợt thu hoạch quả người ta lại phải tỉa bớt cành và sau 4-5 năm khi cây đã già cỗi phải thay trồng cây mới.

Hoa thanh long là loài hoa rất đẹp, chúng mọc trực tiếp trên các gai của thân cây, một cành thường ra từ 1-2 bông hoa. Đây là hoa lưỡng tính, hoa rất to và dài, gồm nhiều cánh và đài hoa nhỏ, cánh hoa màu trắng, nhị và nhụy hoa màu vàng. Hoa có mùi thơm, tự thụ phấn là chính, hoa nở về đêm và sáng sớm vì thế ngắm hoa thanh long đẹp nhất là khi trời vẫn còn sương đêm. Hoa thanh long rất chóng tàn để nhanh chóng hình thành quả, quả thanh long lớn dần có hình bầu dục và gồm nhiều tai, quả mọng có nhiều hạt nhỏ. Khi quả còn non thì vỏ màu xanh nhưng tùy vào giống cây thanh long mà khi chín vỏ và thịt bên trong có màu khác nhau. Chủ yếu có 3 loại: vỏ màu đỏ hồng ruột màu trắng sữa, vỏ màu đỏ hồng ruột màu đỏ hồng, vỏ màu vàng ruột màu trắng trong. Trong quả thanh long có nhiều hạt nhỏ như hạt vừng đen, khi ăn không cần bỏ hạt.

Quả thanh long ăn rất mềm, ngọt và thanh mát, lại giàu dưỡng chất như vitamin C, B1, B2, khoáng chất khác như canxi, sắt,… Việc ăn thanh long có thể giúp chống oxy hóa, cải thiện sức khỏe, là loại trái cây lành tính, dễ ăn và giá thành rẻ. Bên cạnh đó, giá trị của thanh long đã được khẳng định qua việc trở thành loại hoa quả xuất khẩu đi nhiều nơi trên thế giới. Cuộc sống của người dân miền Trung đặc biệt là ở Bình Thuận đã được cải thiện hơn rất nhiều từ trái thanh long, không chỉ tạo ra công ăn việc làm mà còn giúp người dân thoát nghèo, vượt khó.

Chúng ta hãy cùng giới thiệu những trái thanh long thanh mát của quê hương chúng ta đến với bạn bè mọi miền đất nước cũng như khắp năm châu bốn bể. Hãy luôn tự hào về mảnh đất hình chữ S và thiên nhiên đã ưu ái ban tặng cho chúng ta nhiều sản vật giá trị.

Thuyết minh về cây Thanh long hay nhất – Mẫu 3

Đi đến đâu các bạn cũng có những loại đặc sản, và khi đến Bình Thuận các bạn sẽ thấy trái thanh long – một đặc sản của Bình Thuận. Tại vùng đất này, những cây thanh long mọc lên trong nắng đẹp lạ lùng.

Thanh long có tên tiếng Anh là Pitahaya hay còn gọi là Dragon fruit, thuộc họ xương rồng (Cactaceae), có nguồn gốc ở các vùng sa mạc thuộc Mehico và Colombia.

Trên thế giới, cây thanh long được xem như là một cây ăn trái mới được phát hiện và đưa lên thành hàng hóa trong vài năm gần đây. Việt Nam hiện nay là nước duy nhất ở Đông Nam Á có trồng Thanh Long tương đối tập trung trên quy mô thương mại với diện tích ước tính khoảng 2.000 ha trong đó Bình Thuận chiếm 1.000 ha. Cây Thanh Long là cây có nguồn gốc nhiệt đới, chịu hạn giỏi nên được trồng ở những vùng nóng. Đặc biệt cây Thanh Long có hiện tượng rụng nụ, cây này có vòng chín 3 lần. Từ xanh sang đỏ, từ đỏ sang xanh, từ xanh sang đỏ sậm đến lần chín thứ 3 là lần chín cuối cùng và là lần ngon nhất của trái Thanh Long nhưng làm vậy cây sẽ mất sức nên nhà vườn chỉ để chín lần 2 là bán ra thị trường.

Quả của nó 3 dạng, tất cả đều có vỏ giống như da và có một chút lá, đó là: ruột trắng với vỏ hồng hay đỏ, ruột đỏ với vỏ hồng hay đỏ và ruột trắng với vỏ vàng.

Về Thanh long ruột trắng, loại này được trồng phổ biến ở các tỉnh nam Trung Bộ và Nam Bộ nhưng thương hiệu nổi tiếng nhất là ở Bình Thuận. Loại này sinh trưởng và phát triển tốt ở những nơi có cường độ ánh sáng cao và toàn phần. Được trồng trên nhiều loại đất khác nhau.

Về Thanh long ruột đỏ, loại này hiện nay được trồng ở một vài nơi ở Bình Thuân, có yêu cầu về sinh trưởng và dinh dưỡng cao, vì vậy nên loại này rất khó trồng.

Các hạt giống như hạt vừng đen nằm lẫn lộn trong ruột. Lớp cùi thịt trong ruột thường được ăn dưới dạng quả tươi, có mùi vị thơm dịu, ngọt vừa phải và ít cung cấp calo. Quả có thể chế biến thành nước quả hay rượu vang, hoa có thể ăn hay ngâm vào nước giống như chè. Mặc dù các hạt bé tí xíu của chúng được ăn với thịt của ruột quả nhưng chúng không bị tiêu hoá.

Hoa của Thanh Long chỉ nở vào ban đêm (khoảng 7h tối theo giờ Việt Nam) hoa màu trắng có mùi thơm tỏa ra, bông hoa nở tròn lớn cho nên còn được gọi là “hoa trăng” hay “ nữ hoàng của đêm”, bên trong nhụy chứa nhiều bột mịn có hương thơm. Vì vậy ngoài việc nuôi trồng ăn trái, thanh long cũng được trồng làm cây cảnh.

Thanh long cần bám vào cây trụ, do đó phải chuẩn bị cây trụ trước khi đặt hom giống. Có thể dùng trụ bằng gỗ hay xi măng cốt thép. Tuy nhiên nếu dùng trụ ximăng cần chú ý vào mùa nắng trụ hấp thụ nhiệt rất mạnh, dễ làm đứt các rễ khí sinh của thanh long, nên dùng rơm rạ, lá chuối hay bao tải bao một lớp mỏng xung quanh trụ để giảm bớt hấp thụ nhiệt và tưới lên trụ vào sáng sớm hay chiều tối. Trồng trụ thẳng, trên đầu trụ đóng thêm giá đỡ hình chữ (+) hoặc đóng nẹp hai bên mép trụ giúp thanh long có chỗ bám trên đầu trụ, cành thanh long sẽ rũ xuống.

Những cây thanh long thảng hàng ngay lối với những nhánh cây vươn lên như đầu của chàng Gulit khổng lồ. Trái thanh long trông như một búp hoa vươn lên với những tay màu xanh đầy sức sống. Thanh long Bình Thuận rất ngọt và tươi. Và gía của thanh long tại Bình Thuận rất rẻ, chỉ vài ngàn đồng một ký. Đó là chưa kể bạn có thể thăm quan vườn thanh long và xin một nhánh về trồng tại nhà. Nó sẽ mọc rất nhanh và khoẻ mạnh. Bạn có thể biết là thanh long hiện nay ở Bình Thuận đang được xuất khẩu và bán tại nhiều thị trường trên thế giới như: Đài Loan, Singapore, HongKong, Nhật Bản…. và các nước Châu Âu.

Thuyết minh về cây Thanh long hay nhất – Mẫu 4

Thanh long có tên tiếng Anh là Pitahaya hay còn gọi là Dragon fruit, thuộc họ xương rồng (Cactaceae), có nguồn gốc ở các vùng sa mạc thuộc Mehico và Colombia. Trên thế giới, cây thanh long được xem như là một cây ăn trái mới được phát hiện và đưa lên thành hàng hóa trong vài năm gần đây. Việt Nam hiện nay là nước duy nhất ở Đông Nam Á có trồng Thanh Long tương đối tập trung trên quy mô thương mại với diện tích ước tính khoảng 2.000 ha trong đó Bình Thuận chiếm 1.000 ha. Cây Thanh Long là cây có nguồn gốc nhiệt đới, chịu hạn giỏi nên được trồng ở những vùng nóng. Đặc biệt cây Thanh Long có hiện tượng rụng nụ, cây này có vòng chín 3 lần. Từ xanh sang đỏ, từ đỏ sang xanh, từ xanh sang đỏ sậm đến lần chín thứ 3 là lần chín cuối cùng và là lần ngon nhất của trái Thanh Long nhưng làm vậy cây sẽ mất sức nên nhà vườn chỉ để chín lần 2 là bán ra thị trường.

Quả của nó 3 dạng, tất cả đều có vỏ giống như da và có một chút lá, đó là: ruột trắng với vỏ hồng hay đỏ, ruột đỏ với vỏ hồng hay đỏ và ruột trắng với vỏ vàng. Về Thanh long ruột trắng, loại này được trồng phổ biến ở các tỉnh nam Trung Bộ và Nam Bộ nhưng thương hiệu nổi tiếng nhất là ở Bình Thuận. Loại này sinh trưởng và phát triển tốt ở những nơi có cường độ ánh sáng cao và toàn phần. Được trồng trên nhiều loại đất khác nhau. Về Thanh long ruột đỏ, loại này hiện nay được trồng ở một vài nơi ở Bình Thuân, có yêu cầu về sinh trưởng và dinh dưỡng cao, vì vậy nên loại này rất khó trồng. Các hạt giống như hạt vừng đen nằm lẫn lộn trong ruột. Lớp cùi thịt trong ruột thường được ăn dưới dạng quả tươi, có mùi vị thơm dịu, ngọt vừa phải và ít cung cấp calo. Quả có thể chế biến thành nước quả hay rượu vang, hoa có thể ăn hay ngâm vào nước giống như chè. Mặc dù các hạt bé tí xíu của chúng được ăn với thịt của ruột quả nhưng chúng không bị tiêu hoáHoa của Thanh Long chỉ nở vào ban đêm (khoảng 7h tối theo giờ Việt Nam) hoa màu trắng có mùi thơm tỏa ra, bông hoa nở tròn lớn cho nên còn được gọi là “hoa trăng” hay “nữ hoàng của đêm”, bên trong nhụy chứa nhiều bột mịn có hương thơm. Vì vậy ngoài việc nuôi trồng ăn trái, thanh long cũng được trồng làm cây cảnh.

Thanh long cần bám vào cây trụ, do đó phải chuẩn bị cây trụ trước khi đặt hom giống. Có thể dùng trụ bằng gỗ hay xi măng cốt thép. Tuy nhiên nếu dùng trụ ximăng cần chú ý vào mùa nắng trụ hấp thụ nhiệt rất mạnh, dễ làm đứt các rễ khí sinh của thanh long, nên dùng rơm rạ, lá chuối hay bao tải bao một lớpmỏng xung quanh trụ để giảm bớt hấp thụ nhiệt và tưới lên trụ vào sáng sớm hay chiều tối. Trồng trụ thẳng, trên đầu trụ đóng thêm giá đỡ hình chữ (+) hoặc đóng nẹp hai bên mép trụ giúp thanh long có chỗ bám trên đầu trụ, cành thanh long sẽ rũ xuống. Những cây thanh long thảng hàng ngay lối với những nhánh cây vươn lên như đầu của chàng Gulit khổng lồ. Trái thanh long trông như một búp hoa vươn lên với những tay màu xanh đầy sức sống. Thanh long Bình Thuận rất ngọt và tươi. Và gía của thanh long tại Bình Thuận rất rẻ, chỉ vài ngàn đồng một ký. Đó là chưa kể bạn có thể thăm quan vườn thanh long và xin một nhánh về trồng tại nhà. Nó sẽ mọc rất nhanh và khoẻ mạnh. Bạn có thể biết là thanh long hiện nay ở Bình Thuận đang được xuất khẩu và bán tại nhiều thị trường trên thế giới như: Đài Loan, Singapore, HongKong, Nhật Bản…. và các nước Châu Âu.

Thuyết minh về cây Thanh long hay nhất – Mẫu 5

Trong rất nhiều loại cây ăn quả có giá trị dinh dưỡng cao ở Việt Nam thì phải kể tới cây Thanh Long vì nó không chỉ có giá trị dinh dưỡng mà còn có nhiều ý nghĩa sâu sắc đối với người dân Việt Nam.

Thanh long một loài cây được trồng chủ yếu để lấy quả và cũng là tên của một vài chi của họ xương rồng. Thanh long là loài thực vật bản địa tại Mexico, các nước Trung Mỹ và Nam Mỹ. Hiện nay, các loài cây này cũng được trồng ở các nước trong khu vực Đông Nam Á như Việt Nam, Malaysia, Thái Lan, Philippines, Indonesia (đặc biệt là ở miền tây đảo Java); miền nam Trung Quốc, Đài Loan và một số khu vực khác.Trên thế giới, cây thanh long được xem như là một cây ăn trái mới được phát hiện và đưa lên thành hàng hóa trong vài năm gần đây. Việt Nam hiện nay là nước duy nhất ở Đông Nam Á có trồng Thanh Long tương đối tập trung trên quy mô thương mại với diện tích ước tính khoảng 2.000 ha trong đó Bình Thuận chiếm 1.000 ha. Cây Thanh Long là cây có nguồn gốc nhiệt đới, chịu hạn giỏi nên được trồng ở những vùng nóng. Đặc biệt cây Thanh Long có hiện tượng rụng nụ, cây này có vòng chín 3 lần. Từ xanh sang đỏ, từ đỏ sang xanh, từ xanh sang đỏ sậm đến lần chín thứ 3 là lần chín cuối cùng và là lần ngon nhất của trái Thanh Long nhưng làm vậy cây sẽ mất sức nên nhà vườn chỉ để chín lần 2 là bán ra thị trường.

Quả của nó 3 dạng, tất cả đều có vỏ giống như da và có một chút lá, đó là: ruột trắng với vỏ hồng hay đỏ, ruột đỏ với vỏ hồng hay đỏ và ruột trắng với vỏ vàng.

Về Thanh long ruột trắng, loại này được trồng phổ biến ở các tỉnh nam Trung Bộ và Nam Bộ nhưng thương hiệu nổi tiếng nhất là ở Bình Thuận. Loại này sinh trưởng và phát triển tốt ở những nơi có cường độ ánh sáng cao và toàn phần. Được trồng trên nhiều loại đất khác nhau.

Về Thanh long ruột đỏ, loại này hiện nay được trồng ở một vài nơi ở Bình Thuận, có yêu cầu về sinh trưởng và dinh dưỡng cao, vì vậy nên loại này rất khó trồng.

Các hạt giống như hạt vừng đen nằm lẫn lộn trong ruột. Lớp cùi thịt trong ruột thường được ăn dưới dạng quả tươi, có mùi vị thơm dịu, ngọt vừa phải và ít cung cấp calo. Quả có thể chế biến thành nước quả hay rượu vang, hoa có thể ăn hay ngâm vào nước giống như chè. Mặc dù các hạt bé tí xíu của chúng được ăn với thịt của ruột quả nhưng chúng không bị tiêu hoá.

Hoa của Thanh Long chỉ nở vào ban đêm (khoảng 7h tối theo giờ Việt Nam) hoa màu trắng có mùi thơm tỏa ra, bông hoa nở tròn lớn cho nên còn được gọi là “hoa trăng” hay “nữ hoàng của đêm”, bên trong nhụy chứa nhiều bột mịn có hương thơm. Vì vậy ngoài việc nuôi trồng ăn trái, thanh long cũng được trồng làm cây cảnh.

Thanh long cần bám vào cây trụ, do đó phải chuẩn bị cây trụ trước khi đặt hom giống. Có thể dùng trụ bằng gỗ hay xi măng cốt thép. Tuy nhiên nếu dùng trụ ximăng cần chú ý vào mùa nắng trụ hấp thụ nhiệt rất mạnh, dễ làm đứt các rễ khí sinh của thanh long, nên dùng rơm rạ, lá chuối hay bao tải bao một lớp mỏng xung quanh trụ để giảm bớt hấp thụ nhiệt và tưới lên trụ vào sáng sớm hay chiều tối. Trồng trụ thẳng, trên đầu trụ đóng thêm giá đỡ hình chữ (+) hoặc đóng nẹp hai bên mép trụ giúp thanh long có chỗ bám trên đầu trụ, cành thanh long sẽ rũ xuống.

Những cây thanh long thẳng hàng ngay lối với những nhánh cây vươn lên như đầu của chàng Gulit khổng lồ. Trái thanh long trông như một búp hoa vươn lên với những tay màu xanh đầy sức sống. Thanh long Bình Thuận rất ngọt và tươi. Và gía của thanh long tại Bình Thuận rất rẻ, chỉ vài ngàn đồng một ký. Đó là chưa kể bạn có thể thăm quan vườn thanh long và xin một nhánh về trồng tại nhà. Nó sẽ mọc rất nhanh và khoẻ mạnh. Bạn có thể biết là thanh long hiện nay ở Bình Thuận đang được xuất khẩu và bán tại nhiều thị trường trên thế giới như: Đài Loan, Singapore, Hồng Kong, Nhật Bản…. và các nước Châu Âu vì nó có giá trị dinh dưỡng rất cao.

********

Với 5 bài văn mẫu hay nhất về thuyết minh về cây Thanh long lớp 9, các em sẽ dễ dàng hơn khi triển khai bài viết đồng thời đạt điểm cao trong các bài kiểm tra tập làm văn sắp tới. Chúc các em học tốt.

Bên cạnh quả thanh long như bài viết trên đây, các em có thể tham khảo nhiều các bài văn thuyết minh về các loại cây, loại quả khác như: Thuyết minh về cây cà phê ở Tây Nguyên, Thuyết minh về cây vải ở quê em, Thuyết minh về cây chè, Thuyết minh về cây tre.

Giáo Dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/thuyet-minh-ve-cay-thanh-long/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp