Đề bài: Thuyết minh về một loại hình ca nhạc (hay sân khấu) mà anh(chị) yêu thích
Thuyết minh về một loại hình ca nhạc (hay sân khấu) mà anh(chị) yêu thích
Bạn đang xem: Thuyết minh về một loại hình ca nhạc (hay sân khấu) mà anh (chị) yêu thích
I. Dàn ý Thuyết minh về một loại hình ca nhạc (sân khấu) mà anh chị yêu thích: Nhã nhạc cung đình Huế (Chuẩn)
1. Mở bài
Giới thiệu về nhã nhạc cung đình Huế
2. Thân bài
* Nguồn gốc:
– Nhã nhạc cung đình Huế xuất hiện tại Việt từ thế kỷ XIII nhưng mãi vào những năm triều đại nhà Nguyễn trị vì nó mới phát triển mạnh
– Là một loại hình âm nhạc biểu trưng cho sự tôn nghiêm, uy quyền thông qua nó người ta muốn gửi gắm lòng biết ơn, sự kính trọng đến các bậc quân vương anh dũng, những vị thần linh thiêng.
* Sự phát triển của Nhã nhạc cung đình Huế:
– Phát triển mạnh mẽ nhất vào thời nhà Nguyễn, trở thành loại hình âm nhạc được vua chúa yêu thích.
– Trải qua chiến tranh cùng những thăng trầm của lịch sử, nhã nhạc mất đi khí chất cung đình thanh tao vốn có.
– Những năm 90 của thế kỷ XX Nhã nhạc cung đình Huế mới bước vào thời kỳ phục hưng
– Hiện nay, được sự quan tâm của nhà nước và địa phương loại hình nghệ thuật độc đáo này đã có cơ hội vươn xa ra ngoài thế giới.
* Khái quát về Nhã nhạc cung đình Huế:
– Âm nhạc cung đình Huế gồm các thể loại chính: Nhạc lễ nghi thờ cúng và nhạc lễ nghi triều chính, múa cung đình, ca nhạc thính phòng và kịch hát.
– Nhã nhạc là một thể loại nhạc bao quát, là sự kết hợp giữa âm thanh và trình diễn điêu luyện của ca công, vũ công tài ba.
– Nhạc khí được quy định gồm các loại dàn nhạc: Nhã nhạc, Nhạc huyền (bộ nhạc treo), Đại nhạc (Cổ xúy đại nhạc), Tiểu nhạc (ti trúc tế nhạc), Ty chung và Ty khánh (dàn nhạc chuông và khánh đá), Quân nhạc (đội bả lệnh).
– Xưa thường được dùng để phục vụ cho nhu cầu thưởng thức của vua chúa, nay được biểu diễn phổ biến hơn, phục vụ nhiều đối tượng khán giả hơn.
* Giá trị:
– Thể loại nhạc truyền thống
– Chứa đứng giá trị văn hóa lớn lao
3. Kết bài
Khẳng định giá trị của nhã nhạc cung đình Huế.
II. Bài văn mẫu Thuyết minh về một loại hình ca nhạc (hay sân khấu) mà anh(chị) yêu thích
1. Thuyết minh về một loại hình ca nhạc (hay sân khấu) mà anh(chị) yêu thích: Nhã nhạc cung đình Huế
Nhịp sống hối hả với những bộn bề lo toan, con người đang phải gánh chịu nhiều những áp lực đến từ cuộc sống và xã hội. Để giải toả những cảm xúc tiêu cực hay những nỗi buồn chồng chất thì mỗi người lại chọn cho mình một cách khác nhau, người ưa tung tăng khắp chốn, kẻ thích tụ tập bạn bè, nhưng riêng tôi lại chọn cho mình một thú vui tao nhã ấy là nghe nhã nhạc cung đình Huế. Nhã nhạc cung đình Huế là một di sản văn hoá phi vật thể thế giới, đây là loại hình âm nhạc tao nhã đã đạt đến độ điêu luyện, hướng tinh thần con người đến những giá trị nhân văn thanh cao, sâu sắc, phù hợp để thư thái tâm hồn đương lúc bộn bề cơ sự.
Nhã nhạc là thể loại nhạc của cung đình thời phong kiến có mặt tại bốn nước đồng văn: Việt Nam, Nhật Bản, Trung Quốc, Triều Tiên, đây là loại nhạc chính thống được biểu diễn vào các dịp lễ trọng đại của dân tộc: Lúc vua đăng cơ, băng hà
Trải qua nhiều năm thăng trầm biến động, sự sụp đổ của triều đại phong kiến, chiến tranh xảy ra liên miên, Nhã nhạc đã phần nào mất đi khí chất cung đình thanh tao của nó. Mãi cho đến những năm 90 của thế kỷ XX Nhã nhạc cung đình Huế mới bước vào thời kỳ phục hưng. Được sự quan tâm của nhà nước và địa phương loại hình nghệ thuật độc đáo này đã có cơ hội vươn xa ra ngoài thế giới. Âm nhạc cung đình Huế gồm các thể loại chính: Nhạc lễ nghi thờ cúng và nhạc lễ nghi triều chính, múa cung đình, ca nhạc thính phòng và kịch hát. Nhã nhạc nhìn chung là một thể loại nhạc bao quát, là sự kết hợp giữa âm thanh và trình diễn điêu luyện của ca công, vũ công tài ba. Nhạc khí được quy định gồm các loại dàn nhạc: Nhã nhạc, Nhạc huyền (bộ nhạc treo), Đại nhạc (Cổ xúy đại nhạc), Tiểu nhạc (ti trúc tế nhạc), Ty chung và Ty khánh (dàn nhạc chuông và khánh đá), Quân nhạc (đội bả lệnh). Tất cả các loại dàn nhạc, các nhạc khí,… đều do những nhạc công, ca công, vũ công tài hoa đảm nhiệm, họ đã tạo nên những cuộc lễ đầy trang nghiêm và rất mực cao quý.
Những thể loại âm nhạc cung đình Huế gồm có: Nhạc lễ nghi thờ cúng và nhạc lễ nghi triều chính, múa cung đình, ca nhạc thính phòng và kịch hát (tuồng cung đình). Nhạc lễ gồm có: Giao nhạc, Miếu nhạc, Ngũ tự nhạc, Đại triều nhạc, Thường triều nhạc, Yến nhạc. Múa cung đình Huế gồm rất nhiều điệu, mỗi điệu được dùng cho một nghi lễ, nghi thức riêng. Tuy nhiên, ngày nay chỉ còn mười một điệu múa được lưu truyền lại bao gồm: Bát dập, Lục cúng, Tam tinh, Bát tiên, Đấu chiến thắng Phật, Tứ linh, Tam quốc tây du, Trình tường tập, Nữ tướng xuất quân, Vũ phiến và Lục triệt hoa mã đăng.
Nhã nhạc cung đình Huế là một loại hình âm nhạc đặc sắc, độc đáo của dân tộc, nó đồng hành cùng nhân dân trong những dịp lễ trọng đại của dân tộc, đặc biệt là ở xứ Huế mộng mơ. Trải qua những biến cố của thời đại, Nhã nhạc vẫn gắn bó sâu nặng với đất nước, để lại biết bao giá trị nghệ thuật to lớn. Năm 2003, Nhã nhạc cung đình Huế đã được UNESCO
Nhã nhạc cung đình Huế của Việt Nam đã được công nhận là di sản văn hoá phi vật thể của thế giới, tuy nhiên chúng ta vẫn không ngừng nghiên cứu và phát huy giá trị của nó lên những tầm cao mới. Xã hội hiện nay được du nhập những nền văn hoá mới lạ, những nét văn hoá cổ xưa dần bị lãng quên, đứng trước nguy cơ đó mỗi con người chúng ta cần phải am hiểu nhiều kiến thức dân tộc để góp phần giữ gìn, bảo tồn những giá trị nghệ thuật quý báu.
2. Thuyết minh về một loại hình ca nhạc (hay sân khấu): Thuyết minh về dân ca quan họ Bắc Ninh
Người Việt ta luôn tự hào là “Đất nước ngàn năm văn hiến” với sự giao thoa của nhiều nền văn hoá. Dưới hàng nghìn năm Bắc thuộc cùng ách thống trị của thực dân Pháp, nền văn hoá của ta đã tiếp thu những giá trịvăn hóa mới nhưng vẫn giữ lại được nét tinh hoa của dân tộc, để từ đó sáng tạo nên những loại hình nghệ thuật vô cùng đặc sắc, mang lại giá trị to lớn cho nền văn hoá Việt. Dân ca quan họ Bắc Ninh chính là một trong những loại hình nghệ thuật ấy, nó có sức lan toả mạnh mẽ lay động người nghe bằng những câu hát giao duyên dịu dàng mà đằm thắm ân tình xứ Bắc.
Dân ca quan họ là một làn điệu dân ca tiêu biểu của vùng đồng bằng Sông Hồng thuộc miền Bắc nước ta, được hình thành từ rất lâu đời ở vùng Kinh Bắc xưa, chủ yếu là thuộc hai tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh với con sông Cầu chảy ngang. Theo các nhà nghiên cứu khoa học Quan họ có từ thế kỷ thứ XVII, được bắt nguồn từ tục kết chạ giữa bà con lối xóm. Cái tên “Quan họ” có thể thể hiểu theo truyền thuyết có một ông quan trong lần qua xứ Kinh Bắc, vô tình nghe được và lấy làm say mê những câu hát ngọt ngào của các liền anh, liền chị, những người cùng có sở thích ca hát dòng nhạc này và người ta gọi là đó một “họ”. Nhưng cách giải thích này cũng chỉ đúng ở một khía cạnh nào đó, ngoài ra còn rất nhiều cách lý giải khác liên quan đến nếp sinh hoạt văn hóa và chế độ thời bấy giờ…(Còn tiếp)
>> Xem chi tiết bài mẫu Thuyết minh về dân ca quan họ Bắc Ninh tại đây.
3. Thuyết minh về một loại hình ca nhạc (hay sân khấu): Thuyết minh về Cải lương
Nhắc tới Nam Bộ, Việt Nam, người ta hẳn sẽ nhớ ngay tới những con sông dài, những con kênh chằng chịt, những vườn cây trái trĩu quả, những phiên chợ nổi tấp nập kẻ bán người mua, những con người miền Nam thật thà, chất phác, giản dị vô cùng trong chiếc áo bà ba nâu. Và chắc hẳn, nếu ai đã từng tới thăm nơi đây, sẽ không thể nào quên được những làn điệu dân ca, vọng cổ và đặc biệt là làn điệu cải lương – nghệ thuật sân khấu truyền thống của người dân Nam Bộ.
Nếu như miền Bắc có những làn điệu dân ca quan họ trĩu nặng tình yêu, miền Trung có những câu hò nghe tha thiết, thì ở miền Nam, người ta lại có thể rạo rực trong lòng khi nghe tới những câu cải lương thấm đẫm tình đất và người.Nói tới cải lương, hẳn không ai còn xa lạ. Cải lương là một làn điệu dân ca của người Nam Bộ. Nó là một loại hình kịch hát được hình thành trên cơ sở của nhạc đờn ca tài tử và dân ca miền đồng bằng sông Cửu Long. Cải lương hiểu theo nghĩa từ Hán Việt có nghĩa là “sửa đổi để cho tốt hơn”. Chính dựa trên những nguyên tắc và cơ sở từ lối hát truyền thống trước, đã hình thành nên một làn điệu dân ca mới, một sân khấu truyền thống mới in đậm hơn dấu ấn của người Nam Bộ….(Còn tiếp)
>> Xem chi tiết bài mẫu Thuyết minh về Cải lương tại đây.
———————-HẾT————————
Trong bài Thuyết minh về một loại hình ca nhạc (sân khấu) mà anh chị yêu thích, chúng tôi đã giới thiệu đến các bạn bài thuyết minh về Nhã nhạc cung đình Huế. Bên cạnh đó các em học sinh có thể tham khảo thêm: Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh của đất nước quê hương, Thuyết minh về một ngành thủ công mĩ nghệ (hoặc một đặc sản, một nét văn hóa ẩm thực) của địa phương mình, Thuyết minh về một lễ hội ghi lại những nét đẹp của phong tục truyền thống hoặc thể hiện khí thế sôi nổi của thời đại để củng cố thêm kiến thức và kĩ năng viết bài văn thuyết minh.
Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn
Chuyên mục: Tổng hợp