Thuyết minh về thể loại văn học Phú

0
75
Rate this post

Đề bài: Thuyết minh về thể loại văn học Phú

thuyet minh ve the loai van hoc phu

 

Bạn đang xem: Thuyết minh về thể loại văn học Phú

I. Dàn ý Thuyết minh về thể loại văn học Phú

1. Mở bài

Giới thiệu thể loại Phú: một thể loại văn chương cổ có nguồn gốc từ Trung Hoa.

2. Thân bài

– Nguồn gốc:
+ Thể loại văn vần, có từ thời nhà Hán nhưng thể phú được sử dụng nhiều nhất tại Việt Nam có nguồn gốc từ thời Đường, gọi là Đường Phú.
+ Theo tiếng Hán, “phú” chủ yếu là thể văn tả cảnh, nhưng thơ phú thường mượn cảnh để tả tình, tả cảnh vật để nói lên suy nghĩ nội tâm của con người.
+ Thể phú được vua chúa Việt Nam dùng trong khoa cử. Trong kì thi Hương và thi Hội, phú là một phần của tam trường.

– Cấu tạo:
+ Bài phú có hai yếu tố là vần và đối. Một câu chia làm hai vế phải đối nhau. Chữ cuối câu thứ hai trong bài phú thì gieo vần, cấu trúc câu ngăn, dài không bó buộc khiến thể thơ mang hàm ý kể chuyện giống văn xuôi.
+ Cách sắp xếp bài phú có năm đoạn, phần lưng, mở bài, phần biện nguyên, tìm gốc rễ của đề tài, phần thích thực miêu tả ý nghĩa, phần phu diễn, làm rõ ý và phần nghị luận, tổng kết vấn đề.
+ Số câu trong một bài phú không nhất định, không giới hạn. Câu đầu mỗi đoạn thường dùng câu bốn chữ.

– Văn chương Việt Nam có những bài phú nổi tiếng như “Cư trần lạc đạo phú” của vua Trần Nhân Tông soạn bằng chữ Nôm.
+ Cư trần lạc đạo thả tùy duyên

Cơ tắc xan hề, khốn tắc miên
Gia trung hữu bảo hưu tầm mịch
Đối cảnh vô tâm mạc vấn Thiền

+ Vào thế kỉ 19, có bài “Tụng Tây Hồ phú” của Nguyễn Huy Lượng:

Ngán nhẽ tụng Tây hồ;
Ngán nhẽ tụng Tây hồ!
Vốn trước đã lở hầm toang hoác vũng;
Có lẽ đâu mọc đá nhấp nhô gò?
Người rằng nơi Long tử khoét làm vũng, bởi được bùa quái chú Huyền
trao, vậy cáo trắng hách hơi vào đại trạch,
Kẻ bảo ấy Cao vương đào chặn mạch, vì mảng tiếng chuông thầy Khổn
nện, nên trâu vàng theo dấu đến trung đô.

+ Phú chữ Nho có bài “Bạch Đằng Giang phú” của Trương Hán Siêu

– Khách hữu:

Quải hạn mạn chi phong phàm,
Thập hạo đãng chi hải nguyệt.
Triêu dát huyền hề Nguyên, Tương,
Mộ u thám hề Vũ huyệt.

– Nội dung một bài phú chủ yếu được dùng để miêu tả phong cảnh. Với đặc trưng không giới hạn số lượng câu, một câu không quy định số từ, thể phú thường diễn tả lại những cảnh đẹp của thiên nhiên, từ đó liên hệ với tâm trạng và cảm xúc con người.
– Ở thời kì Trung đại, những nhà thơ thường dùng thể phú để miêu tả cảnh đẹp đất nước, vạn vật như cảnh trăng khuya, cây rừng, sông nước, chim muông, cảnh hoàng hôn, bình minh. Dựa vào cảnh vật, tác giả bộc lộ tình cảm, suy nghĩ nội tâm.

3. Kết bài

Phú là một thể thơ phổ biến ở nước ta. Trong quá trình giao lưu, học hỏi và tiếp thu đã có nhiều biến đổi để phù hợp với văn phong và quan niệm của người Việt.

 

II. Bài văn mẫu Thuyết minh về thể loại văn học Phú

Phú là một thể loại văn chương cổ có nguồn gốc từ Trung Hoa. Trong quá trình du nhập và phát triển, thể loại văn học này đã có nhiều sự biến đổi và phát triển. Có rất nhiều những nhà thơ, nhà văn Việt Nam thời kì này sử dụng Phú đã sáng tác nên những tác phẩm kiệt xuất.

Phú là thể loại văn vần, có từ thời nhà Hán nhưng thể phú được sử dụng nhiều nhất tại Việt Nam có nguồn gốc từ thời Đường, gọi là Đường Phú. Theo tiếng Hán, “phú” chủ yếu là thể văn tả cảnh, nhưng thơ phú thường mượn cảnh để tả tình, tả cảnh vật để nói lên suy nghĩ nội tâm của con người. Thể phú được vua chúa Việt Nam dùng trong khoa cử. Trong kì thi Hương và thi Hội, phú là một phần của tam trường.

Bài phú có hai yếu tố là vần và đối. Một câu chia làm hai vế phải đối nhau. Chữ cuối câu thứ hai trong bài phú thì gieo vần, cấu trúc câu ngăn, dài không bó buộc khiến thể thơ mang hàm ý kể chuyện giống văn xuôi. Cách sắp xếp bài phú có năm đoạn, phần lưng, mở bài, phần biện nguyên, tìm gốc rễ của đề tài, phần thích thực miêu tả ý nghĩa, phần phu diễn, làm rõ ý và phần nghị luận, tổng kết vấn đề. Số câu trong một bài phú không nhất định, không giới hạn. Câu đầu mỗi đoạn thường dùng câu bốn chữ.

Văn chương Việt Nam có những bài phú nổi tiếng như “Cư trần lạc đạo phú” của vua Trần Nhân Tông soạn bằng chữ Nôm.

Cư trần lạc đạo thả tùy duyên
Cơ tắc xan hề, khốn tắc miên
Gia trung hữu bảo hưu tầm mịch
Đối cảnh vô tâm mạc vấn Thiền

Vào thế kỉ 19, có bài “Tụng Tây Hồ phú” của Nguyễn Huy Lượng:

Ngán nhẽ tụng Tây hồ;
Ngán nhẽ tụng Tây hồ!
Vốn trước đã lở hầm toang hoác vũng;
Có lẽ đâu mọc đá nhấp nhô gò?
Người rằng nơi Long tử khoét làm vũng, bởi được bùa quái chú Huyền trao, vậy cáo trắng hách hơi vào đại trạch,
Kẻ bảo ấy Cao vương đào chặn mạch, vì mảng tiếng chuông thầy Khổn nện, nên trâu vàng theo dấu đến trung đô.

Phú chữ Nho có bài “Bạch Đằng Giang phú” của Trương Hán Siêu

Khách hữu:

Quải hạn mạn chi phong phàm,
Thập hạo đãng chi hải nguyệt.
Triêu dát huyền hề Nguyên, Tương,
Mộ u thám hề Vũ huyệt.
….

Nội dung một bài phú chủ yếu được dùng để miêu tả phong cảnh. Với đặc trưng không giới hạn số lượng câu, một câu không quy định số từ, thể phú thường diễn tả lại những cảnh đẹp của thiên nhiên, từ đó liên hệ với tâm trạng và cảm xúc con người.

Ở thời kì Trung đại, những nhà thơ thường dùng thể phú để miêu tả cảnh đẹp đất nước, vạn vật như cảnh trăng khuya, cây rừng, sông nước, chim muông, cảnh hoàng hôn, bình minh. Dựa vào cảnh vật, tác giả bộc lộ tình cảm, suy nghĩ nội tâm. Trong Bạch Đằng giang phú, Trương Hán Siêu nói lên sự kính trọng, biết ơn công dựng nước, giữ nước của các vị hảo hán, Cư trần lạc đạo phú thể hiện sự tĩnh tâm, lối sống tự tại, đơn giản của một nhà tu hành. Ngọc tỉnh liên phú của Mạc Đĩnh Chi thì mượn hình ảnh hoa sen, miêu tả hoa sen trong giếng ngọc cốt để nhắc về giá trị, về tài năng của bản thân mình.

Như vậy, thể phú được sử dụng nhiều trong văn học cổ đại. Trong quá trình giao lưu, học hỏi và tiếp thu đã có nhiều biến đổi để phù hợp với văn phong và quan niệm của người Việt.

—————————HẾT—————————–

Phú là thể văn cổ được sử dụng nhiều trong văn học trung đại Việt Nam, bên cạnh bài văn Thuyết minh về thể loại văn học Phú, các em có thể tham khảo nhiều bài văn thuyết minh đặc sắc khác trong tuyển tập những bài văn hay lớp 10 như: Thuyết minh về đôi dép lốp, Thuyết minh về cây tre, Thuyết minh về một Di Tích Lịch Sử Đền Hùng – Đất Tổ của con Rồng cháu Tiên, Thuyết minh về hoa sen.

Giáo Dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/thuyet-minh-ve-the-loai-van-hoc-phu/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp