Nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu
xin giới thiệu tới các bạn học sinh cùng các bạn bài viết về sự nghiệp và cuộc đời của nhà thơ, nhà văn Nguyễn Đình Chiểu để tìm hiểu và tham khảo giúp chúng ta hiểu rõ và cuộc đời ông và các tác phẩm nổi tiếng.
Nguyễn Đình Chiểu là một nhà văn hóa cận đại của Việt Nam sinh ngày 1 tháng 7 năm 1822 tại làng Tân Khánh, phủ Tân Bình, tỉnh Gia Định (thuộc Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay) và mất ngày 3 tháng 7 năm 1888 tại Ba Tri, Bến Tre.
Bạn đang xem: Tiểu sử Nguyễn Đình Chiểu
Tiểu sử cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu
Cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu sớm trải qua những chuỗi ngày gia biến và quốc biến hãi hùng đã tác động đến nhận thức của ông. Ngay từ nhỏ, Nguyễn Đình Chiểu đã theo cha chạy giặc.
Năm 1833, Nguyễn Đình Huy (cụ thân sinh của Nguyễn Đình Chiểu) gửi Nguyễn Đình Chiểu cho một người bạn ở Huế để ăn học.
Năm 1843 ông đỗ Tú tài ở trường thi Gia Định, năm 1847 ông ra Huế học để chờ thi khoa Kỷ Dậu 1849. Nhưng sau đó, mẹ ông mất, ông trở về chịu tang mẹ, dọc đường vất vả lại thương mẹ khóc nhiều nên ông bị bệnh rồi mù cả đôi mắt. Về quê, chịu tang mẹ xong, ông lại bị một gia đình giàu có bội ước. Từ ấy ông vừa dạy học vừa làm thơ sống giữa tình thương của mọi người. Về sau có người học trò cảm nghĩa thầy đã gả em gái cho. Nhân dân thường gọi ông là Đồ Chiểu hay Tú Chiểu.
Khi Pháp xâm chiếm Gia Định, ông về ở Ba Tri, tỉnh Bến Tre, tiếp tục dạy học và làm thuốc. Vốn nhiệt tình yêu nước, ông liên hệ mật thiết với các nhóm nghĩa binh của Đốc binh Nguyễn Văn Là, lãnh binh Trương Định. Ông tích cực dùng văn chương kích động lòng yêu nước của sĩ phu và nhân dân. Biết ông là người có uy tín lớn, Pháp nhiều lần mua chuộc nhưng ông vẫn nêu cao khí tiết, không chịu khuất phục.
Người Việt Nam đánh giá ông không những là một nhà thơ lớn mà còn là một nhà yêu nước, một nhà văn hóa Việt Nam của thế kỉ 19.
Quan điểm văn chương
Nguyễn Đình Chiểu tuy không nghị luận về văn chương nhưng ông có quan điểm văn chương riêng. Quan điểm “văn dĩ tải đạo” của ông khác với quan niệm của nhà Nho, càng khác với quan niệm chính thống lúc bấy giờ. Nhà Nho quan niệm Đạo là đạo của trời, còn Đồ Chiểu trên nguyên tắc đạo trời được đề cao nhưng trong thực tế đạo làm người đáng quý hơn nhiều. Đó là quan niệm bao trùm văn chương Đồ Chiểu.
Quan điểm văn chương Đồ Chiểu tuy không được tuyên ngôn nhưng đây là quan điểm tiến bộ và gần gũi với văn chương dân tộc: Văn chương chiến đấu, vị nhân sinh, đầy tinh thần tiến công và tinh thần nhân ái.
Tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu
- Lục Vân Tiên sáng tác trước khi Pháp xâm lược Nam Kỳ, có tính chất tự truyện.
- Dương Từ Hà Mậu (chưa xác định thời điểm sáng tác)
- Ngư Tiều y thuật vấn đáp (chưa xác định thời điểm sáng tác)
- Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (1861)
- Mười hai bài thơ và bài văn tế Trương Định (1864)
- Mười bài thơ điếu Phan Tòng (1868)
- Văn tế nghĩa sĩ trận vong lục tỉnh (1874)
- Hịch kêu gọi nghĩa binh đánh Tây (chưa xác định thời điểm sáng tác)
- Hịch đánh chuột (chưa xác định thời điểm sáng tác).
Tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc
- Tóm tắt bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu
- Sơ đồ tư duy Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc
- Soạn bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc
- Soạn văn 11 bài: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc
- Phân tích Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu
- Phân tích giá trị nghệ thuật đặc sắc của bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc
- Soạn văn 11 bài: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc – Tác giả Nguyễn Đình Chiểu
Thông tin thêm
Con gái thứ năm của ông là Nguyễn Thị Ngọc Khuê tức nữ sĩ Sương Nguyệt Anh và con thứ bảy là Nguyễn Đình Chiêm đều nổi tiếng trong giới văn chương.
Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn
Chuyên mục: Tổng hợp