Tiểu sử nhà thơ Xuân Quỳnh

0
159
Rate this post

Xuân Quỳnh

xin giới thiệu tới các bạn học sinh cùng các bạn bài viết về sự nghiệp và cuộc đời của nhà thơ Xuân Quỳnh để tìm hiểu và tham khảo giúp chúng ta hiểu rõ và cuộc đời ông và các tác phẩm nổi tiếng để học tốt môn Ngữ văn.

Tóm tắt lý lịch Xuân Quỳnh

Nhà thơ Xuân Quỳnh sinh ngày 6-10-1942 tại Thành phố Hà Nội, nước Việt Nam. Bà sinh thuộc cung Thiên Bình, cầm tinh con (giáp) ngựa (Nhâm Ngọ 1942). Xuân Quỳnh xếp hạng nổi tiếng thứ 37850 trên thế giới và thứ 1 trong danh sách Nhà thơ tình nổi tiếng.

Bạn đang xem: Tiểu sử nhà thơ Xuân Quỳnh

Tiểu sử nhà thơ Xuân Quỳnh

Xuân Quỳnh là một nữ thi sĩ nổi tiếng của thơ ca Việt Nam. Bà là tác giả của nhiều bài tho tình nổi tiếng như: Thuyền và biển, Sóng, Hoa cỏ may, Tự hát, Nói cùng anh… Các tác phẩm thơ như “Sóng”, “Truyện cổ tích về loài người” của bà đã được đưa vào sách giáo khoa phổ thông để giảng dạy.

Thi sĩ Xuân Quỳnh tên khai sinh là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh. Bà được ví như một cành hoa tươi mọc tươi tốt trong cánh rừng bom đạn. Trong khi các nhà thơ khác đang mải mê sáng tác về tinh thần yêu nước và ngợi ca tinh thần chiến đấu anh hùng của dân tộc thì bà lại tìm cho mình một cảm hứng mới đó là nỗi niềm của sóng. Thơ Xuân Quỳnh giàu cảm xúc với nhiều cung bậc khác nhau, khi hạnh phúc đắm say, có lúc lại đau khổ, suy tư…

Hai bài thơ “Thuyền và biển” và “Thơ tình cuối mùa thu” của bà đã được nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu phổ nhạc thành công.

Năm 2001, Xuân Quỳnh đã được nhà nước truy tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật với một số tập thơ nổi tiếng được xuất bản: Hoa dọc chiến hào; Gió Lào, cát trắng; Tự hát; Bầu trời trong quả trứng…

Bà là hội viên, ủy viên Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khoá III.

Nữ thi sĩ Xuân Quỳnh qua đời ngày 29 tháng 8 năm 1988 sau một tai nạn giao thông tại đầu cầu Phú Lương, thị xã Hải Dương (nay là thành phố). Chồng bà là ông Lưu Quang Vũ và con trai út Lưu Quỳnh Thơ mới 13 tuổi cũng đã qua đời trong vụ tại nạn này.

Các tác phẩm chính:

  • Tơ tằm – chồi biếc (thơ, in chung)
  • Hoa dọc chiến hào (thơ, in chung)
  • Gió Lào, cát trắng
  • Lời ru trên mặt đất
  • Sân ga chiều em đi
  • Tự hát
  • Hoa cỏ may
  • Thơ Xuân Quỳnh
  • Thơ tình Xuân Quỳnh – Lưu Quang Vũ
  • Hát với con tàu
  • Cây trong phố – Chờ trăng (thơ, in chung)

Tác phẩm viết cho thiếu nhi:

  • Tiếng gà trưa
  • Bầu trời trong quả trứng (thơ thiếu nhi)
  • Truyện Lưu Nguyễn (truyện thơ)
  • Mùa xuân trên cánh đồng (truyện thiếu nhi)
  • Bến tàu trong thành phố (truyện thiếu nhi)
  • Vẫn có ông trăng khác (truyện thiếu nhi)
  • Tuyển tập truyện thiếu nhi
  • Chú gấu trong vòng đu quay (tập truyện).

Xuân Quỳnh thời trẻ

Xuân Quỳnh được tuyển vào Đoàn Văn công nhân dân Trung ương và được đào tạo thành diễn viên múa. Bà đã nhiều lần đi biểu diễn ở nước ngoài và dự Đại hội thanh niên sinh viên thế giới năm 1959 tại Viena (Áo).

Xuân Quỳnh học Trường bồi dưỡng những người viết văn trẻ (khoá I) của Hội Nhà văn Việt Nam và tốt nghiệp năm 194. Sau khi học xong, làm việc tại báo Văn nghệ, báo Phụ nữ Việt nam.

Cuộc sống gia đình Xuân Quỳnh

Bà sinh ra trong một gia đình công chức, mẹ mất sớm, bố thường xuyên công tác xa gia đình, nên Xuân Quỳnh lớn lên nhờ bàn tay chăm sóc của bà.

Xuân Quỳnh kết hôn lần đầu tiên với một nhạc công của đoàn văn công nhân dân Trung ương và đã ly hôn.

Năm 1973, Xuân Quỳnh kết hôn với nhà viết kịch, nhà thơ Lưu Quang Vũ. Hai ông bà có người con trai út là Lưu Quỳnh Thơ. Nhưng hai vợ chồng và người con trai út này đã mất trong một tai nạn giao thông.

Giáo dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Tác giả: https://thcs-thptlongphu.edu.vn – Trường Lê Hồng Phong
Nguồn: https://thcs-thptlongphu.edu.vn/tieu-su-nha-tho-xuan-quynh/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp