Tiểu sử nhà văn Lê Hữu Trác

0
226
Rate this post

Danh y Lê Hữu Trác

xin giới thiệu tới các bạn học sinh cùng các bạn bài viết về sự nghiệp và cuộc đời của danh y, nhà văn Lê Hữu Trác để tìm hiểu và tham khảo giúp chúng ta hiểu rõ và cuộc đời ông và các tác phẩm nổi tiếng để học tốt môn Ngữ văn.

Tác giả Lê Hữu Trác

Lê Hữu Trác (1724 – 1791) là người làng Liêu Xá, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, trấn Hải Dương (nay thuộc huyện Yên Mĩ, Hưng Yên). Ông là danh y lỗi lạc, nhà văn tài hoa, một nho sĩ coi thường danh lợi. Khi xã hội rối ren, người người đua chen danh lợi, ông đã lánh về quê mẹ là đất Hương Sơn, Hà Tĩnh để sống cuộc đời ẩn sĩ thanh cao, làm nghề bốc thuốc chữa bệnh. Vì vậy ông tự nhận mình là Hải Thượng Lãn Ông (ông già lười đất Thượng Hồng). Với tư cách thầy thuốc, ông đã để lại cho y học rất nhiều bài thuốc quý. Với tư cách nhà văn, ông đã đưa thể kí trung đại trở thành một thể văn xuôi tự sự nghệ thuật, với cái Tôi nghệ sĩ trữ tình và bản lĩnh.

Kí là một thể văn xuôi tự sự khá phát triển từ thời kì văn học trung đại. Tác phẩm kí thường lấy chất liệu từ là sự thực cuộc sống. Người viết kí trung thành với sự thật, khai thác sự thật theo quan điểm cá nhân. Kí có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa sự thực lịch sử và cảm xúc của người viết. Một số tác phẩm kí tiêu biểu của văn học trung đại : Hoàng Lê nhất thống chí (Ngô gia văn phái), Thượng kinh kí sự (Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác), Vũ trung tuỳ bút (Phạm Đình Hổ), Công dư tiệp kí (Vũ Phương Đề), Đại Việt sử kí toàn thư (Ngô Sĩ Liên), Dư địa chí (Nguyễn Trãi), Nam triều công nghiệp diễn chí (Nguyễn Khoa Chiêm), Nhị Thanh động kí sự (Ngô Thời Sĩ)…

Bạn đang xem: Tiểu sử nhà văn Lê Hữu Trác

Thượng kinh kí sự là tập kí sự viết bằng chữ Hán của Lê Hữu Trác, ghi lại chuyện tác giả lên kinh đô chữa bệnh cho thế tử Trịnh Cán và chúa Trịnh Sâm từ ngày 12 tháng Giêng năm Nhâm Dần (1782) đến ngày trở về Hương Sơn mùng 2 tháng 11 năm đó.

Tác giả đang sống cuộc sống ẩn dật ở quê mẹ (Hương Sơn, Hà Tĩnh) thì bỗng có chỉ triệu ra kinh chữa bệnh cho cha con Trịnh Sâm. Tác giả miễn cưỡng lên kinh. Ông đã ghi lại cảnh sắc thiên nhiên đất nước và cả những tâm sự của bản thân trên đường đi. Đến kinh, vào khám bệnh, tác giả đã ghi lại tỉ mỉ quang cảnh kinh đô và cảnh trong phủ chúa. Ông cũng ghi lại những cuộc gặp gỡ giao du của mình với công khanh nho sĩ chốn kinh thành. Ở kinh đô, ông luôn thương nhớ và mong trở về quê hương. Cuối cùng, ông lên đường trở về quê nhà với tâm trạng hân hoan, ung dung. Về đến nhà được vài ngày, ông nhận được tin phủ chúa đã bị kiêu binh nổi loạn tràn vào phá phách, quan Chánh đường Hoàng Đình Bảo oai phong là thế đã bị kiêu binh giết chết.

Tác phẩm Vào phủ Chúa Trịnh

  • Hoàn cảnh ra đời Vào phủ Chúa Trịnh
  • Soạn văn 11 bài: Vào phủ Chúa Trịnh
  • Soạn bài: Vào phủ chúa Trịnh của Lê Hữu Trác
  • Cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn và nhân cách của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác qua đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh
  • Phân tích giá trị hiện thực đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh của Lê Hữu Trác
  • Phân tích đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh của Lê Hữu Trác
  • Phân tích bút pháp kí sự trong Vào phủ Chúa Trịnh

Giáo dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Tác giả: https://thcs-thptlongphu.edu.vn – Trường Lê Hồng Phong
Nguồn: https://thcs-thptlongphu.edu.vn/tieu-su-nha-van-le-huu-trac/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp