Tiểu sử nhà văn Lỗ Tấn

0
171
Rate this post

Nhà văn Lỗ Tấn

xin giới thiệu tới các bạn học sinh cùng các bạn bài viết về sự nghiệp và cuộc đời của nhà văn Lỗ Tấn để tìm hiểu và tham khảo giúp chúng ta hiểu rõ và cuộc đời ông và các tác phẩm nổi tiếng để học tốt môn Ngữ văn.

Tiểu sử

Lỗ Tấn (1881 – 1936), nhà văn cách mạng Trung Quốc. Tuy sáng tác không nhiều và tập trung chủ yếu vào truyện ngắn và tạp văn nhưng ông vẫn xứng đáng là một trong những nhà văn lừng danh nhất Trung Quốc thế kỉ XX và là bậc thầy truyện ngắn thế giới.

Bạn đang xem: Tiểu sử nhà văn Lỗ Tấn

Lỗ Tấn là bút danh của Chu Thụ Nhân. Ông sinh ngày 25 tháng 9 năm 1881 tại phủ Thiệu Hưng, tỉnh Chiết Giang. Cha ông mất khi ông 16 tuổi. Năm 18 tuổi, ông đến Nam Kinh thi vào trường Hàng hải. Tại đó, ông được tiếp xúc với nhiều thành tựu khoa học tự nhiên và khoa học xã hội tiến bộ của nhân loại. Đấy là khởi đầu để ông tiến hành nhận thức lại xã hội và dấn thân vào con đường cách mạng.

Ông là giáo sư của nhiều trường đại học và là linh hồn của nhiều tổ chức sinh viên yêu nước. Trong sáng tạo nghệ thuật và phê bình lí luận, Lỗ Tấn là người kiên trì bảo vệ những sáng tác thuộc nền văn học vô sản. Lỗ Tấn mất ngày 19 tháng 10 năm 1936 tại Thượng Hải.

Văn nghiệp

Viết văn là tâm nguyện của Lỗ Tấn. Năm 1902, khi được cử sang Nhật Bản học, Lỗ Tấn chọn ngành y nhằm mục đích cứu người. Nhưng về sau ông ý thức rõ căn bệnh tinh thần của dân tộc mới trầm kha hơn căn bệnh thể xác nên ông đã chuyển sang sáng tác văn học hòng dùng ngòi bút lương y của mình để đẩy lui căn bệnh thời đại.

Nhật kí người điên (1918) của ông ra đời là phát đạn công phá hiệu quả vào thành trì của xã hội cũ. Tiếp tục, ông cho in nhiều truyện ngắn xuất sắc khác, AQ chính truyện (1921), Thuốc (1919)… Tất cả được tập hợp trong ba tập, Gào thét, Bàng hoàng và Chuyện cũ viết lại. Những tập truyện này được Lỗ Tấn sáng tác trong khoảng 1918 – 1935.

Máu của người con của bà mẹ kia không cứu được tính mạng của con người mẹ này. Điều đó thì họ không hề biết hoặc nếu có thì chỉ bà Hoa biết mà thôi. Linh hồn con của hai người mẹ, một là nạn nhân của chế độ bạo tàn, một là nạn nhân của căn bệnh hiểm nghèo và lối chữa trị xuẩn ngốc hẳn là hài lòng khi thấy hai bà mẹ cùng sánh bước trên một con đường. Tiếng kêu của con quạ cuối truyện phải chăng là để bày tỏ sự tán thành ấy?

Con đường của thuốc vận động như sau: mua thuốc (lão Hoa) – uống thuốc (Thuyên) – bàn luận về thuốc (Cả Khang) – hậu quả của việc dùng thuốc (Thuyên, vợ chồng lão Hoa). Đấy là con đường bế tắc. Thứ thuốc tẩm máu người kia sẽ vĩnh viễn không thể cứu sống được bất kì ai. Nhận thức được điều này, thì mọi người sẽ thấy con đường của thuốc sẽ chính là con đường cách mạng kia.

Giáo dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Tác giả: https://thcs-thptlongphu.edu.vn – Trường Lê Hồng Phong
Nguồn: https://thcs-thptlongphu.edu.vn/tieu-su-nha-van-lo-tan/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp