Tiểu sử nhà văn Nguyễn Trung Thành

0
144
Rate this post

Tác giả Nguyễn Trung Thành

xin giới thiệu tới các bạn học sinh cùng các bạn bài viết về sự nghiệp và cuộc đời của nhà văn Nguyễn Trung Thành để tìm hiểu và tham khảo giúp chúng ta hiểu rõ và cuộc đời ông và các tác phẩm nổi tiếng để học tốt môn Ngữ văn.

  • Tiểu sử nhà văn Tô Hoài
  • Tiểu sử nhà văn Kim Lân
  • Tiểu sử nhà văn Sơn Nam

Cuộc đời và sự nghiệp

Nguyễn Trung Thành tên khai sinh là Nguyễn Văn Báu, bút danh Nguyên Ngọc, ông sinh Năm 1932 ở huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam nhưng trong suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ, nhà văn chủ yếu sống ở Tây Nguyên.

Bạn đang xem: Tiểu sử nhà văn Nguyễn Trung Thành

Ông có hiểu biết sâu sắc, gắn bó mật thiết với cảnh vật và con người Tây Nguyên. Do đó, những thành công lớn nhất với sự nghiệp của ông cũng gắn bó với mảnh đất này.

Năm 1950, khi đang học trung học phổ thông, ông gia nhập Quân đội Nhân dân Việt Nam, chủ yếu hoạt động ở Tây Nguyên – chiến trường chính của Liên khu V bấy giờ. Sau một thời gian ở đơn vị chiến đấu, ông làm phóng viên báo Quân đội nhân dân liên khu V và lấy bút danh Nguyên Ngọc.

Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ, ông tập kết ra Bắc. Ông viết tiểu thuyết Đất nước đứng lên, kể về cuộc kháng chịến chống Pháp của người Ba-na, tiêu biểu là anh hùng Núp và dân làng Kông Hoa, dựa trên câu chuyện có thật của Đinh Núp.

Năm 1962 ông trở lại miền Nam, lấy tên là Nguyễn Trung Thành, hoạt động ở khu V, là Chủ tịch Chi hội Văn nghệ giải phóng miền Trung Trung Bộ, phụ trách Tạp chí Văn nghệ quân giải phóng của Quân khu V.

Sau chiến tranh ông làm Phó Tổng thư kí Hội Nhà văn Việt Nam, Tổng biên tập báo Văn nghệ.

Hiện nay, ông vẫn tham gia hoạt động trong lĩnh vực văn hoá, giáo dục. Ông đã dịch một số tác phẩm lí luận văn học như Độ không của lối viết (Rollana Barthes), Nghệ thuật tiểu thuyết (Milan Kundera)…

Văn nghiệp

Những tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Trung Thành (Nguyên Ngọc) là: Đất nước đứng lên (1954), Rẻo cao (1961), Đất Quảng (2 tập, 1971 – 1974)… .

Phong cách

Văn Nguyên Ngọc mang đậm âm hưởng sử thi của núi rừng Tây Nguyên. Ở đó, chất thơ hoà quyện với độ hoành tráng của núi rừng, của những con người bất khuất, kiên trung với quê hương, đất nước.

Sức sống bất diệt, khả năng trỗi dậy vô tận của con người, sự sống luôn được đề cao trong tác phẩm của ông.

Tác phẩm Rừng xà nu

“Rừng xà nu” là tác phẩm nổi tiếng của Nguyễn Trung Thành được học trong chương trình Văn 12 học kì 2. Truyện ngắn “Rừng xà nu” được ra mắt lần đầu tiên trên tạp chí Văn nghệ Quân giải phóng Trung Trung Bộ số 2/1965, sau đó in trong tập Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc. Đây là tác phẩm nổi tiếng nhất trong số các sáng tác của Nguyên Ngọc (Nguyễn Trung Thành) viết trong những năm kháng chiến chống đế quốc Mĩ.

Để tìm hiểu thêm về tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành, mời các bạn vào link sau:

  • Sơ đồ tư duy Rừng xà nu
  • Soạn bài lớp 12: Rừng xà nu
  • Chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong hai tác phẩm: Rừng xà nu và Những đứa con trong gia đình
  • Phân tích hình ảnh đôi bàn tay Tnú trong tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành
  • Nêu ý nghĩa hình tượng rừng xà nu trong tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành
  • Tóm tắt tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành
  • Phân tích nhân vật cụ Mết trong tác phẩm Rừng xà nu của nhà văn Nguyễn Trung Thành
  • Phân tích nhân vật Tnú trong tác phẩm “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành

Như vậy, đã giới thiệu tới các bạn tài liệu Tiểu sử nhà văn Nguyễn Trung Thành. Hy vọng đây là những thông tin hiểu ích giúp các bạn học sinh hiểu hơn về thông tin tác giả tác phẩm. Ngoài ra, để có kết quả cao hơn trong học tập, xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Thi thpt Quốc gia môn Toán, Thi thpt Quốc gia môn Văn, đề thi học kì 2 lớp 12, Thi thpt Quốc gia môn Lịch sử, đề thi học kì 1 lớp 12 mà tổng hợp và đăng tải.

Giáo dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Tác giả: https://thcs-thptlongphu.edu.vn – Trường Lê Hồng Phong
Nguồn: https://thcs-thptlongphu.edu.vn/tieu-su-nha-van-nguyen-trung-thanh/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp