Tìm hiểu nội dung tóm tắt văn bản Vượt thác – lớp 6

0
77
Rate this post

Tìm hiểu nội dung tóm tắt văn bản Vượt thác – lớp 6

Nếu như trong bài Sông nước Cà Mau, Đoạn Giỏi đã đưa chúng ta đến tham quan cảnh sắc phong phú, tươi đẹp của vùng cực Nam của Tổ quốc thì với bài Vượt thác, trích truyện Quê nội, Võ Quảng lại dẫn chúng ta ngược dòng Thu Bồn, thuộc miền Trung Trung Bộ đến tận thượng nguồn lấy gỗ. Bức tranh phong cảnh sông nước và đôi bờ miền Trung này cũng không kém phần thú vị. Sau đây mời các em cùng đi tìm hiểu nội dung tóm tắt văn bản Vượt thác trong chương trình văn học lớp 6 nhé!

Tìm hiểu nội dung văn bản Vượt thác


1. Tìm hiểu văn bản Vượt thác

Vượt thác là đoạn trích miêu tả chuyến đi ngược dòng sông Thu Bồn của con thuyền do dượng Hương Thu chỉ huy, đi từ làng Hoà Phước lên thượng nguồn để lấy gỗ về dựng trường học cho làng sau ngày Cách mạng tháng Tám thành công. Đoạn trích đã miêu tả cảnh thiên nhiên trên sông và hai bên bờ qua những vùng khác nhau dọc theo hành trình của con thuyền đi từ vùng đồng bằng trù phú vượt qua thác ghềnh ở vùng núi để tới thượng nguồn.


  • Bức tranh thiên nhiên

Trong bức tranh thiên nhiên được miêu tả qua đoạn trích, vị trí quan sát để miêu tả người kể chuyện trong bài này chính là vị trí trên con thuyền đang chuyển động và vượt thác. Vị trí này rất thích hợp vì phạm vi cảnh rộng và thay đổi nên điểm nhìn trực tiếp và chuyển động theo.

Theo trình tự không gian, cảnh dòng sông và hai bên bờ qua sự miêu tả ở trong bài của tác giả cũng thay đổi theo từng chặng đường của con thuyền. Cụ thể:

+ Đoạn sông ở vùng đồng bằng: êm đềm, thơ mộng; quang cảnh hai bên bở trù phú. Sắp đến vùng nhiều thác thì cảnh 2 bên bờ sông cũng thay đổi theo: vườn cây um tùm, những chòm cổ thụ trầm ngâm, núi cao hiện ra.

+ Đoạn thác dữ: chỉ có một câu “Nước từ…” nhưng sự hiểm trở và dữ dội của dòng sông lại hiện lên khá rõ qua việc miêu tả những động tác dũng mãnh của dượng Hương Thư và mọi người khi cùng nhau chống thuyền vượt thác.

+ Đoạn sau: dòng sông vẫn quanh co giữa những núi cao và bớt hiểm trở hơn, đồng bằng mở ra như chào đón những con người vượt thác thắng lợi.


  • Nhân vật dượng Hương Thư

Cảnh sông Thu Bồn đẹp thơ mộng và hùng vĩ hiện lên trong bài văn không chỉ đơn giản là bức tranh thiên nhiên mà nó còn có tác dụng làm nền cho con người hoạt động. Do vậy, hình ảnh các nhân vật trong bài cũng góp phần tô đậm thêm tính chất hùng vĩ của khung cảnh, mà nổi bật trong đó là nhân vật dượng Hương Thư qua những chi tiết miêu tả ngoại hình và hành động của dượng Hương Thư như sau:

+ Ngoại hình: cởi trần, như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạch ra, cặp mắt nảy lửa.

+ Hành động: co người phóng sào, ghì chặt đầu sào, chống sào làm cong sao, thả sào, rút sào rập ràng, ghì trên ngọn sào.

=> Đó là một con người khoẻ mạnh, dũng cảm).

Đoạn văn đã sử dụng những hình ảnh so sánh cụ thể như: Như một pho tượng đồng đúc: để thể hiện ngoại hình vững chắc của nhân vật; như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh: thể hiện vẻ dũng mãnh, tư thế hào hùng của con người trước thiên nhiên; hình ảnh dượng Hương Thư khi vượt thác khác với dượng Hương Thư khi ở nhà: giúp làm nổi bật vẻ đẹp dũng mãnh của dượng Hương Thư khi đứng trước thiên nhiên.

Với những biện pháp nghệ thuậ cụ thể trên, chúng ta cần thấy rằng khi làm văn miêu tả thì phải biết sử dụng hình ảnh so sánh để làm nổi bật một ý nghĩa. Nhân vật được tập trung miêu tả ở các động tác, tư thế và ngoại hình với nhiều hình ảnh vừa khái quát vừa cụ thể giúp người đọc hình dung cụ thể hơn về phong cảnh, con người được đề cập đến.

Tìm hiểu nội dung văn bản Vượt thác


2. Tóm tắt văn bản Vượt thác


  • Mẫu 1

Vượt thác là đoạn trích miêu tả dòng sông Thu Bồn và cảnh quan hai bên bờ sông khi tác giả đi theo hành trình của con thuyền qua những vùng địa hình khác nhau: Đoạn sông khi thì phẳng lặng trước khi đến chân thác, đoạn sông khi có nhiều thác dữ và đoạn sông đã qua khu vực có thác dữ. Bằng việc tập trung chi tiết miêu tả cảnh vượt thác, tác giả đã làm nổi bật được vẻ hùng dũng và sức mạnh của nhân vật dượng Hương Thư dựa trên phong cảnh thiên nhiên rộng lớn, hùng vĩ của dòng sông.


  • Mẫu 2

Đây là đoạn trích miêu tả cảnh dòng sông Thu Bồn cùng quang cảnh 2 bên bờ sông theo hành trình vượt thác của tác giả cùng con thuyền trải qua nhiều địa hình khác nhau. Trong đoạn trích này tác giả đã tận dụng triệt để việc miêu tả dòng sông qua nhiều đoạn: Đoạn sông phẳng lặng trước khi đi đến chân thác, đoạn sông nhiều thác dữ và đoạn sông đã qua thác dữ. Khi tập trung vào miêu tả cảnh vượt thác, tác giả đã làm nổi lên vẻ hùng dũng và sức mạnh của dượng Hương Thư trên nền cảnh vật thiên nhiên rộng lớn và hùng vĩ. Qua đó cũng nói lên tình yêu thương thiên nhiên, đất nước, quê hương, dân tộc của bản thân tác giả.

Trên đây là nội dung tóm tắt văn bản Vượt thác, hi vọng sẽ giúp các em học sinh nhanh chóng nắm chắc bài học. Chúc các em học tốt!

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Tác giả: https://thcs-thptlongphu.edu.vn – Trường Lê Hồng Phong
Nguồn: https://thcs-thptlongphu.edu.vn/tim-hieu-noi-dung-tom-tat-van-ban-vuot-thac-lop-6/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp