Tìm hiểu nội dung và lập dàn ý bài thơ Mưa – lớp 6

0
114
Rate this post

Tìm hiểu nội dung và lập dàn ý bài thơ Mưa – lớp 6

Là một người được coi là thành công nhất trong việc sáng tác thơ ở lứa tuổi thiếu nhi, Trần Đăng Khoa đã cho ra đời rất nhiều bài thơ mang dấu ấn của lứa tuổi mình. Đặc sắc ở các bài thơ của ông không chỉ nội dung mà còn là nghệ thuật, tất cả đều thể hiện nét hồn nhiên của tuổi thơ. Hôm nay, các em hãy cùng tìm hiểu nội dung và lập dàn ý bài thơ Mưa trong chương trình văn học lớp 6 để thấy được cái nhìn của sự trong sáng, vô tư và hồn nhiên của một nhà thơ đã viết và thành công ở lứa tuổi thiến niên nhi đồng.

Tìm hiểu nội dung và lập dàn ý bài thơ Mưa


1. Tìm hiểu về bài thơ Mưa


  • Tác giả tác phẩm

Trần Đăng Khoa là con thứ hai trong một gia đình nông dân nghèo, học hết Phổ thong trung học thì nhập ngũ, sau đó ít năm thì tốt nghiệp Học viện văn học M. Gorki (Nga), hiện công tác ở Tạp chí Quân đội. tác phẩm gần đây nhất là Chân dung và đối thoại, Người thường gặp…

Trần Đăng Khoa viết bài thơ Mưa này khi mới 9 tuổi. Thơ Trần Đăng Khoa thường viết về những cảnh vật và con người bình dị, gần gũi ở làng quê, nơi góc sân, vườn nhà, nhưng từ đó mà nhìn ra được đất nước và mang khí thế của cả thời đại chống Mĩ cứu nước (bài thơ Mưa cũng nằm trong mạch cảm hứng ấy).


  • Bức tranh thiên nhiên

Bài thơ Mưa miêu tả theo trình tự thời gian từ sắp mưa đến mưa. Bố cục của bài thơ lần lượt như sau:

– Từ đầu…trọc lóc: quang cảnh sắp mưa.

– Còn lại: cảnh trong cơn mưa).

Bài thơ này không chỉ miêu tả trực tiếp cơn mưa với sấm, chớp, nước mưa.. mà còn tả hoạt động, trạng thái của loài vật, cây, con người trước và trong cơn mưa, sự miêu tả chi tiết này giúp người đọc nhận ra cảnh cụ thể và tác động của cơn mưa đến toàn bộ cảnh vật.

Bài thơ Mưa miêu tả rất sinh động trạng thái và hoạt động của nhiều loại cây cối, loài vật trước và trong cơn mưa. Bức tranh mưa rào được quan sát, cảm nhận bằng con mắt và tâm hồn tinh tế, hồn nhiên trẻ thơ độc đáo cùng sự liên tưởng, tưởng tượng phong phú, mạch lạc của tác giả.


  • Hình ảnh con người lao động

Trong bài thơ, biện pháp nnghệ thuật nổi bật nhất là nghệ thuật nhân hoá, những hình ảnh nhân hoá tạo nên cảnh tượng một cuộc ra trận với khí thế mạnh mẽ, khẩn trương. Phải có quan sát tinh nhạy, tưởng tượng và liên tưởng mạnh mẽ mới sử dụng thành công nhân hoá như thơ Trần Đăng Khoa.

Hình ảnh người cha đi cày về (một công việc bình dị và quên thuộc ở làng quê) nhưng người cha có vẻ lớn lao, vững vàng trước thiên nhiên hung dữ, hình ảnh con người có tầm vóc lớn lao, có tư thế hiên ngang, sức mạnh to lớn có thể sánh với thiên nhiên và vũ trụ.

Tìm hiểu nội dung và lập dàn ý bài thơ Mưa


2. Lập dàn ý bài thơ Mưa

Mỗi người đều có một vốn sống riêng, có những ấn tượng, trải nghiệm để cảm nhận bài thơ. Các em có thể lựa chọn các chi tiết, sự việc để tả lại cơn mưa rào đầu mùa hạ theo cách riêng của mình. Tuy nhiên, vẫn có một mô hình chung:


Bài tham khảo 1

  • Mở bài:

* Giới thiệu khung cảnh trước khi có cơn mưa:

– Nắng nóng kéo dài, không khí oi bức, ngột ngạt.

– Cây cối héo úa, mặt đất khô cằn.

– Mọi người sốt ruột mong trời mưa.

  • Thân bài:

* Tả cảnh cơn mưa:

– Lúc trời sắp mưa: Trời tối sầm, mây ùn ùn đen kéo tới. Gió thổi mạnh, sấm chớp nổi lên, hàng loạt cây cối đều ngả nghiêng, các con vật cũng cuống quýt chạy mưa.

– Lúc trời mưa: Mưa bắt đầu từ nhỏ đến lớn. Trời giăng màn mưa trắng xoá, cảnh trời đất cũng mù mịt trong mưa. Trong cơn mưa, cả con người, cảnh vật đều hả hê, vui sướng.

– Sau khi cơn mưa đi qua, bầu trời bắt đầu quang đãng, mọi sinh hoạt trở lại bình thường.

  • Kết bài: Cảm nghĩ của bản thân em về cơn mưa:

– Cơn mưa đã đến rất đúng lúc và rất có ích đối với người nhà nông.


Bài tham khảo 2

  • Mở bài

Giới thiệu về cảnh vật trong cơn mưa rào mùa hạ.

  • Thân bài

–  Lúc sắp mưa:
+ Mây đen kéo đến làm cả bầu trời.
+ Gió nổi lên mỗi lúc một mạnh.
+ Cây cối cũng ngả nghiêng theo gió.
+ Cát và bụi tung lên mù mịt, không còn nhìn rõ lối đi…
– Lúc bắt đầu mưa:
+ Mưa bắt đầu tuôn xối xả xuống vạn vật.
+ Cây cối hai bên đường tha hồ tắm mưa.
+ Người đi đường vội tìm chỗ trú.
+ Hạt mưa to, trắng xóa, mưa như trút nước.
+ Tiếng sấm ì ầm, chớp loằng ngoằng trên bầu trời như muốn xé toạc màn mây đen kịt.
+ Nước chảy thành dòng lớn trên mặt đất.
+ Ô tô lao nhanh trên phố làm nước bắn tung tóe.
+ Có mưa khí trời mát mẻ, ai cũng cảm thấy dễ chịu.
– Lúc mưa tạnh:
+ Hạt mưa nhỏ, thưa dần rồi ngớt hẳn.
+ Cầu vồng hiện ra, bầu trời xanh trong, mát mẻ.
+ Chim chóc rời chỗ nấp, hót vang,
+ Cây cối đẫm nước long lanh dưới ánh mặt trời.
+ Mọi người lại tiếp tục công việc của mình.

Muốn bài văn được phong phú, sinh động, hấp dẫn học sinh cần kết hợp quan sát với nhận xét, so sánh, liên tưởng, tưởng tượng… hiệu quả nhất.

  • Kết bài

Nêu cảm xúc của bản thân em về cơn mưa rào đầu mùa hạ.

Trên đây, vừa giúp các em tìm hiểu nội dung và lập dàn ý bài thơ Mưa trong chương trình văn học lớp 6. Chúc các em học tốt!

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Tác giả: https://thcs-thptlongphu.edu.vn – Trường Lê Hồng Phong
Nguồn: https://thcs-thptlongphu.edu.vn/tim-hieu-noi-dung-va-lap-dan-y-bai-tho-mua-lop-6/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp