Tìm hiểu nội dung văn bản Bài học đường đời đầu tiên – lớp 6

0
221
Rate this post

Tìm hiểu nội dung văn bản Bài học đường đời đầu tiên – lớp 6

Trên thế giới và cả ở nước ta đều có những nhà văn nổi tiếng đã gắn bó cả đời mình để viết về đề tài trẻ em – một trong những đề tài khó nhưng vô cùng thú vị. Tô Hoài là một tác giả như thế. Truyện đồng thoại đầu tay của Tô Hoài là Dế mèn phiêu lưu kí (1941) đã và đang được hàng triệu người đọc các lứa tuổi vô cùng yêu thích. Bài tìm hiểu nội dung văn bản Bài học đường đời đầu tiên nằm trong nội dung chương trình văn học lớp 6 mà mang đến sau đây sẽ giúp các em nắm chắc nội dung bài học này.

Bài học đường đời đầu tiên1. Vài nét về tác phẩm

Bài học đường đời đầu tiên in trong sách giáo khoa là đoạn trích từ chương I của tác phẩm có nhan đề Tôi sống độc lập từ thuở bé – một sự ngỗ nghịch đáng ân hận suốt đời. Nội dung kể theo lời nhân vật chính, có tác dụng tạo sự thân mật, gần gũi giữa người đọc và người kể đồng thời dễ biểu hiện tâm trạng, ý nghĩ, thái độ của nhân vật đối với những gì xảy ra.

Bạn đang xem: Tìm hiểu nội dung văn bản Bài học đường đời đầu tiên – lớp 6

2. Hình ảnh Dế Mèn

Qua đoạn văn chúng ta thấy dế Mèn là “chàng Dế thanh niên cường tráng” hiện lên qua những nét miêu tả về hình dáng và hành động rất cụ thể theo trình tự từ dưới lên trên, từ toàn thể đến bộ phận, từ trong ra ngoài => đây là phương pháp miêu tả cụ thể.

Tác giả vừa tả hình dáng chung của dế Mèn vừa làm nổi bật các chi tiết quan trọng; vừa miêu tả ngoại hình vừa diễn tả cử chỉ, hành động để giúp bộc lộ vẻ đẹp sống động, cường tráng của Dế Mèn. Việc miêu tả ngoại hình của dế Mèn còn bộc lộ được tính nết, thái độ của nhân vật. Các chi tiết còn giúp thể hiện một vẻ đẹp cường tráng đầy sức sống của Dế Mèn nhưng đồng thời cũng cho thấy những nét chưa đẹp trong tính nết, trong nhận thức và trong hành động của một chàng dế thành niên mới lớn. Đó là tình kiêu căng “Tôi lấy làm hãnh diện…”, “Tôi đi đứng oai vệ. Mỗi bước đi…”; là tính xem thường mọi người “Tôi tợn lắm…”.


Bài học đường đời đầu tiên3. Hình ảnh Dế Choắt

Đây là nhân vật ốm yếu, xấu xí, Dế Mèn đặt tên cho cậu ta là “Choắt” để chế giễu, tả rằng Choắt rất xấu xí, chê bai Choắt “hôi như cú”, dạy đời Choắt rằng “có lớn mà chẳng có khôn”, gọi là “chú mày” dù bằng tuổi nhau, mắng nhiếc Choắt, Dế Mèn không thông cảm với sự ốm yếu của dế Choắt khi Choắt đề nghị cho thông ngách sang hang.

Thái độ của Choắt đối với Mèn lại nhún nhường, lễ phép, chân thành, xin phép rồi mới nói mới thưa gửi rất cẩn thận. Vì Dế Choắt có thái độ ngược hẳn với Dế Mèn nên làm cho Dế mèn thêm kiêu căng, ngạo mạn.

Dế Mèn dám đi gây sự với chị Cốc to lớn hơn bản thân mình vì muốn ra oai với Choắt, muốn chứng tỏ rằng mình sắp đứng đầu thiên hạ rồi. Đó không phải là hành động dũng cảm mà là sự ngông cuồng vì sẽ gây hậu quả tai hại không lường trước được. Sau khi trêu chị Cốc, dế Mèn rất bình thản lên giường nằm, vui sướng vì nghĩ chị Cốc sẽ không làm gì được mình vì cái hang đặc biệt lắm ngõ ngách của mình nhưng lại không nghĩ đến hậu quả.

Tai hoạ xảy ra khi chị Cốc không trông thấy dế Mèn những lại trông thấy Dế Choắt và đã mổ Choắt, gây ra cái chết rất thương tâm cho Choắt. Khi Choắt bị chị Cốc mổ, thái độ của Mèn rất sợ; khiếp, nằm im thin thít, chờ chị Cốc đi rồi mới dám bò ra chứng tỏ dế Mèn rất hèn nhát, dám làm mà không dám chịu.

Sự huênh hoang của dế Mèn thay đổi bằng sự hối hận, sự khinh thường thay đổi bằng sự xót thương: Mèn quỳ xuống, nâng Choắt lên mà than, đắp mộ cho Choắt, đứng lặng giờ lâu để suy nghĩ về bài học đầu tiên. Điều đó cho thấy dế Mèn cũng có tình đồng loại và cũng biết ăn năn hối lỗi. Dế Mèn cũng phải chịu hậu quả là mất bạn láng giềng; bị dạy cho một bài học nhớ đời; suốt đời mang nỗi ân hận.

Sự ăn năn của Dế Mèn rất cần thiết vì giúp cho dế Mèn rút ra bài học cho mình, có thể tha thứ được vì dế Mèn không ngờ cơ sự lại ra thế này, lại có tình cảm rất chân thành. Tuy vậy, sự tha thứ có thể cần thiết nhưng khó vì không thể làm sống lại một tính mạng là dế Choắt.

Hình ảnh các con vật trong bài giống chúng trong thực tế về ngoại hình còn trong hành động và tính cách thì không giống vì chúng đã được nhân hoá:

– Dế Mèn kiêu căng nhưng biết hối lỗi.

– Dế Choắt yếu đuối nhưng biết tha thứ.

– Chị Cốc: tự ái, nóng nảy.

Với nội dung văn bản Bài học đường đời đầu tiên, các em cần nắm rõ nội dung của câu chuyện, từ đó học tập được cách quan sát cụ thể, miêu tả sinh động bằng các chi tiết cụ thể, dùng ngôn ngữ chính xác; tưởng tượng độc đáo; dùng ngôi kể phù hợp. Làm được điều này sẽ giúp các em vận dụng vào việc làm văn tốt hơn.

Trên đây, vừa mang đến cho các em học sinh lớp 6 nội dung cơ vản của văn bản Bài học đường đời đầu tiên. Hi vọng với những phân tích kỹ lưỡng trên đây sẽ giúp các em nắm chắc nội dung bài học. Chúc các em học tốt!

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Tác giả: https://thcs-thptlongphu.edu.vn – Trường Lê Hồng Phong
Nguồn: https://thcs-thptlongphu.edu.vn/tim-hieu-noi-dung-van-ban-bai-hoc-duong-doi-dau-tien-lop-6/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp