Tìm hiểu và tóm tắt nội dung truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng – lớp 6
Truyện cổ dân gian Nga là thể loại chuyện hay vừa giữ được nét dung dị với những biện pháp nghệ thuật rất quen thuộc của truyện cổ tích, vừa rất điêu luyện tinh tế trong sự miêu tả và tổ chức câu chuyện. Truyện có nội dung mang ý nghĩa rất sâu sắc, có sử dụng các biện pháp nghệ thuật rất tiêu biểu của loại truyện dân gian nên dù đã ra đời rất lâu những nó vẫn có sức thu hút bạn đọc. Bài viết sau đây, sẽ giúp các em tìm hiểu và tóm tắt nội dung truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng trong chương trình văn học lớp 6.
1. Tìm hiểu chung về nội dung chính của truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng
Ông lão đánh cá và con cá vàng thuộc thể loại truyện truyện cổ tích, nhân vật trong truyện này thuộc kiểu nhân vật bất hạnh (ông lão bị mụ vợ chèn ép, bắt nạt), kiểu nhân vật là động vật (con cá vàng biết nói tiếng người). Trong truyện, có tất cả năm lần ông lão ra biển tìm cá vàng để mong cá vàng đáp ứng các yêu cầu của mụ vợ. Trước hành động càng lúc càng quá đáng của mụ vợ, ông lão vẫn đáp ứng và phục tùng vô điều kiện.
Bạn đang xem: Tìm hiểu và tóm tắt nội dung truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng – lớp 6
Chúng ta thấy rằng do qua hiền lành nên ông lão đã không nhận ra được sự quá đáng của mụ vợ, duy nhất một lần trong truyện ông có lên tiếng ngăn cản thì bị ăn tát vì dám cãi lời nhất phẩm phu nhân (ông ngăn cản quá muộn khi vợ đã có chức tước, quyền lực, ông không dám trái lời mụ mà đi xin ơn huệ cho mụ để rồi bị hành hạ nên ông chính là người nhu nhược chứ không phải thương vợ.
Việc kể lại những lần ông lão ra biển gọi cá Vàng là biện pháp lặp đi lặp lại có ý chủ quan của truyện cổ tích có tác dụng giúp tạo tình huống, gây hồi hộp cho người nghe, là sự lặp lại tăng tiến. Qua những lần lặp lại tính cách các nhân vật và chủ đề của truyện được thay đổi. Khi biết chuyện về cá Vàng, mụ vợ đã đòi hỏi và bắt buộc ông lão đòi cá vàng làm những việc như sau:
– Một cái máng lợn mới.
– Một ngôi nhà rộng.
– Làm nhất phẩm phu nhân.
– Làm nữ hoàng
– Làm Long vương có cá Vàng hầu hạ.
Diễn biến này cho thấy lòng tham của mụ vợ tăng mãi không có điểm dừng, mụ muốn có mọi thứ từ của cải, danh vọng, quyền lực. Ngay cả khi đã là Nữ hoàng – địa vị cao nhất có thật mà con người có thể mơ ước, mụ cũng không chịu dừng mà cứ tiếp tục đòi địa vị chỉ có trong tưởng tượng. Những chi tiết ấy làm rõ nghịch lí rằng lòng tham càng lớn thì tình nghĩa vợ chồng càng vơi đi và biến mất; ông lão không chỉ là chồng mà còn là ân nhân của mụ nhưng ông càng giúp mụ thì mụ càng tệ bạc với ông, mụ không coi ông là chồng, cùng không coi là người dưng mà coi ông là nô lệ dưới quyền uy của mụ, chỉ được nghe và tuân lệnh của mụ.
Cá vàng tượng trưng cho sự biết ơn, tấm lòng vàng của nhân dân đối với những người nhân hậu; nó còn là đại diện cho công lí trừng trị kẻ tham lam. Trong truyện, biển không chỉ là thiên nhiên bình thường làm khung cảnh cho con người hoạt động mà còn tham gia tích cực và đi suốt diễn biến của câu chuyện. Nó như là thái độ, phản ứng của nhân dân, của đất trời trước thói xấu vô độ của mụ vợ.
2. Tóm tắt ngắn gọn truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng
Với câu truyện này, các em có thể tóm tắt như sau:
“Có một ông lão đánh cá nghèo ra biển thả lưới, lần thứ nhất kéo lưới ông chỉ thấy có bùn, lần thứ hai kéo lưới lên được cây rong, lần thứ ba thì ông bắt được con cá vàng. Cá vàng kêu van xin ông tha mạng và hứa trả ơn, ông lão đã thả cá vàng ra. Mụ vợ biết chuyện, đã mắng lão một trận và năm lần bắt ông ra biển, đòi cá vàng phải đáp ứng những yêu cầu của mụ:
Lần thứ nhất, mụ đòi cá giúp cho mụ một chiếc máng lợn mới.
Lần thứ hai, mụ vợ lại “quát to hơn” và bắt ông lão ra biển đòi cá vàng cho một cái nhà rộng.
Lần thứ ba, mụ vợ “mắng như tát nước vào mặt” ông lão và đòi cá vàng cho mụ làm một bà nhất phẩm phu nhân.
Lần thứ tư, mụ vợ lại “nổi trận lôi đình” và đòi cá vàng cho mụ làm nữ hoàng.
Lần thứ năm, mụ vợ muốn làm Long Vương để bắt cá vàng hầu hạ.
Cá vàng rất tức giận nên đã lấy lại tất cả những thứ đã cho và khi ông lão trở về lại thấy túp lều nát ngày xưa, trên bậc cửa, mụ vợ đang ngồi trước cái máng lợn sứt mẻ”. Như vậy, sau nhiều lần đòi hỏi quá đáng để thỏa mãn cho làng tham vô độ của mình, mụ vợ đã mất tất cả những thứ cá vàng cho trước đây và trở về với cuộc sống nghèo nàn trước đây.
Trên đây, vừa giúp các em tìm hiểu và tóm tắt nội dung chính của câu chuyện cổ tích Ông lão đánh cá và con cá vàng. Hi vọng với những nội dung bổ ích trên sẽ giúp các em học tập ngày càng tốt hơn.
Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn
Chuyên mục: Tổng hợp