Tình cảm của học sinh Tiểu học thường có những biểu hiện như thế nào?

0
562
Rate this post

Tình cảm của học sinh Tiểu học thường có những biểu hiện như thế nào? là nội dung câu hỏi trong mô đun 8 Tiểu học. Nếu các thầy cô chưa biết câu trả lời thì có thể tham khảo nội dung bài viết sau đây nhé.

Tình cảm của học sinh Tiểu học thường có những biểu hiện như thế nào?
Tình cảm của học sinh Tiểu học thường có những biểu hiện như thế nào?

Tình cảm của học sinh Tiểu học thường có những biểu hiện như thế nào?

Tình cảm của học sinh là những thái độ ổn định thể hiện sự rung cảm của học sinh đối với học tập, các dạng hoạt động khác, với người khác và bản thân mình.

Đặc điểm tình cảm của học sinh tiểu học:

-Tình cảm của học sinh mang tính cụ thể, trực tiếp. Đối tượng gây cảm xúc cho các em thường là những sự vật, hiện tượng, việc làm, con người cụ thể, sinh động mà học sinh đã nhìn thấy hoặc đã tiếp xúc. Nhìn chung, học sinh tiểu học dễ bị kích thich bởi hệ thống tín hiệu thứ nhất (sự vật, hiện tượng với các thuộc tính của nó) hơn là hệ thống tín hiệu thứ hai (tiếng nói, chữ viết).

– Học sinh tiểu học dễ xúc cảm, xúc động và khó kìm hãm xúc cảm của mình.

Tính dễ xúc cảm được thể hiện trước hết qua các quá trình nhận thức: quá trình tri giác, tưởng tượng, tư duy. Hoạt động trí tuệ của các em đượm màu sắc xúc cảm, tư duy của các em (đặc biệt là học sinh lớp một, lớp hai) cũng đượm màu sắc xúc cảm. Cụ thể: khi các em tập trung suy nghĩ làm bài thường thấy nét mặt của các em tươi vui khi giải quyết được vấn đề, nhưng lại cau có khó chịu nếu gặp khó khăn. Nhìn chung, các quá trình nhận thức, hoạt động của học sinh tiểu học đều chịu sự chi phối mạnh mẽ của cảm xúc và đều đượm màu sắc cảm xúc.

Học sinh tiểu học dễ xúc động: các em yêu mến một cách chân thực đối với cây cối, chim nuông, cảnh vật, những con vật nuôi trong nhà. Vì thế mà trong các bài văn, trong vui chơi các em thường nhân cách hóa chúng. Đặc biệt, trước những lời khen, chê của giáo viên thì học sinh bộc lộ ngay sự xúc cảm, xúc động của mình như vui, buồn, các em cười đấy nhưng có thể khóc ngay, buồn đấy nhưng rồi cũng vui đùa ngay.

Học sinh tiểu học chưa biết kiềm chế tình cảm của mình, chưa biết kiểm tra sự biểu hiện tình cảm ra bên ngoài, các em bộc lộ tình cảm của mình một cách hồn nhiên, chân thật và nhiều khi vụng về, thiếu tinh tế.

Nguyên nhân của những hiện tượng trên là do ở lứa tuổi này, quá trình hưng phấn còn mạnh hơn ức chế, vỏ não chưa đủ sức thường xuyên điều chỉnh hoạt động của bộ phận dưới vỏ não. Về mặt tâm lí thì ý thức, các phẩm chất ý chí của các em còn chưa có khả năng điều khiển và điều chỉnh được những xúc cảm của mình.

– Tình cảm của học sinh tiểu học chưa bền vững, chưa sâu sắc. Đặc điểm này được biểu hiện:

Học sinh đang ưa thích đối tượng này, nhưng nếu có đối tượng khác hấp dẫn hơn, đặc biệt hơn thì dễ dàng bị lôi cuốn vào đó và lãng quên đối tượng cũ. Đặc điểm này tạo cho các em nhanh chóng thiết lập tình bạn: cho nhau cái kẹo, viên phấn, cho mượn quyển sách, cây bút, đi về cùng lối là thành tình bạn. Nhưng chỉ một vài trục trặc nho nhỏ trong quan hệ là dễ bất hòa; tuy nhiên tất cả những bất hòa này đều nhanh chóng quên đi và lại làm lành với nhau một cách hồn nhiên.

Ví dụ: Trẻ lớp ba đang chơi trò xây nhà một cách say mê, nhưng bỗng nó nhìn thấy một con búp bê thật đẹp, nó sẽ có xu hướng rời bỏ trò chơi cũ và chơi ttò mới cùng với con búp bê.

– Đặc điểm này cũng biểu hiện ở chỗ các em dễ thay đổi bạn. Các em hay có hiện tượng nghĩ chơi với bạn này nếu bạn này nghịch ý hoặc chơi chán và chơi với bạn kia vì thấy bạn kia nhiệt tình và hăng hái hơn.

– Sự dễ dàng chuyển hòa xúc cảm cũng là biểu hiện của đặc điểm này. Các em ( nhất là lớp 1,2) có thể khóc đấy nhưng rồi lại vui cười ngay. Thường các em chưa có trạng thái xúc cảm kéo dài như người lớn.

Theo cô Trần Thị Thu Mai – giảng viên khoa Tâm lý giáo dục trường Đại học sư phạm TPHCM thì “tình cảm của các em ở lứa tuổi này chưa thể sâu sắc, bền vững như người lớn là điều tất nhiên, bởi vì những ấn tượng do xúc cảm của các em đem lại còn phải được củng cố, liên kết với nhau, “nhào luyện”, thể nghiệm trong quá trình sống của các em mới hình thành nên những tình cảm bền vững được“. Tuy vậy, ta cũng không nên nghĩ rằng mọi ấn tượng của lứa tuổi này rồi sẽ phai mờ đi, trái lại cần thấy rằng chính những xúc cảm mạnh đó để lại trong tâm hồn trong trong trắng của các em những ấn tượng rất đậm nét ( kể cà những ấn tượng tốt hoặc xấu), và có khi càng lớn lên thì các ấn tựợng đó càng sâu đậm thêm mãi.

Đặc điểm tâm lí học sinh tiểu học

Đặc điểm tâm lý, biểu hiện đặc trưng của nhân cách học sinh tiểu học là tính hồn nhiên, là khả năng phát triển (đặc điểm nhân cách của học sinh tiểu học).

Học sinh tiểu học có tình cảm hồn nhiên, mang nặng màu sắc cảm tính. Cùng với quá trình học tập và phát triển tâm lý, tình cảm đó được củng cố và phát triển trên cơ sở nhận thức ngày càng đúng đắn hơn, đầy đủ hơn đối tượng và chuẩn mực của các mối quan hệ trong cuộc sống của các em.

Đặc điểm tình cảm

Học sinh tiểu học dễ cảm xúc trước thế giới. Các em thường biểu hiện cảm xúc trong khi tri giác trực tiếp các sự vật, hiện tượng cụ thể cường độ cảm xúc mạnh mẽ, dễ xúc động, khó kìm hãm và khó làm chủ tình cảm của mình.

Tình cảm của học sinh tiểu học chưa bền vững:

Các em thường hay thay đổi tâm trạng, thiên về xúc động, biểu hiện khá mạnh và trong chốc lát sự vui mừng, tự hào, lo sợ, hờn giận.

Tóm lại, các em ở tuổi này giàu cảm xúc, nhiều tình cảm mới được hình thành nhưng chưa bền vững.

Đặc điểm ý chí của học sinh tiểu học

Học sinh tiểu học chưa có khả năng tự lập chương trình hành động, do ý chí chưa được phát triển đầy đủ.

Các phẩm chất ý chí như: Tính độc lập, tính kìm chế và tự chủ còn thấp.

Trẻ dễ bắt chước hành động của người khác, kể cả những hành động vượt quá sức trẻ, đôi lúc tính bột phát, ngẫu nhiên được thể hiện trong hành động của trẻ.

Đặc điểm chú ý

Ở học sinh tiểu học, chú ý không chủ định còn giữ vai trò chính, sức tập trung chú ý chưa cao, chú ý chưa bền vững.

Đặc điểm hoạt động nhận thức của học sinh tiểu học

Ở lứa tuổi này rất hồn nhiên, ham tìm tòi, khám phá cái mới, điều này nói lên trí tuệ của các em đang phát triển, đang mong muốn nhận thức của học sinh cấp I thiên nặng về nhận thức cảm tính, tức là nhìn nhận sự việc, hiện tượng ngay trước mắt mình chứ chưa nhìn nhận được mọi sự vật, hiện tượng bên trong.

Ở tuổi này học tập cũng đã trở thành hoạt động chủ đạo, nhưng các em say mê học tập chưa phải vì nó nhận thức được trách nhiệm đối với xã hội mà chủ yếu vì những động cơ mang ý nghĩa tình cảm như: trẻ học được nhiều điểm tốt, được thầy cô, bố mẹ khen, bạn mến,..

Về mặt hành động các em rất hiếu động, ở độ tuổi này bắt đầu phát triển nhận thức lý tính tức là phát triển những tư duy mới.

Đặc điểm trí nhớ

Trí nhớ của các em được xây dựng trên cơ sở mới của quá trình học tập, được điều khiển một cách có ý thức. Trí nhớ được thay đổi phù hợp với sự thay đổi của hoạt động chủ đạo. Trí nhớ trở thành điều kiện, đồng thời là kết quả của quá trình học tập.

Do ảnh hưởng học tập, trí nhớ của học sinh tiểu học được phát triển theo hai hướng:

Tăng cường vai trò của ghi nhớ có ý nghĩa và ghi nhớ từ ngữ logic so với ghi nhớ trực quan hình tượng.

Trẻ có khả năng điều khiển một cách có ý thức trí nhớ của mình cũng như điều chỉnh sự nhận lại và nhớ lại một cách có chủ định.

*******************

Trên đây là toàn bộ nội dung giúp trả lời câu hỏi Tình cảm của học sinh Tiểu học thường có những biểu hiện như thế nào? Hy vọng sẽ là tài liệu hữu ích với các thầy cô.

 

 Hướng dẫn giáo viên

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/tinh-cam-cua-hoc-sinh-tieu-hoc-thuong-co-nhung-bieu-hien-nhu-the-nao/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp