Tình thái từ là gì? Chức năng của tình thái từ? Ví dụ tình thái từ

0
118
Rate this post

Cùng tìm hiểu tình thái từ là gì? Có mấy loại tình thái từ? Chức năng của tình thái từ trong câu? Ví dụ đặt câu có tình thái từ.

Tình thái từ là gì? Chức năng của tình thái từ trong câu

Con chào bác !

Ngày mai cậu đến thư viện với tới nhé!

Nhanh tay lên nào mọi người, trời sắp mưa rồi.

Những từ in đậm trong các câu trên được gọi là tình thái từ, vậy tình thái từ là gì? Tình thái từ có những chức năng nào trong câu?

Tình thái từ là những từ được thêm vào câu để tạo câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán và để biểu thị các sắc thái tình cảm của người nói.

Tình thái từ có hai chức năng chính đó là:

+ Tạo câu theo mục đích nói. Thể hiện qua câu nghi vấn như: hả, à, sao,….. Hay câu cảm thán như: thay, sao,… hoặc câu cầu khiến như: đi, thôi, nhé, …

+ Biểu thị sắc thái tình cảm cho câu, bao gồm:

  • Thể hiện sự nghi ngờ, sự hoài nghi. Ví dụ như “Cô nói có chính xác không vậy?”
  • Thể hiện thái độ ngạc nhiên và bất ngờ. Ví dụ như “Cậu ấy sắp kết hôn thật à?”
  • Thái độ mong chờ, hy vọng. Ví dụ như “Hôm nào chúng ta gặp nhau nhé”.

tinh-thai-tu

Có những loại tình thái từ nào? Cách sử dụng tình thái từ

Phân loại tình thái từ

Có một số loại tình thái từ thường gặp như sau:

+ Tình thái từ nghi vấn: là những từ được dùng để tạo câu nghi vấn như hả, à, chăng, chứ, …

Ví dụ:

Hôm nay bạn chưa ăn cơm hả?

Cái Mai vừa đến chơi đó à?

+ Tình thái từ cầu khiến: là những từ được sử dụng để tạo câu cầu khiến như đi, nào, nhé, …

Ví dụ:

Cậu giúp tớ một tay nhé!

Chúng ta cùng đi xem phim nào.

ví dụ tình thái từ: chúng ta cùng đi xem phim nào

+ Tình thái từ cảm thán: là những từ sử dụng để tạo câu cảm thán như ôi, thay, sao, …

Ví dụ: May thay, hôm nay em vẫn đến đúng giờ.

+ Tình thái từ biểu thị sắc thái tình cảm có chức năm biểu thị sắc thái tình cảm như ạ, nhé, cơ, mà, …

Ví dụ:

Con muốn ăn cá cơ.

Cháu chào bác ạ!

Tuy nhiên sự phân loại trên chỉ có ý nghĩa tương đối bởi vì một số tình thái từ cảm thán, tình thái từ nghi vấn và tình thái từ cầu khiến vẫn có thể đóng vai trò như tình thái từ biểu thị sắc thái, tình cảm.

Cách sử dụng tình thái từ

Khi nói, khi viết, chúng ta cần phải chú ý sử dụng tình thái từ sao cho phù hợp với hoàn cảnh (quan hệ tuổi tác, thứ bậc xã hội, tình cảm, …), điều này giúp mang lại hiệu quả cao trong giao tiếp.

Cùng nhau theo dõi các trường hợp sau:

  • Khi chúng ta muốn thể hiện sự kính trọng, lễ phép, lịch sự ta nên dùng từ “ạ”.

Ví dụ: Cháu chào ông ạ!

  • Khi đang trong một mối quan hệ ngang hàng như bạn bè thì chúng ta dùng các từ “nhé, à”.

Ví dụ: Ngày mai chúng mình cùng nhau đến thư viện đọc sách nhé!

  • Khi bày tỏ sự miễn cưỡng, gượng ép thì nên sử dụng từ “ vậy”.

Ví dụ: Thôi, anh cứ để em làm vậy.

  • Khi bày tỏ sự quan tâm, giải thích thì ta nên dùng từ “mà”.

Ví dụ: Ngày mai mới đến hạn nộp bài tập cơ mà.

Phân tích ví dụ có tình thái từ

Ví dụ 1:

Con chào bác/Con chào bác !

Ngày mai chúng ta cùng đến thư viện đọc sách/ Ngày mai chúng ta cùng đến thư viện đọc sách nhé!

Tình thái từ là gì? Ví dụ tình thái từ

Nhanh tay lên mọi người/Nhanh tay lên nào mọi người, trời sắp mưa rồi.

Về cơ bản những câu có từ ngữ gạch chân và không có từ ngữ gạch chân đều mang ý nghĩa tương tự nhau, tuy nhiên câu có từ ngữ gạch ngang lại thể hiện một sắc thái riêng biệt, tạo cảm xúc gần gũi cho người đọc, người nghe.

Ví dụ 2: Chị đi chợ

Chị đi chợ là câu trần thuật.

Chị đi chợ đây mang tính thông báo.

Chị đi chợ nhé thể hiện sự thân thiết.

Chị đi chợ àLà câu nghi vấn

Chị đi chợ vậy mang lại cảm giác miễn cưỡng.

Chị đ chợ đi là câu cầu khiến

Mỗi một tình thái từ khác nhau trong câu có thể sẽ tạo nên một câu với chức năng hoàn toàn mới, đem lại những cảm giác khác nhau cho người đọc, người nghe.

Vì vậy khi muốn dùng tính thái từ chúng ta cũng cần phải xem xét hoàn cảnh và sử dụng sao cho hợp lý để có thể mang lại hiệu quả mong muốn trong giao tiếp.

Bài tập ôn luyện tình thái từ

Dưới đây là bài tập về luyện về chức năng và cách sử dụng tình thái từ tình thái từ.

Chức năng tình thái từ

Câu 1:

  1. Câu trên sẽ không là câu nghi vấn nếu lực bỏ từ “à”
  2. Nếu từ “đi” bị lược bỏ thì câu này không còn là câu cầu khiến.
  3. Nếu từ “thay” không còn xuất hiện trong câu thì đây không phải câu cảm thán
  4. Trong câu trên có từ “ạ” xuất hiện cuối cùng thể hiện sự lễ phép.

Câu 2:

  1. Biểu thị thái độ nghi ngờ, hoài nghi: chăng, hả, ừ,…
  2. Những từ thể hiện thái độ bất ngờ và ngạc nhiên: a, nhỉ,…
  3. Thể hiện thái độ trông chờ, cầu mong: thôi, nào, đi, chứ,…
  4. Thể hiện sự thân mật, gần gũi: nhỉ, mà, nhé,..

Cách sử dụng tình thái từ

Dựa vào những hoàn cảnh hay tình huống khác nhau trong giao tiếp để có thể sử dụng một cách hợp lý nhất.

  • Người ta thường thêm “ạ” vào sau câu để thể hiện được sự kính trọng và lễ phép. Chẳng hạn như: “ Cháu chào bà ạ!”
  • Thể hiện sự cầu khiến trong câu. Chẳng hạn: “Xin hãy giữ bí mật giúp tôi!”
  • Từ “mà” thường được thêm vào bày tỏ sự giải thích, phân trần. Chẳng hạn như: “Tôi đã nói rồi mà”

Rèn luyện kỹ năng làm bài về tình thái từ

Câu 1: Xác định các tình thái từ dưới đây và phân loại chúng

  1. Từ “ nào” trong câu trên không phải là tình thái từ
  2. Tình thái từ trong câu là “nào”
  3. “Chứ” ở đây là tình thái từ
  4. “Chứ” trong câu trên không phải là tình thái từ
  5. Từ “ với” ở câu trên là tình thái từ
  6. Từ “với” trong câu này không phải là tình thái từ
  7. Trong câu này từ “kia” không phải là một tình thái từ
  8. Đối với câu này “kia” là một tình thái từ

Phân loại:

  • Thái độ cầu khiến trong câu thể hiện qua từ: chứ, với, nào
  • Biểu thị một cảm xúc gần gũi và thân mật: nhé

Câu 2:

  1. Từ “ chứ” thể hiện được sự sẻ chia và quan tâm được dùng trong câu hỏi
  2. “Chứ” trong câu nhằm mục đích nhấn mạnh điều vừa nói tới.
  3. “ư” dùng trong câu thể hiện sự hoài nghi
  4. Sự băn khoăn được thể hiện qua từ : “nhỉ”
  5. “nhé” trong câu được dùng thể hiện sự dặn dò
  6. Biểu thị sự miễn cưỡng qua từ “vậy”
  7. Động viên, an ủi qua từ: “cơ mà”

Câu 3: Đặt câu sử dụng tình thái từ

  1. Xin hãy giúp đỡ chúng tôi
  2. Hôm nay có chiếu phim “ Hương vị tình thân” đấy

Câu 4:

Thầy cô hỏi bạn nữ: “Em đang bị ốm à?”

Bạn nữ cùng lớp hỏi bạn nam: “ Cậu làm bài tập rồi à?

Cháu hỏi mợ: “ Mợ mới đi làm về ạ?”

Câu 5:

“Hén – nhỉ” chẳng hạn như : “Nay đã quá hén!”

“ Mừ – mà” chẳng hạn như: “ Tao đã nói với mày rồi mừ!”

Câu 6:

Trong các câu dưới đây, từ nào được in đậm là tình thái từ? Từ nào không phải là tình thái từ?

a – Em thích trường nào thì thi vào trường ấy.

b – Nhanh lên nào, anh em ơi!

c – Làm như thế mới đúng chứ!

d – Cứu tôi với!

e – Nó đi chơi với bạn nó sáng.

Trả lời:

Câu a: Từ “ nào “ không phải là tình thái từ.

Câu b: Từ “ nào “ là tình thái từ trong câu.

Câu c: Từ “ chứ “ là tình thái từ.

Câu d Từ “ với “ là tình thái từ.

Câu e: Từ “ nào” không phải là tình thái từ.

Câu 7:

Giải thích ý nghĩa của các tình thái từ in đậm trong những câu dưới đây:

Câu a: Bà lão láng giềng lại lật đật chạy sang: Bác trai đã khá rồi chứ?

Câu b: Con chó là của cháu nó mua đấy chứ? Mua về để nuôi, định để đến lúc cưới vợ thì giết thịt…

Câu c: Một người nhịn ăn để tiền lại làm ma, bởi không muốn liên lụy đến hàng xóm láng giềng… Con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư?

Trả lời:

Câu a: Từ “ chứ” được dùng trong trường hợp có điều muốn hỏi, nhưng người hỏi đã biết được một phần kết quả.

Câu b: Có nghĩa nhấn mạnh điều vừa khẳng định, ý muốn nói là không thể khắc phục.

Câu c: Từ “Ư” hỏi với thái độ phân vân.

Qua bài viết trên, đã giúp các bạn hiểu rõ hơn tình thái từ là gì? Tình thái từ có mấy loại? Chức năng của tình thái từ là gì? Bài tập ôn luyện tình thái từ?,… Các em học sinh có thể truy cập website để tìm hiểu nhiều bài viết hữu ích, phục vụ cho quá trình học tập và thi cử.

 

 Giáo Dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/tinh-thai-tu-la-gi/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp