Tình yêu tuổi học trò là gì? Đang đi học có nên yêu không?

0
330
Rate this post

Tình yêu tuổi học trò là gì?

Có người ví tình yêu tuổi học trò như giọt sương sớm, vừa trong sáng lại vừa thuần khiết, nhưng lại nhanh chóng tàn bởi tia nắng sớm mai.

Tình yêu tuổi học trò là tình cảm xuất phát giữa những trái tim lần đầu cảm nhận được sự rung động trước người mình thầm thương trộm nhớ, nó là thứ tình cảm quá đổi trong sáng trong thời gian cấp sách tới trường. 

Tình yêu tuổi học trò là gì? 
Tình yêu tuổi học trò là gì? 

Biểu hiện của tình yêu tuổi học trò

Rung động ngay từ lần đầu gặp gỡ

Tình yêu tuổi học trò được hình thành một cách giản đơn đến kỳ lạ. Chỉ cần rơi vào một ánh mắt, một lời nói, cử chỉ hay một cái chạm nhẹ cũng khiến cho trái tim bồi hồi, xao xuyến.

Mỗi ngày chỉ cần được nhìn thấy bóng dáng ai kia lướt qua cũng đủ đầu óc rối bời. Trong mắt những cô cậu mới yêu hầu như cả thế giới bỗng chốc thu bé lại vừa bằng một bóng hình người ấy.

Luôn cố gắng tìm cách trò chuyện với người mình thích

Tình yêu ngây thơ tuổi học trò luôn thôi thúc bạn tìm cách để tiếp cận người ấy khi bước sang giai đoạn thứ 2. Bạn sẽ tìm hiểu về người ấy từ thói quen, sở thích và tất tần tật những thứ có liên quan đến người ấy.

Sau đó, bạn sẽ tìm cách tiếp cận làm quen với bạn bè, những người thân thiết với người ấy để tìm cơ hội.

Thương nhớ không nguôi

Đây chính là dấu hiệu rõ rệt nhất cho thấy bạn đang bắt đầu yêu. Hình bóng của người ấy cứ hiện lên trong đầu bạn mỗi ngày, trước khi đi ngủ và ngay khi thức dậy.

Ngày thì mong được gặp gỡ chuyện trò, đêm thì nhớ nhung da diết, chỉ mong nhận được tin nhắn phản hồi từ người ấy. Đây chính là lúc bạn đã thật sự bị thần tình yêu bắn trúng, những cảm xúc ngây thơ non nớt cứ thế lớn dần theo thời gian.

Lợi ích của tình yêu tuổi học trò

Tạo động lực và giúp đỡ nhau học tập

Tình yêu học trò giúp bạn có thêm nhiều động lực trong học tập, cố gắng học để đạt thành tích tốt hơn trong mắt người ấy. Nghĩ theo chiều hướng tích cực, bạn và người ấy sẽ cùng nhau học tập hỗ trợ lẫn nhau.

Chính tình yêu học trò sẽ tạo nguồn động lực để bạn cố gắng phấn đấu mỗi ngày. Những tình cảm ngây ngô này sẽ nuôi dưỡng cảm xúc tích cực trong bạn, luôn cố gắng phấn đấu để trở thành mẫu người lý tưởng trong mắt người ta.

Giúp trưởng thành hơn trong chuyện tình cảm

Khi bạn bắt đầu yêu, bạn sẽ dần thích nghi với việc trải qua nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau trong tình yêu. Những thứ này chính là tiền đề để bạn trưởng thành hơn, để những cảm xúc trong bạn trở nên trọn vẹn và chín chắn.

Trải qua thời thanh xuân, khi bạn đã trưởng thành và nhìn lại, chắc chắn bạn sẽ chẳng bao giờ bắt gặp được cảm xúc như thế một lần nào nữa.

Tạo nên một kỷ niệm đẹp

Khi nhắc về cô gái/chàng trai đồng hành cùng bạn năm 17 tuổi chắc chắn bạn sẽ không thể nào quên được những giây phút quý giá ấy. Nó thật tươi đẹp, trong sáng và ngây ngô đến nỗi tưởng chừng như một giấc mơ.

Dù sau này người đồng hành cùng bạn không phải là cô gái/chàng trai ấy nhưng những ký ức đẹp đẽ đó sẽ còn lưu giữ mãi trong trí nhớ của bạn.

Tác hại của tình yêu tuổi học trò

Lơ là chuyện học 

Nói đi cũng phải nói lại, tình yêu tuổi học trò lúc mới chớm nở luôn khiến ta bị phân tâm, xao nhãng chuyện học, chỉ tập trung vào yêu và hẹn hò. Nếu bạn không biết cân bằng giữa yêu và việc học sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả học tập.

Đây cũng là lý do chính mà các bậc phụ huynh lo lắng và không muốn con mình yêu sớm khi còn đi học.

Xảy ra những hậu quả đáng tiếc 

Tình yêu tuổi học trò đi kèm với những hiếu kỳ, những tò mò về nhau. Do sự thay đổi và phát triển của tâm sinh lý ở độ tuổi này dẫn đến nhiều bạn trẻ đi quá giới hạn.

Lúc này là thời điểm quá sớm, các bạn chưa trưởng thành để chịu trách nhiệm cho chính bản thân của mình. Nhiều bạn nữ còn quá trẻ, đang tuổi ăn tuổi học mà gặp phải nhiều áp lực dẫn đến những suy nghĩ và hành động tiêu cực ảnh hưởng đến sức khỏe, tương lai và tính mạng.

Tình yêu tuổi học trò lợi hay hại
Tình yêu tuổi học trò lợi hay hại

Nguyên nhân dẫn đến tình yêu tuổi học trò

Về phía gia đình

Có thể do xã hội ngày càng phát triển khiến các bậc phụ huynh ngày càng bận bịu mà quên đi việc làm bạn với con cái mình, khiến chúng thiếu thốn tình cảm. Họ mải mê với công việc và các mối quan hệ mà quên mất bổn phận làm cha mẹ của mình. Để rồi những đứa con không có người định hướng và dễ rơi vào những suy nghĩ sai lệch.

Về phía nhà trường

Nhà trường chưa có những biện pháp tích cực, cụ thể và hiệu quả để định hướng và tác động đến nhận thức của giới trẻ. Các thầy cô chưa tỏ thái độ nghiêm khắc hoặc khuyên bảo học sinh trước những biểu hiện thái quá, thiếu tế nhị của tình yêu học trò.

Đang đi học có nên yêu không?

Có lẽ đây là thắc mắc của rất nhiều người, cũng là nguyên nhân của sự trăn trở của nhiều bậc phụ huynh. Nếu có được một tình yêu tuổi học trò điều tiết đúng mức, biết khai thác những khía cạnh tích cực của tình yêu tuổi học trò thì thứ tình cảm ấy trở thành một tình cảm thiêng liêng và đáng trân trọng. Cách khai thác khía cạnh tích cực của tình yêu tuổi học trò:

– Nên để tình yêu tuổi học trò ở đúng bản chất của nó là ngây thơ, trong sáng, thuần khiết.

– Nên vạch ra những giới hạn riêng.

– Nên sắp xếp một thời gian biểu hợp lý, để tình yêu tuổi học trò trở thành động lực cho đôi bạn cùng tiến.

– Các bậc phụ huynh cần biết cách giáo dục chỉ dạy cho con em mình đi đúng hướng, cần quan tâm con trẻ nhiều hơn.

Mong rằng qua bài viết sau có thể lý giải cho các bạn những thắc mắc về tình yêu tuổi học trò và giúp các bạn trả lời được câu hỏi tình yêu tuổi học trò là gì.

Một số ý kiến về tình yêu tuổi học trò

Yêu sớm có ảnh hưởng đến sức khỏe không?

Không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới việc học hành, tình trạng học sinh yêu sớm và có những quan hệ thân mật, gần gũi, đi quá giới hạn cho phép còn có thể gây ra những tổn thương lớn cả về thể chất lẫn tinh thần đối với những “người trong cuộc”. Trong trường hợp này chịu nhiều thiệt thòi nhất thường thuộc về các nữ sinh.

Trên thực tế nhiều nữ sinh tỏ ra bối rối, không biết xử trí ra sao khi lỡ ăn “trái cấm” và kết quả là, cái thai trong bụng cứ lớn dần lên trong khi các em chưa đủ các điều kiện để làm mẹ. Khi đối mặt với hoàn cảnh này, đa số nữ sinh đã phải “nhắm mắt đưa chân” chấp nhận đi nạo hút thai để được tiếp tục đến trường. Tỉ lệ học sinh nữ nạo phá thai ở các cơ sở y tế đang tăng lên đến mức bạo động. Khi mà còn ở cái độ tuổi vui chơi nô đùa, chúng lại phải đối mặt với vấn đề sinh tử. Nạo phá thai ở tuổi còn nhỏ sẽ ảnh hưởng đến cổ tử cung, gây hại đến khả năng sinh sản sau này cho trẻ. Chưa kể đến tâm lý trẻ sau khi phá thai, luôn bị ám ảnh sợ hãi mọi người xung quanh, dễ dẫn đến tự kỷ và các vấn đề về thần kinh.

Trong số đó không ít bạn do mặc cảm, xấu hổ, sợ gia đình, thầy cô và bạn bè biết chuyện sẽ gièm pha, đàm tiếu, nhiều em đã tự tìm đến các cơ sở phá thai tư nhân để giải quyết hậu quả bất chấp những nguy hiểm có thể xảy ra…

Không ít bạn do mặc cảm, xấu hổ, sợ gia đình, thầy cô và bạn bè biết chuyện sẽ gièm pha, đàm tiếu, nhiều em đã tự tìm đến các cơ sở phá thai tư nhân để giải quyết hậu quả bất chấp những nguy hiểm có thể xảy ra.

Yêu sớm có ảnh hưởng đến tương lai không?

Vì yêu quá sớm mà nhiều bạn trẻ còn chưa trang bị đủ kiến thức bảo vệ cho bản thân mình. Nhiều bạn trẻ vì đã lỡ “mang bầu” và bầu quá to, phải cưới chạy, cưới chui. Lúc này việc học dang dở, gián đoạn, tương lai sự nghiệp cũng từ đó mà bị ảnh hưởng theo.

Thay vì ở cái tuổi còn đi học, được đến trường, vui chơi, phấn đấu cho sự nghiệp, hoài bão của tương lai thì bạn phải gồng mình để học làm dâu, làm vợ, làm mẹ… Bạn sẽ cảm thấy cuộc sống của mình như bé nhỏ lại nếu vướng vào hôn nhân bất đắc dĩ. Chưa kể, nếu người yêu/ chồng bạn cũng trẻ tuổi như bạn. Chắc chắn cuộc sống vợ chồng của bạn sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Bạn sẽ phải bươn trải, vất vả nhiều hơn, bởi gánh nặng cơm áo gạo tiền, bởi trách nhiệm gia đình, con cái. Khi bạn kết hôn quá sớm, việc học bị đứt ngang, sẽ không có bằng cấp để bạn được tuyển dụng vào những vị trí việc làm như mong muốn.

Khi bạn kết hôn quá sớm, việc học bị đứt ngang, sẽ không có bằng cấp để bạn được tuyển dụng vào những vị trí việc làm như mong muốn….

Yêu sớm có ảnh hưởng đến hôn nhân sau này không?

Cuộc sống hôn nhân của những bạn yêu sớm có thể không hạnh phúc. Có rất nhiều cặp vợ chồng quá trẻ đến với nhau rất dễ tan vỡ. Bởi ở cái tuổi quá trẻ, họ vẫn chưa trải nghiệm hết sự đời, họ vẫn muốn dành nhiều thời gian để chơi hơn là trách nhiệm gia đình. Cuộc sống sẽ rất mệt mỏi nếu cả hai bạn còn quá trẻ. Cứ thử hình dung, hai bạn về ở cùng nhau sẽ dễ dàng cãi vã nhau như việc đùn đẩy nhau trông con hay tranh nhau làm một cái gì đó…

Chưa kể, nếu mối tình thời trẻ của bạn tan vã. Song nó lại để cho bạn quá nhiều kí ức sâu đậm. Bạn kết hôn với người chồng/ người vợ hiện tại nhưng vẫn nhớ về người xưa và đôi lúc thường hay so sánh…Nếu đối phương là người hay ghen, hoặc họ không thể chấp nhận được mình là “người đến sau” hay quá khứ của bạn vì lí do như bạn đi quá giới hạn, bạn yêu người ta quá lâu…Chắc chắc cuộc sống hôn nhân của bạn sẽ không hạnh phúc bởi những cảm xúc dày vò.

Tình yêu luôn biến chúng ta thành những những con người mới, nhiều người có thể thay đổi vì tình yêu, đó có thể là thay đổi tích cực nhưng đôi khi nó cũng trở nên tiêu cực hơn.

Đang đi học có nên yêu không? 
Đang đi học có nên yêu không? 

Khác nhau giữa Tình yêu tuổi học trò và Tình yêu trưởng thành

Độ tuổi bắt đầu mối quan hệ

Độ tuổi để bắt đầu tình yêu học trò đúng như tên gọi của nó. Hai người đang còn là học sinh, sinh viên với tuổi đời còn khá trẻ trong khoảng mười tám đôi mươi.

Trong khi đó, độ tuổi để bắt đầu một tình yêu trưởng thành thường rơi vào khoảng 24-25 trở đi, khi hai người đã có nhiều trải nghiệm hơn trong cuộc sống.

Quan niệm về tình yêu

Tình yêu tuổi học trò thường bắt đầu khi hai người đang còn trẻ trung với tuổi đời ít ỏi, nên quan niệm về tình yêu thường non nớt, thậm chí “trẻ con” hơn. Chẳng hạn, tình yêu tuổi học trò thường có xu hướng kiểm soát người yêu gặp hay không được gặp ai.  Cặp đôi trưởng thành không sợ những người mới gặp hoặc tình cũ của người yêu. Họ tin tưởng vào tình yêu và tin tưởng vào người mà họ thương.

Tình yêu tuổi học trò đến từ hai người chưa trưởng thành, nên suy nghĩ tình yêu phải luôn dính chặt với nhau, ép nhau thật chặt, thậm chí ép nhau thành một. Trong khi đó, tình yêu trưởng thành luôn xem mình và đối phương là hai con người tách biệt đến với nhau để hoàn thiện cho nhau hơn. Tình yêu đối với họ không phải là chất kết dính hai người thành một mảnh trọn vẹn, mà là động lực giúp cả hai mạnh mẽ, độc lập hơn; thúc đẩy nhau theo đuổi sở thích và đam mê. Hai con người tuy hai mà một, không gò bó ép uổng nhau.

Những hành động trong tình yêu

Tình yêu tuổi học trò và tình yêu trưởng thành khác nhau trong cả những hành động từ nhỏ đến trở thành thói quen trong tình yêu.

Cụ thể, tình yêu tuổi học trò là suốt ngày nhắn tin cho nhau. Trong khi đó, tình yêu tuổi trưởng thành là không kè kè bên điện thoại, nhưng biết gọi điện, nhắn tin cho nhau đúng lúc.

Tình yêu tuổi học trò muốn được thể hiện, chứng minh cho mọi người, muốn “khoe” trên mạng xã hội. Tình yêu trưởng thành là chỉ công khai vừa đủ, trên mạng xã hội lại càng phải ứng xử một cách thông minh.

Tình yêu của tuổi học trò không tính toán nhiều đến tương lai. Trong khi đó, tình yêu trưởng thành là có sự lo toan và chuẩn bị cho tương lai của cả hai.

Trong tình yêu tuổi học trò, nhiều chuyện bé cũng có thể thành to, do kinh nghiệm sống chưa nhiều, nhìn đâu cũng chỉ thấy tiêu cực. Tình yêu của người trưởng thành mang lại năng lượng tích cực, chuyện lớn thành chuyện nhỏ, chuyện nhỏ hoá không, biết cách để khiến mọi thứ xung quanh trở nên tốt đẹp hơn.

Tình yêu tuổi học trò luôn đề cao cái tôi của bản thân mỗi người. Tình yêu tuổi trưởng thành là biết dung hòa cái tôi, biết xin lỗi và nhường nhịn nhau để mối quan hệ không bị ảnh hưởng.

Tình yêu của tuổi học trò – giữa hai đứa trẻ luôn tồn tại những bí mật với nhau. Tình yêu của tuổi trở thành là cả hai luôn cần thành thật với nhau để thấu hiểu, lắng nghe nhau nhiều hơn. Từ đó, tạo nền tảng tốt cho mối quan hệ ngày càng tiến xa hơn.

Tình yêu của tuổi học trò có thể là tình đầu nên quá khứ không phải là yếu tố quan trọng, hoặc kể cả trải qua nhiều mối tình, giữa những người trẻ tuổi thiếu kinh nghiệm sống vẫn có thể sẽ có xu hướng phán xét quá khứ của nhau. Trong khi đó, tình cảm của người trình không chỉ chấp nhận quá khứ của đối phương, mà còn muốn hàn gắn lại vết thương cho người đó. Họ biết cách hướng tầm mắt ra khỏi những sai lầm và thiếu sót cũ để nhìn được xa hơn về một tương lai kề vai hạnh phúc.

********************

 

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/tinh-yeu-tuoi-hoc-tro-la-gi-dang-di-hoc-co-nen-yeu-khong/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp