Tổng hợp các đề đọc hiểu câu chuyện của hai hạt mầm

0
820
Rate this post

Cùng tìm hiểu một số đề đọc hiểu câu chuyện về hai hạt mầm.

Đề số 1:

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 8:

Câu chuyện của hai hạt mầm

Có hai hạt mầm nằm cạnh nhau trên một mảnh đất màu mỡ. Hạt mầm thứ nhất nói:

– Tôi muốn lớn lên thật nhanh. Tôi muốn bén rễ sâu xuống lòng đất và đâm chồi nảy lộc xuyên qua lớp đất cứng phía trên.. Tôi muốn nở ra những cánh hoa dịu dàng như dấu hiệu chào đón mùa xuân.. Tôi muốn cảm nhận sự ấm áp của ánh mặt trời và thưởng thức những giọt sương mai đọng trên cành lá.

Và rồi hạt mầm mọc lên.

Hạt mầm thứ hai bảo:

– Tôi sợ lắm. Nếu bén những nhánh rễ vào lòng đất sâu bên dưới, tôi không biết sẽ gặp phải điều gì ở nơi tối tăm đó. Và giả như những chồi non của tôi có mọc ra, đám côn trùng sẽ kéo đến và nuốt ngay lấy chúng. Một ngày nào đó, nếu những bông hoa của tôi có thể nở ra được thì bọn trẻ con cũng sẽ vặt lấy mà đùa nghịch thôi. Không, tốt hơn hết là tôi nên nằm ở đây cho đến khi cảm thấy thật an toàn đã.

Và rồi hạt mầm nằm im và chờ đợi.

Một ngày nọ, một chú gà đi loanh quanh trong vườn tìm thức ăn, thấy hạt mầm nằm lạc lõng trên mặt đất bèn mổ ngay lập tức.

Trong cuộc sống sẽ luôn có những cơ hội cho những ai dám chấp nhận mạo hiểm, trải nghiệm những thử thách, mạnh dạn vượt qua những khuôn khổ lối mòn để bước lên những con đường mới.

(Theo Hạt giống tâm hồn, Fisrt New và NXB TP HCM)

Câu hỏi:

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là gì?

Câu 2: Nêu nội dung chính của văn bản trên

Câu 3: Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật trong lời nói của hạt mầm thứ nhất.

Câu 4: Chỉ ra sự khác nhau về quan điểm sống được thể hiện trong lời nói của hai hạt mầm.

Câu 5. Lời nói của hai hạt giống được viết bằng các kiểu câu khác nhau. Đó là kiểu câu nào? Nêu ý nghĩa của cách sử dụng các kiểu cầu khác nhau đó?

Câu 6. Thông điệp được tác giả gửi gắm trong câu chuyện trên?

Câu 7. Nếu được lựa chọn, em sẽ là hạt giống nào? Giải thích lí do của lựa chọn đó?

Câu 8. Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về vai trò của ước mơ trong cuộc sống.

Trả lời:

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là gì?

– Tự sự.

Câu 2: Nêu nội dung chính của văn bản trên

– Qua câu chuyện về hai hạt mầm nằm trên mảnh đất màu mỡ, văn bản muốn khẳng định ý nghĩa của lối sống biết mơ ước, muốn cống hiến, dám đương đầu với thử thách để có cuộc sống tươi đẹp.

Câu 3: Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật trong lời nói của hạt mầm thứ nhất.

– Biện pháp điệp ngữ “tôi muốn”

– > Nhằm gây sự chú ý, khẳng định, nhấn mạnh và diễn tả những khát khao, mong mơ của hạt mầm thứ nhất.

– Liệt kê: Muốn lớn lên thật nhanh, muốn bén rễ sâu xuống lòng đất; đâm chồi nảy lộc xuyên qua lớp đất cứng phía trên; muốn nở ra những cánh hoa dịu dàng như dấu hiệu chào đón mùa xuân; muốn cảm nhận sự ấm áp của ánh mặt trời và thưởng thức những giọt sương mai đọng trên cành lá.

– > tác dụng: Giúp tăng hiệu quả diễn đạt; nhằm diễn tả các khía cạnh mong muốn được đầy đủ, rõ ràng, chi tiết hơn đến với người đọc, người nghe;

– Nhân hóa: Sự vật (hạt mầm) biết trò chuyện, xưng hô như người (tôi), biết bộc lộ suy nghĩ như người (muốn)

– > Tác dụng: Giúp sự vật hiện lên sống động, gợi hình, gợi cảm; đồng thời nhấn mạnh, diễn tả khao khát của hạt mầm thứ nhất; gợi lối sống cống hiến, đam mê hành động.

Câu 4: Chỉ ra sự khác nhau về quan điểm sống được thể hiện trong lời nói của hai hạt mầm.

– Hạt mầm thứ nhất: Có cách sống khát khao cống hiến, đam mê hành động, đầy mơ ước, khát khao vươn tới những điều tốt đẹp, không sợ đương đầu với thử thách.

– Hạt mầm thứ hai: Có cách sống an toàn, sống hèn nhát, thụ động, luôn sợ hãi, chỉ thích an phận thủ thường.

Câu 5. Lời nói của hai hạt giống được viết bằng các kiểu câu khác nhau. Đó là kiểu câu nào? Nêu ý nghĩa của cách sử dụng các kiểu cầu khác nhau đó?

* Hạt giống thứ nhất:

– Kiểu câu đơn: Tôi muốn lớn lên thật nhanh. Tôi muốn bén rễ sâu xuống lòng đất và đâm chồi nảy lộc xuyên qua lớp đất cứng phía trên..

->Tác dụng của kiểu câu này: Thể hiện mong muốn, khát vọng mãnh liệt một cách dứt khoát, rõ ràng; thể hiện tính cách mạnh mẽ, quyết tâm của hạt mầm thứ nhất.

– Hạt giống thứ hai:

– Chủ yếu sử dụng kiểu câu ghép nêu giả thiết – kết luận: Và giả như những chồi non của tôi //có mọc ra, đám côn trùng// sẽ kéo đến và nuốt ngay lấy chúng..

-> tác dụng của kiểu câu này: Thể hiện sự lưỡng lự, do dự, ngại ngần, không dám nghĩ dám làm của hạt mầm thứ hai; thể hiện lối sống mờ nhạt, đều đèu của hạt mầm thứ hai.

…………………………………….

Đề số 2:

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Câu chuyện của hai hạt mầm

Có hai hạt mầm nằm cạnh nhau trên một mảnh đất màu mỡ. Hạt mầm thứ nhất nói:

– Tôi muốn lớn lên thật nhanh. Tôi muốn bén rễ sâu xuống lòng đất và đâm chồi nảy lộc xuyên qua lớp đất cứng phía trên… Tôi muốn nở ra những cánh hoa dịu dàng như dấu hiệu chào đón mùa xuân… Tôi muốn cảm nhận sự ấm áp của ánh mặt trời và thưởng thức những giọt sương mai đọng trên cành lá.

Và rồi hạt mầm mọc lên.

Hạt mầm thứ hai bảo:

– Tôi sợ lắm. Nếu bén những nhánh rẽ vào lòng đất sâu bên dưới, tôi không biết sẽ gặp phải điều gì ở nơi tối tăm đó. Và giả như những chồi non của tôi có mọc ra, đám côn trùng sẽ kéo đến và nốt ngày lấy chúng. Một ngày nào đó, nếu những bông hoa của tôi có thể nở ra được thì bọn trẻ con cũng sẽ vặt lấy mà đùa nghịch thôi. Không, tốt hơn hết là tôi nên nằm ở đấy cho đến khi cảm thấy thật an toàn đã.

Và rồi hạt mầm nằm im và chờ đợi.

Một ngày nọ, một chú gà đi loanh quanh trong vườn tìm thức ăn, thấy hạt mầm nằm lạc lõng trên mặt đất bằng mồm ngay lập tức.

Trong cuộc sống sẽ luôn có những cơ hội cho những ai dám chấp nhận mạo hiểm, trải nghiệm những thử thách, mạnh dạn vượt qua những khuôn khổ lối mòn để bước lên những con đường mới.

(Hạt giống tâm hồn)

Câu 1. (0.5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên.

Câu 2. (0.5 điểm) Tìm điệp từ trong đoạn trích sau:

Tôi muốn lớn lên thật nhanh. Tôi muốn bén rễ sâu xuống lòng đất và đâm chồi nảy lộc xuyên qua lớp đất cứng phía trên… Tôi muốn nở ra những cánh hoa dịu dàng như dấu hiệu chào đón mùa xuân… Tôi muốn cảm nhận sự ấm áp của ánh mặt trời và thưởng thức những giọt sương mai đọng trên cành lá.

Câu 3. (1.0 điểm) Vì sao hạt mầm lại nằm im và chờ đợi.

Câu 4. (1.0 điểm) Bài học được rút ra cho chúng ta từ câu chuyện trên.

Gợi ý trả lời:

Câu 1 Phương thức biểu đạt chính của văn bản: tự sự 0.5
Câu 2 Điệp từ trong đoạn trích: Tôi muốn 0.5
Câu 3 Hạt mầm lại nằm im và chờ đợi: VI hạt mầm sợ nơi tối tăm, sợ đám côn trùng sẽ kéo đến và nuốt ngay, sợ bọn trẻ con cũng sẽ vặt lấy mà đùa nghịch nên nằm im cho đến khi cảm thấy thật an toàn đã. 1.0
Câu 4 Trong cuộc sống sẽ luôn có những cơ hội cho những ai dám chấp nhận mạo hiểm, trải nghiệm những thử thách, mạnh dạn vượt qua những khuôn khổ lối mòn để bước lên những con đường mới. 1.0

…………………………………………

Đề số 3:

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

CÂU CHUYỆN VỀ HAI HẠT LÚA

Có hai hạt lúa nọ được giữ lại để làm hạt giống cho vụ sau vì cả hai đều là những hạt lúa tốt đều to khỏe và chắc mẩy. Một hôm, người chủ định đem chúng gieo trên cánh đồng gần đó. Hạt thứ nhất nhủ thầm: “Dại gì ta phải theo ông chủ ra đồng. Ta không muốn cả thân hình phải nát tan trong đất. Tốt nhất ta hãy giữ lại tất cả chất dinh dưỡng trong lớp vỏ này và tìm một nơi lý tưởng để trú ngụ”. Thế là nó chọn một góc khuất trong kho lửa để lăn vào đó. Còn hạt lúa thứ hai thì ngày đêm mong được ông chủ mang gieo xuống đất. Nó thật sự sung sướng khi được bắt đầu một cuộc đời mới.

Thời gian trôi qua, hạt lúa thứ nhất bị héo khô nơi góc nhà bởi vì nó chẳng nhận được nước và ánh sáng. Lúc này chất dinh dưỡng chẳng giúp ích được gì nên nó chết dần chết mòn. Trong khi đó hạt lúa thứ hai dù nát tan trong đấy nhưng từ thân nó lại mọc lên cây lúa vàng óng, trĩu hạt. Nó lại mang đến cho đời những hạt lúa mới…
Đừng bao giờ tự khép mình trong lớp vỏ chắc chắn để cố giữ sự nguyên vẹn vô nghĩa của bản thân mà hãy can đảm bước đi, âm thầm chịu nát tan để góp cho cánh đồng cuộc đời một cây lúa nhỏ – đó là sự lựa chọn của hạt giống thứ hai.

(Theo Hạt giống tâm hồn, NXB Trẻ, 2004)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản?( 0,5 điểm)

Câu 2. Văn bản trên viết về sự việc gì? ( 0,5 điểm)

Câu 3. Dựa vào văn bản, hãy cho biết vì sao hạt lúa thứ hai “mong được ông chủ mang gieo xuống đất”? ( 0,5 điểm)

Câu 4. Nêu ý nghĩa của văn bản. (0,75 điểm)

Câu 5. Câu chuyện phê phán thói xấu nào của con người? (0,75 điểm)

Câu 6. Thông điệp sâu sắc nhất mà anh/chị rút ra từ văn bản là gì? (1,0 điểm)

Gợi ý trả lời:

Câu 1. PTBĐ chính: tự sự

Câu 2. Văn bản trên viết về sự lựa chọn cách sống và kết quả của cách lựa chọn đó của hai hạt lúa

Câu 3. Hạt lúa thứ hai “mong được ông chủ mang gieo xuống đất” vì nó biết chỉ khi được gieo xuống đất, nó mới được bắt đầu một cuộc sống mới

Câu 4. Ý nghĩa văn bản: Nhắn nhủ tới chúng ta thông điệp rằng hãy cứ mạnh mẽ đương đầu với thử thách, khó khăn để bứt phá làm nên điều kì diệu cho bản thân, cho cuộc đời

Câu 5. Câu chuyện phê phán thói hèn nhát, không dám đương đầu với khó khăn, thử thách, luôn trốn tránh trong sự an toàn vô nghĩa

Câu 6. Thông điệp sâu sắc nhất: Muốn sống một cuộc đời ý nghĩa, chúng ta phải mạnh mẽ dấn thân. Nếu cứ thu mình trong cai vỏ bọc an toàn, chúng ta rồi sẽ chỉ là những con người nhạt nhòa rồi tàn lụi dần. Muốn thành công, con người không có cách nào khác ngoài việc đương đầu với gian nan, thử thách.

………………………………………………….

Cùng tham khảo các đề đọc hiểu câu chuyện của hai hạt mầm – Theo Hạt giống tâm hồn để làm quen với các dạng câu hỏi đọc hiểu về văn bản này trong các kì thi em nhé!

 

 Giáo dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/tong-hop-cac-de-doc-hieu-cau-chuyen-cua-hai-hat-mam/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp