các đề văn về Lặng lẽ Sa Pa cùng những câu hỏi xoay quanh bài Lặng lẽ Sa Pa được tổng hợp dưới đây, nhằm giúp các em học sinh hiểu thêm về bài Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long. Thêm vào đó là việc giúp các em học sinh như tiếp cận được nhiều dạng câu hỏi, đề bài liên quan đến tác phẩm này hơn để không bỡ ngỡ trước các câu hỏi của đề kiểm tra, đề thi Văn lớp 9 và đề thi môn Văn tuyển sinh vào lớp 10.
I. Các câu hỏi xoay quanh bài Lặng lẽ Sa Pa
Ngoài những câu hỏi xoay quanh bài Lặng lẽ Sa Pa qua phần soạn bài Lặng lẽ Sa Pa – Nguyễn Thành Long trong SGK Ngữ văn lớp 9, các em học sinh còn có thể mở rộng thêm kiến thức với những câu hỏi được tổng hợp dưới đây nhằm phục vụ cho các em làm các đề văn về bài Lặng lẽ Sa Pa được đầy đủ và đạt điểm cao trong các bài thi, kiểm tra quan trọng.
Bạn đang xem: các đề văn về Lặng lẽ Sa Pa hay nhất – Văn mẫu 9
Câu 1: Tình huống cơ bản của truyện (Lặng lẽ Sa Pa) là như thế nào ? Vai trò của tình huống ấy đối với việc thể hiện nhân vật và chủ đề của truyện.
– Tình huống cơ bản của truyện “Lặng lẽ Sa Pa” chính là cuộc gặp gỡ của người thanh niên làm việc một mình ở trạm khí tượng với bác lái xe và hai hành khách trên chuyến xe ấy – ông hoạ sĩ và cô kỹ sư lên thăm trong chốt lát nơi ở và làm việc của anh thanh niên.
– Tình huống gặp gỡ này là cơ hội thuận tiện để nhân vật chính được hiện ra qua sự quan sát, suy nghĩ của những nhân vật khác, đặc biệt là ông hoạ sĩ già. Chính vì thế nhân vật chính không chỉ hiện ra một cách tự nhiên mà còn được soi chiếu, đánh giá từ cái nhìn và cảm xúc của những nhân vật khác, rồi lại tác động đến tình cảm và suy nghĩ của những nhân vật ấy.
Câu 2: Nêu cảm nhận của em về nhân vật anh thanh niên trong truyện “Lặng lẽ Sa Pa”.
Anh thanh niên là nhân vật chính của truyện, dù không xuất hiện ngay từ đầu truyện mà chỉ hiện ra trong cuộc gặp gỡ chốc lát giữa các nhân vật kia với anh, khi xe của họ dừng lại nghỉ nhưng đã dù để các nhân vật khác kịp ghi nhận một ấn tượng, một “ký hoạ chân dung” về anh rồi dường như anh lại khuất lấp vào trong mây mù bạt ngàn và cái lặng lẽ muôn thuở của núi cao Sa Pa.
– Hoàn cảnh sống và làm việc khá đặc biệt:
+ Một mình trên đỉnh núi cao 2600m quanh năm suốt tháng cô đơn giữa cỏ cây và mây mù lạnh lẽo. Công việc của anh là “đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dựa vào việc báo trước thời tiết hàng ngày, phục vụ sản xuất và chiến đấu. Ngày đêm 4 lần (1 giờ, 4 giờ, 11 giờ, 19 giờ) đều đặn và chính xác, đòi hỏi tinh thần trách nhiệm cao dù mưa nắng, gió bão, nửa đêm tuyết rơi đều phải đi ốp.
+ Tuy nhiên cái gian khổ của công việc chưa đáng sợ bằng cái gian khổ của hoàn cảnh sống, đó là sự cô đơn, vắng vẻ, quanh năm suốt tháng một mình trên đỉnh núi cao không một bóng người. Cô đơn đến mức “thèm người” quá phải kiểm kê dừng xe qua đường để được gặp người.
– Quả thực, điều kiện sống và làm việc đó là một thử thách lớn đối với tuổi trẻ vốn khát khao và hành động nhưng anh đã vượt qua hoàn cảnh bằng những suy nghĩ rất đẹp, giản dị mà sâu sắc.
+ Trước hết đó là ý thức về công việc của mình và lòng yêu nghề, thấy được ý nghĩa cao quý trong công việc thầm lặng của mình là có ích cho cuộc sống, cho mọi người. (Cụ thể khi ấy là cuộc kháng chiến chống Mỹ). Anh không tô đậm cái gian khổ của công việc, nhưng anh nhấn mạnh niềm hạnh phúc khi biết được mình đã góp phần phát hiện kịp thời một đám mây khô mà nhờ đó ô không quân ta hạ được bao nhiêu phản lực Mỹ trên cầu Hàm Rồng”.
+ Anh đã có những suy nghĩ và quan niệm đúng đắn về cuộc sống và công việc của con người. Công việc của anh gắn bó với bao người, hằng ngày anh vẫn phải 4 lần nói chuyện với trung tâm. Huống chi còn bao người làm việc trong hoàn cảnh khó khăn, cô độc hơn, chẳng hạn như anh bạn ở đỉnh Phan-xi-pang cao 3142m mới là độ cao lý tưởng! Nếu không có công việc, không vì công việc thì đó mới là cuộc sống cô đơn thực sự, buồn đến chết. Có lẽ đây là những tâm sự chân thành mà sâu sắc nhất của anh: “khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi việc của cháu gắn liền với công việc của bao anh em, đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chất mất”.
– Nhưng cuộc sống của anh không hề cô đơn vì anh còn có những nguồn vui khác nữa ngoài công việc – đó là niềm vui đọc sách mà anh thấy như lúc nào cũng có người để trò chuyện. (khi bác lái xe đưa gói sách cho anh, anh “mừng quýnh” như bắt được vàng.
+ Anh biết tổ chức, sắp xếp cuộc sống khoa học, ngăn nắp, tươi tắn, chủ động: đọc sách, chăm hoa, nuôi gà, tự học… Thế giới riêng của anh là công việc: “một căn nhà ba gian, sạch sẽ, với bàn ghế, sổ sách, biểu đồ, thống kê, máy bộ đàm”. Cuộc sống riêng của anh “thu gọn lại một goác trái gian với chiếc giường con, một chiếc bàn học, một giá sách”.
– Ở người anh thanh niên ấy còn có nhiều nét tính cách và phẩm chất rất đáng mến:
+ Sự cởi mở, chân thành, rất quý trọng tình cảm của mọi người, khao khát được gặp gỡ và trò chuyện với mọi người.. Biểu hiện:
- Tinh thần với bác lái xe, thái độ ân cần chu đáo khi tiếp đãi những người kháh xa đến thăm bất ngờ: pha nước, hái hoa tặng khách – cô gái Hà Nội đầu tiên sau 4 năm làm việc, đến thăm anh, thành thực bộc lộ “những điều mà đáng lẽ người ta chỉ nghĩ” đến cảm động.
- Đếm từng phút vì sợ hết mất ba mươi phút gặp gỡ vô cùng quý báu.
- Lưu luyến với khách khi chia tay, xúc động đến nỗi phải “quay mặt đi” và ấn vào tay ông hoạ sĩ già cái làn trứng làm quả, không dám tiễn khách ra xe dù chưa đến giờ “ốp”.
– Anh còn là người rất khiêm tốn, thành thực cảm thấy công việc và những lời giới thiệu nhiệt tình của bác lái xe là chưa xứng đáng, đóng góp của mình chỉ là bình thường nhỏ bé, anh vẫn thua ông bố vì chưa được đi bộ đội, trực tiếp ra chiến trường đánh giặc. Khi ông hoạ sĩ ký hoạ chân dung, anh từ chối, e ngại và nhiệt tình giới thiệu những người khác đáng vẽ hơn anh nhiều (ông kỹ sư ở vườn rau Sa Pa, anh cán bộ nghiên cứu bản đồ sét…).
=> Dù anh thanh niên chỉ xuất hiện trong khoảnh khắc của truyện, nhưng bằng vài chi tiết tiêu biểu, tác giả đã phác hoạ được chân dung nhân vật chính với những nét đẹp về tinh thần, tình cảm, cách sống và những suy nghĩ về cuộc sống, về ý nghĩa của công việc.
Câu 3: Nêu cảm nhận về nhân vật ông hoạ sĩ trong truyện “Lặng lẽ Sa Pa”.
– Dù không phải là nhân vật chính nhưng ông hoạ sĩ có vai trò rất quan trọng trong truyện: người kể chuyện đã nhập vào cái nhìn và những ý nghĩ của ông hoạ sĩ để trần thuật, để quan sát và miêu tả từ cảnh thiên nhiên đến nhân vật chính của truyện. Qua nhân vật này, tác giả muốn gửi gắm những suy nghĩ về con người, về cuộc sống, về nghệ thuật.
– Ông hoạ sĩ là người nghệ sĩ có tâm hồn nhạy cảm. Ngay từ những lời giới thiệu của bác lái xe về anh thanh niên, ông hoạ sĩ đã xúc động mạnh khi nhìn thấy người con trai tầm vóc bé nhỏ, nét mặt rạng rỡ từ trên sườn núi trước mặt chạy lại chỗ xe đỗ”. Sau đó ông lại ngạc nhiên khi thấy anh thanh niên đang hái hoa, cảm động và bị cuốn hút trước sự cởi mở chân thành của anh. Rồi ông lại cảm giác “mình bối rối” khi nghe anh thanh niên kể về công việc. Bằng sự từng trải nghề nghiệp và niềm khao khát của người nghệ sĩ sáng tạo đi tìm đối tượng của nghệ thuật, ông biết mình đang xúc động và bối rối vì đã “bắt gặp một điều thật ra ông vẫn ao ước được biết, một nét thôi dù khẳng định một tâm hồn, khơi gợi một ý sáng tác, một nét mới dù là giá trị một chuyến đi dài”. Anh thanh niên là một con người như thế và có thể là nhân vật tương lai trong một tác phẩm của ông.
– Cảm hứng được khơi gợi đã thôi thúc người hoạ sĩ sáng tác. Anh thanh niên muốn dành 20 phút để nghe chuyện dưới xuôi. Ông hoạ sĩ hứa mười ngày nữa trở lại, còn bây giờ ông muốn dành trọn vẹn 20 phút ngắn ngủi để hiểu thật kỹ về người thanh niên, về đối tượng mà ông đang định thể hiện trong bức tranh của mình. Ông muốn làm một bức phác hoạ chân dung về anh thanh niên nhưng làm thế nào “cho người xem hiểu được anh ta, mà không phải hiểu như mộtngôi sao xa? Và làm thế nào đặt được chính tấm lòng của nhà hoạ sĩ vào giữa bức tranh đó? Chao ôi, bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác, nhưng hoàn thành sáng tác còn là một chặng đường dài”.
Ông chấp nhận những thử thách của quá trình sáng tác, đã bắt cảm hứng của mình hiện lên trang giấy: “cũng may mà bằng mấy nét, hoạ sĩ đã ghi xong, lần đầu gương mặt của người thanh niên, người con trai ấy đáng yêu thật nhưng làm cho ông nhọc quá. Với những điều làm cho người ta suy nghĩ về anh. Và về những điều anh suy nghĩ”.
Những xúc cảm và suy tư của ông hoạ sĩ về anh thanh niên và về những vấn đề của nghệ thuật, của đời sống được gợi lên từ câu chuyện của anh thanh niên đã làm cho chân dung nhân vật chính thêm snág đẹpv à tạo nên chiều sâu tư tưởng.
Câu 4: Nhân vật cô gái trong “Lặng lẽ Sa Pa”:
Đây là cô gái dám rời Hà Nội, bỏ lại sau lưng “mối tình đầu nhạt nhẽo” để lên công tác ở miền cao Tây Bắc. Cuộc gặp gỡ bất ngờ với anh thanh niên, những điều anh nói, câu chuyện anh kể về những người khác đã khiến cô “bàng hoàng”, cô hiểu thêm cuộc sống một mình dũng cảm tuyệt đẹp của người thanh niên, về cái thế giới những con người như anh mà anh kể và về con đường có đang đi tới?”. Nhờ cái bàng hoàng ấy, cô mới nhận ra mối tình của mình bấy lâu nay nhạt nhẽo biết bao, cuộc sống của mình lâu nay tầm thường biết bao, thế giới của mình lâu nay nhỏ bé biết bao! Khoảnh khắc bàng hoàng ấy chính là sự bừng dậy của những tình cảm lớn lao, cao đẹp khi người ta bắt gặp được những ánh sáng đẹp đẽ toả ra từ cuộc sống, từ tâm hồn người khác.
Cùng với sự bàng hoàng ấy là “một ấn tượng hàm ơn khó tả dạt lên trong lòng cô gái. Không phải chỉ vì bó hoa rất to sẽ đi theo cô trong chuyến đi thứ nhất ra đời. Mà vì một bó hoa nào khác nữa, bó hoa của những háo hức và mơ mộng ngẫu nhiên anh dành cho thêm cô”. Cuộc gặp gỡ đã khơi lên trong tâm tư cô gái trẻ những tình cảm và suy nghĩ mới mẻ, cao đẹp về con người, về cuộc sống. Qua tâm tư của cô gái, ta nhận ra vẻ đẹp và sức ảnh hưởng của nhân vật anh thanh niên.
Câu 5: Viết một đoạn văn diễn dịch khoảng 12 câu: Những trang văn của Nguyễn Thành Long đã khắc hoạ thiên nhiên Sa Pa thật rực rỡ, nên thơ, giàu cảm xúc.
(Đoạn văn có sử dụng một câu thảm thán. Gạch 1 gạch chỉ rõ).
Có một Sa Pa của những rặng đào, những đàn bò lang cổ đeo chuông đang thung thăng gặm cỏ, khung cảnh chỉ có thể thấy ở rừng núi. Có một Sa Pa của nắng, nắng đem lại cho Sa Pa một vẻ đẹp mới: rực rỡ và bất ngờ. Ánh nắng dường như sáng dần lên trong khung cảnh thiên nhiên. Cái nắng chói chang được Nguyễn Thành Long miêu tả “đốt cháy rừng cây” và cái nắng vào cuối buổi trưa lại gay gắt hơn “ánh nắng như phủ khắp, mạ bạc cả con đèo”. Cảnh được quan sát từ trên cao trở xuống. Và ở góc độ ấy, thiên nhiên càng trở nên khoáng đạt, hùng vĩ hơn. Rừng cây như “một bó đuốc khổng lồ”, ánh nắng khiến thiên nhiên Sa Pa lặng lẽ, trầm mặc mà đầy sức sống. “Nắng bắt đầu len tới đốt cháy rừng cây”, dọc câu văn, ta cảm giác như nắng đang di chuyển, đang chạy dần trên các triền núi. Có thể nói câu văn miêu tả thiên nhiên đã làm thêm chất trữ tình cho câu chuyện. Bên cạnh Sa Pa của nắng còn có Sa Pa của mây: “mây cuộn tròn từng cục, rơi trên các vòn lá ướt sương…”. Dường như con người đang đi trong mây. Mây cũng hồn nhiên, tinh nghịch chui vào gầm xe. Và với thủ pháp nhân háo rất thú vị ấy, Sa Pa còn hiện lên với hình ảnh cây thông và những cái cây tử kinh – chủ bé nghịch ngợm nhô “cái đầu màu hoa cà lên trên màu xanh của rừng”. Cây tử kinh như hài hoà, nổi bật giữa màu xanh của rừng núi. Khung cảnh rất nên thơ và câu văn cũng đầy chất thơ. Khung cảnh mang vẻ đẹp bình yên, êm ả như không hề biết đến bom đạn, khói thuốc của chiến tranh. Dường như những thay đổi của cuộc sống không chạm được đến nơi đây. Nhan đề của truyện, thiên nhiên trong truyện cũng rất êm đềm, nhưng lặng lẽ mà không phẳng lặng, bình yên mà rất sống động.
Câu 6: Truyện ngắn Lặng Lẽ Sa Pa được xây dựng xoay quanh một tình huống truyện khá đơn giản mà tự nhiên. Tình huống đó là gì? Phân tích ý nghĩa của nó trong việc thể hiện nhân vật chính và chủ đề của truyện.
Một trong những yếu tố quan trọng làm nên thành công và sự hấp dẫn của truyện ngắn là nghệ thuật xây dựng tình huống. Tình huống trong Lặng Lẽ Sa Pa không bất ngờ, giật gân, hay là và độc đáo như các truyện ngắn khác mà rất nhẹ nhàng nhưng sâu sắc, đó là cuộc gặp gỡ giữa người thanh niên ở trạm khí tượng Yên Sơn với bác lái xe, ông họa sĩ già và cô kĩ sư trẻ. Thời gian diễn ra rất ngắn nhưng tình huống đã tạo sự thuận lợi để tác giả khắc họa chân dung nhân vật chính một cách tự nhiên, tập trung qua sự quan sát của các nhân vật khác qua chính lời lẽ và hành động của các nhân vật. Thông qua sự quan sát và cảm nhận ấy, Nguyễn Thành long đã làm nổi bật chủ đề tác phẩm: Trong cái lặng lẽ, vắng vẻ của núi cao Sa Pa, nơi nghe tên người ta chỉ nghi đến sự nghỉ ngơi, vẫn có bao người đang ngày đêm làm việc miệt mài, say mê cống hiến tuổi trẻ cho quê hương, đất nước. Đó là những gương mặt đáng ca ngợi và học tập.
Câu 7: “Lặng lẽ Sa Pa như một bức chân dung” (Nguyễn Thành Long), em hiểu thế nào về bức chân dung trong truyện ngắn này? Theo tác giả Nguyễn Thành Long, “nghĩ cho cùng, Lặng lẽ Sa Pa là một bức chân dung”.
Đó là bức chân dung người thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m, quanh năm mây phủ cây phong, một mình giữa cái lặng lẽ của Sa Pa. Tác giả gọi tác phẩm của mình là một bức chân dung bởi lẽ: ông chỉ để nhận vật chính (anh thanh niên) xuất hiện trong một cuộc gặp gỡ ngắn (nửa giờ đồng hồ) với ba nhân vật khác (ông họa sĩ, bác lái xe, cô kĩ sư trẻ). Cuộc sống, tình cảm, việc làm của anh hiện lên qua lời kể của bác lái xe, qua sự đơn giản, không xung đột, không thắt nút, kịch tinh, cao trao như nhiều truyện ngắn khác, nhẹ nhàng, bàng bạc một chất thơ mà thấm thía, sâu sắc. Qua những nét phác họa, chân dung nhân vật chính nổi bật lên nét đẹp tinh thần, tình cảm và lối sống tiêu biểu cho thanh niên thời đại Hồ Chí Minh.
Câu 8: Nêu những nét chính về tác giả Nguyễn Thành Long và tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa.
– Nguyễn Thành Long (1925-1991) quê huyện Duy Xuyên, tình Quảng Nam. Ông viết văn từ thời kì kháng chiến chống Pháp, một cây bút chuyên viết truyện ngắn và kí. Nét đặc sắc trong truyện ngắn của ông là luôn tạo được hình tượng đẹp, ngôn ngữ giàu chất thơ, trong trẻo, nhẹ nhàng.
– Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa viết vào năm 1970, sau chuyến đi thực tế Lào Cai của nhà văn, được in trong tập Giữa trong xanh (1972). Đây là truyện ngắn tiêu biểu cho phong cách Nguyễn Thành Long. Câu chuyện về những nhân vật không tên, tác giả muốn giới thiệu với người đọc về một vùng đất lặng lẽ mà thơ mộng, ở đó có những con người đang lao động thầm lặng, sau mê hiến dân tuổi trẻ và tình yêu của mình cho quê hương, đất nước.
– Tác phẩm chính: Bát cơm cụ Hồ (1953), Chuyện nhà chuyện xưởng (1962), Những tiếng vỗ canh (1967), Giữa trong xanh (1972), Nửa đêm về sáng (1978), Lí Sơn mùa tỏi (1980), Sáng mai nao, xế chiều nào (1984),…
Câu 9: Tóm tắt truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa
Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long được sáng tác năm 1970 trong một chuyến đi thực tế ở Lào Cai. Truyện kể về vùng đất Sa Pa và cuộc gặp gỡ tình cờ của bốn nhân vật: ông họa sĩ già, cô kĩ sư mới tốt nghiệp, bác lái xe và anh thanh niên cán bộ khí tượng trên đỉnh Yên Sơn, trong thời gian nửa tiếng dừng nghỉ. Ông họa sĩ, bác lái xe và cô gái lên thăm nơi ở và làm việc của anh thanh niên. Anh kể cho họ nghe về công việc và cuộc sống của mình – một công việc vô cùng quan trọng: đo gió, mưa, nắng… dự vào việc báo thời tiết hàng ngày phục vụ sản xuất và chiến đấu. Điều kiện làm việc khắc nghiệt, gian khổ và cô độc, nhưng anh rất yêu nghề, làm việc chính xác, hết mình. Ông họa sĩ đã lại kí họa chân dung về anh. Anh khiên tốn giới thiệu cho ông những người khác ở Sa Pa xứng đáng để vẽ hơn. Họ chia tay nhau trong tình cảm quyến luyến khi nắng đã mạ bạc cả con đèo.
Câu 10: Nêu cảm nhận của em về nhan đề Lặng Lẽ Sa Pa.
Tác giả đặt tên cho truyên ngắn của mình là Lặng lẽ Sa Pa hẳn là có dụng ý sâu xa. Từ lặng lẽ vừa gợi hình vừa gợi cảm. Lặng lẽ cả bề ngoài cảnh vật và bên trong công việc của mỗi người ở đây. Lặng lẽ đi với địa danh Sa Pa, người đọc tưởng chừng như câu chuyện nói về một vùng đất yên tĩnh, thơ mộng chỉ hợp với việc đi du lịch, nghỉ ngơi. Nhưng không phải thế, nơi ấy có những con người đang ngày đêm miệt mài, âm thầm, lặng lẽ, say mê với công việc của mình, cống hiế tuổi trẻ cho quê hương, đất nước. Lặng lẽ mà không hề lặng lẽ bởi nhiệt huyết của tuổi trẻ luôn sôi động trong chính công việc của mỗi người. Nhan đề đã gợi ra ý nghĩa triết lí ấy.
II. Các đề văn về Lặng lẽ Sa Pa – Nguyễn Thành Long
Các đề văn về Lặng lẽ Sa Pa được tổng hợp và hướng dẫn các em học sinh cách lập dàn ý, cách viết bài với nhiều bài văn mẫu tham khảo cho mỗi đề bài. Các em có thể tìm hiểu chi tiết cho từng đề bài dưới đây.
Đề 1: Phân tích nhân vật anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa ngắn gọn nhất
Đề 2: Phân tích truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long
Đề 3: Cảm nhận về nhân vật anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa
Đang cập nhật thêm…
Với các đề văn về Lặng lẽ Sa Pa cùng các câu hỏi xoay quanh bài Lặng lẽ Sa Pa ở trên, đã tổng hợp đầy đủ những nội dung chính xoay quanh tác phẩm, các em học sinh có thể từ đó liên hệ vào với đề bài cụ thể của mình để triển khai thành những bài văn chi tiết.
Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn
Chuyên mục: Tổng hợp