A. NHÌN CHUNG VỀ NỀN VĂN HỌC VIỆT NAM
Câu 1:
a. Bộ phận văn học chữ Hán
Bạn đang xem: Tổng kết phần văn học (tiếp theo) – Phần A
STT | Tác phẩm (Đoạn trích) | Tác giả | Thể loại |
1 | Con hổ có nghĩa | Vũ Trinh | Truyện |
2 | Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng | Hồ Nguyên TRừng | Truyện |
3 | Sông núi nước Nam | Lí Thường Kiệt | Thơ |
4 | Phò giá về kinh | Trần Quang Khải | Thơ |
5 | Thiên Trường vãn vọng | Trần Nhân Tông | Thơ |
6 | Côn Sơn Ca | Nguyễn Trãi | Thơ |
7 | Chiếu dời đô | Lí Công Uẩn | Chiếu |
8 | Hịch tướng sĩ | Trần Quốc Tuấn | Hịch |
9 | Nước Đại Việt ta | Nguyễn Trãi | Cáo |
10 | Bàn luận về phép học | Nguyễn Thiếp | Tấu |
11 | Chuyện người con gái Nam Xương | Nguyễn Dữ | Truyện |
12 | Chuyện cũ trong phủ chú Trịnh | Phạm Đình Hổ | Tùy bút |
13 | Hoàng Lê nhất thống chí | Ngô gia văn phái | Tiểu thuyết |
b.
Văn học chữ Nôm
STT | Tác phẩm (Đoạn trích) | Tác giả | Thể loại |
1 | Sau phút chia li | Đoàn Thị Điểm |
Thơ song thất lục bát |
2 | Bánh trôi nước | Hồ Xuân Hương | Thơ tứ tuyệt |
3 | Qua Đèo Ngang | Bà Huyện Thanh Quan |
Thơ thất ngôn bát cú |
4 | Bạn đến chơi nhà | Nguyễn Khuyến |
Thơ thất ngôn bát cú |
5 | Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác | Phan Bội Châu |
Thơ thất ngôn bát cú |
6 | Đập đá ở Côn Lôn | Phan Châu Trinh |
Thơ thất ngôn bát cú |
7 | Muốn làm thằng Cuội | Tản Đà |
Thơ thất ngôn bát cú |
8 | Hai chữ nước nhà | Trần Tuấn Khải | Song thất lục bát |
9 | Chị em Thúy Kiều | Nguyễn Du | Truyện thơ |
10 | Cảnh ngày xuân | Nguyễn Du | Truyện thơ |
11 | Kiều ở lầu Ngưng Bích | Nguyễn Du | Truyện thơ |
12 | Mã Giám Sinh mua Kiều | Nguyễn Du | Truyện thơ |
13 | Thúy Kiều báo ân báo oán | Nguyễn Du | Truyện thơ |
14 | Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga | Nguyễn Đình Chiểu | Truyện thơ |
15 | Lục Vân Tiên gặp nạn | Nguyễn Đình Chiểu | Truyện thơ |
Câu 2
:
Văn học dân gian | Văn học viết |
Sáng tác vô danh, mang tính tập thể |
Sáng tác cá nhân, có tên tác giả |
Khó xác định chính xác thời điểm ra đời |
Dễ xác định chính xác thời điểm ra đời |
Lưu truyền bằng hình thức truyền miệng, sau này được ghi chép lại |
Lưu truyền bằng văn tự ( văn bản) |
Thường có dị bản ở các vùng, miền khác nhau |
Chỉ có một bản duy nhất, không có dị bản |
Thể loại đặc trưng, văn học viết không lặp lại : thần thoại, truyền thuyết, cổ tích. |
Thể loại khá phong phú : thơ, truyện, tiểu thuyết, tùy bút… |
Câu 3: Ảnh hưởng của văn học dân gian với văn học viết :
- Tác giả dùng những câu tục ngữ, thành ngữ của văn học dân gian trong lời văn, lời thơ của mình : Bảy nổi ba chìm ( Hồ Xuân Hương), Kiến bò miệng chén, kẻ cắp bà già gặp nhau, bướm lả ong lơi,…(Truyện Kiều – Nguyễn Du)
- Tác giả sử dụng thể thơ lục bát – thể thơ ra đời từ rất sớm, thể hiệ trong các bài ca dao.
- Tác giả dùng cốt truyện dân gian để viết truyện thơ, truyện cổ tích có cách kết thúc khác. Ví dụ : tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương…
- Tác giả viết dưới sự gợi cảm hứng của một tác phẩm văn học dân gian nào đó. Ví dụ : bài Con cò của Chế Lan Viên.
Câu 4: Tinh thần yêu nước là một nội dung nổi bật trong ba thời kì văn học : Chủ nghĩa yêu nước, tinh thần yêu nước luôn là đối tượng, nguồn cảm hứng cho sáng tác của nhiều tác giả :
- Thời trung đại ( thế kì X – XIX) : thể hiện trong các áng thơ : Sông núi nước Nam, phò giá về Kinh, Bình Ngô đại cáo, Hịch tướng sĩ, Thuật hoài…
- Đầu thế kỉ XX – CMT8 1945 : thể hiện qua các tác phẩm của Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Hồ Chí Minh…
- Sau cách mạng tháng Tám, tinh thần yêu nước thể hiện trong các tác phẩm : Làng, Lặng lẽ Sa Pa, Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Những ngôi sao xa xôi, Đoàn thuyền đánh cá…
Câu 5: Biểu hiện của tư tưởng nhân đạo:
- Ca ngợi, khẳng định những giá trị tốt đẹp của con người.
- Tố cáo, lên án những thế lực đen tối, phản động, chà đạp lên phẩm chất và nhân cách con người.
- Tin tưởng vào bản chất tốt đẹp, lương thiện của con người.
- Bảo vệ, bênh vực quyền sống, quyền hạnh phúc của con người, nhất là phụ nữ và trẻ em.
Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn
Chuyên mục: Tổng hợp