Trắc nghiệm bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm

0
62
Rate this post
Câu 1. Tác giả của bài thơ Nhàn là ai?

A. Nguyền Trãi

B. Nguyễn Bỉnh Khiêm

C. Nguyễn Dữ

Bạn đang xem: Trắc nghiệm bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm

D. Phạm Đình Hổ

Câu 2. Bài thơ Nhàn được trích trong tập thơ nào?

A. Bạch Vân am thi tập

B. Bạch Vân quốc ngữ thi

C. Ức trai thi tập

D. Quốc âm thi tập

Câu 3. Thể thơ của bài thơ Nhàn là gì?

A. Thể thơ thất ngôn bát cú biến thể

B. Thất ngôn tứ tuyệt

C. Thất ngôn bát cú

D. Ngũ ngôn

Câu 4. Nội dung nào không đúng khi nói về bài thơ Nhàn?

A. Ca ngợi cuộc sống thanh nhàn.

B. Thể hiện vẻ đẹp nhân cách và trí tuệ của tác giả.

C. Thể hiện quan niệm về cuộc sống nhàn tản.

D. Mong ước được sống xa lánh cuộc đời.

Câu 5. Biện pháp nghệ thuật nào được tác giả sử dụng hiệu quả trong bài thơ Nhàn?

A. Phép điệp ngữ

B. Phép đối

C. Phép so sánh

D. Phép nhân hóa

Câu 6. Dụng cụ nào không được nói đến trong bài thơ Nhàn?

A. Mai

B. Cày

C. Cuốc

D. Cần câu

Câu 7. Cuộc sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm ở thôn quê là một cuộc sống như thế nào?

A. Thanh đạm

B. Khắc khổ

C. Thiếu thốn

D. Đầy đủ

Câu 8. Món ăn giản dị nào không được Nguyễn Bỉnh Khiêm nhắc đến trong bài thơ Nhàn?

A. Măng

B. Trúc

C. Rau muống

D. Giá

Câu 9. Yếu tố “thanh” trong từ nào dưới đây không đồng nghĩa với các từ còn lại?

A. Thanh đạm

B. Thanh bần

C. Thanh thiên

D. Thanh cao

Câu 10. Nơi vắng vẻ trong bài thơ Nhàn được hiểu là một nơi như thế nào?

A. Nơi không có người ở.

B. Nơi không có người cầu cạnh ta và cũng không có cầu cạnh người.

C. Nơi tĩnh tại của thiên nhiên và cũng là nơi thảnh thơi của tâm hồn.

D. Hai ý B và C

Câu 11. Quan niệm nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm không mang ý nghĩa nào?

A. Sống nhàn, tránh vất vả cực nhọc về thể chất.

B. Sống hòa hợp với thiên nhiên.

C. Sống đạm bạc mà thanh nhàn.

D. Phủ nhận danh lợi, giữ cốt cách thanh cao.

Câu 12. Giá trị nội dung của bài thơ Nhàn là gì?

A. Ước muốn về cuộc sống thanh nhàn của tác giả.

B. Lời giãi bày về cuộc sống ẩn dật, thanh nhàn xa rời danh lợi với chốn quan trường.

C. Thể hiện quan niệm nhân sinh của nhà thơ.

D. Thể hiện nhân cách của nhà thơ.

Câu 13. Dòng nào không thể hiện quan niệm về khôn, dại của Nguyễn Bỉnh Khiêm?

A. Thoát ra ngoài vòng ganh đua của thói tục.

B. Sống tốt cho riêng mình.

C. Không bị cuốn hút bởi tiền tài, địa vị.

D. Tâm hồn an nhiên, khoáng đạt.

Câu 14. Bài thơ không đề cập đến phương diện nào của chân dung con người Nguyễn Bỉnh Khiêm?

A. Sự nghiệp

B. Cuộc sống

C. Nhân cách

D. Trí tuệ

Câu 15. Đặc sắc về ngôn ngữ biểu đạt của bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm là:

A. Cô đọng, hàm súc

B. Cầu kì, trau chuốt

C. Tự nhiên, mộc mạc mà ý vị

D. Chân thực, gần với ca dao

Câu 16. Quan niệm về khôn, dại ở hai câu thơ trong bài thơ Nhàn có mối liên hệ với câu tục ngữ nào?

A. Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng.

B. Ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác.

C. Xởi lởi trời cởi cho, so đo trời co lại.

D. Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài.

đáp án Trắc nghiệm bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm

Câu Đáp án Câu Đáp án
Câu 1 B Câu 9 C
Câu 2 B Câu 10 D
Câu 3 C Câu 11 A
Câu 4 A Câu 12 C
Câu 5 B Câu 13 B
Câu 6 B Câu 14 D
Câu 7 B Câu 15 C
Câu 8 C Câu 16 A

Trắc nghiệm Ngữ văn 10 bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm giúp ôn tập và củng cố kiến thức bài học trong chương trình Ngữ văn lớp 10

Giáo dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Tác giả: https://thcs-thptlongphu.edu.vn – Trường Lê Hồng Phong
Nguồn: https://thcs-thptlongphu.edu.vn/trac-nghiem-bai-tho-nhan-cua-nguyen-binh-khiem/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp