Trắc nghiệm bài Uy-Lít-Xơ trở về

0
111
Rate this post
Câu 1. Sử thi Ô-đi-xê là tác phẩm nổi tiếng của nước nào?

A. Ấn Độ.

B. Hy Lạp.

C. Ai Cập.

Bạn đang xem: Trắc nghiệm bài Uy-Lít-Xơ trở về

D. Italia.

Câu 2. Chiếc giường mà Uy-lít-xơ làm có đặc điểm gì nổi bật ?

A. Không ai có thể xê dịch đi đâu được, trừ thần linh.

B. Được kê bằng những tảng đá thật khít nhau.

C. Được làm bằng thân và cành cây ô-liu.

D. Được làm bằng những tấm da màu đỏ rất đẹp.

Câu 3. Sử thi Ô-đi-xê là câu chuyện về người anh hùng nào?

A. Ô-đi-xê

B. Hô-me-rơ

C. A-sin

D. Uy-lít-xơ

Câu 4. Uy-lit-xơ được coi là biểu tượng cho?

A. Tình yêu thiên nhiên

B. Tình bạn trung thành

C. Sức mạnh của thể chất

D. Vẻ đẹp của trí tuệ

Câu 5. Chiếc giường trong đoạn trích có đặc điểm gì nổi bật?

A. Được trang trí bằng vàng, bạc

B. Được trải một tấm vải màu đỏ

C. Được kê bằng những tảng đá

D. Chân giường được làm từ gốc cây ôliu lá dài.

Câu 6. Nhân vật Pê-nê-lôp luôn được nhắc đến với phẩm chất nào?

A. Thận trọng

B. Mưu trí

C. Khôn ngoan

D. Sáng suốt

Câu 7. Vì sao Pê-nê-lôp đem chiếc giường chứ không phải vật khác để thử thách Uy-lit-xơ?

A. Vì chiếc giường có bí mật riêng mà chỉ có hai người biết

B. Vì chiếc giường gắn liền với tình nghĩa vợ chồng

C. Vì nàng luôn nhớ đến người chồng suốt hai mươi năm xa cách

D. Vì chiếc giường có bí mật riêng, gắn liền tình nghĩa với người chồng xa cách hai mươi năm mà nàng luôn chờ đợi

Câu 8. Chi tiết nào không miêu tả thái độ của Pê-nê-lôp khi nhận ra Uy-lit-xơ?

A. Bủn rủn chân tay

B. Chạy lại, nước mắt chan hòa

C. Ôm lấy cổ chồng, hôn lên trán chồng

D. Khóc nức nở, không nói được một lời

Câu 9. Trong đoạn trích, biện pháp nghệ thuật nào không sử dụng để khắc họa tính cách nhân vật?

A. Xây dựng hoàn cảnh đầy kịch tính

B. Miêu tả tâm lí nhân vật qua dáng diệu, cử chỉ, cách ứng xử…

C. Phân tích, mổ xẻ tâm lí nhân vật

D. Xây dựng đối thoại của nhân vật thành những đoạn thuyết lí hoàn chỉnh

Câu 10. Đoạn trích “Uy-lít-xơ trở về” có mấy nhân vật?

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Câu 11. Con trai của Uy-lít-xơ tên là gì?

A. Ơ-ri-clê

B. Tê-lê-mac

C. A-sin

D. Hô-me-rơ

Câu 12. Nhũ mẫu Ơ-ri-clê đã nhận ra Uy-lít-xơ qua dấu hiệu nào?

A. Mái tóc

B. Vòng tay

C. Vết sẹo

D. Dáng đi

Câu 13. Nàng Pê-nê-lốp đã chờ đợi Uy-lít-xơ trong vòng bao nhiêu năm ?

A. 10

B. 20

C. 30

D. 40

Câu 14. Niềm hạnh phúc đoàn viên của vợ chồng Uy-lit-xơ được so sánh với hình ảnh gì?

A. Đất liền và đại dương

B. Thần biển Pô-đi-ê-đông và những người đi biển

C. Niềm hạnh phúc của những người đi biển bị đắm thuyền sống sót trở về đất liền

D. Niềm hạnh phúc của những người đi biển chiến thắng đại dương

Câu 15. Uy-lít-xơ được coi là biểu tượng về điều gì ?

A. Sức mạnh và vẻ đẹp của thể chất .

B. Sức mạnh và vẻ đẹp của trí tuệ.

C. Khát vọng phiêu lưu mạo hiểm.

D. Lòng yêu thiên nhiên say đắm.

Câu 16. Trước sự việc Uy-lít-xơ trở về, Pê-nê-lốp tỏ ra là người như thế nào?

A. Thông minh

B. Vui tính

C. Hay nghi ngờ

D. Rất thận trọng

Câu 17. Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng ở cuối đoạn trích miêu tả cuộc đoàn viên của Uy-lít-xơ và Pê-nê-lốp?

A. Phóng đại

B. Ẩn dụ

C. So sánh mở rộng

D. Nhân hóa

Câu 18. Sử thi Ô-đi-xê kể lại chuyện gì?

A. Câu chuyện về Uy-lít-xơ hạ thành Tơ-roa.

B. Câu chuyện về cuộc trở về quê hương của Uy-lít-xơ sau khi hạ thành Tơ-roa.

C. Câu chuyện về cuộc trở về quê hương của Ô-đi-xê-uýt sau khi hạ thành Tơ-roa.

D. Cả B và C đều đúng.

Câu 19. Chủ để chính của Ô-đi-xê là gì?

A. Chinh phục thiên nhiên để khai sáng, mở rộng giao lưu của người Hi Lạp cổ đại.

B. Chiến tranh mở rộng bờ cõi của người Hi Lạp cổ đại.

C. Cả hai đều dúng.

D. Cả hai đều sai.

Câu 20. Tại sao Pê-nê-lốp không tin Uy-lít-xơ đã trở về?

A. Vì sau hai mươi năm chờ đợi, nàng nghĩ rằng chàng đã chết.

B. Vì nàng nghĩ nếu là Uy-lít-xơ thật, thì chàng cũng không thể giết hết bọn cầu hôn 108 tên.

C. Nàng nghĩ câu chuyện của nhũ mẫu Ơ-ri-clê kể chỉ là do “ý định huyền bí của thần linh bất tử”.

D. Cả A, B và C đều đúng.

Câu 21. Tên nhân vật nào sau đây không có trong đoạn trích “Uy-lit-xơ trở về”?

A. Ơ-ri-clê

B. Tê-lê-mac

C. Ca-lip-xô

D. Pê-nê-lốp

Câu 22. Điền khuyết: “Hình tượng Uy-lit-xơ là biểu tượng về sức mạnh của …, …, nghị lực của con người cùng với khát vọng tìm hiểu, chinh phục thế giới xung quanh và niềm mơ ước một cuộc sống hòa bình, văn minh, hạnh phúc.”

A. Trí khôn, ý chí.

B. Thông minh, ý chí.

C. Tinh thần, ý chí.

D. Trí tuệ, ý chí.

Câu 23. Trước khi tham gia đánh thành Tơ-roa, Uy-lít-xơ đã làm gì và ở đâu?

A. Làm vua ở đảo I-tác, thuộc A-cai.

B. Làm vua ở đất A-cai.

C. Quan lớn ở đất I-tác, thuộc A-cai.

D. Nhà quý tộc ở đất I-tác, thuộc A-cai.

Câu 24. Đoạn trích “Uy-lít-xơ trở về” là khúc ca thứ mấy trong tác phẩm sử thi Ô-đi-xê?

A. XXII

B. XXIV

C. XXIII

D. XXVI

Câu 25. Ai đã nói với Pê-nê-lốp rằng nàng là một người “tàn nhẫn và lòng độc ác quá chừng”?

A. Tê-lê-mac.

B. Uy-lit-xơ.

C. Ơ-ric-lê.

D. Người kể chuyện.

Câu 26. Hình tượng Uy-lit-xơ chính là sự lí tưởng hóa:

A. Sức mạnh kì diệu của trí tuệ con người.

B. Năng lực kì diệu của sức mạnh con người.

C. Ý chí kì diệu của trí tuệ con người.

D. Lòng chung thủy kì diệu của tâm hồn con người.

Câu 27. Dòng nào nói đúng quy mô sử thi Ô-đi-xê?

A. Dài 12.110 câu thơ đôi chia làm 24 khúc ca.

B. Dài 12.110 câu thơ và chia làm 24 khúc ca.

C. Dài 13.110 câu thơ và chia làm 24 khúc ca.

D. Dài 13.110 câu thơ đôi và chia làm 24 khúc ca.

đáp án Trắc nghiệm bài Uy-Lít-Xơ trở về

Câu Đáp án Câu Đáp án
Câu 1 B Câu 15 B
Câu 2 A Câu 16 D
Câu 3 D Câu 17 C
Câu 4 D Câu 18 D
Câu 5 D Câu 19 A
Câu 6 A Câu 20 D
Câu 7 D Câu 21 C
Câu 8 D Câu 22 D
Câu 9 C Câu 23 A
Câu 10 C Câu 24 C
Câu 11 B Câu 25 A
Câu 12 C Câu 26 A
Câu 13 B Câu 27 B
Câu 14 C

Bộ câu hỏi trắc nghiệm bài Uy-Lít-Xơ trở về có đáp án chi tiết giúp bạn ôn tập, củng cố kiến thức về tác phẩm Uy-Lít-Xơ trở về (Hô-me-rơ)

Giáo dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Tác giả: https://thcs-thptlongphu.edu.vn – Trường Lê Hồng Phong
Nguồn: https://thcs-thptlongphu.edu.vn/trac-nghiem-bai-uy-lit-xo-tro-ve/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp