Tràng Giang mang vẻ đẹp vừa cổ điển vừa hiện đại. Phân tích bài thơ để làm sáng tỏ nhận xét trên

0
128
Rate this post

Đề bài: Tràng Giang mang vẻ đẹp vừa cổ điển vừa hiện đại. Anh/chị hãy Phân tích bài thơ Tràng giang để làm sáng tỏ nhận xét trên

trang giang mang ve dep vua co dien vua hien dai phan tich bai tho de lam sang to nhan xet tren

Tràng Giang mang vẻ đẹp vừa cổ điển vừa hiện đại. Phân tích bài thơ để làm sáng tỏ nhận xét trên
 

Bạn đang xem: Tràng Giang mang vẻ đẹp vừa cổ điển vừa hiện đại. Phân tích bài thơ để làm sáng tỏ nhận xét trên

Bài làm:

Trước Cách mạng Tháng tám năm 1945, nền Văn học Việt Nam mang âm hưởng chủ đạo về cái tôi trữ tình, về nỗi buồn vô định. Thơ ca xoay quanh con người, đặt cá nhân là cá thể cao nhất, đáng quý nhất. Một trong những tác phẩm nổi bật nhất của thời kì Thơ mới bấy giờ là “Tràng Giang” của Huy Cận – một tay bút cứng cựa của nhóm bút “Tự lực văn đoàn”. Vẻ đẹp thiên nhiên là nguồn cảm hứng chủ đạo trong bài thơ, qua đó, tác giả thể hiện nỗi lòng buồn thương vời vợi, xót xa cho một lớp người nhỏ bé, vô định. Nỗi u sầu tạo nên linh hồn của tác phẩm đã mang đến vẻ đẹp vừa cổ điển lại vừa hiện đại, vừa mới lạ, khác biệt nhưng lại gần gũi, thân thương đến không ngờ.

Hoạt động chủ yếu vào thời kì 30 – 45, thơ Huy Cận là tiếng thơ sầu thảm của một kẻ say tình, vô phương hướng, một thi sĩ tài hoa nhưng chưa tìm ra được lối đi đúng đắn cho bản thân. Sau Cách mạng, thơ ông mang tư tưởng lạc quan, yêu đời, được định hướng bởi công cuộc giải phóng và xây dựng đất nước với những bài ca lao động, chiến đấu. “Tràng Giang” được sáng tác trước Cách mạng, nằm trong tập “Lửa thiêng”, tập thơ đầu tay của tác giả. Lấy bối cảnh từ tầm nhìn của nhân vật trữ tình vào một buổi chiều tàn bên bãi Chèm bờ sông Hồng, tác phẩm là sự giao thoa những vẻ đẹp mang tính thời đại, vừa có âm hưởng cổ điển từ những điển cố, điển tích xưa cũ của thơ nôm, thơ đường, nỗi buồn gợi lên từ cảnh vật quen thuộc, nhưng qua ngòi bút và cá tính thơ của tác giả, những chất liệu quen thuộc ấy trở nên khác biệt, độc đáo và hiện đại hơn.

Từ cách lựa chọn tên bài thơ, tác giả đã làm toát lên vẻ đẹp hiện đại pha lẫn hơi thở cổ điển thuần túy. “Tràng giang” là con sông dài, nhưng tác giả lại mượn hai từ Hán Việt, “tràng” là dài, “giang” là sông. Dựa trên mặt âm điệu, “tràng giang” khiến cái tên trở nên dài hơn, mở ra cho người đọc một cảm giác bất tận. Cách sử dụng từ Hán Việt khiến tên bài thơ có phần tao nhã, gợi liên tưởng về những dòng sông trong thơ Đường, thơ Nôm ngày xưa

Mở đầu bài thơ là lời đề tựa:

Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài

Câu đề ngắn gọn nhưng lại mở ra một dòng cảm xúc mãnh liệt. “Bâng khuâng”, cái suy tư của một tâm hồn nhạy cảm. Trước “trời rộng”, “sông dài” lao la bát ngát, trái tim con người rung lên một nhịp cảm “bâng khuâng”. Nỗi nhớ nhung dường như thêm dằn vặt, u uất. Giữa cảnh thiên nhiên vừa cao vời vợi, vừa xa tít tắp, lòng người không tránh khỏi nỗi ưu sầu không tên. Ẩn sau sóng nước là tâm trạng con người, con người mượn hình ảnh thiên nhiên để nói lên lòng mình, hay lòng người đã hòa quyện cùng thiên nhiên, để thấy buồn tủi, đơn côi giữa vũ trụ vô tận. Vẻ đẹp cổ điển giao hòa cùng hiện đại rất nhẹ nhàng, tình tự mà khắc khoải khôn nguôi. Từ xưa đến nay, con người luôn bị động lòng trước cái đẹp, nhất là khi cảm thấy trơ trọi giữa khung cảnh quá đỗi rộng khắp. Nỗi buồn mang tính thời đại, từ đời này qua đời khác, chẳng bao giờ có thể nhạt phai từ trong tấm lòng những con người nhạy cảm.

Vẻ đẹp cổ điển được thể hiện ở những câu thơ đầu tiên của tác phẩm:

Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp
Con thuyền xuôi mái nước song song.
Thuyền về nước lại sầu trăm ngả
Củi một cành khô lạc mấy dòng.

Liên tiếp những từ láy cuối câu, “điệp điệp”, “song song” mang hơi thở cổ điển, gợi tả những con sóng nối đuôi nhau xô vào bờ cát. Những con sóng lăn tăn gối đầu lên nhau, để mặc gió, mặc nước đẩy về miền vô tận. Trên sự “song song” của nước, “điệp điệp” của sóng ấy là hình ảnh con thuyền xuôi mái nước. Hai từ láy ở đây đã phát huy tác dụng triệt để, khiến cho câu thơ trở nên động. Như một thước phim quay chậm, con thuyền dần hiện ra từ rặng cây phía xa, lặng lờ trôi theo dòng nước chảy, thanh thoát, nhẹ nhàng. Dường như, sự chuyển động của con thuyền nhẹ đến nỗi không cảm nhận được sự khuấy động của mặt nước. Cái lặng lẽ đến từ nét thanh tao của thơ ca cổ điển, nơi con người cảm nhận vẻ đẹp bằng tâm hồn, bằng trí óc. Dòng sông chảy mãi đưa theo con thuyền đi xa, chẳng có cảnh đẹp nào trữ tình hơn, thơ mộng hơn vậy nữa

Chìm đắm trong vẻ đẹp sử thi ấy là nỗi niềm con người:

Thuyền về nước lại sầu trăm ngả
Củi một cành khô lạc mấy dòng.

Câu thơ dễ gợi liên tưởng đến lời một bài hát:

Chỉ có thuyền mới hiểu, biển mênh mông nhường nào
Chỉ có biển mới biết, thuyền đi đâu về đâu

Thuyền và biển, hay thuyền và nước vốn là cặp hình ảnh song hành với nhau. Thuyền gắn liền với nước, nước đẩy thuyền đi xa rồi lại về tới bến bờ. Ở đây, nước và thuyền lại đang đứng trước cảnh biệt li, chia lìa, vì thế mà nước “sầu trăm ngả”, sao mà đau đớn, tang thương. Nước buồn hay người buồn, con thuyền đi rồi khiến lòng người cô tịch, quạnh hiu, đành mượn nước để nói ra tấm lòng mình. Nỗi buồn được đẩy đến cao trào với câu thơ: “Củi một cành khô lạc mấy dòng”. Phép đảo ngữ thay vì “Một cành củi khô lạc mấy dòng” lại là “củi một cành khô lạc mấy dòng. Từ “củi” được đảo lên đầu càng làm tăng sự đơn côi, trơ trọi, cùng với số từ “một” chỉ số ít. Cành củi đã tội nghiệp, lại còn là cành củi “khô” cạn kiệt sức sống, “lạc” giữa vũ trụ bao la, mênh mông bể sở. Nỗi sầu ở đây là nỗi buồn vô định, mất phương hướng cho số kiếp dập dềnh, không nơi nương tựa. Lòng người đọc không khỏi cảm thấy cô liêu, choáng ngợp trước cái bao la của đất trời rồi lại tự thương cho kiếp người nhỏ bé, yếu mềm. Sử dụng biện pháp cổ điển quen thuộc tả cảnh ngụ tình, tác giả mở ra một tâm trạng u sầu. Nỗi buồn luôn là tinh thần chủ đạo trong hầu hết các bài thơ của thời kì Thơ mới, nỗi buồn từ con người lam sang cảnh vật, con người buồn thương vì cô đơn, trống vắng, vì sợ không tìm được người tri âm, đồng cảm.

Huy Cận sử dụng một loạt những điển cố, điển tích và những hình ảnh quen thuộc của thơ Đường, vận dụng khéo léo và tài tình vào tác phẩm của mình:

Lơ thơ cồn cỏ gió đìu hiu
Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều
Nắng xuống, trời lên sâu chót vót
Sông dài, biển rộng, bến cô liêu
Bèo dạt về đâu, hàng nối hàng,
Mênh mông không một chuyến đò ngang.
Không cần gợi chút niềm thân mật
Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng.
Lớp lớp mây cao đùn núi bạc
Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa.

Hình ảnh hoang vu của một buổi chiều tà dần hiện ra với những sự vật điểm xuyết trên nền trời ráng lam chiều buồn bã ấy. Từ láy “lơ thơ”, “đìu hiu” chỉ sợ ít ỏi, thưa thớt. Một khung cảnh u sầu, xác xơ, sự vật thì nhỏ bé, ít ỏi, âm thanh “tiếng làng xa vãn chợ chiều” lại lúc gần lúc xa, lúc có lúc không, văng vẳng đâu đây. Sử dụng cả thính giác và thị giác, tác giả miêu tả khung cảnh ven sông Hồng giống như một bức tranh thủy mặc ngày xưa. Có điểm chút phơ phất của cồn cát nhỏ bé, gió khe khẽ lay động những hàng cây còn sót lại, âm thanh chỉ còn là tiếng vẳng từ đâu dội lại. Rõ ràng là có âm thanh, nhưng từ “đâu đó” lại muốn phủ định. Ấm thanh của cuộc sống cũng chỉ loáng thoáng, thưa thớt đến vậy thôi, chẳng hề có sự náo nhiệt, rộn ràng của buổi chiều cơm nước đầm ấm, quây quần. Phóng tầm mắt ra xa tìm kiếm chút màu nắng, nhân vật trữ tình thu trọn vào mắt mình khoảnh khắc giao hòa của chiều và tối:

Nắng xuống, trời lên sâu chót vót
Sông dài, trời rộng, bến cô liêu.
Bèo dạt về đâu, hàng nối hàng,
Mênh mông không một chuyến đò ngang.

Những hình ảnh quen thuộc trong Đường thi lần lượt xuất hiện, nắng, trời, sông, biển, bèo dạt, chuyến đò. Ánh mắt nhà thơ lần lượt lướt qua từng sự vật hòng tìm kiếm một chút ấm áp để an ủi bản thân, nhưng, cảnh nhiều đến thế nhưng cảnh chỉ mang một sắc thái cô quạnh, não nề. Cách miêu tả độc đáo “sâu chót vót” gợi ra một khoảng trời hun hút, bất tận. Điểm nhìn đi đến đâu, bầu trời lại rộng ra đến đó, không có hồi kết, con người như bị cuốn vào vũ trụ bao la. Bên trên là bầu trời rộng khắp cùng, bên dưới là dòng sông dài tít tắp không thấy nút thắt, chỉ có bến lơ lửng ở giữa, “cô liêu”, hiu hắt. Nhà thơ đứng ở bến để nhìn ngắm vạn vật, “bến cô liêu” hay chính Huy Cận cảm thấy lẻ loi, đơn độc.Ý thức được sự bé nhỏ của bản thân, chàng thi sĩ si tình ấy khéo léo lồng ghép hình ảnh đám bèo trôi nổi vô định để gợi nhắc tới chính mình. Hình ảnh từng khóm bèo trôi lặng lờ trên mặt nước thường được dùng trong những bài thơ cổ, tả cảnh sông nước làng quê. Nhắc đến cây bèo là nhắc tới sự rẻ mạt, “rẻ như bèo”, trôi nổi bấp bênh, bị cuốn theo chiều xoáy của dòng nước. “Bèo dạt về đâu, hàng nối hàng”, không chỉ có một khóm bèo nhỏ mà là cả một cụm, “hàng nối hàng”, tuy nhiều là thế nhưng cũng chẳng thể vững chãi đứng yên một chỗ mà chỉ khiến người đọc cảm thấy một sự rợn ngợp trước thiên nhiên quá đỗi mênh mang. “Bờ xanh tiếp bãi vàng”, cách viết khiến không gian như trở nên bất tận, bờ này nối tiếp bãi kia, gối đầu lên nhau trải dài bất tận. Trong cái bao trùm của thiên nhiên ấy, dấu hiệu của con người, của sự sống đã thưa thớt nay dường như còn biến mất:

Mênh mông không một chuyến đò ngang
Không cầu gợi chút niềm thân mật.

Không một sự liên lạc, một mối liên kết nào giữa nơi đây và thế giới xung quanh. Nếu bên trên, hình ảnh con thuyền còn thoáng xuất hiện rồi rời đi, âm thanh tiếng chợ còn văng vẳng xa gần, thì giờ đây, ngay cả một chuyến đò qua sông cũng không hề tồn tại. Một mình nhà thơ bị bao vây bởi nỗi cô đơn giữa cảnh vật mênh mông. Chiếc thuyền kia có lẽ là vật duy nhất còn mang sắc màu cuộc sống, nay đã xa xôi tận bến nào, tâm hồn nhạy cảm chỉ còn lại một mình, biệt lập, cô quạnh, vô phương hướng.

Một nét đẹp rất tình được lấy chất liệu thơ Đường cổ điển trong “Tràng Giang” là câu thơ gợi tả sự hùng vĩ của thiên nhiên:

Lớp lớp mây cao đùn núi bạc

Ngày trước, Đỗ Phủ cũng có câu: “Mặt đất mây đùn cửa ải xa” trong “Thu Hứng”. Vào đến “Tràng Giang”, vẻ đẹp ấy vẫn mang âm hưởng dư ba, phòng khoáng. Tả cảnh mây núi, tác giả chấm phá những màu sắc đối lập, mây mù từng lớp, từng lớp gối đầu lên nhau, chồng chất, đùn đẩy, cùng với ánh sáng hắt lên sườn núi, làm ngọn núi như được dát bạc. Từ “đùn” khiến câu thơ như có sự chuyển động, những đám mây vần vũ trên ngọn núi, hết lớp này đến lớp khác nối đuôi nhau, giăng kín cả đỉnh núi thấp thoáng xa xa. Mượn tứ thơ cổ điển để tả cảnh ngụ tình, Huy Cận rất khéo léo khi biết chắt lọc những ngôn ngữ đắt giá để làm nổi bật lên cái cao, cái xa trong bức tranh sơn thủy hữu tình của mình.

Có thể nói, vẻ đẹp cổ điển trong “Tràng Giang” được bắt nguồn từ những hình ảnh quen thuộc, gần gũi trong thơ Đường. Tuy xuất thân tầng lớp tiểu tư sản, lại hoạt động trong thời kì Thơ mới, nhưng hồn thơ của Huy Cận ít bị lai căng, pha tạp, Tây hóa. Ông quay về với những chất liệu sử thi quen thuộc, cổ điển để lấy tư liệu cho tác phẩm của mình. Chính vì vậy, “Tràng Giang” có những nét đặc trưng của thơ cổ, vừa buồn thương, lặng lẽ vừa thi vị, dư ba.

Vẻ đẹp hiện đại trong “Tràng Giang” không có quá nhiều, chủ yếu, nét đẹp hiện đại cốt là để nêu cao tinh thần cái tôi đau khổ cho đúng với thể loại Thơ mới.

Lòng quê dợn dợn vời con nước
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.

“Dợn dợn” là từ láy vừa gợi tả sự gợn nhẹ của mặt nước, của những đợt sóng chùng chình, vừa gợi cảm nỗi gợn trong lòng, nỗi niềm bâng khuâng, đầy ưu tư. Nỗi niềm đó là nỗi nhớ quê hương, nỗi nhớ nhà, trong khung cảnh buổi chiều tàn lụi như thế, một niềm lưu luyến dành cho quê hương dâng tràn trong tâm hồn thi sĩ. Thì ra, cái đau buồn đến ám ảnh, đau buồn bao phủ cả vạn vật từ đầu tới giờ là nỗi nhớ quê thuần túy. “Khói hoàng hôn” ở đây là khói bếp, khói từ nồi cơm nghi ngút, làn khói của tuổi thơ khi còn được quây quần bên những người thân yêu. Tâm trạng chung của tất cả những nhà thơ trong phong trào Thơ mới bấy giờ là nỗi buồn. Nếu Xuân Diệu là nỗi buồn phi lý, buồn vì sợ thời gian, sợ thanh xuân trôi qua không kịp nắm giữ, Chế Lan Viên là nỗi buồn khao khát được giao hòa, được đồng cảm, thì Huy Cận buồn với một nỗi nhớ quê. Đứng bên bờ bãi sông Hồng vào cảnh chiều tàn đêm buông, nỗi nhớ ấy lại càng mãnh liệt, da diết. Suy cho cùng, cảm giác của Huy Cận lúc này cũng là nỗi khát khao được sẻ chia, được giao tiếp và được đồng cảm, đúng với nhịp thơ hiện đại của thời kì 30 – 45
“Tràng Giang” mang vẻ đẹp giao hòa giữa cái cũ và cái mới, cái cổ điển thi vị và nét hiện đại táo bạo. Cả bài thơ là một bức tranh thủy mặc với lối vận dụng hình ảnh, cách hành văn mang đậm tính Đường thi, hệ thống từ láy phong phú, gợi tả gợi cảm và những chi tiết điển hình như mây trời, sông nước, cánh chim, bèo dạt,… Người ta không thấy một sự quá cố hay gồng mình để thổi vào hồn thơ nét cổ kính, mà ngay cả thi đề, tác giả cũng bộc lộ một sự hiểu biết sâu sắc về văn hóa cũng như cung cách của thơ ca cổ điển. Đồng thời, những câu từ mang tính thời đại, sáng tạo, những hình ảnh độc lạ cùng tâm trạng buồn bã, thê lương và nỗi xót xa cho một cái tôi bé mọn đã tạo nên phong cách riêng không thể hòa lẫn của Huy Cận. Nếu nói “Tràng Giang” là một bức họa cổ điển buồn thương, thì Huy Cận đã hoàn thành xuất sắc vai trò của một nghệ sĩ khi thêm vào đó những gam màu trầm tối nhưng dứt khoát, mạnh mẽ, thể hiện cái tôi riêng biệt của mình trong làng nghệ thuật Việt Nam,

Vẻ đẹp hiện đại và cổ điển hòa hợp tinh tế đã mang lại cho “Tràng Giang” những nét độc lạ, mới mẻ. Đọng lại trong tâm trí người đọc là nỗi nhớ quê hương da diết, là chất trữ tình nồng cháy của một tâm hồn biết yêu, và là một bảo vật quý giá đã khai quật những nét cổ điển không bao giờ lỗi thời của thơ Đường, thơ Nôm cổ kính.

———————-HẾT———————–

Bài thơ Tràng Giang là tác phẩm nổi bật trong ngữ văn lớp 11, ngoài bài làm văn Tràng Giang mang vẻ đẹp vừa cổ điển vừa hiện đại. Phân tích bài thơ để làm sáng tỏ nhận xét trên, học sinh và giáo viên tham khảo các bài làm văn mẫu khác như Chứng minh thiên nhiên đẹp và gợi cảm qua những bài thơ Tràng giang, Đây mùa thu tới, Đây thôn Vĩ Dạ, Bình giảng khổ thơ sau trong bài thơ Tràng giang: “Lơ thơ cồn nhỏ… trời rộng, bến cô liêu.”,Phân tích hình ảnh thiên nhiên trong bài thơ Tràng giang, Cảm nhận về bài thơ Tràng giang của Huy Cận, Bức tranh Tràng giang và nỗi niềm của Huy Cận hay các phần Giáo án Tràng giang, Soạn văn lớp 11 – Tràng giang

Giáo Dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/trang-giang-mang-ve-dep-vua-co-dien-vua-hien-dai-phan-tich-bai-tho-de-lam-sang-to-nhan-xet-tren/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp