Trình bày suy nghĩ của em về tình cảm giữa Bấc và Thooc tơn

0
67
Rate this post

Trình bày suy nghĩ của em về tình cảm giữa Bấc và Thooc tơn thông qua các cư xử của Thoóc tơn đối với Bấc vô cùng đặc biệt và yêu thương như đối với một người bạn, một người đồng hành của mình.

Đề bài

Trình bày suy nghĩ của em về tình cảm giữa Bấc và Thooc tơn trong đoạn trích Con chó Bấc

Bạn đang xem: Trình bày suy nghĩ của em về tình cảm giữa Bấc và Thooc tơn

Tình cảm giữa Bấc và Thooc tơn:

1. Cách cư xử của Thoóc tơn đối với Bấc:

– Chào hỏi thân mật, túm chặt lấy đầu Bấc rồi dựa vào đầu mình, đẩy tới đẩy lui, trong tiếng rủa âu yếm “rủ rỉ bên tai”, trong tiếng kêu đầy vẻ ngạc nhiên: “Trời đất! Đằng ấy hầu như biết nói đấy!”

– Anh xem Bấc “như thể là con cái của anh vậy”. Trong ý nghĩ và tình cảm dường như Thoóc-tơn không coi Bấc chỉ là một con chó mà là người bạn đồng hành, là bạn bè của anh.

2. Tình cảm của Thoóc – tơn đối với Bấc là để cho thấy đó chính là động lực làm phát sinh, khơi dậy ở Bấc “Tình thương yêu sôi nổi, nồng cháy, thương yêu đến mức tôn thờ, thương yếu đến cuồng nhiệt”. Thiếu tình cảm ấy, sẽ không thể có ” tình yêu thương thực sự nồng nàn” mà Bấc dành cho người chủ lí tưởng của mình sẽ được bộc lộ ở những trang miêu tả sinh động sau đó.

Những bài văn mẫu hay nhất nêu suy nghĩ về tình cảm giữa Bấc và Thooc tơn

Cảm nhận về tình cảm giữa Bấc và Thooc Tơntrong bài Con Chó Bấc

So với các con chó khôn ngoan khác: “Con chó xấu xí” của Kim Lân, Mumu của Tuốc-ghê-nhép, con Mai-Cơn, con Rếch… hay gẩn gũi hơn là Con chó nhỏ mang giỏ hoa hồng của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh thì với chú chó Bấc, có phải Giắc Lân-đơn chỉ đơn thuần nói về sự khôn ngoan của nó hay là có một triết lí sâu xa nào đó mà ta chưa khai thác? Triết lí ấy có thể ta chưa thấy, hoặc chưa nhìn nhận thấu đáo được ngay lúc này, khi mà những trải nghiệm còn quá ít ỏi nhưng chắc chắc trong chúng ta, ai cũng cảm nhận được tình cảm sâu sắc mà chú chó Bấc dành cho chủ nhân của mình.

Tình cảm ấy được viết nên bởi một nhà văn trải qua thời thiếu niên vất vả, từng phải làm nhiều nghề để kiếm sống và sớm tiếp cận tư tưởng chủ nghĩa xã hội. Giắc Lân-đơn thường nhớ về đứa bé là mình lúc ấy “mơ tưởng đến một miếng thịt” và bản thân mình lúc ấy “như một con thú làm việc”. Ông tìm cách thoát khỏi trần ải lúc đó bằng hai con đường: một là văn học và hai là du ngoạn. Năm mười bảy tuổi, khi kiếm được một chiếc thuyền con và những khám phá từ chuyến du ngoạn biển cả đã giúp ông đoạt giải với thiên kí sự Bão biển Nhật Bản và là nguồn tư liệu quý báu để mười năm sau tiểu thuyết Bão biển ra đời.

Năm 1897, ông lại lên đường theo cơn sốt tìm vàng. Tuy nhiên, ông không quan tâm đến vàng mà quan tâm đến công sức của con người và nhất là những điều họ đã trải qua. Cũng chính từ những trải nghiêm thực tế ấy và niềm say mê, tài năng văn học, Giắc Lân-đơn là một trong những nhà văn hào kiệt xuất sắc của thế giới, thường được so sánh với Mác-xim Go-rơ-ki của Nga. Tác phẩm của Giắc Lần-đơn dù viết theo thể loại nào cũng tập trung vào hai mảng lớn là mối quan hệ giữa con người với con người và mối quan hệ ; giữa con người với tự nhiên. Đằng sau các tác phẩm của ông là những giá trị nhân văn sâu sắc, là tình yêu cao cả và sự hòa mình của con người với môi trường tự nhiên.

Văn bản Con chó Bấc trích từ tiểu thuyết Tiếng gọi nơi hoang dã cũng vậy. Tác phẩm kể về Bấc, một con chó bị bắt cóc đưa lên vùng Bắc Cực kéo xe trượt tuyết cho những người tìm vàng. Bấc đã trải qua cuộc sống ác mộng bên cạnh nhiều ông chủ độc ác. Chỉ riêng Giôn Thooc-tơn là người có lòng nhân từ đối với nó, cảm hóa được nó. Về sau khi Thooc-tơn chết, nó hoàn toàn dứt bỏ con người và đi theo tiếng gọi nơi hoang dã, trở thành một con chó hoang. Có lẽ, trong cuộc đời của Bấc, dù qua tay nhiều ông chủ nhưng người duy nhất cho nó tình thương và được nó coi như chủ nhân thực sự chỉ có một. Đó là Giôn Thooc-Tơn. Đoạn trích tập trung thể hiện tình cảm của Bấc dành cho vị chủ nhân này.

Tình cảm ấy không tự nhiên mà có, nó xuất hiện từ chính tình yêu thương chân thành của Thooc-Tơn đã cảm hóa Bấc. chính vì thế, trước khi thể hiện tình cảm Bấc dành cho Thooc-Tơn, Giắc Lân-đơn tập trung miêu ; tả tình cảm Thooc-Tơn dành cho Bấc trong sự so sánh với những con người khác. Nếu như các ông chủ khác chăm sóc Bấc chỉ vì nghĩa vụ “đã nuôi thì phải chăm sóc” và vì lợi ích kinh doanh “kéo xe trượt tuyết để đi tìm vàng” thì Thooc-Tơn yêu thương và chăm sóc Bấc bằng cả trái tim. Thooc-Tơn là ông chủ lí tưởng chăm sóc Bấc như thể “chúng là con cái của anh vậy”. Trong ý nghĩ, tình cảm dường như anh không xem Bấc là một con chó, mà là một người bạn cùng anh làm việc, cùng anh trải qua, nương tựa vào nhau vượt lên gian khổ trong cuộc sống, chính tình cảm ấy đã cảm hóa và bồi đắp tình cảm Bấc dành cho Thooc-Tơn. Con đường đến trái tim không có gì gần gũi và chân thật hơn là xuất phát từ trái tim. Và chỉ có một tình cảm mãnh liệt như thế mới đủ sức mạnh cảm hóa người khác.

Bấc dành cho Thooc-Tơn tình cảm đặc biệt, đó là tình yêu thương nồng nàn, sôi nổi, nồng cháy, tôn thờ và cuồng nhiệt. Đó là “tình yêu thưc sự và nồng nàn lấn đầu tiên phát sinh ra bên trong nó”. Trước kia, khi sống tại nhà thẩm phán Mi-lơ, nó chưa hề xuất hiện một tình cảm nào giống vậy, đó chỉ là “chuyện làm ăn cùng hội cùng phường”. Đó là tình cảm ngang hàng chứ không ngưỡng vọng như trong tình cảm dành cho Thooc-Tơn. Với những đứa cháu nhỏ trong gia đình ông Mi-lơ, đó là “trách nhiệm ra oai hộ vệ”; còn đối với ngài thẩm phán, đó là “thứ tình bạn trịnh trọng và đường hoàng”. Sự so sánh, nhớ lại ấy là cách để Bấc chứng minh, thể hiện tình cảm của mình với Thooc-Tơn – vị chủ nhân đặc biệt và duy nhất.

Tình cảm này ở Bấc cũng được biểu hiện rất đặc biệt trong việc tự so sánh với Ních và Xơ-kít. Nếu như Xơ-kít thể hiện tình cảm với Thooc-Tơn bằng sự nũng nịu vì vốn là một cô ả đơn giản và đơn điệu, có thói quen “thọc cái mũi của nó vào dưới bàn tay của Thooc-Tơn rồi hích, hích mãi cho đến khi được vỗ về. Mặc dù có phẩn mạnh mẽ hơn nhưng Ních cũng đơn giản, đơn điệu như Xơ-kít, lại có phần suồng sã trong hành động: “thường chồm lên tì cái đầu to tường của cu cậu lên đầu gối Thooc-Tơn”. Những nhận xét tỉ mỉ, tinh tế ấy không chỉ cho ta thấy nét riêng trong cách thể hiện tình cảm của từng con chó mà còn làm nổi bật nét khác biệt của Bấc.

“Bấc chỉ tôn thờ ở xa xa một quãng”. Mặc dù nó cũng sung sướng đến cuồng lên mỗi khi Thooc-Tơn chạm vào nó hoặc nói chuyện với nó, những nó không săn đón những biểu hiện ấy. Dù vậy, khi Thooc-Tơn biểu hiện tình cảm với mình, Bấc thể hiện bằng những cách rất riêng. Bấc tỏ ra sung sướng, ngây ngất mỗi khi được chủ ôm đẩu rủ rỉ rủa yêu, mỗi lúc ấy, Bấc cảm thấy “như quả tim mình nhảy tung ra khỏi cơ thể’. Nó “bật vùng dậy trên hai chân, miệng cười, mắt long lanh, họng rung lên những âm thanh không thốt nên lời, và cứ như vậy trong tư thế đứng yên bất động” khoái cảm vô tận.

Không chỉ thế, Bấc có tài “biểu lộ tình thương yêu gấn giống như làm đau người ta”. Nó thường “há miệng ra cắn lấy bàn tay Thooc-Tơn rồi ép răng mạnh đến nỗi vết răng hằn vào da thịt một lúc lâu”. Cách thể hiện tình yêu này cũng giống như tiếng rủa yêu của Thooc-Tơn là lời nói nựng, những cái cắn vờ ấy là cử chỉ vuốt ve của Bấc, mà nếu không đủ thân thiết và yêu thương, ta sẽ coi nó chẳng khác gì những vết cắn hằn học mà căm ghét, tức giận hay phẫn nộ với một chú chó.

Tình cảm của Bấc còn thể hiện trong những cử chỉ quan tâm thầm lặng. Nó thường “nằm phục ở chân Thooc-Tơn hằng giờ, mắt háo hức, tỉnh táo, ngước nhìn lèn mặt anh, chăm chú xem xét, hết sức quan tâm theo dõi từng biểu hiện thoáng qua, mọi cử động hoặc đổi thay trên nét mặt”. Cũng có khi nó “nằm ra xa hơn, vê một bền hoặc đằng sau anh, quan sát hình dáng của anh và từng củ động, thân thể anh.” Bấc luôn dõi theo Thooc-Tơn bằng tình yêu và sự quan tâm, dù ở ngay gẩn dưới chân anh hay nằm xa hơn nữa, thậm chí là sau này khi trở về cuộc sống hoang dã, Bấc vẫn dành sự quan tâm đặc biệt ấy cho Thooc-Tơn, trở về nơi đã lấy đi tính mạng anh trong nỗi xót thương, niềm đau và sự căm giận hành động độc ác của con người.

Cứ như thế, Bấc và Thooc-Tơn thể hiện tình cảm dành cho nhau bằng đôi mắt. Đôi mắt luôn hướng vể Thooc-Tơn của Bấc và đôi mắt giao cảm luôn ngoảnh lại nhìn Bấc, đôi mắt ánh tỏa “tình cảm tự đáy lòng” của Thooc-Tơn đáp lại “tình cảm của Bấc ngời ánh lên qua đôi mắt nó tỏa rạng ra ngoài”.

Bấc dành cho chủ nhân của mình một tình cảm phong phú và đặc biệt sâu sắc, vừa thương yêu, vừa tôn thờ, vừa kính ngưỡng, biết ơn, thuần phục tuyệt đối. Bấc có một tâm hổn khác hẳn những con chó khác. Sự nhạy bén và nhạy cảm còn khiến Bấc lo lắng vê’ tương lai. Việc thay đổi chủ liên tục để lại trong Bấc một nỗi ám ảnh, trong lòng nó “nảy sinh nỗi lo sỢ là không người chủ nào có thể gắn bó lâu dài”. Nên ngay cả đêm, “ngay trong các giấc mơ, nó cũng bị nỗi lo sỢ này ám ảnh. Những lúc ấy, nó vội vùng dậy không ngủ nữa, trườn qua lạnh giá đến tận mép lều, đứng đấy, lắng nghe tiếng thở đêu đêu của chủ”.

Chỉ có tình yêu thương đích thực mới khiến nó lo lắng như vậy. Song củng chính nối lo lắng ấy lại khiến người ta trần trọng mỗi khoảnh khắc còn được gần bên và gắn bó với nhau hơn. Đối với Bấc và vị chủ nhân đích thực này có lẽ cũng vậy.

Bấc đã yêu thương Thooc-Tơn bằng một tâm hồn phong phú. Nếu nhà thơ ngụ ngôn nước Pháp – La Phông-Ten để cho các loài vật của mình biết nói, cất lời như con người: “Con quái ác lại gầm lên: – Chính mày khuấy nước, ai quên đâu là/ Mày còn nói xấu ta năm ngoái” thì Giắc Lân-đơn ngược lại. Ông không nhân hóa Bấc như một con người mà miêu tả nó với tất cả những gì tự nhiên nhất của một con chó, nhưng qua đó vẫn bộc lộ được tình cảm của Bấc, cũng như tình yêu thương mà nhà văn dành cho loài động vật thông minh và trung thành này. Mặc dù Bấc không biết nói mà chỉ “hấu như biết nói”, nhưng Thooc-Tơn, hay chính Giắc Lân-đơn đã thấu hiểu được tâm hổn không nói được thành lời ấy. Trong tình yêu dành cho chủ nhân của mình, Bấc cũng biết suy nghĩ, biết vui mừng và lo sợ, Bấc cũng có những giấc mơ, đó là một đời sống tâm hồn nhạy cảm, phong phú đáng trân trọng.

Khắc họa điểu ấy, Giắc Lân-đơn đã dử dụng nghệ thuật miêu tả các chi tiết rất tinh tế và tỉ mỉ, kết hợp với miêu tả nội tâm của Bấc bằng trí tưởng tượng tuyệt vời và tình yêu thương loài vật sâu sắc. Những đặc sắc nghệ thuật này cùng với giá trị nội dung sâu sắc đã làm nên thành công của đoạn trích Con chó Bấc nói riêng, tiểu thuyết Tiếng gọi nơi hoang dã và những tác phẩm khác của ông nói chung.

Khi gẫp trang sách lại, câu chuyện của Bấc vẫn vang vọng trong lòng ta những rung động rất đẹp về tình yêu nồng nàn, chân thực, vượt qua mọi rào cản vê’ ngôn ngữ và giống loài. Đó cũng chính là sự cao cả của tình yêu khi vượt qua những dam mê vật chất, vượt qua chuyện làm ăn “cùng hội cùng phường”.

>> Xem thêm bài Soạn bài Con chó Bấc để ôn lại kiến thức

Cảm nhận tình cảm của Thoóc tơn đối với Bấc

Khi Giấc Lân-đơn viết Tiếng gọi nơi hoang dã, câu chuyện về chú chó Bấc, mọi tâm tư, tình cảm của nó được dựng lên hết sức sinh động, gần gũi đến mức nếu chưa nắm bắt được cốt truyện, bất chợt đọc một đoạn nào dó, bạn đọc dễ lầm tưởng nhân vật chính trong truyện là một con người. Mặc dù câu chuyện được kể từ ngôi thứ ba nhưng có thể coi đó là si hóa thân toàn vẹn của nhà văn vào nhân vật.

Đoạn trích hầu như không có sự kiện nào đáng kể, chỉ là những tâm tư, tình cảm của Bấc đối với chủ, thế nhưng đây lại là một trong nhiều đoạn văn thành công của tác phẩm. Một phần nguyên do là bởi trong đó, những tâm tư, tình cảm của Bấc đã được miêu tả hết sức sâu sắc, thể hiện khả năng quan sát và cảm nhận nhạy bén, tinh tế của nhà văn.

Đoạn mở đầu chỉ có tính chất giới thiệu, nhưng không vì thê mà kém sức hấp dẫn. Đó là một thứ tình cảm hoàn toàn mới mẻ mà Bấc chưa từng cảm thấy bao giờ. Đối chứng cụ thế là mối quan hệ của Bấc với các thành viên trong gia đình thẩm phán Mi-lơ:

– Với những cậu con trai của ông Thẩm, tình cảm ấy “chỉ là chuyện làm ăn cùng hội cùng phường”.

– Với những đứa cháu nhỏ của ông Thẩm, là “trách nhiệm ra oai hộ vệ”.

– Với ông Thẩm, đó là thứ “tình bạn trịnh trọng và đường hoàng”.

Trong những mối quan hệ này, Bấc có vị thế hoàn toàn khác với một con chó thông thường. Đó không phải là môi quan hệ của một con vật nuôi đối với chủ mà là mối quan hệ bình đẳng giữa một con người với một con người. Nhưng điều quan trọng nhất là trong khoảng thời gian đó, Bấc chưa bao giờ cảm thấy một “tình thương yêu sôi nổi, nồng cháy, thương yêu đến tôn thờ, thương yêu đến cuồng nhiệt” như tình cảm đối với Thoóc-tơn. Đó là một cách mở đầu thực sự ấn tượng.

Trong mối quan hệ với Thoóc-tơn, vị thế của Bấc cũng không thay đổi. Nó tự coi mình là một người bạn trung thành. Có lẽ điểm mấu chốt tạo nên sự khác biệt trong tình cảm của Bấc chính là cách nghĩ của Thoóc-tơn. Đôi với Thẩm phán Mi-lơ và những người chủ khác, Bấc chẳng qua cũng chỉ là một con vật nuôi mà thôi (nói như ngôn ngữ của Bấc thì đó là quan hệ thuần túy vì công việc), dù nó có lập được bao nhiêu chiến tích đi chăng nữa. Nhưng Thoóc-tơn thì khác. Anh thực sự coi Bấc như một người bạn và đối xử với nó cũng như với một người bạn.

Những sự việc hằng ngày diễn ra trong mối quan hệ giữa Thoóc-tơn và Bấc được tác giả kể lại rất giản dị nhưng có sức hấp dẫn thật đặc biệt. Những cử chỉ, hành động được miêu tả xen kẽ với những chi tiết cụ thể, sinh động cho thấy tình cảm của Thoóc-tơn dành cho Bấc đã vượt qua mối quan hệ chủ tớ thông thường. Anh chăm sóc những con chó “như thể chúng là con cái của anh vậy”. Bấc vốn là một con chó thông minh, nó hiểu những cử chỉ của chủ có ý nghĩa như thế nào, bởi vậy, nó cũng đáp lại bằng một tình cảm chân thành nhưng không kém phần nồng nhiệt. Bản thân nó quá đỗi vui sướng, đến độ “tưởng chừng như quả tim mình nhảy tung ra khỏi cơ thế vì quá ngây ngất”. Mỗi cử chỉ của Bấc cũng thể hiện quá nhiều ý nghĩa khiến cho Thoóc-tơn cũng như muốn kêu lên, tưởng như con chó đang nói với anh bằng lời chứ không phải chỉ qua hành động.

Cách biểu lộ tình cảm của Bấc cũng rất khác thường. Cái cách nó ép hai hàm răng vào tay chủ một lúc lâu cho thấy tình cảm của Bấc dành cho Thoóc-tơn mãnh liệt đến mức nào. Mặt khác, nó lại không hề vồ vập, săn đón như những con chó khác mà chỉ lặng lẽ tôn thờ, quan sát chủ theo một cách rất riêng mà chỉ nó mới có thể bộc lộ như vậy. Sự giao cảm bằng ánh mắt giữa nó và Thoóc-tơn đã nói lên tất cả sự ngưỡng mộ, thành kính, tình thương yêu của Bấc đối với người chủ mang trong mình những tinh cảm mà trước đó nó chưa từng cảm nhận được bao giờ.

Sự gắn bó về tình cảm giữa Bấc và chủ được thể hiện sâu hơn trong phần cuối của đoạn trích. Càng yêu chủ bao nhiêu thì Bấc lại càng sợ mất bấy nhiêu. Bởi vậy, nó luôn bám theo Thoóc-tơn và không rời anh nửa bước. Chi tiết Bấc không ngủ “trườn qua giá lạnh đến tận mép lều, đứng đấy, lắng nghe tiếng thở đều đều của chủ…” rất sống động, có sức diễn tả lớn hơn cả những lời giãi bày trực tiếp, nó biểu hiện khả năng quan sát và miêu tả rất tinh tế của tác giả.

Sức hấp dẫn của đoạn trích này nói riêng và cả truyện ngắn Tiếng gọi nơi hoang dã nói chung đối với bạn đọc còn ở ý nghĩa xã hội sâu sắc mà nó đã gợi lên. Trong cuộc đua tranh khốc liệt để giành giật của cải, giành giật sự sống của con người, mọi quan hệ tình cảm đều bị đẩy xuống hàng thứ yếu. Tình cảm, lòng yêu thương sâu sắc giữa Bấc và Thoóc-tơn là lời ca ca ngợi những tình cảm nhân hậu, cao quý, kêu gọi con người hãy tạm gác lại những đam mê vật chất để hưởng đến một cuộc sống tốt đẹp, có ý nghĩa hơn.

Tham khảoTóm tắt nội dung đoạn trích Con chó Bấc (trích Tiếng gọi nơi hoang dã)

Tình cảm sâu sắc mà chú chó Bấc dành cho Thooc Tơn 

Sự gắn bó đến mức yêu thương quyến luyến giữa con người với con vật và giữa con vật với con người là điều hết sức tự nhiên. Con người quý con vật vì chúng là những vật nuôi có ích, còn con vật thì hiền lành, nhớ bổn phận và biết đền ơn. Song quan hệ chỉ dừng ở đó, ở chỗ con vật nuôi dù quý chủ đến đâu cũng chỉ có tính chất bản năng. Tục ngữ có câu “Chó cậy gần nhà, gà cậy gần chuồng” thể hiện một phần tính chất bản năng đó. Tiểu thuyết Tiếng gọi nơi hoang dã với trích đoạn Con chó Bấc lần đầu tiên có một cái nhìn mới mẻ hơn, sâu sắc hơn, thấm thìa và cảm động hơn rất nhiều về mối quan hệ vốn giản đơn, quen thuộc ấy. Cái nhìn đậm chất nhân văn, sáng tạo trong cách thể hiện, mang đến cho con người một hạnh phúc nho nhỏ nhưng đáng quý biết bao.

Tình cảm của Thoóc-tơn với con chó Bấc là tình cảm yêu thương đậc biệt. Bấc là kẻ thấu hiểu và mang ơn. Trong ý nghĩ thầm kín và sâu xa, nó cảm thấy diễm phúc được gặp con người này, con người không chỉ cứu sống nó mà còn là một người cha. Chỉ là một người cha mới có khả năng chăm sóc “con cái” của mình như vậy, chăm sóc chu đáo, tận tình và không còn giới hạn của sự thương yêu. Vì sao lại như thế, Bấc chỉ còn biết tự trả lời “bởi vì anh không thể nào không chăm sóc. Và anh còn chăm sóc nhiều hơn nữa kia”. Ấy là chưa nói cái cách chăm sóc của Thoóc-tơn không giống bất kì ai và hơn bất kì ai, hơn những cậu con trai của ông Thẩm, hơn những đứa cháu nhỏ của ông Thẩm đã đành, còn hơn cả cách đối xử “trịnh trọng và đường hoàng” của chính ông Thẩm nữa. Cái cách mà Thoóc-tơn chuyện trò, những lời mà anh rủ rỉ được gọi là “tầm phào” ấy làm cho cả hai (người nói và kẻ nghe) thích thú. Còn thích thú hơn nữa, ấy là cử chỉ thân ái của anh “túm chặt lấy đầu Bấc rồi dựa đầu anh vào đầu nó”.

Trong những phút cao hứng này, Bấc còn nghe những tiếng rủa từ miệng anh khe khẽ thốt lên mà nó cho là “những lời nói nựng âu yếm”. Hạnh phúc lớn lao mà con Bấc có được từ Thoóc-tơn là không có gì so sánh được, “không có gì vui sướng bằng”. Những lúc được “đẩy tới đẩy lui” như thế của Thoóc-tơn, nó tưởng như “quả tim mình nhảy tung ra khỏi cơ thể”. Còn lúc buông ra rồi, nó như một đứa trẻ “bật vùng dậy trên hai chân, miệng cười, mắt long lanh”. Những âm thanh trong họng Bấc rung lên “không thốt nên lời” làm cho chính Thoóc-tơn không chỉ ngạc nhiên và mừng rỡ : “Trời đất ! Đằng ấy hầu như biết nói đấy !”. Đó là một đứa trẻ đang học nói, đang muốn nói bằng một thứ ngôn ngữ riêng mà con người vẫn có khả năng hiểu được. Điều kì lạ này không phải lúc nào cũng có thể xảy ra. Tất cả từ tấm lòng của Thoóc-tơn với con vật của mình. Tình yêu ấy, qua cảm nghĩ của Bấc được miêu tả bằng biện pháp song hành : lúc thì cử chỉ, khi thì lời nói, mở ra nhiều bình diện và nâng cấp, mỗi lúc một trìu mến, thương yêu lại tăng lên một bậc, tình nghĩa của Thoóc-tơn thật dồi dào không còn gì là giới hạn nữa.

Tình cảm của con Bấc đối với Thoóc-tơn là tình cảm tương ứng với những gì nó nhận được. Đó là thái độ thật sự mang ơn và ý thức đền ơn sâu sắc. Về thái độ chịu ơn, là con vật, Bấc suy nghĩ như một con người. Nó phân biệt được đúng sai và mức độ khác nhau của lòng tốt. Trước lúc gặp Thoóc-tơn, với những cậu con trai ông Thẩm nó chỉ biết đến mối quan hệ “chỉ là chuyện làm ăn cùng hội cùng phường” với những cậu con trai ông Thẩm nó chỉ có trách nhiệm “ra oai hộ vệ”. Riêng với ông Thẩm, nó nhận được tình bạn “trịnh trọng và đường hoàng” có nghĩa là vẫn có gì như xa cách, vẫn không có gì nhiều hơn cái “ý thức về nghĩa vụ và vể lợi ích kinh doanh”. Chỉ tới khi gặp được Thoóc-tơn, nó mới lạ lùng và choáng ngợp trước một cái gì lớn lao chợt đến. Ấy là tình thương yêu.

Câu văn miêu tả tâm trạng của Bấc như một tiếng reo vui: “Tình yêu thương, một tình yêu thương thực sự và nồng nàn lần đầu tiên phát sinh ra bên trong nó”. Bấc ngẫm nghĩ để rồi xác nhận một cái gì được khơi lên trong cơ thể, trong tâm hồn từ trước vẫn ngủ yên của nó, một “tình thương yêu sôi nổi, nồng cháy, thương yêu đến tôn thờ, thương yêu đến cuồng nhiệt”. Giữa cuộc đời rộng lớn, Bấc đã gặp không ít người, nhưng chỉ với Thoóc-tơn, nó mới nhận ra mái nhà của nó, nó mới thực sự thương yêu. Thái độ của nó là trách nhiệm của kẻ đền ơn, lấy thương yêu đền đáp lại thương yêu (chứ không phải là công lao kéo xe trượt tuyết giúp chủ tìm vàng ở vùng Bắc cực). Và cái cách đền ơn – nghĩa là ngôn ngữ của lòng thương yêu của nó cũng đặc biệt, trước hết vẫn là của một con vật tình nghĩa với con người, biểu lộ tình thương yêu gần giống nhừ làm đau người ta. Bấc thường “há miệng ra cắn lấy bàn tay Thoóc-tơn rồi ép răng xuống mạnh đến nỗi vết răng hàn vào da thịt một lúc lâu”. Bởi nó hiểu cử chi cắn vờ ấy là “cử chỉ vuốt ve”.

Tuy vậy, Bấc cũng là một con vật có bản lĩnh, nó biết tiết chế sự “vuốt ve”. Ở điểm này nó khác hẳn với cô ả Xơ-kít có thói quen “thọc cái mũi của nó vào dưới bàn tay” của chủ cho đến khi được vỗ vé, cũng khác với con Ních “thường chồm lên tì cái đầu to tướng của cu cậu lên đầu gối Thoóc-tơn”. Không táo tợn mà lặng lẽ, thâm trầm “xem xét” và theo dõi “từng biểu hiện thoáng qua, mọi cử động hoặc đổi thay trên nét mặt” Thoóc-tơn không phải để ngờ vực hay xét đoán vu vơ mà bằng niềm sung sướng thầm thì với đôi mắt “háo hức, tỉnh táo, ngước nhìn lên” thật là mãn nguyện. Chỉ cần thế thôi, thậm chí còn “xa hơn”, nó hiểu rằng cái gì sẽ đến. Giác quan đặc biệt từ sợi dây thần kinh mơ hồ mách bảo và nó đón nhận. Chỉ cần sức mạnh của ánh mắt Bấc không lời như thế, Thoóc-tơn sẽ quay đầu sang nhìn lại nó và đôi mắt anh “toả rạng tình cảm tự đáy lòng”, còn nó, đôi mắt nó cũng “ngời lên” như thế. Chỉ có điều, hạnh phúc đến với nó vì quá to lớn nên rất đỗi mong manh.

Nó sợ đến một lúc nào đó, một ngày nào đó, giấc mơ đẹp đẽ kia chỉ còn là ảo ảnh, sẽ biến mất, sẽ tuột khỏi tầm tay. Thực tế thường phũ phàng, cay đắng. Một con vật như nó nào có giá trị gì, việc thay đổi chủ nuôi như người thay áo, diễn ra luôn “xoành xoạch” như nó đã biết từ khi nó có mặt ở phương Bắc lạnh giá tới nay. Một ám ảnh, một cơn ác mộng vụt đến nếu như số phận của nó như những cuộc gặp gỡ vô duyên trước đó với Pê-rôn, Phư-răng-xoa, hay anh chàng người lai Ê-cốt. Vì thế, bằng cách của nó, theo cách nghĩ của nó, Bấc phải tìm cách đẽ phòng, phải gìn giữ. Cả ban ngày, lẫn ban đêm. Đêm đêm, trong nỗi lo sợ mơ hồ, Bấc thường đang ngủ vùng dậy “trườn qua giá lạnh đến tận mép lều, đứng đấy, lắng nghe tiếng thở đều đều của chủ”. Chỉ có tiếng thở bình yên của chủ mới có thể làm cho thần kinh hoảng loạn của Bấc trở về với trạng thái thăng bằng.

Bài văn là trích đoạn của một tiểu thuyết, nó chỉ là một mảnh nhỏ của đời sống hiện thực, một tâm trạng ở vào khoảnh khắc trong mối giao lưu giữa con vật với con người. Tính độc lập và trọn vẹn của đoạn văn chỉ là tương đối. Tuy vậy, ta vẫn nhận ra một tài năng trên nhiều phương diện. Đặc điểm bao trùm về mặt thể loại sáng tác là miêu tả kết hợp với chứng minh. Chứng minh ấy tạo nên cái mạch kết cấu toàn đoạn bắt đầu từ một nhận định mở đầu về tình yêu thương ở một con vật như con Bấc. Cái cách mà con Bấc chịu ơn và tìm cách đền ơn dường như rất dễ chia đoạn cũng bởi phương pháp chứng minh như vừa nói. Nhưng đi sâu vào các chi tiết về ý nghĩ và tâm trạng của con Bấc, ta lại gặp một thiên tài.

Ngòi bút miêu tả tâm trạng của con vật thật tinh tế mang nhiều màu sắc trữ tình tạo được ấn tượng sâu xa của lòng cảm mến. Biện pháp tu từ ở trích đoạn trên đây chủ yếu là biện pháp so sánh. So sánh tình cảm ớ những cung bậc khác nhau (ví dụ, giữa Bấc với gia đình Thẩm phán và giữa nó với người chủ mới Thoóc-tơn, so sánh giữa con vật này với con vật khác (so sánh với Xơ-kít, Ních), nhất là so sánh giữa con vật với con người khi Bấc vùng dậy trên hai chân với đôi mắt long lên đầy phấn khích. Trông nó không khác một con người chỉ có điều âm thanh mà nó phát ra chưa thật rõ ràng, rành mạch. Câu văn trong trích đoạn hầu hết là câu văn dài, nhiều vế, tạo nên sự trùng điệp cho cảm nghĩ đa tầng. Dụng ý ấy không ngoài mục tiêu khắc hoạ tính cách một con vât rất gần người – con Bấc. Chẳng hạn “con người này đã cứu sống nó, đó là một lẽ, nhưng hơn thế nữa…”. “Những người khác chăm nom chó của họ… còn anh…”. “Bấc thấy không có gì vui sướng bằng…”.

Những câu văn vừa gợi mở vừa trang trọng ấy gần với thơ ca, những vần thơ ca ngợi vẻ đẹp rất đáng ngợi ca. Tinh cảm cao quý geiữa con người với con vật và một hồi âm ít nhất là bằne như thế giữa con vật với con người.

————-

Với hướng dẫn chi tiết trên đây của Đọc tài liệu, hy vọng các em đã nắm được cách làm bài trình bày suy nghĩ về tình cảm giữa Bấc và Thooc tơn. Ngoài ra, rất nhiều bài Văn mẫu lớp 9 hay nhất cũng được chúng tôi chọn lọc và thường xuyên cập nhật để phục vụ việc học tập cho các em. Chúc các em luôn học tốt và đạt kết quả cao!

Trình bày suy nghĩ của em về tình cảm giữa Bấc và Thooc tơn trong bài Con chó Bấc (trích Tiếng gọi nơi hoang dã), tình yêu thương chân thành của Thooc-Tơn đã cảm hóa Bấc.

Giáo dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Tác giả: https://thcs-thptlongphu.edu.vn – Trường Lê Hồng Phong
Nguồn: https://thcs-thptlongphu.edu.vn/trinh-bay-suy-nghi-cua-em-ve-tinh-cam-giua-bac-va-thooc-ton/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp