Trong vai cô Út, kể lại truyện Sọ Dừa

0
76
Rate this post

Đề bài: Trong vai cô Út, em hãy kể lại truyện Sọ Dừa

trong vai co ut ke lai truyen so dua

Trong vai cô Út, kể lại truyện Sọ Dừa
 

Bạn đang xem: Trong vai cô Út, kể lại truyện Sọ Dừa

I. Dàn ý Trong vai cô Út, kể lại truyện Sọ Dừa (Chuẩn)

1. Mở bài

Hóa thân vào cô Út và giới thiệu câu chuyện sắp kể (câu chuyện về mối duyên giữa mình và Sọ Dừa)

2. Thân bài

Hóa thân vào cô út và kể theo trình tự câu chuyện:
– Sự ra đời thần kì của Sọ Dừa:
+ Mẹ Sọ Dừa uống nước mưa trong sọ dừa mà hoài thai
+ Hình dáng kì lạ, không giống người thường…(Còn tiếp)

>> Xem chi tiết Dàn ý Trong vai cô Út, kể lại truyện Sọ Dừa tại đây. 
 

II. Bài văn mẫu Trong vai cô Út, kể lại truyện Sọ Dừa (Chuẩn)

Tôi là cô Út trong một gia đình có ba chị em gái. Tôi may mắn lấy được một chàng trai khôi ngô, tài giỏi. Trong một lần đi sứ, khi quan trạng nhà tôi và các sứ giả khác bàn chuyện, tôi cùng các phu nhân ngồi thưởng trà với nhau. Sau khi nghe một vị phu nhân kể về mối lương duyên thú vị của họ, tôi cũng bèn kể câu chuyện dài giữa mình và chàng trạng nguyên Sọ Dừa.

Thuở trước, nhà tôi cũng được coi là bậc phú quý, có của ăn của để. Cha tôi thuê kha khá người ở, trong đó có hai vợ chồng ngoài năm mươi hiền lành, chịu khó. Họ hiền lành là vậy, nhưng ông trời lại chưa cho họ một mụn con nối dõi.

Mãi sau này, người vợ sinh ra một đứa bé không chân, không tay, tròn trịa chẳng khác nào quả dừa. Nghe mọi người kể, bà có mang khi vào rừng hái củi, khát nước nên uống nước mưa trong một cái sọ dừa. Có lẽ vì thế mà bà đặt cho con cái tên Sọ Dừa. Sọ Dừa đã từng bị mẹ vứt đi khi sinh ra thấy hình hài dị biệt, nhưng cậu đã cất tiếng xin mẹ:

– Mẹ ơi! Con là người đấy. Mẹ cho con sống với mẹ, đừng vứt con đi mà tội nghiệp.

Bao năm trôi qua, Sọ Dừa vẫn chỉ lăn lông lốc, chẳng thể làm việc gì như con nhà người ta. Người mẹ ngày càng phiền lòng hơn. Biết những muộn phiền của mẹ, Sọ Dừa vội xin mẹ nói với cha tôi đến ở chăn bò. Cha tôi ban đầu ngần ngại vì sợ người như cậu không thể chăn dắt tốt cho đàn bò. Nghĩ kĩ, cuối cùng cha vẫn đồng ý.

Trái ngược với sự nghi ngại của cha tôi và mọi người, Sọ Dừa chăn bò rất giỏi. Dù chỉ lăn theo sau đàn bò ra đồng rồi về chuồng nhưng ngày nào cũng như ngày nào, đàn bò no căng bụng. Cha tôi rất hài lòng.

Ngày mùa đến, cha sai ba chị em nhà tôi thay phiên nhau đem cơm cho Sọ Dừa. Hai chị tôi kiêu kì, thường hắt hủi Sọ Dừa. Tôi thấy Sọ Dừa cũng hiền lành, tốt bụng nên sẵn sàng đối tốt với cậu.

Một hôm, vừa đến chân đồi, tôi đã thoảng thấy tiếng sáo véo von. Tôi ngạc nhiên vì giữa đồi núi lại có ai cất tiếng sáo. Tôi bèn rón rén nấp sau bụi cây rình xem. Tôi càng ngạc nhiên hơn nữa khi thấy một chàng trai khôi ngô đang ngồi trên chiếc võng thổi sáo. Tôi lỡ vin vào cành khô, cành khô khẽ gãy. Tiếng cành gãy làm chàng trai ban nãy biến mất và Sọ Dừa lại nằm lăn lóc ở đấy. Mấy lần như vậy, tôi đoán là Sọ Dừa không phải người phàm trần. Trước một vẻ đẹp kì thú của Sọ Dừa, tôi đem lòng thầm thương chàng.

Dường như Sọ Dừa hiểu lòng tôi. Có hôm cha tôi gắt gỏng với ba chị em tôi về chuyện của Sọ Dừa. Chúng tôi không rõ là chuyện gì, mãi sau tôi mới biết thì ra mẹ Sọ Dừa đã đến thưa chuyện với cha tôi về việc xin cưới. Cha tôi đã thách cưới Sọ Dừa một chĩnh vàng cốm, mười tấm lụa đào, mười con lợn béo và mười vò rượu tăm. Cả cha tôi lẫn mẹ Sọ Dừa đều nghĩ cậu sẽ thôi việc đòi lấy vợ. Không ngờ, đúng ngày hẹn, hai mẹ con Sọ Dừa đem sính lễ tới cùng với chục gia nhân khiêng lễ. Cha tôi hoa cả mắt, lúng túng cho gọi ba chị em tôi ra. Cha hỏi:

– Sọ Dừa đến xin cưới vợ. Ai trong các con ưng thuận làm vợ thằng Sọ Dừa?

Hai chị tôi bĩu môi, chê bai. Tôi mừng biết bao nên cúi mặt mỉm cười, tỏ ý thuận lòng. Cha tôi thoáng vẻ ngạc nhiên và tức giận nhưng đành nhận lễ.

Ngày cưới của chúng tôi rất linh đình. Nhưng đúng lúc rước dâu, chẳng ai thấy Sọ Dừa đâu. Tôi cũng rất mừng vì người sánh vai cùng mình là chàng trai khôi ngô tuấn tú tôi thường thấy. Ai nấy đều sửng sốt, mừng rỡ, chỉ có hai cô chị tôi là tiếc, vừa ghen tức.

Vợ chồng tôi sống bên nhau rất hạnh phúc. Chồng tôi còn miệt mài đèn sách và đỗ trạng nguyên năm ấy. Nhưng chúng tôi phải chia tay nhau vì khi thành quan trạng, chàng Sọ Dừa ngày nào phải đi sứ theo lệnh vua. Kì lạ, trước khi đi, chàng đưa cho tôi một hòn đá lửa, một con dao và hai quả trứng gà. Chàng còn dặn phải luôn giắt trong người.

Từ ngày đi lấy chồng, hai chị gái tôi đối xử với tôi khác hẳn. Hai chị còn rủ tôi đi chèo thuyền ra biển. Nhưng đúng hôm đó, tôi bị ngã xuống nước rồi bị cá kình nuốt chửng. Trong bụng cá, tôi bèn lấy con dao đâm cá. Cá chết nên nổi lên mặt biển rồi dạt vào hòn đảo ngoài khơi. Tôi khoét bụng cá chui ra, nhóm lửa từ hai hòn đá rồi nước thịt cá ăn cho đỡ đói. Hai quả trứng chồng đưa nay đã nở thành một đôi gà đẹp. Nhờ có chúng mà tôi bớt cô đơn giữa hòn đảo hoang vắng. Rồi chính chú gà trống đã gáy gọi chiếc thuyền lớn đang lướt qua đảo vào cứu tôi. Tôi mừng vui khôn xiết khi đó chính là thuyền của quan trạng. Chàng đón tôi về, mở tiệc mừng, mời hàng xóm đến chung vui. Tôi không ra đón tiếp mọi người. Hai chị tôi không hay biết nên giả vờ kể lể thương xót việc tôi ngã xuống biển. Chồng tôi gọi tôi ra. Hai chị ngạc nhiên và xấu hổ tột cùng, vội tìm cách ra về. Cũng từ đó, chẳng ai thấy hai người chị của tôi nữa.

——————–HẾT———————-

Trên đây là nội dung bài Trong vai cô Út, kể lại truyện Sọ Dừa, để luyện tập kĩ năng kể chuyện dưới nhiều ngôi kể, nhân vật kể chuyện khác nhau, các em có thể tham khảo thêm: Trong vai người chứng kiến, kể lại truyện Sọ Dừa, Ý nghĩa, bài học rút ra từ truyện Sọ Dừa, Hãy tưởng tượng và kể lại truyện cổ tích Sọ Dừa theo một kết thúc mới, Phát biểu cảm nghĩ về cô Út trong truyện Sọ Dừa.

Giáo Dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/trong-vai-co-ut-ke-lai-truyen-so-dua/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp