Đề bài: Trong vai thầy Mạnh Tử, kể về người mẹ của mình
Trong vai thầy Mạnh Tử, kể về người mẹ của mình
Bạn đang xem: Trong vai thầy Mạnh Tử, kể về người mẹ của mình
I. Dàn ý Trong vai thầy Mạnh Tử, kể về người mẹ của mình (Chuẩn)
Giới thiệu về bản thân – thầy Mạnh Tử.
2. Thân bài
– Nhà ta gần nghĩa địa, ta bắt chước cảnh khóc lóc, đào hố. Mẹ ta kiên quyết chuyển nhà.
– Nhà ta chuyển đến chợ, ta bắt chước cách buôn bán đảo điên, mẹ ta chuyển nhà lần hai.
…(Còn tiếp)
>> Xem chi tiết Dàn ý Trong vai thầy Mạnh Tử, kể về người mẹ của mình tại đây
II. Bài văn mẫu Trong vai thầy Mạnh Tử, kể về người mẹ của mình (Chuẩn)
Ta là Mạnh Tử, người được người đời suy tôn là một bậc hiền triết của Trung Hoa. Để đạt được điều đó, có lẽ tất cả đều nhờ công ơn bảo ban, chăm sóc và giáo dục từ người mẹ đáng kính của ta. Ngay từ thuở ấu thơ, những bài học quý giá mẹ dạy ta là nền tảng để ta vững bước trên con đường học tập của mình sau này.
Ngày bé vì còn nghèo nên gia đình ta ở gần nghĩa địa. Ngày ngày thấy người ta đào huyệt, chôn người, lăn lóc và khóc lóc đau đớn, ta lấy làm lạ lắm. Ta rủ mấy đứa trẻ gần nhà bắt chước y chang, ai ai cũng giả vờ diễn như thật. Hôm ấy mẹ ta đi làm về bắt gặp cảnh đó, không nói không rằng nhưng khuôn mặt biểu lộ sự tức giận, ta biết thế bèn giải tán nhóm diễn và theo mẹ về nhà. Đêm hôm đó, ta thấy mẹ trằn trọc không ngủ được. Sáng hôm sau, mẹ ta kiên quyết chuyển nhà và nói: “Chỗ này không phải chỗ con ta ở được”.
Sau đó nhà ta chuyển ra gần chợ. Hàng ngày, mới sáng sớm mà ta đã nghe thấy tiếng tranh giành nhau chỗ ngồi, tiếng mặc cả giá lên xuống. Có những lần, ta còn thấy một người đàn ông bán hàng tồn cho khách. Ta thấy thế nghĩ làm thích thú, cho rằng người ta làm ăn khôn khéo. Ta cũng rủ mấy đứa trẻ cùng nhà rủ nhau buôn bán, trao đổi mấy thứ lặt vặt. Ta luôn mua lại rẻ nhưng bán ra lại đắt hơn bình thường. Mẹ ta thấy thế bèn lắc đầu mà nói: “Nơi buôn bán điên đảo này cũng không phải chỗ con ta ở được” và chuyển nhà đến cạnh trường học.
Đến gần trường, ngày ngày ta thấy các bạn cũng bằng tuổi cắp sách đi học, viết chữ ngay ngắn, tiếng đọc bài vang vọng sang cả nhà ta. Với bản tính thích học hỏi, ta cũng nhờ mẹ mua giấy bút, sách vở và xin đi học. Ngày ngày ta chăm chỉ làm bài, nghe lời thầy dạy. Mẹ ta thấy thế vui vẻ gật đầu: ” Chỗ này là chỗ con ta ở được đây”.
Một hôm, thấy nhà hàng xóm giết lợn, ta tò mò nên về hỏi mẹ: “Thưa mẹ, người ta giết lợn làm gì thế ạ?”, mẹ ta nửa đùa nửa thật: “Để cho con ăn đấy”. Ta thắc mắc tại sao lại giết một con lợn to như thế để cho ta ăn, vả lại gia đình ta đâu có giàu sang gì, bữa cơm có thịt luôn là một điều xa xỉ. Vậy mà đến bữa ăn, ta thấy có thịt thật bèn tin vào những lời mà mẹ nói.
Lại một hôm, ta đang đi học nhưng nghe lời chúng bạn rủ rê bèn bỏ học về nhà chơi. Lúc về, ta thấy mẹ đang ngồi dệt cửi. Bỗng nhiên, người cầm dao cắt đứt tấm vải đang dệt và nói: “Con đang đi học mà bỏ học, cũng như ta đang dệt tấm vải này mà cắt đứt đi vậy”. Ta hiểu ra mọi chuyện, vừa thấy hối hận vì tấm vải kia bao nhiêu ngày tháng mẹ mới dệt được, vừa nghĩ tới việc nếu ta bỏ học đi chơi thì mọi cố gắng, nỗ lực của ta trước đó đều đổ xuống sông xuống bể. Từ đó, ta chăm chỉ học hành, luôn luôn lấy lời răn của mẹ làm động lực để cố gắng.
Thật vậy, hoàn cảnh sống có tác động rất lớn đến sự hình thành nhân cách của mỗi người. Ta may mắn được sự giáo dục chu đáo và nghiêm khắc của mẹ mới có được ngày hôm nay. Mỗi người hãy cố gắng học hành, nghe lời khuyên của bố mẹ, như thế tương lai mới có thể thành công.
———————-HẾT———————
Qua câu chuyện Mẹ hiền dạy con chúng ta không chỉ thấy được tình yêu cùng những cách giáo dục con tuyệt vời của mẹ Mạnh Tử. Để thấy được vai trò của giáo dục đối với sự hình thành, phát triển nhân cách của mỗi người qua truyện Mẹ hiền dạy con, các em có thể tham khảo thêm: Soạn bài Mẹ hiền dạy con, Tóm tắt Mẹ hiền dạy con, Phân tích ý nghĩa giáo dục trong truyện Mẹ hiền dạy con, Cảm nghĩ về truyện Mẹ hiền dạy con.
Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn
Chuyên mục: Tổng hợp