Vai trò của cây cối (hoặc rừng, động vật hoang dã, nhiên liệu sạch…) trong việc bảo vệ môi trường

0
114
Rate this post

Đề bài: Vai trò của cây cối (hoặc rừng, động vật hoang dã, nhiên liệu sạch…) trong việc bảo vệ môi trường

vai tro cua cay coi hoac rung dong vat hoang da nhien lieu sach trong viec bao ve moi truong

Vai trò của cây cối (hoặc rừng, động vật hoang dã, nhiên liệu sạch…) trong việc bảo vệ môi trường
 

Bạn đang xem: Vai trò của cây cối (hoặc rừng, động vật hoang dã, nhiên liệu sạch…) trong việc bảo vệ môi trường

Bài làm:

Vấn đề bảo vệ môi trường hiện đang là một trong những vấn đề cấp bách được đặt lên hàng đầu ở mỗi quốc gia, khu vực và trên toàn thế giới, ô nhiễm môi trường không chỉ là nỗi lo của một xã hội mà đã trở thành vấn nạn của toàn cầu. Một trong những yếu tố góp phần bảo vệ và giảm thiểu ô nhiễm môi trường chính là cây xanh, vai trò của cây xanh trong việc làm sạch môi trường là không thể phủ nhận, nó được ví như “lá phổi xanh” của Trái Đất, cây xanh và môi trường có mối quan hệ mật thiết, tác động qua lại lẫn nhau, bổ sung và hỗ trợ nhau trong sự phát triển của xã hội.

Sự tồn tại của cây cối có từ khi Trái Đất được hình thành, cuộc sống của con người chúng ta trên Trái Đất không thể tách rời khỏi thiên nhiên và cây xanh, hiện nay vấn đề ô nhiễm môi trường biểu hiện rất rõ rệt như: Trái đất nóng lên, thủng tần ozon, ô nhiễm tiếng ồn, ánh sáng và ô nhiễm không khí,… tất cả đều ảnh hưởng xấu đến đời sống và nguy hiểm trực tiếp đến sức khỏe con người. Tất cả là do tác động của con người chúng ta tới môi trường, chính vì vậy đã đến lúc con người phải nhìn nhận về vai trò quan trọng của cây xanh đối với môi trường và sự sống của con người. Vai trò thiết thực và quan trọng nhất của cây xanh chính là làm sạch và điều hòa không khí trên Trái Đất, sự phát triển của cây xanh bao gồm hai quá trình, hô hấp và quang hợp, trong đó quá trình quang hợp của cây đóng vai trò lớn trong việc bảo vệ khí quyển. Cây xanh lấy vào khí cacbonic từ không khí và trả lại khí oxy vào trong không khí, làm giàu oxy trong không khí – yếu tố quan trọng nhất duy trì hơi thở và sự sống của con người. Theo nghiên cứu, cứ một cây xanh trong quá trình quang hợp có thể cung cấp đủ lượng oxy cho bốn người. Bên cạnh đó, cây xanh còn hấp thụ CO2, Amoniac, SO2, NO2, và nhiều chất bụi bẩn khác, từ đó sẽ thanh lọc bầu khí quyển, làm cho không khí trở nên trong lành hơn. Những cây có lá to, tán lá dày và rộng, bề mặt lá thô nhám sẽ có khả năng lọc bụi bẩn trong không khí càng tốt. Trên đường phố hay trong các nhà máy xí nghiệp, khuôn viên trường học, khu công cộng thường trồng nhiều cây xanh chính là vì lợi ích này của chúng. Bụi bẩn trong không khí sẽ theo gió đi qua các tán cây, các lá cây sẽ giữ lại phần lớn bụi bẩn trên bề mặt lá, khi mưa xuống, lớp bụi bẩn này được rửa trôi xuống đất, tạo thành vòng tuần hoàn tự nhiên. Bên cạnh đó, cây xanh còn có tác dụng làm mát không khí, bóng cây sẽ tạo bóng mát, ngăn chặn tia nắng mặt trời với các tia cực tím, hạn chế tác hại của bức xạ mặt trời lên con người. Hơn thế, cây xanh còn giúp chúng ta bảo tồn năng lượng, việc trồng ba cây xanh trong vườn nhà sẽ giảm bớt được 50 % nhu cầu sử dụng điều hòa, tiết kiệm năng lượng và giảm thiểu khí CO2 thải vào không khí.

Ô nhiễm môi trường gây ra biến đổi khí hậu và kéo theo đó là hàng ngàn thiên tai, trong đó có lũ lụt và hạn hán. Cây xanh đóng góp vai trò rất lớn trong việc giảm thiểu và ngăn chặn các thiên tai kể trên. Thứ nhất là khả năng chống xói mòn và sạt lở đất, ở các khu vực địa hình dốc, vùng núi cao thường xảy ra mưa lớn nếu không có lớp phủ thực vật sẽ bị xói mòn tạo nên các khe rãnh lớn, lớp đất màu bị rửa trôi chỉ còn lại lớp đá hạn chế khả năng canh tác. Lớp phủ thực đóng vai trò ngăn chặn mưa xối trực tiếp vào đất, hạn chế sạt lở đất ở miền núi và lũ lụt ở đồng bằng, hơn nữa, cây cối còn giữ lại nước cùng các dưỡng chất trong mặt đất, bảo vệ và duy trì nguồn nước ngầm. Quần thể cây xanh rộng lớn nhất là rừng, rừng có sự đa dạng của các loài cây xanh, sự đa dạng và rậm rạp của rừng tạo nên môi trường sống lí tưởng cho các loài động vật hoang dã và vô số loài sinh vật khác. Điều này vừa tạo nên sự đa dạng sinh học lại cân bằng hệ sinh thái, trực tiếp góp phần vào bảo vệ môi trường sống tự nhiên của mọi loài. Rừng có vai trò rất quan trọng đối với sự sống của con người và môi trường, tuy nhiên con người chúng ta lại chưa thực sự quan tâm và nhận thức đúng đắn về vai trò của rừng. Sự tàn phá rừng vẫn không ngừng diễn ra kéo theo hàng loạt các thiên tai, diện tích rừng ngày càng thu hẹp đồng nghĩa với môi trường sống của con người và mọi loài đang dần bị hủy hoại.

Bảo vệ rừng chính là bảo vệ môi trường sống của con người, việc làm đó không chỉ quan trọng đối với riêng thế hệ chúng ta mà còn cả thế hệ mai sau, chính vì vậy mỗi người cần phải có nhận thức đúng đắn về vai trò của cây xanh trong việc bảo vệ môi trường, hơn thế cần tuyên truyền và phổ biến rộng rãi để mỗi người có thể tạo ra những hành động thiết thực bảo vệ và phát triển cây xanh. Hãy chung tay bảo vệ cây xanh, bảo vệ lá phổi của Trái Đất, để Trái Đất vẫn mãi được mang tên “Hành tinh xanh”.

————————-HẾT—————————

Ngoài bài làm văn nghị luận xã hội Vai trò của cây cối (hoặc rừng, động vật hoang dã, nhiên liệu sạch…) trong việc bảo vệ môi trường, thầy cô và các bạn học sinh tham khảo thêm nhiều hơn những bài văn nghị luận khác như Nghị luận xã hội về vấn đề ô nhiễm môi trường, Nghị luận xã hội về hiện tượng biến đổi khí hậu, Nghị luận xã hội về chiến tranh và hòa bình, Nghị luận xã hội về sống có trách nhiệm hay cả danh sách những Bài văn nghị luận xã hội hay nhất các bạn cùng tham khảo.

Giáo Dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/vai-tro-cua-cay-coi-hoac-rung-dong-vat-hoang-da-nhien-lieu-sach-trong-viec-bao-ve-moi-truong/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp