Vai trò của pháp luật là gì? Vai trò của pháp luật đối với Nhà nước và Xã hội?

0
185
Rate this post

 

Vai trò của pháp luật (The role of Law) là gì? Vai trò của pháp luật trong tiếng Anh là gì? Vai trò của pháp luật đối với Nhà nước? Vai trò của pháp luật đối với xã hội?

Sự tồn tại và phát triển của bất kỳ Nhà nước nào cũng gắn liền với pháp luật, tùy thuộc vào các hình thái kinh tế, chế độ chính trị, tình hình kinh tế- xã hội mà pháp luật mỗi quốc gia sẽ có những đặc điểm riêng, nhưng suy cho cùng, vai trò của pháp luật đối với Nhà nước và xã hội là cực kỳ quan trọng, là đặc tính vốn có của pháp luật khi đặt trong mối quan hệ mật thiết với Nhà nước.

1. Vai trò của pháp luật là gì?

1.1. Pháp luật là gì?

Pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự chung do nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận và bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội theo mục đích, định hướng nhà nước.

Pháp luật có những đặc trưng cơ bản bao gồm:

– Pháp luật có tính quyền lực nhà nước.

– Pháp luật có tính quy phạm phổ biến.

– Pháp luật có tính hệ thống.

– Pháp luật có tính xác định về hình thức.

Thông qua nhà nước, pháp luật hình thành bằng các con đường, một là, nhà nước thừa nhận các quy tắc xử sự có sẵn trong xã hội nhưng phù hợp với ý chí của nhà nước, nâng chúng lên thành pháp luật; hai là, nhà nước thừa nhận cách giải quyết các vụ việc cụ thể khác có tính tương tự; ba là, nhà nước đặt ra các quy tắc xử sự mới.

Pháp luật xuất hiện một cách khách quan, là sản phẩm của sự phát triển tự nhiên của đời sống xã hội. Nhà nước sinh ra pháp luật, trong sự hình thành pháp luật, nhà nước chỉ có vai trò như người “bà đỡ”, nhà nước chỉ làm cho pháp luật “hiện diện” trong đời sống với những hình thức xác định.

1.2. Vai trò của pháp luật là gì?

Vai trò của pháp luật là cụm từ dùng để chỉ sự tác động tích cực của pháp luật đối với các sự vật, hiện tượng khác, đặc biệt là Nhà nước và xã hội.

2. Vai trò của pháp luật trong tiếng Anh là gì?

Vai trò của pháp luật trong Tiếng anh là “The role of Law”.

3. Vai trò của pháp luật đối với Nhà nước:

Một là, pháp luật tạo lập cơ sở pháp lý vững chắc cho sự tồn tại của Nhà nước.

Các chính quyền nhà nước ho dù được tạo nên bằng con đường nào thì sự tồn tại của nó đều cần đến một sự hợp pháp. Sự hợp pháp tạo ra cho chính quyền một sự chính danh, tạo ra thế và lực cho nhà nước, tạo cho nhà nước tư cách và khả năng quản lý và điều hành xã hội. Sau những cuộc đấu tranh giành quyền lực, lực lượng nào giành được chính quyền cũng luôn tìm cách hợp pháp hóa sự tồn tại của chính quyền đó bằng cách tổ chức bầu cử quốc hội, biên soạn hiến pháp và tổ chức bộ máy nhà nước trên cơ sở Hiến pháp.

Hai là, pháp luật là công cụ bảo vệ nhà nước, bảo vệ sự an toàn cho các nhân viên nhà nước.

Nhà nước sử dụng pháp luật như là một công cụ cơ bản để tự bảo vệ mình, ngăn chặn các hành vi chống đối chính quyền, làm suy giảm uy tín và sức mạnh của chính quyền. Bên cạnh đó, nhờ có pháp luật, nhà nước được bảo vệ an toàn, tính tôn nghiêm của chính quyền, các nhân viên nhà nước được sống, làm việc trong môi trường an toàn, từ đó làm cơ sở để thực hiện tốt chức năng tổ chức và quản lý các mặt của đời sống xã hội.

Pháp luật là cơ sở pháp lý cho tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước.

Nhờ có pháp luật, việc tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước trở nên khoa học, đồng bộ, nhịp nhàng, tránh được sự chồng chéo, trung lập hoặc bỏ trống trong chức năng, nhiệm vụ của nhà nước. Bởi lẽ, pháp luật quy định con đường hình thành, cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, nhân viên nhà nước, xác lập mối quá hệ công tác trong nội bộ bộ máy nhà nước cũng như giữa các cơ quan, nhân viên nhà nước với cá nhân, tổ chức trong xã hội, bên cạnh đó pháp luật còn thiết lập khuôn khổ cho hoạt động của bộ máy nhà nước, thiết lập hình thức, phương pháp, nguyên tắc, cách thức hoạt động của các cơ quan, nhân viên nhà nước.

Pháp luật là cơ sở để xây dựng đội ngũ nhân viên nhà nước “vừa hồng, vừa chuyên”

Pháp luật quy định rõ quyền hạn, trách nhiệm của mỗi nhân viên nhà nước, thông qua pháp luật, mỗi người ý thức được nghĩa vụ, bổn phận của mình, những việc được làm, phải làm và nên làm,…trên cơ sở đó, mỗi nhân viên nhà nước phải nổ lực học tập và rèn luyện, nâng cao phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của công việc trong ví trị được giao đảm nhiệm.

Pháp luật là công cụ kiểm soát quyền lực nhà nước.

Thực tế cho thấy “nhà nước luôn có xu hướng lạm quyền, tham nhũng, độc tài, chuyên chế trở thành nhũng bệnh chung của mọi xã hội có nhà nước”. Vì vậy pháp luật được coi là công cụ bậc nhất để đảm bảo quyền con người, bảo đảm tự do cá nhân và kiểm soát quyền lực nhà nước. Để làm được điều này, pháp luật quy định việc tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước, chế độ trách nhiệm của các cơ quan, nhân viên nhà nước, các chế tài đối với hành vi lạm quyền, tham nhũng, quy định cơ chế kiểm soát nội bộ bộ máy nhà nước và kiểm soát của xã hội đối với bộ máy nhà nước.

Pháp luật là công cụ để nhà nước tổ chức và quản lý mọi mặt của đời sống xã hội.

Pháp luật mang những ưu thế vượt trội như tính quyền lực nhà nước (tính bắt buộc chung, tính cưỡng chế), tính xác định về hình thức, tính quy phạm phổ biến,.. pháp luật có khả năng triển khai những chủ trương, chính sách của nhà nước một cách nhanh chóng, đồng bộ, có hiệu quả và rông khắp trên quy mô cả nước. Thông qua pháp luật, nhà nước đề ra các chính sách đối nội, đối ngoại, phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế, đảm bảo an ninh, quốc phòng, xác định địa vị pháp lý của các cá nhân, tổ chức, xã hội, xác định hành lang pháp lý cho hoạt động của các chủ thể trong xã hội, xử lý vi phạm pháp luật trong các lĩnh vực của đời sống xã hội.

4. Vai trò của pháp luật đối với Xã hội:

Pháp luật điều tiết và định hướng sự phát triển của các quan hệ xã hội.

Nếu coi đời sống như một dòng chảy tự nhiên, thì pháp luật được xem như hai bờ sông của dòng chảy đó, bờ có vai trò định hướng dòng cháy, làm cho sự chảy không tràn lan, tùy tiện mà theo một dòng nhất định. Do vậy, vai trò định hướng của pháp luật phải dựa trên cơ sở vận động, phát triển khách quan của các quan hệ xã hội.

Nhờ có pháp luật, các chủ thể trong xã hội nắm bắt được hành vi nào là hợp pháp được khuyến khích, hành vi nào là bắt buộc và hành vi nào bị ngăn cấm để từ đó có cách ứng xử phù hợp khi bắt gặp các tình huống cụ thể. Mục đích của pháp luật là tăng cường và củng cố các xu hướng phát triển tích cực của các quan hệ xã hội, ngăn ngừa, loại bỏ những xu hướng tiêu cực, đảm bảo sự phát triển của xã hội phù hợp với thực tại khách quan.

“Luật pháp được xem như một phương thức hữu hiệu để điều tiết các trạng thái xã hội và các quan hệ nảy sinh từ chính các biến đổi xã hội quan trọng đó”. Thông qua pháp luật, những yếu tố mới, tích cực, tiến bộ sẽ được khẳng định, nhờ đó sự tồn tại của chúng trở nên chính thức và chắc chắc không thể đảo ngược.

“Trong lịch sử nhân loại, các cuộc cải cách đã thất bại bởi một trong những nguyên nhân là người ta đã đặt các cải cách xã hội tách biệt với luật pháp”

Pháp luật là cơ sở để đảm bảo an toàn xã hội.

An toàn xã hội được hiểu là tình trạng con người được yên ổn trong sinh hoạt hằng ngày, trong lao động, họ tập, nghỉ ngơi, tính mang, sức khỏe, tài sản, bí mật đời tư, danh dự, uy tín,… không bị xâm hại. An toàn xã hội được thể hiện trên nhiều mặt, trong mọi lĩnh vực.

Thực tế cho thấy “an toàn xã hội luôn có nguy cơ bị phá vỡ hoặc bị xâm hại từ nhiều phía” mà nguyên nhân chủ yếu là lòng tham và sự kém hiểu biết cũng như thái độ ứng xử của con người đối với môi trường xung quanh, điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội. Cùng với việc xác định cách thức xử sự cho cho các chủ thể, pháp luật nghiêm trị những hành vi gây mất an toàn cho cuộc sống. Nhờ có pháp luật, người dân trở nên vững tâm hơn, họ tin tưởng cái ác sẽ bị trừng trị, an toàn sẽ được bảo đảm.

Pháp luật là cơ sở để giải quyết các tranh chấp trong xã hội:

Pháp luật được xem là loại chuẩn mực công cộng được thừa nhận rộng rãi nhất trong toàn xã hội, là chuẩn mực chung, có hiệu quả nhất để các cá nhân, tổ chức trong xã hội tự giải quyết các tranh chấp trong đời sống.

Pháp luật là phương tiện bảo đảm và bảo vệ quyền con người.

Quyền con người là khả năng con người được tự do lựa chọn hành động, tự do chọn cách thức và mức độ  thể hiện thái độ cũng như hành động theo ý mình, không hạn chế, ràng buộc hay cấm đoán một cách vô lý. Chỉ trong điều kiện xã hội dân chủ thì pháp luật mới thực sự đóng vai trò quan trọng trong việc bảo đảm, bảo vệ quyền tự do, dân chủ của con người. Điều này được thể hiện trước hết là việc pháp luật ghi nhân các quyền tự do, dân chủ của con người, pháp luật quy định trách nhiệm của nhà nước cũng như toàn xã hội trong việc bảo đảm quyền con người được hiện thực hóa và pháp luật quy định các biện pháp nhằm bảo vệ quyền con người không bị xâm hại.

Tuy nhiên “tự do chỉ có thể là được làm những cái nên làm và không bị ép buộc làm điều không nên làm”, “Nếu một công dân làm điều trái luật thì anh ta không còn tự do nữa vì nếu để anh ta tự do làm thì mọi người được làm trái luật cả”, vì vậy, quyền tự do cá nhan luôn phải được đặt trong sự tôn trọng quyền, tự do của người khác, tôn trọng và tuân thủ những quy tắc chung của cộng đồng, mỗi người vừa tôn trọng cái chung, vừa có điều kiện để tự do hành động nhằm đáp ứng lợi ích riêng của mình. Bên cạnh đó, quyền, tự do, dân chủ của cá nhân phải luôn đi kèm với nghĩa vụ.

Bên cạnh đó, pháp luật còn có các vai trò như: Là phương tiện bảo đảm dân chủ, công bằng, bình đẳng và tiến bộ xã hội; pháp luật bảo đảm cho sự phát triển bền vững của xã hội.

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/vai-tro-cua-phap-luat-la-gi/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp