Vật Lí 6 Bài 13: Máy cơ đơn giản – Giải bài tập SGK Vật Lí 6 Bài 13

0
83
Rate this post

Vật Lí 6 Bài 13: Máy cơ đơn giản được biên soạn hy vọng sẽ là là tài liệu hữu ích giúp các em nắm vững kiến thức bài học và đạt kết quả tốt trong các bài thi, bài kiểm tra trên lớp.

Tóm tắt lý thuyết Vật Lí 6 Bài 13

Kéo vật lên theo phương thẳng đứng

Tóm tắt lý thuyết Vật Lí 6 Bài 13

– Khi kéo một vật lên theo phương thẳng đứng cần phải dùng lực có cường độ ít nhất bằng trọng lượng của vật.

– Những khó khăn trong việc kéo trực tiếp vật lên theo phương thẳng đứng:

+ Phải tập trung nhiều người.

+ Tư thế không thuận lợi, dễ ngã.

+ Không lợi dụng được trọng lượng cơ thể.

+ Cần lực lớn (ít nhất bằng trọng lực của vật).

⇒ Để thực hiện công việc được dễ dàng hơn, ta dùng máy cơ đơn giản.

Máy cơ đơn giản

– Máy cơ đơn giản thường được dùng để di chuyển hoặc nâng các vật nặng lên cao một cách dễ dàng.

– Các loại máy cơ đơn giản thường dùng là: Mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy và ròng rọc.

Tóm tắt lý thuyết Vật Lí 6 Bài 13

Những ví dụ sử dụng máy cơ đơn giản trong cuộc sống

Tóm tắt lý thuyết Vật Lí 6 Bài 13Tóm tắt lý thuyết Vật Lí 6 Bài 13Tóm tắt lý thuyết Vật Lí 6 Bài 13

Giải bài tập SGK Vật Lí 6 Bài 13

Bài C1 (trang 42 SGK Vật Lý 6)

Từ kết quả thí nghiệm, hãy so sánh lực kéo vật lên với trọng lượng của vật

Lời giải:

Tuỳ theo thí nghiệm thu được của các em, câu trả lời có thể là lực kéo vật lên bằng (hoặc lớn hơn) trọng lượng của vật

Bài C2 (trang 42 SGK Vật Lý 6)

Chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong câu sau: Khi kéo vật lên theo phương thẳng đứng cần phải dùng lực (1)…. ít trọng lượng của vật.

Lời giải:

Khi kéo vật lên theo phương thẳng đứng cần phải dùng lực ít (1) nhất bằng trọng lượng của vật.

Bài C3 (trang 42 SGK Vật Lý 6)

Hãy nêu những khó khăn trong cách kéo này.

Lời giải:

Các khó khăn có thể là :

+ Lực kéo phải ít nhất bằng trọng lượng của vật cho nên những vật có khối lượng lớn nhiều mà sức người bình thường thì có hạn nên có thể không kéo nổi vật lên được.

+ Tư thế đứng để kéo không thuận lợi (dễ ngã, không lợi dụng được trọng lượng của cơ thể,…).

Bài C4 (trang 43 SGK Vật Lý 6)

Chọn từ thích hợp trong dấu ngoặc để điền vào chỗ trống trong các câu sau:

a. Máy cơ đơn giản là những dụng cụ giúp thực hiện công việc (1)…hơn (nhanh/dễ dàng)

b. Mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy, ròng rọc là (2) … (palăng / máy cơ đơn giản).

Lời giải:

a. Máy cơ đơn giản, đòn bẩy, ròng giúp thực hiện công việc (1) dễ dàng hơn.

b. Mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy, ròng rọc là (2) máy cơ đơn giản.

Bài C5 (trang 43 SGK Vật Lý 6)

Nếu khối lượng của ống bêtông là 200kg và lực kéo của mỗi người trong hình 13.2 là 400N thì những người này có kéo được ống bê tông lên không? Vì sao?

Bài C5 (trang 43 SGK Vật Lý 6)

Lời giải:

– Lực kéo tổng cộng của 4 người là: 400.4 = 1600 (N).

– Trọng lượng của ống bêtông là: P = l0m = 10.200 = 2000 (N).

Ta thấy lực kéo nhỏ hơn trọng lượng của vật (1600N < 2000N) nên 4 người không thể kéo bêtông thẳng lên được.

Bài C6 (trang 43 SGK Vật Lý 6)

Tìm những thí dụ sử dụng máy cơ đơn giản trong cuộc sống.

Lời giải:

Các ví dụ như:

– Đòn bẩy: Búa nhổ đinh.

– Xà beng: để bẩy những vật nặng.

– Ròng rọc được sử dụng ở đỉnh cột cờ của trường để kéo lá cờ lên cao.

– Mặt phẳng nghiêng: lăn bằng tay một thùng phi nặng trên tấm vấn từ mặt đường lên xe tải bằng mặt phẳng nghiêng.

Câu hỏi Trắc nghiệm Vật Lí 6 Bài 13 (có đáp án)

Bài 1: Máy cơ đơn giản:

A. làm thay đổi phương của trọng lực tác dụng lên vật.

B. giúp con người làm việc có nhanh hơn.

C. giúp con người kéo vật lên với lực kéo lớn hơn trọng lượng của vật.

D. giúp con người nâng vật nặng lên cao dễ dàng hơn.

Lời giải:

– Mặt phẳng nghiêng không làm thay đổi hướng của lực ⇒ A sai.

– Các máy cơ đơn giản không được lợi gì về công, lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi ⇒ B, C sai.

– Khi dùng các máy cơ đơn giản để nâng vật lên cao thường cho ta lợi về lực hoặc thuận tiện cho việc thay đổi hướng của lực ⇒ các máy cơ đơn giản giúp con người nâng vật nặng lên cao dễ dàng hơn.

Đáp án D

Bài 2: Những loại máy móc, dụng cụ nào sau đây sử dụng nguyên lí của các máy cơ đơn giản:

A. Cầu bập bênh

B. Xe gắn máy

C. Xe đạp

D. Máy bơm nước

Lời giải:

Cầu bập bênh hoạt động dựa trên nguyên tắc đòn bẩy Đáp án A

Bài 3: Chọn câu sai. Trường hợp nao sau đây có thể dùng máy cơ đơn giản?

A. Đưa xe máy lên xe tải.

B. Dắt xe máy từ đường vào nhà cao hơn mặt đường.

C. Kéo xe máy ra khỏi hố sâu, khi xe bị sa hố.

D. Không có trường hợp nào kể trên.

Lời giải:

Cả 3 trường hợp đều có thể dùng máy cơ đơn giản Đáp án D

Bài 4: Người ta thường sử dụng ròng rọc để làm các việc nào sau đây?

A. Đưa thùng hàng lên ô tô tải.

B. Đưa xô vữa lên cao.

C. Kéo thùng nước từ giếng lên.

D. B và C đúng

Lời giải:

Đưa xô vữa lên cao, kéo thùng nước từ giếng lên thường sử dụng ròng rọc

Đáp án D

Bài 5: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống. Khi kéo vật lên theo phương thẳng đứng cần phải dùng lực…………trọng lượng của vật.

A. nhỏ hơn

B. ít nhất bằng

C. luôn luôn lớn hơn

D. gần bằng

Lời giải:

Khi kéo vật lên theo phương thẳng đứng cần phải dùng lực ít nhất bằng trọng lượng của vật ⇒ Đáp án B

Bài 6: Chọn phát biểu sai. Máy cơ đơn giản đã mang lại những lợi ích như thế nào cho con người?

A. giảm hao phí sức lao động.

B. tăng năng suất lao động.

C. thực hiện công việc dễ dàng.

D. gây khó khăn và cản trở công việc.

Lời giải:

Sử dụng các máy cơ đơn giản giúp làm giảm hao phí sức lao động và tăng năng suất lao động, thực hiện công việc dễ dàng… ⇒ Phương án D sai

Bài 7: Một người thợ xây muốn dùng lực khoảng 250N để kéo một bao xi măng 50kg lên tầng thứ 10 của tòa nhà đang xây, một học sinh muốn dùng lực lớn hơn 100N để kéo một gàu nước 10kg từ giếng lên, một người nông dân muốn dùng lực khoảng 300N để dịch chuyển một hòn đá 100kg. Muốn vậy:

A. Người thợ xây phải dùng ròng rọc, người học sinh cũng phải dùng ròng rọc, người nông dân phải dùng đòn bẩy.

B. Người thợ xây phải dùng ròng rọc, người học sinh cũng phải dùng ròng rọc, người nông dân phải dùng đòn bẩy.

C. Người thợ xây phải dùng mặt phẳng nghiêng, người học sinh cũng phải dùng mặt phẳng nghiêng, người nông dân phải dùng đòn bẩy.

D. Người thợ xây phải dùng ròng rọc, người học sinh cũng phải dùng ròng rọc, người nông dân phải dùng mặt phẳng nghiêng.

Lời giải:

– Một người thợ xây muốn dùng lực khoảng 250N để kéo một bao xi măng lên tầng thứ 10 của tòa nhà đang xây thì người này phải dùng ròng rọc.- Một học sinh muốn dùng lực lớn hơn 100N để kéo một gàu nước 10kg từ giếng lên thì học sinh này có thể kéo trực tiếp, không cần dùng máy cơ đơn giản.

– Người nông dân muốn dùng lực khoảng 300N để dịch chuyển một hòn đá 100kg. Muốn vậy người này phải dùng đòn bẩy.

Đáp án B

Bài 8: Dụng cụ nào sau đây không phải là máy cơ đơn giản?

A. Cái búa nhổ đinh

B. Cái bấm móng tay

C. Cái thước dây

D. Cái kìm

Lời giải:

Cái thước dây không phải là máy cơ đơn giản ⇒ Đáp án C

Bài 9: Đường đèo qua núi là ví dụ về máy cơ đơn giản nào?

A. Mặt phẳng nghiêng.

B. Đòn bẩy.

C. Mặt phẳng nghiêng phối hợp với đòn bẩy.

D. Ròng rọc.

Lời giải:

Đường đèo qua núi là ví dụ về mặt phẳng nghiêng ⇒ Đáp án A

Bài 10: Khi đưa một vật có khối lượng 500kg lên theo phương thẳng đứng thì cần sử dụng một lực bằng bao nhiêu?

A. nhỏ hơn 500N

B. nhỏ hơn 5000N

C. ít nhất bằng 500N

D. ít nhất bằng 5000N

Lời giải:

P = 10.m = 10.500 = 5000N ⇒ Vậy ta phải dùng một lực ít nhất bằng 5000N

Đáp án D

****************

Trên đây là nội dung bài học Vật Lí 6 Bài 13: Máy cơ đơn giản do biên soạn bao gồm phần lý thuyết, giải bài tập và các câu hỏi trắc nghiệm có đáp án đầy đủ. Hy vọng các em sẽ nắm vững kiến thức về Máy cơ đơn giản. Chúc các em học tập thật tốt và luôn đạt điểm cao trong các bài thi bài kiểm tra trên lớp.

Biên soạn bởi: Trường

 Vật Lý 6

 

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/vat-li-6-bai-13-may-co-don-gian/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp