Vật Lí 6 Bài 9: Lực đàn hồi – Giải bài tập SGK Vật Lí 6 Bài 9

0
98
Rate this post

Vật Lí 6 Bài 9: Lực đàn hồi được biên soạn hy vọng sẽ là là tài liệu hữu ích giúp các em nắm vững kiến thức bài học và đạt kết quả tốt trong các bài thi, bài kiểm tra trên lớp.

Tóm tắt lý thuyết Vật Lí 6 Bài 9

Biến dạng đàn hồi. Độ biến dạng

– Biến dạng đàn hồi: Khi chịu tác dụng của lực, hình dạng ban đầu của vật bị thay đổi thì vật đó bị biến dạng. Nếu khi không còn tác dụng của lực nữa, vật đó có thể trở về hình dạng ban đầu, ta nói biến dạng của vật là biến dạng đàn hồi. Vật có tính chất như vậy gọi là vật có tính đàn hồi.

Tóm tắt lý thuyết Vật Lí 6 Bài 9
– Độ biến dạng: Một lò xo một đầu được móc vào một cái giá.

+ Chiều dài ban đầu của nó là Lý thuyết Lực đàn hồi | Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 6 có đáp án .

+ Sau khi treo vào đầu kia một quả nặng, chiều dài của nó là Lý thuyết Lực đàn hồi | Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 6 có đáp án .

Thì độ biến dạng của lò xo khi đó: Lý thuyết Lực đàn hồi | Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 6 có đáp án

Tóm tắt lý thuyết Vật Lí 6 Bài 9

Lực đàn hồi

Lực của vật có tính đàn hồi xuất hiện khi bị biến dạng tác dụng lên vật khác (vật mà nó tiếp xúc) được gọi là lực đàn hồi.

Ví dụ: Lực của lò xo tác dụng lên quả nặng ở trường hợp vừa nêu trên là lực đàn hồi.

Những đặc điểm của lực đàn hồi

– Độ lớn của lực đàn hồi phụ thuộc vào độ biến dạng của vật đàn hồi: Độ biến dạng càng lớn (trong giới hạn cho phép) thì độ lớn của lực đàn hồi càng lớn. Ngược lại, độ biến dạng càng nhỏ thì độ lớn của lực đàn hồi càng nhỏ.

Tóm tắt lý thuyết Vật Lí 6 Bài 9

Treo lần lượt các quả nặng vào đầu dưới của lò xo. Khi trọng lượng của quả nặng tăng ⇒ độ biến dạng của lò xo tăng. Mà cường độ lực đàn hồi của lò xo bằng cường độ của trọng lực ⇒ Khi độ biến dạng của lò xo tăng, lực đàn hồi của lò xo cũng tăng.

– Độ lớn của lực đàn hồi còn phụ thuộc vào bản chất của vật đàn hồi. Vật đàn hồi thường được làm bằng thép hoặc đồng thau, vì thép và đồng thau có tính đàn hồi rất tốt.

Lưu ý: Lò xo là vật có tính đàn hồi, khi ta kéo nó một lực lớn (quá giới hạn cho phép) thì lò xo giãn ra quá mức, khi đó nó không thể trở về hình dạng và kích thước ban đầu được, nó đã bị mất tính đàn hồi.

Ứng dụng thực tế

Tóm tắt lý thuyết Vật Lí 6 Bài 9

Bộ phận quan trọng của thiết bị này là chiếc lò xo. Khi đẩy cánh cửa mở ra, lò xo bị biến dạng. Khi đi ra xa khỏi cửa, lực đàn hồi của lò xo kéo cánh cửa tự động khép lại

Tóm tắt lý thuyết Vật Lí 6 Bài 9

Tóm tắt lý thuyết Vật Lí 6 Bài 9

Phương pháp giải

Cách xác định độ lớn của lực đàn hồi

– Dựa vào hiện tượng ta xác định lực cân bằng với lực đàn hồi.

– Xác định độ lớn của lực cân bằng đó.

– Dựa vào yếu tố của hai lực cân bằng ta xác định được độ lớn của lực đàn hồi đúng bằng độ lớn của lực cân bằng với nó.

Giải bài tập SGK Vật Lí 6 Bài 9

Bài C1 (trang 31 SGK Vật Lý 6)

Tìm từ thích hợp: bằng, tăng lên, dãn ra để điền vào chỗ trống trong các câu sau:

Khi trọng lượng của các quả nặng kéo thì lò xo bị (1) …. chiều dài của nó (2) … khi bỏ các quả nặng đi, chiều dài của lò xo trở lại (3) … chiều dài tự nhiên của nó. Lò xo lại có hình dạng ban đầu.

Lời giải:

Khi trọng lượng của các quả nặng kéo thì lò xo bị (1) dãn ra, chiều dài của nó (2) tăng lên khi bỏ các quả nặng đi, chiều dài của lò xo trở lại (3) bằng chiều dài tự nhiên của nó. Lò xo lại có hình dạng ban đầu.

Bài C2 (trang 31 SGK Vật Lý 6)

Hãy tính độ biến dạng của lò xo khi treo 1, 2, 3 quả nặng, rồi ghi kết quả vào các ô thích hợp của bảng 9.1

Số quả nặng 50g móc vào lò xo Tổng trọng lượng của các quả nặng Chiều dài của lò xo Độ biến dạng của lò xo
0 0 (N) l0 = … (cm) 0 cm
1 quả nặng … (N) l = … (cm) l – l0 = … (cm)
2 quả nặng … (N) l = … (cm) l – l0 = … (cm)
3 quả nặng … (N) l = … (cm) l – l0 = … (cm)

Lời giải:

Tùy thí nghiệm ở mỗi học sinh.

Ví dụ:

Số quả nặng 50g móc vào lò xo Tổng trọng lượng của các quả nặng Chiều dài của lò xo Độ biến dạng của lò xo
0 0 (N) l0 = 4 (cm) 0 cm
1 quả nặng 0,5 (N) l = 7 (cm) l – l0 = 3 (cm)
2 quả nặng 1 (N) l = 10 (cm) l – l0 = 6 (cm)
3 quả nặng 1,5 (N) l = 13 (cm) l – l0 = 9 (cm)

Bài C3 (trang 32 SGK Vật Lý 6)

Trong thí nghiệm vẽ ở hình 9.2, khi quả nặng đứng yên, thì lực đàn hồi mà lò xo tác dụng vào nó đã cân bằng với lực nào?

Bài C3 (trang 32 SGK Vật Lý 6)

Như vậy cường độ của lực đàn hồi của lò xo sẽ bằng cường độ của lực nào?

Lời giải:

+ Khi quả nặng đứng yên thì lực đàn hồi mà lò xo tác dụng vào nó đã cân bằng với trọng lượng quả nặng.

+ Cường độ của lực đàn hồi của lò xo sẽ bằng cường độ của trọng lực của quả nặng.

Bài C4 (trang 32 SGK Vật Lý 6)

Chọn câu đúng trong các câu dưới đây:

A. Lực đàn hồi không phụ thuộc vào độ biến dạng.

B. Độ biến dạng tăng thì lực đàn hồi giảm.

C. Độ biến dạng tăng thì lực đàn hồi tăng.

Lời giải:

Chọn câu C: Độ biến dạng tăng thì lực đàn hồi tăng.

Bài C5 (trang 32 SGK Vật Lý 6)

Dựa vào bảng 9.1, hãy tìm từ thích hợp để điền vào chỗ trống sau:

a. Khi độ biến dạng tăng gấp đôi thì lực đàn hồi (1)…

b. Khi độ biến dạng tăng gấp ba thì lực đàn hồi (2) …

Lời giải:

a. Khi độ biến dạng tăng gấp đôi thì lực đàn hồi (1) tăng gấp đôi.

b. Khi độ biến dạng tăng gấp ba thì lực đàn hồi (2) tăng gấp ba.

Bài C6 (trang 32 SGK Vật Lý 6)

Hãy trả lời câu hỏi nêu ở đầu bài

Lời giải:

Giống nhau vì chúng đều có tính đàn hồi

Giải bài tập SBT Vật Lí 6 Bài 9

Bài 9.1 trang 31 SBT Vật Lí 6

Bài 9.1. Lực nào dưới đây là lực đàn hồi?

A. trọng lực của một quả nặng

B. lực hút của một nam châm tác dụng lên một miếng sắt

C. Lực đẩy của lò xo dưới yên xe đạp

D. lực kết dính giữa một tờ giấy dán trên bảng và mặt bảng

Lời giải:

Chọn C.

Vì lực đàn hồi là lực mà lò xo khi biến dạng tác dụng vào vật.

Bài 9.2 trang 31 SBT Vật Lí 6

Bài 9.2. Bằng cách nào em có thể nhận biết được mọi vật có tính chất đàn hồi hay không đàn hồi. Hãy nêu một ví dụ minh họa

Lời giải:

Để nhận biết một vật có tính đàn đàn hồi: làm cho vật bị biến dạng, khi ngừng tác dụng lực gây ra biến dạng thì xem vật có trở lại hình dạng ban đầu hay không, nếu vật trờ lại hình dáng ban đầu thì vật có tính chất đàn hồi. Ví dụ: ta dùng tay đè lên một dây cao su, thấy dây cao su bị biến dạng. Không dùng tay tác động lên dây thì sau một thời gian dây lại trở lại hình dạng ban đầu

Bài 9.3 trang 31 SBT Vật Lí 6

Bài 9.3. Hãy đánh dấu X vào ô ứng với vật có tính chất đàn hồi.

Bài 9.3 trang 31 SBT Vật Lí 6

Lời giải:

Những vật có tính chất đàn hồi: bóng cao su và chiếc lưỡi cưa.

Bài 9.4 trang 31 SBT Vật Lí 6

Bài 9.4. Hãy dùng những từ thích hợp trong khung để điền vào chỗ trống trong các câu sau:

Bài 9.4 trang 31 SBT Vật Lí 6

a. Quan sát một cái cung bằng tre treo trên tường, ta thấy dây cung làm cho cánh cung bị cong đi (H9.1a)

Bài 9.4 trang 31 SBT Vật Lí 6

Cánh cung đã bị…Cánh cung là một…Khi nó bị biến dạng, nó sẽ tác dụng vào hai đầu dây cung hai…Hai lực này cùng tác dụng vào dây cung, chúng có cùng phương, ngược chiều và là hai…

b. Một người đứng yên trên một tấm ván mỏng. Tấm ván bị cong đi (H9.1b). Nó đã bị…Đó là do kết quả tác dụng của…của người. Tấm ván là…Khi bị cong, nó sẽ tác dụng vào người một….Lực này và trọng lực của người là hai….

c. Một người ngồi trên một chiếc xe đạp. Dưới tác dụng của…..của người, lò xo ở yên xe bị nén xuống. Nó đã bị…Lò xo ở yên xe là…Khi bị biến dạng, nó sẽ tác dụng vào người một…đẩy lên. Lực này và trọng lực của người là hai….

Lời giải:

a. Biến dạng; vật có tính chất đàn hồi; lực đàn hồi; lực cân bằng

b. Biến dạng; trọng lượng; vật có tính chất đàn hồi; lực đàn hồi; lực cân bằng

c. Trọng lượng; biến dạng; vật có tính chất đàn hồi; lực đàn hồi; lực cân bằng

Bài 9.5 trang 32 SBT Vật Lí 6

Bài 9.5. Biến dạng của vật nào dưới đây là biến đạng đàn hồi?

A. cục đất sét

B. sợi dây đồng

C. sợi dây cao su

D. quả ổi chín

Lời giải:

Chọn C

Vì khi ta tác dụng vào sợi dây cao su một lực, sợi dây bị biến dạng, khi thôi tác dụng lực vào sợi dây thì sợi dây trở về dạng cũ nên nó có tính đàn hồi.

Bài 9.6 trang 32 SBT Vật Lí 6

Bài 9.6. Treo thẳng đứng một lò xo, đầu dưới gắn với một quả cân 100g thì lò xo có độ dài là 11cm, nếu thay bằng quả cân 200g thì lò xo có độ dài 11,5cm. Hỏi nếu treo quả cân 500g thì lò xo có độ dài là bao nhiêu?

A. 12cm

B. 12,5cm

C. 13cm

D. 13,5cm

Lời giải:

Chọn C.

Cứ treo thêm 100g thì độ dài thêm của lò xo là: 11,5 -11 = 0,5cm.

Suy ra: Chiều dài ban đầu của lò xo là: 11 – 0,5 = 10,5cm.

Cứ treo 500g thì độ dài thêm của lò xo là: 5.0,5 = 2,5cm.

Vậy nếu treo quả cân 500g thì lò xo có độ dài là: 10,5 + 2,5 = 13cm.

Bài 9.7 trang 32 SBT Vật Lí 6

Bài 9.7*. Nếu treo một quả gân 1kg vào một cái “cân lò xo” thì lò xo của cân có độ dài 10cm. Nếu treo quả cân 0,5kg thì lò xo có độ dài 6cm. Hỏi nếu treo quả cân 200g thì lò xo sẽ có độ dài bao nhiêu?

A.7,6cm

B.5cm

C.3,6cm

D.2,4cm

Lời giải:

Chọn C.

Gọi l0 là chiều dài ban đầu của lò xo.

Ta có độ biến dạng khi treo quả cân 1 kg là 10 – l0 và khi treo quả cân 0,5kg là 6 – l0.

Vì độ biến dạng tỉ lệ với khối lượng các quả cân treo vào nên ta có:

Bài 9.7 trang 32 SBT Vật Lí 6

Gọi l là chiều dài khi treo quả cân 200g = 0,2kg, ta có độ biến dạng khi treo quả cân 200g là: l – l0 = l – 2.

Theo tính chất độ biến dạng tỉ lệ với khối lượng các quả cân treo vào nên ta có:

Bài 9.7 trang 32 SBT Vật Lí 6

Bài 9.8 trang 32 SBT Vật Lí 6

Bài 9.8. Dùng những số liệu thích hợp trong khung để điền vào những chỗ trống trong các câu dưới đây:

Bài 9.8 trang 32 SBT Vật Lí 6

a. Treo một quả nặng vào một lò xo. Lò xo sẽ bị …

b. Lực mà lò xo tác dụng vào quả nặng là …

c. Quả nặng đứng yên. Nó chịu tác dụng đồng thời của hai lực là lực đàn hồi và …

d. Hai lực này …

Lời giải:

a. Dãn ra.

b. Lực đàn hồi.

c. Trọng lực.

d. Cân bằng lẫn nhau.

Bài 9.9 trang 33 SBT Vật Lí 6

Bài 9.9. Nếu treo một quả cân 100g vào một sợi dây cao su thì khi đã đứng yên quả cân chịu tác dụng

A. chỉ của trọng lực có độ lớn là 1N

B. chỉ của lực đàn hồi có độ lớn là 10N

C. của trọng lực có độ lớn 1N và lực đàn hồi có độ lớn 1N

D. của trọng lực có độ lớn 1N và lực đàn hồi có độ lớn 10N

Lời giải:

Chọn C

Khi đứng yên thì trọng lực của quả cân có độ lớn bằng độ lớn lực đàn hồi của quả cân.

Bài 9.10 trang 33 SBT Vật Lí 6

Bài 9.10. Lần lượt treo vào một lò xo các vật có khối lượng m1, m2, m3 thì lò xo dãn ra như hình vẽ ở hình 9.2, hãy so sánh các khối lượng m1, m2, m3.

Bài 9.10 trang 33 SBT Vật Lí 6

A. m1 > m2 > m3

B. m1 = m2 = m3

C. m1 < m2 < m3

D. m2 > m1 > m3

Lời giải:

Chọn D

Căn cứ độ dãn của lò xo ta thấy m2 làm lò xo giãn nhiều nhất, m3 làm giãn ít nhất nên ta có: m2 > m1 > m3.

Bài 9.11 trang 33 SBT Vật Lí 6

Bài 9.11*. Tại sao vận động viên môn thể thao nhảy cầu lại phải nhún nhiều lần trên tấm nhún làm bằng chất đàn hồi trước khi nhảy xuống nước?

Lời giải:

Nhún nhiều lần để tăng độ mạnh của lực đàn hồi do tấm nhún tác dụng lên người, làm cho người có thể tung lên cho cao một cách nhẹ nhàng

Câu hỏi Trắc nghiệm Vật Lí 6 Bài 9 (có đáp án): Lực đàn hồi

Bài 1: Lực nào sau đây là lực đàn hồi?

A. Lực nam châm hút đinh sắt.

B. Lực hút của Trái Đất

C. Lực gió thổi vào buồm làm thuyền chạy.

D. Lực đẩy cung tác dụng vào mũi tên làm mũi tên bắn đi.

Lời giải:

Dây cung biến dạng đàn hồi sinh ra lực đàn hồi tác dụng lên mũi tên Đáp án D

Bài 2: Phát biểu nào sau đây về lực đàn hồi của một lò xo là đúng?

A. Độ biến dạng của lò xo càng nhỏ thì lực đàn hồi càng nhỏ.

B. Chiều dài của lò xo khi bị kéo dãn càng nhỏ thì lực đàn hồi càng lớn.

C. Trong hai trường hợp lò xo có chiều dài khác nhau: trường hợp nào lò xo dài hơn thì lực đàn hồi mạnh hơn.

D. Chiều dài của lò xo khi bị kéo dãn càng lớn thì lực đàn hồi càng nhỏ.

Lời giải:

– Độ lớn của lực đàn hồi tỉ lệ thuận với độ biến dạng ⇒ A đúng

⇒ Chọn A.

– Chiều dài của lò xo khi bị kéo dãn càng nhỏ ⇒ độ biến dạng càng nhỏ, lực đàn hồi càng nhỏ⇒ B sai.- Lò xo bị nén càng ngắn thì càng biến dạng lớn ⇒ lực đàn hồi càng lớn, lò xo bị dãn càng dài thì độ biến dạng càng lớn, lực đàn hồi càng lớn⇒ C sai.- Chiều dài của lò xo khi bị kéo dãn càng lớn thì lực đàn hồi càng lớn

⇒ D sai

Bài 3: Các vật nào sau đây có tính chất đàn hồi?

A. Một tờ giấy bị gấp đôi

B. Một thanh sắt

C. Một cục đất sét

D. Lò xo

Lời giải:

Lò xo có tính chất đàn hồi

⇒ Đáp án D

Bài 4: Lò xo không bị biến dạng khi

A. dùng tay kéo dãn lò xo

B. dùng tay ép chặt lò xo

C. kéo dãn lò xo hoặc ép chặt lò xo

D. dùng tay nâng lò xo lên

Lời giải:

– Khi dùng tay kéo dãn lò xo thì lò xo bị biến dạng dãn.

– Khi dùng tay ép chặt lò xo thì lò xo bị biến dạng nén.- Khi kéo dãn lò xo hoặc ép chặt lò xo thì có biến dạng dãn hoặc nén.- Khi nâng lò xo lên thì lò xo không biến dạng⇒ Đáp án D

Bài 5: Lực đàn hồi có đặc điểm

A. không phụ thuộc vào độ biến dạng.

B. độ biến dạng tăng thì lực đàn hồi giảm.

C. phụ thuộc vào môi trường bên ngoài.

D. độ biến dạng tăng thì lực đàn hồi tăng.

Lời giải:

Độ lớn của lực đàn hồi phụ thuộc vào độ biến dạng và độ biến dạng càng lớn thì độ lớn lực đàn hồi càng lớn Đáp án D

Bài 6: Lực nào trong các lực dưới đây không phải là lực đàn hồi?

A. Lực mà lò xo bút bi tác dụng vào ngòi bút.

B. Lực của quả bóng tác dụng vào tường khi quả bóng va chạm với tường.

C. Lực của giảm xóc xe máy tác dụng vào khung xe máy.

D. Lực nâng tác dụng vào cánh máy bay khi máy bay chuyển động.

Lời giải:

Lực nâng tác dụng vào cánh máy bay khi máy bay chuyển động không phải là lực đàn hồi ⇒ Đáp án D

Bài 7: Một lò xo xoắn có độ dài ban đầu là 20 cm. Khi treo một quả cân, độ dài của lò xo là 22 cm. Nếu treo ba quả cân như thế thì lò xo bị dãn ra so với ban đầu một đoạn là:

A. 4 cm

B. 6 cm

C. 24 cm

D. 26 cm

Lời giải:

– Khi treo một quả cân lò xo dãn thêm: – Khi treo 2 quả cân lò xo dãn thêm: 2.3 = 6 cm Đáp án B

Bài 8: Treo đầu trên của lò xo vào một điểm cố định. Khi đầu dưới của lò xo để tự do, lò xo có chiều dài 10 cm. Khi treo vào đầu dưới của lò xo một quả cân 100g thì lò xo có chiều dài 14 cm. Hỏi khi tác dụng vào đầu dưới lò xo một lực kéo 2N hướng dọc theo chiều dài lò xo thì lò xo bị kéo dãn có chiều dài bằng bao nhiêu?

Lời giải:

– Khi treo thêm vật 100g thì lò xo dãn thêm 4cm tương đương với tác dụng lực 1N thì lò xo dãn 4cm.

– Vì độ lớn lực đàn hồi tỉ lệ thuận với độ biến dạng nên ta có:

Chiều dài lò xo lúc này là:
Câu hỏi Trắc nghiệm Vật Lí 6 Bài 9Bài 9: Treo thẳng đứng một lò xo, đầu dưới gắn với một quả cân 100g thì lò xo có độ dài là 11 cm, nếu thay bằng quả cân 200g thì lò xo có độ dài là 11,5 cm. Hỏi nếu treo quả cân 500 g thì lò xo có độ dài bằng bao nhiêu?Lời giải:– Khi treo vật khối lượng 100g lò xo dài 11 cm, khi treo vật 200g lò xo dài 11,5 cm.Vậy cứ treo 100g thì độ dài thêm của lò xo là 11,5 – 11 = 0,5 cm.- So với khi treo vật 100g thì vật 500g hơn 400g nên độ dãn thêm của vật 500g hơn vật 100g là 2 cm.

– Chiều dài khi treo vật 500g là: 11 + 2 = 13 cm.

Bài 10: Khi treo một quả nặng vào đầu dưới của một lò xo thì chiều dài lò xo là 98 cm. Biết độ biến dạng của lò xo khi đó là 2 cm. Hỏi chiều dài tự nhiên của lò xo là bao nhiêu?

Lời giải:

– Chiều dài tự nhiên là chiều dài lò xo khi chưa bị biến dạng.

– Khi treo vật nặng vào lò xo, lò xo dãn ra thêm 2 cm, lúc này lò xo dài 98 cm nên chiều dài khi chưa biến dạng (chiều dài tự nhiên) là:

********************

Trên đây là nội dung bài học Vật Lí 6 Bài 9: Lực đàn hồi do biên soạn bao gồm phần lý thuyết, giải bài tập và các câu hỏi trắc nghiệm có đáp án đầy đủ. Hy vọng các em sẽ nắm vững kiến thức về Lực đàn hồi. Chúc các em học tập thật tốt và luôn đạt điểm cao trong các bài thi bài kiểm tra trên lớp.Biên soạn bởi: Trường  Vật Lý 6

 

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/vat-li-6-bai-9-luc-dan-hoi/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp