Vật Lí 8 Bài 5: Sự cân bằng lực – Quán tính – Giải bài tập SGK Vật Lí 8 Bài 5

0
105
Rate this post

Vật Lí 8 Bài 5: Sự cân bằng lực – Quán tính được biên soạn hy vọng sẽ là là tài liệu hữu ích giúp các em nắm vững kiến thức bài học và đạt kết quả tốt trong các bài thi, bài kiểm tra trên lớp.

I. Tóm tắt lý thuyết Vật Lí 8 Bài 5

1. Hai lực cân bằng

– Hai lực cân bằng là hai lực cùng tác dụng lên một vật, có cường độ bằng nhau, phương nằm trên cùng một đường thẳng, chiều ngược nhau.

Ví dụ: Khi đặt một quyển sách trên mặt bàn nằm ngang, trọng lực P→ có phương thẳng đứng, hướng xuống và lực nâng N→ của mặt bàn tác dụng lên quyển sách có phương thẳng đứng, hướng lên. Trọng lực P→ và lực nâng N→ cân bằng nhau, kết quả là quyển sách nằm yên trên mặt bàn.

Hai lực cân bằng

– Dưới tác dụng của các lực cân bằng:

+ Một vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên.

Tóm tắt lý thuyết Vật Lí 8 Bài 5

Dây thừng nằm yên dưới tác dụng của hai lực cân bằng

+ Một vật đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều.

Một vật đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều.

Người trượt patin đang chuyển động thẳng đều trên mặt sàn trơn nhẵn do chịu tác dụng của hai lực cân bằng là trọng lực P→ và phản lực của mặt sàn N→

2. Quán tính

Khi có lực tác dụng, mọi vật đều không thể thay đổi vận tốc đột ngột được vì mọi vật đều có quán tính. Có thể nói quán tính là tính chất giữ nguyên vận tốc và hướng chuyển động của vật.

– Lực tác dụng càng lớn thì sự biến đổi chuyển động diễn ra càng nhanh.

Ví dụ: Người ngồi trên xe ô tô có xu hướng chúi về phía trước khi ô tô phanh đột ngột do có quán tính.

Người ngồi trên xe ô tô có xu hướng chúi về phía trước khi ô tô phanh đột ngột do có quán tính.

– Vật có khối lượng càng lớn thì sự biến đổi chuyển động diễn ra càng chậm.

Ví dụ: Hai ô tô có khối lượng khác nhau đang chuyển động với cùng một vận tốc. Nếu hãm phanh với lực có cùng độ lớn thì ô tô có khối lượng lớn hơn sẽ lâu dừng lại hơn.

Giải bài tập SGK Vật Lí 8 Bài 5

Bài C1 (trang 17 SGK Vật Lý 8)

Bài C1 (trang 17 SGK Vật Lý 8): Hãy kể tên và biểu diễn các lực tác dụng lên quyển sách, quả cầu và quả bóng trên hình vẽ có trọng lượng lần lượt là 3N; 0,5N; 5N bằng các vectơ lực. Nhận xét về điểm đặt, cường độ, phương, chiều của hai lực cân bằng.

Lời giải:

– Các lực tác dụng lên cuốn sách:

  • Trọng lực P hướng thẳng đứng xuống dưới.
  • Lực nâng Q của mặt bàn (gọi là phản lực) hướng thẳng đứng lên trên.

Bài C1 (trang 17 SGK Vật Lý 8)

– Các lực tác dụng lên quả cầu:

  • Trọng lực P hướng thẳng đứng xuống dưới.
  • Lực căng T của dây treo hướng thẳng đứng lên trên.

Bài C1 (trang 17 SGK Vật Lý 8)

– Các lực tác dụng lên quả bóng:

  • Trọng lực P hướng thẳng đứng xuống dưới.
  • Lực nâng Q của mặt sân (gọi là phản lực) hướng thẳng đứng lên trên.

Bài C1 (trang 17 SGK Vật Lý 8)

Như vậy, các cặp lực tác dụng lên mỗi vật có cùng điểm đặt (tại tâm của vật), cùng phương thẳng đứng, có độ lớn bằng nhau và ngược chiều nhau.

Bài C2 (trang 18 SGK Vật Lý 8)

Bài C2 (trang 18 SGK Vật Lý 8): Quan sát thí nghiệm hình dưới đây và cho biết tại sao quả cân A đứng yên?

Bài C2 (trang 18 SGK Vật Lý 8)

Lời giải:

Quả cân A đã chịu tác dụng của hai lực cân bằng nhau (trọng lực P và lực căng dây T) nên nó đứng yên.

Bài C3 (trang 18 SGK Vật Lý 8)

Bài C3 (trang 18 SGK Vật Lý 8): Đặt thêm một vật nặng A’ lên quả cân A (H.5.3b). Tại sao quả cân A cùng với A’ sẽ chuyển động nhanh dần?

Lời giải:

– Khi chưa đặt A’ lên trên A thì trọng lượng PA bằng lực căng dây T làm cho quả cân A đứng yên.

– Đặt thêm một vật nặng A’ lên quả cân A thì trọng lực PA + PA’ lớn hơn so với lực căng dây T do đó vật A và A’ chuyển động nhanh dần xuống phía dưới.

Bài C4 (trang 18 SGK Vật Lý 8)

Bài C4 (trang 18 SGK Vật Lý 8): Khi quả cân A chuyển động qua lỗ K thì vật nặng A’ bị giữ lại (H.5.3c,d). Lúc này quả cân A còn chịu tác dụng của những lực nào?

Lời giải:

Quả cân A chịu tác dụng của hai lực là trọng lực P và lực căng dây T (hai lực này cân bằng nhau).

Bài C5 (trang 19 SGK Vật Lý 8)

Bài C5 (trang 19 SGK Vật Lý 8): Hãy đo quãng đường đi được của quả cân A sau mỗi khoảng thời gian là 2 giây, ghi vào bảng bên dưới tính vận tốc A.

Thời gian t(s) Quãng đường đi được s(cm) Vận tốc v(cm/s)
Trong hai giây đầu: t1 = 2 s1 =….. v1 =…
Trong hai giây tiếp theo: t2 = 2 s2 =…. v2 =…
Trong hai giây cuối: t3 = 2 s3 =….. v3 =…

Lời giải:

Các em đo kết quả và ghi vào bảng.

Vận tốc v được tính bằng công thức: Công thức tính vận tốc

Bài C6 (trang 19 SGK Vật Lý 8)

Bài C6 (trang 19 SGK Vật Lý 8): Búp bê đang đứng yên trên xe. Bất chợt đẩy xe chuyển động về phía trước (H.5.4). Hỏi búp bê sẽ ngã về phía nào? Tại sao?

Bài C6 (trang 19 SGK Vật Lý 8)

Lời giải:

Búp bê sẽ ngã về phía sau. Bởi vì khi xe đứng yên, búp bê đứng yên cùng với xe.

Khi bất ngờ đẩy xe tới phía trước, phần chân của búp bê chuyển động tới phía trước cùng với xe nhưng phần thân của búp bê do có quán tính, nó lại muốn duy trì trạng thái đứng yên ban đầu, kết quả là búp bê bị ngã ra phía sau.

Bài C7 (trang 19 SGK Vật Lý 8)

Bài C7 (trang 19 SGK Vật Lý 8): Đẩy cho xe và búp bê cùng chuyển động rồi bất chợt dừng xe lại. Hỏi búp bê sẽ ngã về phía nào? Tại sao?

Lời giải:

Búp bê sẽ ngã về phía trước. Bởi vì khi xe chuyển động, búp bê cũng chuyển động cùng với xe. Khi xe dừng lại đột ngột, phần chân của búp bê dừng lại cùng với. xe nhưng phần thân của búp bê do có quán tính, nó lại muốn duy trì trạng thái chuyển động ban đầu, kết quả là búp bê bị ngã ra phía trước.

Bài C8 (trang 20 SGK Vật Lý 8)

Bài C8 (trang 20 SGK Vật Lý 8): Hãy dùng khái niệm quán tính để giải thích các hiện tượng sau đây:

a) Khi ô tô đột ngột rẽ phải, hành khách trên xe bi nghiêng về phía trái.

b) Khi nhảy từ bậc cao xuống, chân ta bị gập lại.

c) Bút tắc mực, ta vẩy mạnh, bút lại có thể viết tiếp được.

d) Vì sao khi cán búa lỏng có thể làm chặt lại bằng cách gõ mạnh đuôi cán xuống đất?

e) Đặt một cốc nước lên tờ giấy mỏng. Giật nhanh tờ giấy ra khỏi đáy cốc thì cốc vẫn đứng yên. Tại sao?

Lời giải:

a) Hành khách bị nghiêng về phía trái vì khi ô tô đột ngột rẽ phải, do có quán tính, họ không thể đổi hướng chuyển động ngay mà tiếp tục chuyển động như cũ.

b) Khi nhảy từ bậc cao xuống, chân chạm đất sẽ dừng lại ngay, nhưng người còn tiếp tục chuyển động theo quán tính nên chân bị gập lại.

c) Bút tắc mực, khi ta vẩy mạnh thì do có quán tính mà mực chuyển động xuống đầu ngòi bút nên bút lại có mực.

d) Khi gõ mạnh đuôi cán búa xuống đất thì cán búa và đầu búa đều chuyển động đi xuống. Cán búa chạm đất dừng lại đột ngột trong khi đầu búa tiếp tục chuyển động đi xuống do quán tính nên đầu búa làm cho búa chắc hơn.

e) Cốc vẫn đứng yên vì do quán tính mà nó chưa thể thay đổi vận tốc được ngay.

40 Câu hỏi trắc nghiệm Vật Lí 8 Bài 5 có đáp án

Câu 1: Hai lực cân bẳng là:

A. hai lực cùng đặt lên một vật, có cường độ bằng nhau, phương nằm trên cùng một đường thẳng, chiều ngược nhau

B. hai lực được đặt lên hai vật, có cường độ bằng nhau, phương nằm trên cùng một đường thẳng, chiều ngược nhau

C. hai lực cùng đặt lên một vật, có cường độ bằng nhau, phương nằm trên cùng một đường thẳng, chiều cùng nhau

D. hai lực được đặt lên hai vật, có cường độ bằng nhau, phương nằm trên cùng một đường thẳng, chiều cùng nhau

Lời giải:

Hai lực cân bằng là hai lực cùng đặt lên một vật, có cường độ bằng nhau, phương nằm trên cùng một đường thẳng, chiều ngược nhau

Đáp án cần chọn là: A

Câu 2: Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Hai lực cân bằng là hai lực cùng đặt lên một vật, có cường độ bằng nhau, phương nằm trên cùng một đường thẳng, chiều ngược nhau

B. Hai lực cân bằng là hai lực được đặt lên hai vật, có cường độ bằng nhau, phương nằm trên cùng một đường thẳng, chiều ngược nhau

C. Hai lực cân bằng là hai lực cùng đặt lên một vật, có cường độ bằng nhau, phương nằm trên cùng một đường thẳng, chiều cùng nhau

D. Hai lực cân bằng là hai lực được đặt lên hai vật, có cường độ bằng nhau, phương nằm trên cùng một đường thẳng, chiều cùng nhau

Lời giải:

Hai lực cân bằng là hai lực cùng đặt lên một vật, có cường độ bằng nhau, phương nằm trên cùng một đường thẳng, chiều ngược nhau

Đáp án cần chọn là: A

Câu 3: Thế nào là hai lực cân bằng?

A. Hai lực cùng cường độ, có phương trên cùng một đường thẳng, ngược chiều và cùng tác dụng vào một vật.

B. Hai lực cùng cường độ, có phương trên cùng một đường thẳng, cùng chiều và cùng tác dụng vào một vật.

C. Hai lực cùng cường độ, có phương trên cùng một đường thẳng và ngược chiều.

D. Hai lực cùng cường độ, cùng phương, cùng  chiều và cùng tác dụng vào một vật.

Lời giải:

Hai lực cân bằng là hai lực cùng đặt lên một vật, có cường độ bằng nhau, phương nằm trên cùng một đường thẳng, chiều ngược nhau

Đáp án cần chọn là: A

Câu 4: Câu nào sau đây không đúng khi nói về các lực cân bằng:

A. Hai lực cân bằng cùng đặt lên một vật.

B. Hai lực có độ lớn bằng nhau.

C. Hai lực cân bằng cùng chiều nhau.

D. Hai lực cân bằng có phương nằm trên một đường thẳng.

Lời giải:

Hai lực cân bằng là hai lực cùng đặt lên một vật, có cường độ bằng nhau, phương nằm trên cùng một đường thẳng, chiều ngược nhau.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 5: Chuyển động theo quán tính là:

A. Dưới tác dụng của các lực cân bằng một vật đang đứng yên sẽ chuyển động, đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều

B. Dưới tác dụng của các lực cân bằng một vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên, đang chuyển động sẽ dừng lại.

C. Dưới tác dụng của các lực cân bằng một vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên, đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều

D. Dưới tác dụng của các lực cân bằng một vật đang đứng yên sẽ chuyển động, đang chuyển động sẽ dừng lại.

Lời giải:

Ta có: Dưới tác dụng của các lực cân bằng một vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên, đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều. Chuyển động này được gọi là chuyển động theo quán tính.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 6: Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Dưới tác dụng của các lực cân bằng một vật đang đứng yên sẽ chuyển động, đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều.

B. Dưới tác dụng của các lực cân bằng một vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên, đang chuyển động sẽ dừng lại.

C. Dưới tác dụng của các lực cân bằng một vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên, đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều.

D. Dưới tác dụng của các lực cân bằng một vật đang đứng yên sẽ chuyển động, đang chuyển động sẽ dừng lại.

Lời giải:

Ta có: Dưới tác dụng của các lực cân bằng một vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên, đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 7: Trường hợp nào dưới đây chuyển động mà không có lực tác dụng.

A. Xe máy đang đi trên đường

B. Xe đạp chuyển động trên đường do quán tính.

C. Chiếc thuyền chạy trên sông

D. Chiếc đu quay đang quay

Lời giải:

Xe đạp chuyển động trên đường do quán tính là trường hợp chuyển động mà không có lực tác dụng.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 8: Trường hợp nào dưới đây chuyển động mà không có lực tác dụng.

A. Ô tô đang đi trên đường.

B. Xe kéo đang lên dốc.

C. Quả bóng rơi từ trên cao xuống.

D. Người đang đi xe đạp thì ngừng đạp, nhưng xe vẫn chuyển động phía trước.

Lời giải:

Người đang đi xe đạp thì ngừng đạp, nhưng xe vẫn chuyển động phía trước.là trường hợp chuyển động mà không có lực tác dụng.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 9: Một vật chịu tác dụng của hai lực và đang chuyển động thẳng đều. Nhận xét nào sau đây là đúng?

A. Hai lực tác dụng là hai lực cân bằng

B. Hai lực tác dụng có độ lớn khác nhau

C. Hai lực tác dụng có phương khác nhau

D. Hai lực tác dụng có cùng chiều

Lời giải:

Ta có: Dưới tác dụng của các lực cân bằng một vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên, đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều.

Theo đề bài, ta có: vật chịu tác dụng của hai lực và đang chuyển động thẳng đều => hai lực tác dụng là hai lực cân bằng.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 10: Khi vật chịu tác dụng của hai lực cân bằng thì:

A. Vật đang đứng yên sẽ chuyển động.

B. Vật đang chuyển động sẽ chuyển động chậm dần.

C. Vật đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều.

D. Vật đang chuyển động sẽ chuyển động nhanh dần.

Lời giải:

Khi vật chịu tác dụng của hai lực cân bằng thì vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên, đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 11: Một vật đang chuyển động thẳng đều, chịu tác dụng của hai lực F1, F2. Điều nào sau đây đúng?

A. Khi hai lực tác dụng có phương khác nhau

B. Khi hai lực tác dụng có cùng chiều

C. Khi các lực tác dụng lên vật cân bằng nhau

D. Khi các lực tác dụng lên vật có độ lớn khác nhau

Lời giải:

Ta có: Dưới tác dụng của các lực cân bằng một vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên, đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều.

Theo đề bài, ta có: Vật đang chuyển động thẳng đều, chịu tác dụng của hai lực F1,F2 => hai lực tác dụng là hai lực cân bằng.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 12: Trong các trường hợp sau trường hợp nào vận tốc của vật không thay đổi? Hãy chọn câu đúng nhất?

A. Khi có một lực tác dụng

B. Khi có hai lực tác dụng với độ lớn khác nhau

C. Khi có các lực tác dụng lên vật cân bằng

D. Khi có các lực tác dụng lên vật không cân bằng

Lời giải:

Khi vật chịu tác dụng của hai lực cân bằng thì vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên, đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 13: Câu nào sau đây đúng khi nói về tác dụng của các lực cân bằng?

A. Hai lực cân bằng không làm thay đổi vận tốc của vật.

B. Hai lực cân bằng làm thay đổi vận tốc của vật.

C. Hai lực cân bằng làm cho vật chuyển động chậm dần.

D. Hai lực cân bằng làm cho vật chuyển động nhanh dần.

Lời giải:

Ta có: Dưới tác dụng của các lực cân bằng một vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên, đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều.

Suy ra: Hai lực cân bằng không làm thay đổi vận tốc của vật.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 14: Một xe ô tô đang chuyển động thẳng thì đột ngột dừng lại. Hành khách trên xe sẽ như thế nào? Hãy chọn câu trả lời đúng.

A. Hành khách nghiêng sang phải

B. Hành khách nghiêng sang trái

C. Hành khách ngã về phía trước

D. Hành khách ngã về phía sau

Lời giải:

Khi xe ô tô  đang chuyển động thẳng thì đột ngột dừng lại. Hành khách trên xe sẽ ngã về phía trước do có quán tính.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 15: Một xe ô tô đang chuyển động thẳng thì đột ngột rẽ trái. Hành khách trên xe sẽ như thế nào? Hãy chọn câu trả lời đúng.

A. Hành khách nghiêng sang phải

B. Hành khách nghiêng sang trái

C. Hành khách ngã về phía trước

D. Hành khách ngã về phía sau

Lời giải:

Khi xe ô tô  đang chuyển động thẳng thì đột ngột rẽ trái, hành khách trên xe sẽ nghiêng về bên phải do có quán tính.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 16: Khi ngồi trên ô tô hành khách thấy mình nghiêng người sang phải. Câu nhận xét nào sau đây là đúng?

A. Xe đột ngột tăng vận tốc

B. Xe đột ngột giảm vận tốc

C. Xe đột ngột rẽ sang phải

D. Xe đột ngột rẽ sang trái

Lời giải:

Do quán tính nên khi ngồi trên ô tô hành khách thấy mình nghiêng người sang phải khi xe đột ngột rẽ sang trái.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 17: Hành khách ngồi trên xe ô tô đang chuyển động bỗng thấy mình bị nghiêng về phía trái, chứng tỏ xe:

A. Đột ngột giảm vận tốc

B. Đột ngột giảm vận tốc

C. Đột ngột rẽ sang trái

D. Đột ngột rẽ sang phải

Lời giải:

Do quán tính nên khi ngồi trên ô tô hành khách thấy mình nghiêng người sang trái khi xe đột ngột rẽ sang phải.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 18: Trong các chuyển động sau chuyển động nào là chuyển động do quán tính?

A. Hòn đá lăn từ trên núi xuống

B. Xe máy chạy trên đường

C. Lá rơi từ trên cao xuống

D. Xe đạp chạy sau khi thôi không đạp xe nữa

Lời giải:

Chuyển động của xe đạp chạy sau khi thôi không đạp xe nữa là chuyển động do quán tính

Đáp án cần chọn là: D

Câu 19: Trong các chuyển động sau đây chuyển động nào là chuyển động do quán tính?

A. Ô tô đang chuyển động

B. Chuyển động của dòng nước chảy trên sông

C. Xe đạp ngừng đạp nhưng xe vẫn còn chuyển động

D. Chuyển động của một vật rơi xuống

Lời giải:

Chuyển động của xe đạp khi ngừng đạp nhưng xe vẫn còn chuyển động là chuyển động do quán tính.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 20: Hai lực cân bằng là hai lực:

A. cùng điểm đặt, cùng phương, cùng chiều và cường độ bằng nhau.

B. cùng điểm đặt, cùng phương, ngược chiều và cường độ bằng nhau.

C. đặt trên hai vật khác nhau, cùng phương, cùng chiều và cường độ bằng nhau.

D. đặt trên hai vật khác nhau, cùng phương, ngược chiều và cường độ bằng nhau.

Lời giải:

Hai lực cân bằng là hai lực cùng đặt lên một vật, có cường độ bằng nhau, phương nằm trên cùng một đường thẳng, chiều ngược nhau

Đáp án cần chọn là: B

Câu 21: Thế nào là hai lực cân bằng?

A. Hai lực cùng cường độ, có phương trên cùng một đường thẳng, ngược chiều và cùng tác dụng vào một vật.

B. Hai lực cùng cường độ, có phương trên cùng một đường thẳng, cùng chiều và cùng tác dụng vào một vật.

C. Hai lực cùng cường độ, có phương trên cùng một đường thẳng và ngược chiều.

D. Hai lực cùng cường độ, cùng phương, cùng  chiều và cùng tác dụng vào một vật.

Lời giải:

Hai lực cân bằng là hai lực cùng đặt lên một vật, có cường độ bằng nhau, phương nằm trên cùng một đường thẳng, chiều ngược nhau.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 22: Hai lực đặt lên một vật, cùng cường độ, phương cùng nằm trên một đường thẳng, ngược chiều là:

A. Hai lực không cân bằng

B. Hai lực cân bằng

C. Quán tính

D. Khối lượng

Lời giải:

Hai lực cân bằng là hai lực cùng đặt lên một vật, có cường độ bằng nhau, phương nằm trên cùng một đường thẳng, chiều ngược nhau.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 23: Một vật đang đứng yên trên mặt phẳng nằm ngang. Các lực tác dụng vào vật cân bằng nhau là:

A. Trọng lực P của Trái Đất với lực ma sát F của mặt bàn

B. Trọng lực P của Trái Đất với lực đàn hồi

C. Trọng lực P của Trái Đất với phản lực N của mặt bàn

D. Lực ma sát F với phản lực N của mặt bàn

Lời giải:

+ Các lực tác dụng lên vật gồm: Trọng lực  và phản lực

Trắc nghiệm Vật Lí 8 Bài 6 có đáp án năm 2022-2023

+ Trọng lực Trắc nghiệm Vật Lí 8 Bài 6 có đáp án năm 2022-2023 cân bằng với phản lực Trắc nghiệm Vật Lí 8 Bài 6 có đáp án năm 2022-2023

Đáp án cần chọn là: C

Câu 24: Cốc nước được đặt đứng yên trên mặt bàn. Các lực tác dụng vào cốc cân bằng nhau là:

A. Trọng lực P của Trái Đất với lực ma sát F của mặt bàn.

B. Trọng lực P của Trái Đất với lực đàn hồi.

C. Trọng lực P của Trái Đất với phản lực N của mặt bàn.

D. Lực ma sát F với phản lực N của mặt bàn.

Lời giải:

+ Các lực tác dụng cốc gồm: Trọng lực Trắc nghiệm Vật Lí 8 Bài 6 có đáp án năm 2022-2023 và phản lực Trắc nghiệm Vật Lí 8 Bài 6 có đáp án năm 2022-2023

Trắc nghiệm Vật Lí 8 Bài 6 có đáp án năm 2022-2023

+ Trọng lực Trắc nghiệm Vật Lí 8 Bài 6 có đáp án năm 2022-2023 cân bằng với phản lực Trắc nghiệm Vật Lí 8 Bài 6 có đáp án năm 2022-2023

Đáp án cần chọn là: C

Câu 25: Khi có lực tác dụng, mọi vật đều không thể thay đổi vận tốc đột ngột được vì mọi vật đều có:

A. ma sát

B. trọng lực

C. quán tính

D. đàn hồi

Lời giải:

Khi có lực tác dụng, mọi vật không thể thay đổi vận tốc một cách đột ngột được vì có quán tính.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 26: Tính chất giữ nguyên vận tốc của vật là:

A. Hai lực không cân bằng

B. Hai lực cân bằng

C. Quán tính

D. Khối lượng

Lời giải

Tính chất giữ nguyên vận tốc của vật là quán tính.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 27: Quán tính là:

A. tính chất giữ nguyên độ lớn và hướng của vận tốc.

B. tính chất giữ nguyên trọng lượng của vật.

C. tính chất giữ nguyên khối lượng của vật.

D. tính chất giữ nguyên thể tích của vật.

Lời giải:

Tính chất giữ nguyên vận tốc của vật là quán tính.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 28: Chọn câu sai.

A. Quán tính của vật có quan hệ với khối lượng của vật đó.

B. Vì có quán tính nên mọi vật không thể thay đổi vận tốc ngay được.

C. Vật có khối lượng lớn thì có quán tính nhỏ.

D. Tính chất giữ nguyên vận tốc của vật gọi là quán tính.

Lời giải:

C sai vì: Vật có khối lượng lớn thì có quán tính lớn.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 29: Quan sát hình vẽ bên, cặp lực cân bằng là:

Trắc nghiệm Vật Lí 8 Bài 6 có đáp án năm 2022-2023

A. Trắc nghiệm Vật Lí 8 Bài 6 có đáp án năm 2022-2023

B. Trắc nghiệm Vật Lí 8 Bài 6 có đáp án năm 2022-2023

C. Trắc nghiệm Vật Lí 8 Bài 6 có đáp án năm 2022-2023

D. Trắc nghiệm Vật Lí 8 Bài 6 có đáp án năm 2022-2023

Lời giải:

Ta có: Hai lực cân bằng là hai lực cùng đặt lên một vật, có cường độ bằng nhau, phương nằm trên cùng một đường thẳng, chiều ngược nhau.

Từ hình, ta có: lực Trắc nghiệm Vật Lí 8 Bài 6 có đáp án năm 2022-2023 cân bằng với nhau

Đáp án cần chọn là: B

Bài 30: Quan sát hình vẽ bên, cặp lực cân bằng là:

Trắc nghiệm Vật Lí 8 Bài 6 có đáp án năm 2022-2023

A. Trắc nghiệm Vật Lí 8 Bài 6 có đáp án năm 2022-2023

B. Trắc nghiệm Vật Lí 8 Bài 6 có đáp án năm 2022-2023

C. Trắc nghiệm Vật Lí 8 Bài 6 có đáp án năm 2022-2023

D. Trắc nghiệm Vật Lí 8 Bài 6 có đáp án năm 2022-2023

Lời giải:

Ta có: Hai lực cân bằng là hai lực cùng đặt lên một vật, có cường độ bằng nhau, phương nằm trên cùng một đường thẳng, chiều ngược nhau.

Từ hình, ta có: lực Trắc nghiệm Vật Lí 8 Bài 6 có đáp án năm 2022-2023 cân bằng với nhau

Đáp án cần chọn là: B

Bài 31: Một quả bóng khối lượng 0,5kg được treo vào đầu một sợi dây, phải giữ đầu dây với một lực bằng bao nhiêu để quả bóng nằm cân bằng.

A. 0,5 N

B. Nhỏ hơn 0,5 N

C. 5N

D. Nhỏ hơn 5N

Lời giải:

+ Trọng lực của quả bóng: P = 10m = 10.0,5 = 5N

+ Để quả bóng cân bằng, cần phải giữ đầu dây một lực F = P = 5N

Đáp án cần chọn là: C

Bài 32: Một quả bóng khối lượng 1kg được treo vào đầu một sợi dây, phải giữ đầu dây với một lực bằng bao nhiêu để quả bóng nằm cân bằng.

A. 10 N

B. Nhỏ hơn 1 N

C. 1N

D. Nhỏ hơn 10N

Lời giải:

+ Trọng lực của quả bóng: P = 10m = 1.10 = 10N

+ Để quả bóng cân bằng, cần phải giữ đầu dây một lực F = P = 10N

Đáp án cần chọn là: A

Bài 33: Một vật nằm yên trên mặt bàn nằm nghiêng (hình vẽ), lực cân bằng với trọng lực P là:

Trắc nghiệm Vật Lí 8 Bài 6 có đáp án năm 2022-2023

A. Trắc nghiệm Vật Lí 8 Bài 6 có đáp án năm 2022-2023

B. Trắc nghiệm Vật Lí 8 Bài 6 có đáp án năm 2022-2023

C. Cả A, B đều đúng

D. Cả A, B đều sai

Lời giải:

Trắc nghiệm Vật Lí 8 Bài 6 có đáp án năm 2022-2023

Phân tích Trắc nghiệm Vật Lí 8 Bài 6 có đáp án năm 2022-2023 thành hai thành phần Trắc nghiệm Vật Lí 8 Bài 6 có đáp án năm 2022-2023 như hình vẽ, ta có:

Trắc nghiệm Vật Lí 8 Bài 6 có đáp án năm 2022-2023 cân bằng với Trắc nghiệm Vật Lí 8 Bài 6 có đáp án năm 2022-2023

Trắc nghiệm Vật Lí 8 Bài 6 có đáp án năm 2022-2023 cân bằng với Trắc nghiệm Vật Lí 8 Bài 6 có đáp án năm 2022-2023

Đáp án cần chọn là: D

Bài 34: Một quả cầu được treo trên sợi chỉ tơ mảnh như hình vẽ. Cầm đầu B của sợi chỉ để giật thì sợi chỉ có thể bị đứt tại điểm A hoặc điểm C. Muốn sợi chỉ bị đứt tại điểm C thì ta phải giật như thế nào? Hãy chọn câu trả lời đúng.

Trắc nghiệm Vật Lí 8 Bài 6 có đáp án năm 2022-2023

A. Giật thật mạnh đầu B một cách khéo léo

B. Giật đầu B một cách từ từ

C. Giật thật nhẹ đầu B

D. Vừa giật vừa quay sợi chỉ

Lời giải:

Muốn sợi chỉ bị đứt tại điểm C thì ta phải giật thật mạnh đầu B một cách khéo léo, khi đó quả cầu sẽ chuyển động lên trên theo quán tính.

Đáp án cần chọn là: A

Bài 35: Treo một vật vào một lực kế thấy lực kế chỉ 30N. Khối lượng vật là bao nhiêu?

A. m > 3kg

B. m = 30kg

C. m = 3kg

D. m < 3kg

Lời giải:

Ta có:

+ Số chỉ của lực kế chính là trọng lực của vật: F = P = 30N

+ Trọng lực: P = 10m → Trắc nghiệm Vật Lí 8 Bài 6 có đáp án năm 2022-2023

Đáp án cần chọn là: C

Bài 36: Treo một vật vào một lực kế thấy lực kế chỉ 20N. Khối lượng vật bao nhiêu?

A. m > 2kg

B. m = 20kg

C. m = 2kg

D. m < 2kg

Lời giải:

Ta có:

+ Số chỉ của lực kế chính là trọng lực của vật: F = P = 20N

+ Trọng lực: P = 10m → Trắc nghiệm Vật Lí 8 Bài 6 có đáp án năm 2022-2023

Đáp án cần chọn là: C

Bài 37: Trong cách mô tả sau đây về tương quan giữa trọng lượng P và lực căng T, câu nào đúng?

Trắc nghiệm Vật Lí 8 Bài 6 có đáp án năm 2022-2023

A. Cùng phương, ngược chiều, cùng độ lớn

B. Cùng phương, cùng chiều, cùng độ lớn

C. Cùng phương, ngược chiều, khác độ lớn

D. Không cùng giá, ngược chiều, cùng độ lớn

Lời giải:

Ta có: Trọng lượng P và lực căng T cùng phương, ngược chiều, cùng độ lớn.

Đáp án cần chọn là: A

Bài 38: Khi xe tăng tốc đột ngột, hành khách trên xe có xu hướng bị ngã ra phía sau. Câu giải thích nào sau đây là đúng?

A. Do người có khối lượng lớn

B. Do quán tính

C. Do các lực tác dụng lên người cân bằng nhau

D. Một lí do khác

Lời giải:

Do quán tính nên khi ngồi trên ô tô hành khách có xu hướng ngả người phía sau khi xe đột ngột tăng tốc.

Đáp án cần chọn là: B

Bài 39: Khi bút tắc mực, ta thường cầm bút vẩy mạnh bút lại tiếp tục viết được. Câu giải thích nào sau đây là đúng?

A. Sự cân bằng lực của mực trong bút

B. Quán tính

C. Tính linh động của chất lỏng

D. Bút bị hỏng

Lời giải:

Bút tắc mực, nếu vẩy mạnh, bút lại có thể viết tiếp được vì do quán tính nên mực tiếp tục chuyển động xuống đầu ngòi bút khi bút đã dừng lại.

Đáp án cần chọn là: B

Bài 40: Với cùng cường độ, cách biểu diễn hai lực cân bằng nào sau đây đúng?

Trắc nghiệm Vật Lí 8 Bài 6 có đáp án năm 2022-2023

A. Hình 1

B. Hình 2

C. Hình 3

D. Hình 4

Lời giải:

Hai lực cân bằng là hai lực cùng đặt lên một vật, có cường độ bằng nhau, phương nằm trên cùng một đường thẳng, chiều ngược nhau.

Suy ra đáp án B đúng

Đáp án cần chọn là: B

******************

Trên đây là nội dung bài học Vật Lí 8 Bài 5: Sự cân bằng lực – Quán tính do biên soạn bao gồm phần lý thuyết, giải bài tập và các câu hỏi trắc nghiệm có đáp án đầy đủ. Hy vọng các em sẽ nắm vững kiến thức về Sự cân bằng lực – Quán tính. Chúc các em học tập thật tốt và luôn đạt điểm cao trong các bài thi bài kiểm tra trên lớp.

Biên soạn bởi: Trường

Vật Lý 8

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/vat-li-8-bai-5-su-can-bang-luc-quan-tinh/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp