Vật Lí 9 Bài 11: Bài tập vận dụng định luật Ôm và công thức tính điện trở của dây dẫn được biên soạn hy vọng sẽ là là tài liệu hữu ích giúp các em nắm vững kiến thức bài học và đạt kết quả tốt trong các bài thi, bài kiểm tra trên lớp.
Tóm tắt lý thuyết Vật Lí 9 Bài 11
Định luật Ôm
– Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây và tỉ lệ nghịch với điện trở của dây.
– Hệ thức biểu diễn định luật:
Trong đó: R là điện trở (Ω)
U là hiệu điện thế (V)
I là cường độ dòng điện (A)
Điện trở của dây dẫn
Trong đó: l là chiều dài dây dẫn (m)
ρ là điện trở suất (Ω.m)
S là tiết diện dây dẫn (m2)
R là điện trở của dây dẫn (Ω)
Tính điện trở của biến trở
a) Điện trở toàn phần của biến trở
Áp dụng công thức:
Trong đó: lAB là toàn bộ chiều dài của dây làm biến trở
b) Điện trở của phần biến trở tham gia vào mạch điện
Áp dụng công thức:
Trong đó: lMN là chiều dài của phần biến trở tham gia vào mạch điện
lMN = n.l1 với n là số vòng dây tham gia vào mạch điện, l1 là chiều dài của một vòng (chu vi của một vòng dây).
Dựa vào bảng quy định trị số theo các vòng màu để tính trị số của điện trở
+ Đối với điện trở 4 vạch màu:
• Vạch màu thứ nhất: Chỉ giá trị hàng chục trong giá trị điện trở
• Vạch màu thứ hai: Chỉ giá trị hàng đơn vị trong giá trị điện trở
• Vạch màu thứ ba: Chỉ hệ số nhân với giá trị số mũ của 10 dùng nhân với giá trị điện trở
• Vạch màu thứ 4: Chỉ giá trị sai số của điện trở
+ Đối với điện trở 5 vạch màu:
• Vạch màu thứ nhất: Chỉ giá trị hàng trăm trong giá trị điện trở
• Vạch màu thứ hai: Chỉ giá trị hàng chục trong giá trị điện trở
• Vạch màu thứ ba: Chỉ giá trị hàng đơn vị trong giá trị điện trở
• Vạch màu thứ 4: Chỉ hệ số nhân với giá trị số mũ của 10 dùng nhân với giá trị điện trở
• Vạch màu thứ 5: Chỉ giá trị sai số của điện trở
Vận dụng đinh luật Ôm
a) Đoạn mạch có các điện trở mắc nối tiếp
* Tính điện trở tương đương của đoạn mạch
– Đoạn mạch có n điện trở mắc nối tiếp: RAB = R1 + R2 + … + Rn
– Nếu n điện trở đều bằng nhau, giá trị mỗi điện trở bằng R0.
– Nếu biết hiệu điện thế và cường độ dòng điện qua đoạn mạch:
* Tính cường độ dòng điện trong đoạn mạch
– Áp dụng định luật Ôm cho toàn mạch:
– Nếu biết Un và Rn là giá trị hiệu điện thế và điện trở thứ n. Áp dụng định luật Ôm cho đoạn mạch:
* Tính hiệu điện thế giữa hai điểm bất kỳ trong mạch điện
– Tính hiệu điện thế giữa hai điểm M, N bất kỳ trên mạch điện
Áp dụng định luật Ôm cho đoạn mạch đó:
Trong đoạn MN có thể có một hay nhiều điện trở mắc nối tiếp.
– Tính hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch
– Tính hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở
Trong đó: U và U’ là hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở R và R’
b) Đoạn mạch có các điện trở mắc nối tiếp
* Tính điện trở tương đương của đoạn mạch
– Đoạn mạch chỉ có hai điện trở mắc song song
– Đoạn mạch có n điện trở mắc song song
+ Trường hợp có n điện trở giống nhau:
Trong đó R0 là giá trị của mỗi điện trở
+ Trường hợp n điện trở có giá trị khác nhau:
– Nếu biết hiệu điện thế và cường độ dòng điện qua đoạn mạch:
* Tính cường độ dòng điện
– Tính cường độ dòng điện trong đoạn mạch chính
– Tính cường độ dòng điện trong đoạn mạch rẽ:
Trong đó UAB và R’ là hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch và điện trở của đoạn mạch rẽ cần tìm cường độ dòng điện. Hoặc:
Trong đó I’ và R’ là cường độ dòng điện và điện trở của đoạn mạch rẽ khác.
R là điện trở của đoạn mạch rẽ cần tìm cường độ dòng điện.
* Tính hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch
– Tính hiệu điện thế giữa hai đầu một điện trở:
– Tính hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch AB
UAB = U1 = U2 = … = Un hay UAB = IAB.RAB
Với U1, U2… Un là hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi đoạn mạch rẽ
Giải bài tập SGK Vật Lí 9 Bài 11
Bài 1 (trang 32 SGK Vật Lý 9)
Một dây dẫn bằng nicrom dài 30m, tiết diện 0,3mm2 được mắc vào hiệu điện thế 220V. Tính cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn này.
Tóm tắt:
Dây nicrom có ρ = 1,1.10-6Ω.m; l = 30m; S = 0,3mm2 = 0,3.10-6m2; U = 220V;
I = ?
Lời giải:
Bài 2 (trang 32 SGK Vật Lý 9)
Một bóng đèn khi sáng hơn bình thường có điện trở R1 = 7,5Ω và cường độ dòng điện chạy qua đèn khi đó là I = 0,6 A. Bóng đèn này được mắc nối tiếp với một biến trở và chúng được mắc vào hiệu điện thế U = 12V như sơ đồ hình 11.1
a) Phải điều chỉnh biến trở có trị số điện trở R2 là bao nhiêu để bóng đèn sáng bình thường?
b)Biến trở này có điện trở lớn nhất là Rb = 30Ω với cuộn dây dẫn được làm bằng hợp kim nikelin có tiết diện S = 1mm2. Tính chiều dài l của dây dẫn dùng làm biến trở này.
Tóm tắt:
RĐ = R1 = 7,5Ω và IĐ đm = I = 0,6A; đèn nối tiếp biến trở; U = 12V
a) Để đèn sáng bình thường, Rb = R2 = ?
b) Rb max = 30Ω, dây nikelin ρ = 0,4.10-6Ω.m, S = 1mm2 = 1.10-6m2, l = ?
Lời giải:
a) Cách giải 1: Để bóng đèn sáng bình thường thì cường độ dòng điện qua mạch phải đúng là 0,6 A. Khi ấy điện trở tương đương của mạch là:
Theo sơ đồ hình 11.1 thì Rtđ = R1 + R2
Từ đó tính được R2 = Rtđ – R1 = 20 – 7,5 = 12,5Ω
Cách giải 2
Vì đèn và biến trở ghép nối tiếp nên để đèn sáng bình thường thì Ib = IĐ = IĐ đm = 0,6A và UĐ = UĐ đm = IĐ đm . R1 = 0,6.7,5 = 4,5V
Mặt khác UĐ + Ub = U = 12V → Ub = 12 – UĐ = 12 – 4,5 = 7,5V
Giá trị của biến trở khi này là:
b) Từ công thức suy ra
Bài 3 (trang 33 SGK Vật Lý 9)
Một bóng đèn có điện trở R1 = 600Ω được mắc song song với bóng đèn thứ hai có điện trở R2 = 900Ω vào hiệu điện thế UMN = 220V như sơ đồ hình 11.2. Dây nối từ M tới A và từ N tới B là dây đồng, có chiều dài tổng cộng là l = 200m và có tiết diện S = 0,2mm2 . Bỏ qua điện trở của dây nối từ hai bóng đèn tới A và B.
a) Tính điện trở của đoạn mạch MN.
b) Tính hiệu điện thế dặt vào hai đầu của mỗi đèn.
Tóm tắt:
Đèn 1: R1 = 600Ω; Đèn 2: R2 = 900Ω; UMN = 220V; dây đồng ρ = 1,7.10-8Ω.m và lMA + lNB = l = 200m; S = 0,2mm2 = 0,2.10-6m2
a) RMN = ?
b) UĐ1 = ?; UĐ2 = ?
Lời giải:
a) Điện trở của dây nối từ M tới A và từ N tới B là
Điện trở tương đương của R1 và R2 mắc song song là:
Điện trở của đoạn mạch MN là RMN = Rdây nối + R12 = 17 + 360 = 377Ω
b) Cách 1: Cường độ dòng điện mạch chính khi đó là:
Hiệu điện thế đặt vào hai đầu mỗi đèn là
U = Imạch chính.R12 = 0,583.360 = 210V
Cách 2: Vì dây nối từ M tới A và từ N tới B coi như một điện trở tổng cộng bên ngoài Rd mắc nối tiếp với cụm hai đèn (R1//R2) nên ta có hệ thức:
(U12 là hiệu điện thế hai đầu mỗi đèn: U12 = UĐ1 = UĐ2)
Mà Ud + U12 = UMN = 220V
Vậy hiệu điện thế đặt vào hai đầu của mỗi đèn là UĐ1 = UĐ2 = 210V
Trắc nghiệm Vật Lí 9 Bài 11 (có đáp án)
Câu 1: Xét các dây dẫn được làm từ cùng một loại vật liệu, nếu chiều dài dây dẫn giảm đi 5 lần và tiết diện tăng 2 lần thì điện trở của dây dẫn thay đổi như thế nào?
A. Điện trở của dây dẫn tăng lên 10 lần.
B. Điện trở của dây dẫn giảm đi 10 lần.
C. Điện trở của dây dẫn tăng lên 2,5 lần.
D. Điện trở của dây dẫn giảm đi 2,5 lần.
Ta có:
Nếu chiều dài dây dẫn giảm đi 5 lần và tiết diện tăng 2 lần thì điện trở của dây dẫn thay đổi:
Điện trở của dây dẫn giảm đi 10 lần
→ Đáp án B
Câu 2: Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ. Trong đó hiệu điện thế giữa hai điểm A và B được giữ không đổi và đèn sáng bình thường khi biến trở có điện trở bằng 0. Câu phát biểu nào dưới đây là đúng?
A. Đèn sáng mạnh lên khi di chuyển con chạy của biến trở về đầu M.
B. Đèn sáng yếu đi khi di chuyển con chạy của biến trở về đầu M.
C. Đèn sáng mạnh lên khi di chuyển con chạy của biến trở về đầu N.
D. Cả ba câu trên đều không đúng.
Ta biết
Khi dịch chuyển con trỏ về đầu M thì khi đó I giảm R tăng
Mà khi đó I tăng nên đèn càng sáng mạnh lên khi dịch chuyển con trỏ về M.
→ Đáp án A
Câu 3: Hai bóng đèn khi sáng bình thường có điện trở là R1 = 7,5Ω và R2 = 4,5Ω . Dòng điện chạy qua hai đèn đều có cường độ định mức là I = 0,8A. Hai đèn này được mắc nối tiếp với nhau và với một điện trở R3 để mắc vào hiệu điện thế U = 12V. Tính R3 để hai đèn sáng bình thường.
A. 1 Ω
B. 2 Ω
C. 3 Ω
D. 4 Ω
Điện trở tương đương của đoạn mạch là:
Để đèn sáng bình thường thì: R3 = 15 – 7,5 – 4,5 = 3 Ω
→ Đáp án C
Câu 4: Một biến trở con chạy có điện trở lớn nhất là 40 . Dây điện trở của biến trở là một dây hợp kim nicrom có tiết diện 0,5 mm2 và được quấn đều xung quanh một lõi sứ tròn có đường kính 2cm. Tính số vòng dây của biến trở này.
A. 290 vòng
B. 380 vòng
C. 150 vòng
D. 200 vòng
Từ
Chiều dài 1 vòng dây bằng chu vi của lõi sứ:
Số vòng dây quấn trên lõi sứ:
→ Đáp án A
Câu 5: Hai bóng đèn Đ1 và Đ2 có hiệu điện thế định mức tương ứng là U1 =1,5V và U2 = 6V; khi sáng bình thường có điện trở tương ứng là R1 =1,5Ω và R2 = 8Ω. Hai đèn này được mắc cùng với một biến trở vào hiệu điện thế U = 7,5V theo sơ đồ như hình vẽ:
a. Hỏi phải điều chỉnh biến trở có giá trị bao nhiêu để hai đèn sáng bình thường?
b. Biến trở nói trên được quấn bằng dây nikêlin có điện trở suất là 0,40.10-6 Ωm, có độ dài tổng cộng là 19,64m và đường kính tiết diện là 0,5mm. Hỏi giá trị của biến trở tính được ở câu a trên đây chiếm bao nhiêu phần trăm so với điện trở lớn nhất của biến trở này?
A. Rb = 24Ω, 60%
B. Rb = 24Ω, 40%
C. Rb = 40Ω, 40%
D. Rb = 40Ω, 60%
a) Ta có: U2b = U2 = Ub = 6V (Vì Đ 2// biến trở)
Cường độ dòng điện qua Đ1 và Đ2:
Cường độ dòng điện qua biến trở:
Ib = I2b – I2 = 1 – 0,75 = 0,25A
Điện trở của biến trở khi đèn sáng bình thường:
b) Tiết diện của dây Niken để làm biến trở:
Điện trở lớn nhất của biến trở:
Điện trở của biến trở khi đèn sáng bình thường chiếm:
→ Đáp án A
Câu 6: Một biến trở có con chạy được làm bằng Nicrom, có tiết diện đều 0,55 mm2, điện trở suất 1,1.10-6 , gồm 500 vòng quấn quanh lõi sứ trụ tròn có đường kính 2 cm.
a) Tính điện trở cực đại của biến trở.
b) Tính cường độ dòng điện định mức của biến trở. Biết hiệu điện thế lớn nhất được phép đặt vào hai đầu biến trở là 157V.
a) Chiều dài của dây biến trở:
Điện trở cực đại của biến trở:
b) Tính cường độ dòng điện định mức của biến trở:
Câu 7: Hai dây dẫn được làm từ cùng một loại vật liệu, dây thứ nhất có điện trở R1 = 15Ω , có chiều dài và có tiết diện 0,2 mm2, dây thứ hai có điện trở R2 = 10Ω , chiều dài . Tính tiết diện S2 của dây.
Ta có tỉ lệ:
Câu 8: Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ:
Nguồn điện có hiệu điện thế không đổi 12V.
a) Điều chỉnh con chạy của biến trở để vôn kế chỉ 6V thì ampe kế chỉ 0,5A. Hỏi khi đó biến trở có điện trở là bao nhiêu?
b) Phải điều chỉnh biến trở có điện trở là bao nhiêu để vôn kế chỉ 4,5V.
a) Biến trở có điện trở là:
b) Khi điều chỉnh biến trở để vôn kế có số chỉ 4,5V thì ta có:
Cường độ dòng điện chạy qua điện trở R và biến trở khi đó là:
Điện trở của biến trở là:
Câu 9: Cho mạch điện như hình vẽ:
R1 = 20Ω , R2 = 10Ω , R3 = 30Ω , UAB = 120V. Điện trở của dây nối và ampe kế nhỏ không đáng kể.
a) Khi Rb = 40 Ω thì ampe kế chỉ bao nhiêu?
b) Điều chỉnh biến trở để ampe kế chỉ giá trị 0. Tính trị số của biến trở tham gia vào mạch điện khi đó.
a) Khi Rb = 40Ω , điện trở đoạn AB:
Cường độ dòng điện qua AB và qua các điện trở:
Ta có: I1 + I3 = 6 và I2 + Ib = 6 (1)
Dựa vào cường độ dòng điện qua các điện trở R1, R2, R3, Rb ta suy ra:
+ Dòng điện qua ampe kế có chiều từ M đến E.
+ Số chỉ của ampe kế: IA = I3 – Ib = 2,4 – 1,2 = 1,2A
b) Trị số của biến trở tham gia vào mạch điện khi ampe kế chỉ 0:
Ampe kế chỉ 0 thì:
Theo trên ta có:
Từ (2), (5), (6), (7) ta có:
Câu 10: Cho sơ đồ mạch điện như hình vẽ:
Bóng đèn loại 6V – 0,2A, trên biến trở có ghi 100Ω – 1A. UAB = 24V.
a) Khi con chạy C ở vị trí giữa của biến trở, độ sáng của đèn như thế nào? Tại sao?
b) Muốn đèn sáng bình thường ta di chuyển con chạy C về phía nào của biến trở? Tính giá trị của phần biến trở tham gia vào mạch điện khi đó.
a) Khi C ở giữa biến trở, phần biến trở tham gia vào mạch điện và điện trở của đèn và của toàn mạch điện là:
Cường độ dòng điện qua đèn và biến trở:
Ta thấy IĐ = 0,3A > 0,2A nên đèn dễ cháy
b) Để đèn sáng bình thường thì cường độ dòng điện qua đèn phải là 0,2A
Giả sử khi C ở tại C’ đèn sáng bình thường:
Như vậy phần biến trở tham gia vào mạch điện tăng 40Ω nên ta phải di chuyển con chạy C về phía M sao cho RC’N = 90Ω .
******************
Trên đây là nội dung bài học Vật Lí 9 Bài 11: Bài tập vận dụng định luật Ôm và công thức tính điện trở của dây dẫn do biên soạn bao gồm phần lý thuyết, giải bài tập và các câu hỏi trắc nghiệm có đáp án đầy đủ. Hy vọng các em sẽ nắm vững kiến thức về Bài tập vận dụng định luật Ôm và công thức tính điện trở của dây dẫn. Chúc các em học tập thật tốt và luôn đạt điểm cao trong các bài thi bài kiểm tra trên lớp.
Biên soạn bởi: Trường
Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn
Chuyên mục: Tổng hợp