Vật Lí 9 Bài 41: Quan hệ giữa góc tới và góc khúc xạ – Giải bài tập SGK Vật Lí 9 Bài 41

0
131
Rate this post

Vật Lí 9 Bài 41: Quan hệ giữa góc tới và góc khúc xạ được biên soạn hy vọng sẽ là là tài liệu hữu ích giúp các em nắm vững kiến thức bài học và đạt kết quả tốt trong các bài thi, bài kiểm tra trên lớp.

Tóm tắt lý thuyết Vật Lí 9 Bài 41

– Khi tia sáng đi từ không khí sang các môi trường trong suốt rắn, lỏng khác nhau thì góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới và ngược lại.

Tóm tắt lý thuyết Vật Lí 9 Bài 41

Tia sáng truyền từ không khí vào lăng kính thủy tinh

Tóm tắt lý thuyết Vật Lí 9 Bài 41

Tia sáng truyền từ không khí vào nước

– Khi góc tới tăng (hoặc giảm) thì góc khúc xạ cũng tăng (giảm) theo.

Tóm tắt lý thuyết Vật Lí 9 Bài 41

– Khi góc tới bằng 00 thì góc khúc xạ cũng bằng 00, tia sáng không bị gãy khúc khi truyền thẳng qua hai môi trường.

Lưu ý: Khi chiếu tia sáng truyền từ một môi trường trong suốt (rắn hoặc lỏng) sang môi trường không khí với góc tới i > 48030’ thì xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần (tia sáng không đi ra khỏi môi trường chất lỏng hoặc rắn trong suốt, nó không bị khúc xạ mà phản xạ toàn bộ ở mặt phân cách giữa nước và không khí)

Tóm tắt lý thuyết Vật Lí 9 Bài 41

Giải bài tập SGK Vật Lí 9 Bài 41

Bài C1 (trang 111 SGK Vật Lý 9)

Chứng minh rằng đường nối các vị trí A, I, A’ trong hình 41.1 SGK là đường truyền của tia sáng từ đinh ghim A đến mắt

Lời giải:

Đặt mắt ở phía cạnh cong của miếng thủy tinh, ta thấy chỉ có một vị trí quan sát được hình ảnh của đinh ghim A qua miếng thủy tinh. Điều đó chứng tỏ ánh sáng từ A phát ra, truyền đến khe hở I vào miếng thủy tinh rồi đến mắt. Khi chỉ nhìn thấy đinh ghim A’ có nghĩa là A’ đã che khuất I và A, do đó ánh sáng từ A phát ra không đến được mắt. Vậy đường nối các vị trí A, I, A’ là đường truyền của tia sáng từ đinh ghim A tới mắt.

Bài C2 (trang 111 SGK Vật Lý 9)

Nêu nhận xét về đường truyền của tia sáng từ không khí vào thủy tinh. Chỉ ra tia tới, tia khúc xạ, góc tới, góc khúc xạ. Đo độ lớn góc khúc xạ và ghi vào bảng 1.

Lời giải:

+ Tia sáng đi từ không khí vào thủy tinh (hoặc nhựa trong suốt), bị khúc xạ tại mặt phân cách giữa không khí và thủy tinh.

+ AI là tia tới, IA’ là tia khúc xạ, góc ∠NIA là góc tới, góc ∠N’TA’ là góc khúc xạ (hình vẽ).

Bài C2 (trang 111 SGK Vật Lý 9)

Hoàn thành bảng 1 (minh họa số liệu)

Bài C2 (trang 111 SGK Vật Lý 9)

Bài C3 (trang 112 SGK Vật Lý 9)

Trên hình 41.2 SGK cho biết M là vị trí đặt mắt để nhìn thấy ảnh viên sỏi nhỏ ở trong nước, A là vị trí thực của viên sỏi, B là vị trí ảnh của nó, PQ là mặt nước. Hãy vẽ đường truyền của tia sáng từ viên sỏi đến mắt.

Bài C3 (trang 111 SGK Vật Lý 9)

Lời giải:

Đường truyền của tia sáng từ viên sỏi đến mắt được thể hiện trong hình 41.2a.

Bài C3 (trang 111 SGK Vật Lý 9)

– Nối B với M cắt PQ tại I.

– Nối I với A ta có đường truyền của tia sáng từ A đến mắt.

Bài C4 (trang 112 SGK Vật Lý 9)

Ở hình 41.3 SGK, SI là tia tới. Tia khúc xạ của tia này trùng với một trong số các đường IH, IE, IG, IK. Hãy điền dấu mũi tên vảo tia khúc xạ đó.

Bài C4 (trang 112 SGK Vật Lý 9)

Lời giải:

Dấu mũi tên đặt vào đường IG như hình 41.3a.

IG là đường biểu diễn tia khúc xạ của tia tới SI, vì khi tia sáng truyền từ không khí sang nước, góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới.

Bài C4 (trang 112 SGK Vật Lý 9)

Trắc nghiệm Vật Lí 9 Bài 41 có đáp án

Bài 1: Ta có tia tới và tia khúc xạ trùng nhau khi

A. góc tới bằng 0.

B. góc tới bằng góc khúc xạ.

C. góc tới lớn hơn góc khúc xạ.

D. góc tới nhỏ hơn góc khúc xạ.

Lời giải

Ta có:

Khi góc tới bằng 00 thì góc khúc xạ bằng 00, tia sáng không bị gãy khúc khi truyền qua hai môi trường.

=> Tia tới và tia khúc xạ trùng nhau khi góc tới bằng 00

Đáp án: A

Bài 2: Khi tia sáng truyền từ không khí vào nước, gọi i là góc tới và r là góc khúc xạ thì

A. r < I

B. r > i

C. r = I

D. 2r = i

Lời giải

Ta có: Khi tia sáng truyền từ không khí sang các môi trường trong suốt rắn, lỏng khác nhau thì góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới.

↔ r < i

Đáp án: A

Bài 3: Khi ánh sáng truyền từ không khí sang thủy tinh thì

A. Góc khúc xạ r không phụ thuộc vào góc tới i.

B. Góc tới i nhỏ hơn góc khúc xạ r.

C. Khi góc tới i tăng thì góc khúc xạ r giảm.

D. Khi góc tới i tăng thì góc khúc xạ r tăng.

Lời giải

Ta có:

Khi tia sáng truyền từ không khí sang các môi trường trong suốt rắn, lỏng khác nhau thì góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới.

Khi góc tới tăng (giảm) thì góc khúc xạ cũng tăng (giảm)

Đáp án: D

Bài 4: Xét một tia sáng truyền từ không khí vào nước. Thông tin nào sau đây là sai?

A. Góc tới luôn luôn lớn hơn góc khúc xạ.

B. Khi góc tới tăng thì góc khúc xạ cũng tăng.

C. Khi góc tới bằng 00  thì góc khúc xạ cũng bằng 00

D. Khi góc tới bằng 450 thì góc khúc xạ bằng 450

Lời giải

A, B, C – đúng

D – sai vì: Góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới

Đáp án: D

Bài 5: Một người nhìn thấy viên sỏi dưới đáy một chậu chứa đầy nước. Thông tin nào sau đây là sai?

A. Tia sáng từ viên sỏi tới mắt truyền theo đường gấp khúc.

B. Tia sáng từ viên sỏi tới mắt truyền theo đường thẳng.

C. Ảnh của viên sỏi nằm trên vị trí thực của viên sỏi.

D. Tia sáng truyền từ viên sỏi đến mắt có góc tới nhỏ hơn góc khúc xạ.

Lời giải

A, C, D – đúng

B – sai vì: Tia sáng từ viên sỏi tới mắt ta bị khúc xạ khi truyền từ nước ra không khí => bị gấp khúc

Đáp án: B

Bài 6: Một đồng tiền xu được đặt trong chậu. Đặt mắt cách miệng chậu một khoảng h. Khi chưa có nước thì không thấy đồng xu, nhưng khi cho nước vào lại trông thấy đồng xu vì:

A. có sự khúc xạ ánh sáng.

B. có sự phản xạ toàn phần.

C. có sự phản xạ ánh sáng.

D. có sự truyền thẳng ánh sáng.

Lời giải

1

Do hiện tượng khúc xạ ánh sáng nên khi đổ nước vào, ảnh của vật được dịch lên một đoạn

=> mắt nhìn thấy được đồng xu

Đáp án: A

Bài 7: Xét một tia sáng truyền từ không khí vào nước, gọi i và r là góc tới và góc khúc xạ. Điều nào sau đây là SAI?

A. I > r

B. Khi i tăng thì r cũng tăng

C. Khi i tăng thì r giảm

D. Khi I = 00 thì r = 00

Lời giải

Ta có:

Khi tia sáng truyền từ không khí sang các môi trường trong suốt rắn, lỏng khác nhau thì góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới.

Khi góc tới tăng (giảm) thì góc khúc xạ cũng tăng (giảm)

Khi góc tới bằng 00 thì góc khúc xạ bằng 00, tia sáng không bị gãy khúc khi truyền qua hai môi trường.

=> Các phương án:

A, B, D – đúng

C – sai

Đáp án: C

Bài 8: Khi ta tăng góc tới lên, góc khúc xạ biến đổi như thế nào?

A. Góc tới tăng, góc khúc xạ giảm

B. Góc tới tăng, góc khúc xạ tăng

C. Góc tới tăng, góc khúc xạ không đổi

D. Cả b và c đều đúng

Lời giải

Ta có: Khi góc tới tăng (giảm) thì góc khúc xạ cũng tăng (giảm)

=> Các phương án

A, C – sai => D – sai

B – đúng

Đáp án: B

Bài 9: Một tia sáng phát ra từ một bóng đèn trong một bể cá cảnh, chiếu lên trên, xiên góc vào mặt nước và ló ra ngoài không khí thì:

A. Góc khúc xạ sẽ lớn hơn góc tới

B. Góc khúc xạ sẽ bằng góc tới

C. Góc khúc xạ sẽ nhỏ hơn góc tới

D. Cả ba trường hợp A, B, C đều có thể xảy ra

Lời giải

Ta có:

Khi tia sáng truyền từ không khí sang các môi trường trong suốt rắn, lỏng khác nhau thì góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới.

Và ngược lại, khi tia sáng truyền từ môi trường nước sang không khí thì góc khúc xạ lớn hơn góc tới

Đáp án: A

Bài 10: Ta có bảng sau: Phương án nào sau đây ghép mỗi phần ở cột A với mỗi phần ở cột B là đúng?

Ta có bảng sau:

A B
a. Hiện tượng khúc xạ ánh sáng là hiện tượng tia tới khi gặp mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt khác nhau thi 1. góc khúc xạ lớn hơn góc tới
b. Khi tia sáng truyền từ không khí vào nước thì 2. bị hắt trở lại môi trường trong suốt cũ
c. Khi tia sáng truyền từ nước vào không khí thì 3. góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới
d. Hiện tượng phản xạ ánh sáng là hiện tượng tia tới gặp mặt phân cách giữa hai môi trường thì 4. góc khúc xạ cũng bằng 0, tia không bị gãy khúc khi truyển qua hai môi trường
e. Khi góc tới bằng 0 thì 5.bị gãy khúc ngay tại mặt phân cách và tiếp tục đi vào môi trường trong suốt thứ hai. Góc khúc xạ không bằng góc tới

Phương án nào sau đây ghép mối phần ở cột A với mỗi phần ở cột B là đúng?

A. a – 2

B. b – 1

C. c – 3

D. e – 4

Lời giải

Ta có, mỗi phần ở cột A với mỗi phần ở cột B được ghép tương ứng là:

a – 5; b – 3; c – 1; d – 2; e – 4

=> Các phương án:

A, B, C – sai

D – đúng

Đáp án: D

******************

Trên đây là nội dung bài học Vật Lí 9 Bài 41: Quan hệ giữa góc tới và góc khúc xạ do biên soạn bao gồm phần lý thuyết, giải bài tập và các câu hỏi trắc nghiệm có đáp án đầy đủ. Hy vọng các em sẽ nắm vững kiến thức về Quan hệ giữa góc tới và góc khúc xạ. Chúc các em học tập thật tốt và luôn đạt điểm cao trong các bài thi bài kiểm tra trên lớp.

Biên soạn bởi: Trường

 Vật Lý 9

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/vat-li-9-bai-41-quan-he-giua-goc-toi-va-goc-khuc-xa/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp