Thực tiễn là một cụm từ khá quen thuộc và mang ý nghĩa trừu tượng. Trong giai đoạn như hiện nay, để nhằm mục đích vận dụng tốt khi áp dụng những yếu tố hay một vấn đề nào đó vào thực tiễn cần phải cân nhắc và lựa chọn thật kỹ để không đem lại hậu quả xấu cho bản thân cũng như người khác. Chắc hẳn mỗi chúng ta đều sẽ thường nghe nhiều về vấn đề rằng thực tiễn là mục đích của nhận thức. Bài viết dưới đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu lý do vì sao nói thực tiễn là mục đích của nhận thức? Cho ví dụ cụ thể?
1. Vì sao nói thực tiễn là mục đích của nhận thức?
Trước tiên, chúng ta hiểu về thực tiễn như sau:
Khái niệm về thực tiễn trong giai đoạn như hiện nay được khá nhiều bài viết giải thích theo nhiều cách hiểu khác nhau. Tuy nhiên, hiểu một cách cơ bản thì thực tiễn là toàn bộ hoạt động vật chất có mục đích mang tính lịch sử – xã hội của con người nhằm cải biến thế giới khách quan. Thực tiễn chính là hoạt động vật chất. Tất cả những hoạt động bên ngoài hoạt động tinh thần của con người đều là hoạt động thực tiễn. Không những thế thì thực tiễn còn phải là hoạt động có mục đích. Khác hoạt đông bản năng của động vật. Tất cả các hoạt động thực tiễn đều có tính lịch sử – xã hội: là hoạt động của con người trong xã hội và trong những giai đoạn lịch sử nhất định.
Đặc điểm của hoạt động thực tiễn cụ thể như sau:
– Thực tiễn là hoạt động có mục đích của con người. Đây là một đặc điểm của hoạt động thực tiễn:
Thực tiễn là hoạt động có mục đích của con người. Chúng ta nói như vậy cũng có nghĩa là chỉ có con người mới có hoạt động thực tiễn. Con vật không có hoạt động thực tiễn. Con vật sẽ chỉ hoạt động theo bản năng nhằm mục đích để có thể thích nghi một cách thụ động với thế giới bên ngoài. Ngược lại thì con người hoạt động có mục đích rõ ràng nhằm mục đích giúp cải tạo thế giới để từ đó có thể thỏa mãn nhu cầu của mình, thích nghi một cách chủ động, tích cực với thế giới và làm chủ thế giới.
Con người trong quá trình hình thành và phát triển của mình không thể thỏa mãn với những gì có sẵn trong tự nhiên. Con người sẽ cần phải tiến hành lao động sản xuất ra của cải vật chất để nuôi sống mình. Nhằm mục đích để lao động hiệu quả, con người phải chế tạo ra và sử dụng công cụ lao động. Như vậy, ta nhận thấy rằng, thông qua các hoạt động thực tiễn, trước hết là lao động sản xuất, con người cũng sẽ từ đí tạo ra những vật phẩm vốn không có sẵn trong tự nhiên. Không có hoạt động thực tiễn, con người và xã hội loài người không thể tồn tại và phát triển được.
Cũng bởi vì nguyên nhân đó mà chúng ta cũng có thể phát biểu như sau: thực tiễn chính là phương thức tồn tại cơ bản của con người và xã hội và đây cũng chính là phương thức đầu tiên và chủ yếu của mối quan hệ giữa con người và thế giới.
– Thứ hai: Thực tiễn là hoạt động mang tính lịch sử – xã hội:
Thực tiễn luôn là dạng hoạt động cơ bản và phổ biến của xã hội loài người mặc dù trình độ và các hình thức hoạt động thực tiễn trên thực tế vẫn có những thay đổi qua các giai đoạn lịch sử cụ thể. Trên thực tế trong giai đoạn hiện nay, hoạt động đó sẽ chỉ có thể được tiến hành trong các quan hệ xã hội. Thực tiễn có quá trình vận động và phát triển của nó. Trình độ phát triển của thực tiễn cũng sẽ nói lên trình độ chinh phục tự nhiên và làm chủ xã hội của con người. Chính bởi vì nguyên nhân đó mà ta có thể nói rằng, về mặt nội dung cũng như về phương thức thực hiện, thực tiễn có tính lịch sử – xã hội.
Lý do nói thực tiễn là mục đích của nhận thức:
Chúng ta thường nghe nói thực tiễn là mục đích của nhận thức bởi vì ta nhận thấy rằng, tất cả các lí luận, tri thức trên thực tiễn đều sẽ chỉ có giá trị khi các lí luận, tri thức này được vận dụng vào thực tiễn, nhằm mục đích từ đó giúp cải tạo hiện thực khách quan, đáp ứng các nhu cầu vật chất, tinh thần của con người và cũng như giúp có thể cải thiện đời sống của người dân.
Thực tiễn chính là mục đích của nhận thức bởi vì nhận ta thức dù về vấn đề, khía cạnh, lĩnh vực gì thì cũng phải quay về để có thể nhằm mục đích phục vụ thực tiễn.
Nhận thức mà không phục vụ thực tiễn, không đi đôi với thực tiễn thì nhận thức đó cũng chỉ là lý luận suông. Còn đối với các lý luận được áp dụng vào thực tiễn thì mới là lý luận sống.
Cũng chính bởi vì nguyên nhân đó mà ta nhận thấy, thực tiễn là mục đích của nhận thức.
2. Ví dụ thực tiễn là mục đích của nhận thức:
Sau khi đã đua ra khái niệm về thực tiễn và nêu lý do nói thực tiễn là mục đích của nhận thức thì sẽ đưa ra ví dụ về thực tiễn là mục đích của nhận thức. Cụ thể là một số các ví dụ cơ bản như sau:
– Để chống lại dịch bệnh, nhiều quốc gia trên thế giới đều đã cố gắng sản xuất ra vaccine chống lại các loại dịch bệnh này. Như vậy, ta nhận thấy, xuất phát từ thực tiễn khi bệnh dịch đang có chiều hướng nghiêm trọng, nguy hiểm cho sự sống của con người nên các nhà nghiên cứu đã chế tạo ra các loại vaccine để nhằm mục đích có thể cứu con người khỏi tay loại dịch bệnh này.
– Môi trường có ý nghĩa rất quan trọng với cuộc sống con người. Nhằm mục đích có thể bảo vệ môi trường, nhiều người đã nghĩ ra các vật liệu thân thiện với môi trường như cốc tái chế, ống hút giấy… Việc các chủ thể tạo ra những vật liệu, đồ dùng này chính là nhằm phục vụ cho mục đích bảo vệ môi trường sống.
– Một ví dụ nữa đó là để có thể giảm thiểu ô nhiễm môi trường, mọi người đã tạo ra chiếc của cách âm, các vật liệu cách âm.
– Ví dụ cụ thể như trước nhu cầu đi lại hàng ngày của con người và để đáp ứng được nhu cầu sử dung, địa hình, các chủ thể là những nhà sản xuất đã sản xuất ra nhiều phương tiện giao thông để nhằm mục đích từ đó giúp con người có thể di chuyển dễ dàng và nhanh chóng như xe máy, ô tô, tàu cao tốc, máy bay.
Như vậy, từ những ví dụ cụ thể được nêu bên trên về thực tiễn là mục đích của nhận thức ta nhận thấy rằng, mục đích cuối cùng của nhận thức là nhằm cải tạo thực tại khách quan, đáp ứng được nhu cầu vật chất, tinh thần của con người.
3. Vai trò của thực tiễn:
Thực tiễn còn có các vai trò cụ thể như sau:
– Thứ nhất: thực tiễn là nguồn gốc của nhận thức:
Khi con người muốn tồn tại thì phải lao động sản xuất để nhằm mục đích từ đó sẽ có thể tạo ra những sản phẩm phục vụ cho con người, muốn lao động sản xuất con người sẽ cần phải tìm hiểu thế giới xung quanh. Vậy, hoạt động thực tiễn tạo ra động lực đầu tiên để con người nhận thức thế giới.
Thực tiễn sẽ góp phần quan trọng giúp đề ra nhu cầu, nhiệm vụ, cách thức và khuynh hướng vận động và phát triển của nhận thức.
– Thứ hai: Thực tiễn là động lực của nhận thức:
Hoạt động thực tiễn có vai trò quan trọng và nó cũng đã góp phần hoàn thiện các giác quan, tạo ra khả năng phản ánh nhạy bén, chính xác, nhanh hơn; bên cạnh đó thì thực tiễn cũng sẽ giúp con người có thể tạo ra các công cụ, phương tiện để tăng năng lực phản ánh của con người đối với tự nhiên. Những tri thức được áp dụng vào thực tiễn đem lại động lực kích thích quá trình nhận thức tiếp theo.
Trong hoạt động thực tiễn, con người phát triển dần tự hoàn thiện bản thân mình, các giác quan của con người ngày càng phát triển. Cũng chính bởi vì thế mà thực tiễn sẽ làm tăng khả năng nhận thức của con người về thế giới.
– Thứ ba: Thực tiễn là mục đích của nhận thức:
Thực tiễn là mục đích của nhận thức vì nhận thức dù về vấn đề, khía cạnh, lĩnh vực gì chăng nữa thì cũng phải quay về phục vụ thực tiễn. Nhận thức mà không phục vụ thực tiễn thì không phải là nhận thức theo đúng nghĩa.
Chính bởi vì thế mà kết quả nhận thức phải hướng dẫn chỉ đạo thực tiễn,. Lý luận, khoa học chỉ có ý nghĩa thực sự khi chúng được vận dụng vào thực tiễn, cải tạo thực tiễn.
– Thứ tư: Thực tiễn là động lực chủ yếu và trực tiếp của nhận thức:
Nói thực tiễn là động lực chủ yếu và trực tiếp của nhận thức có nghĩa là thực tiễn cung cấp năng lượng nhiều nhất, nhanh chóng nhất giúp con người nhận thức ngày càng toàn diện và sâu sắc về thế giới.
Trong quá trình hoạt động thực tiễn làm biến đổi thế giới, con người cũng biến đổi về luôn cả bản thân mình, phát triển năng lực thể chất, trí tuệ của mình. Cũng thông qua đó mà con người ngày càng đi sâu vào nhận thức thế giới, khám phá những bí mật của thế giới, từ đó cũng sẽ làm phong phú và sâu sắc tri thức của mình về thế giới.
Thực tiễn còn góp phần quan trọng đề ra nhu cầu, nhiệm vụ và phương hướng phát triển của nhận thức. Nhu cầu thực tiễn xuất hiện thì sẽ đòi hỏi phải có tri thức mới, phải tổng kết kinh nghiệm, khái quát lý luận, nó thúc đẩy sự ra đời và phát triển của các ngành khoa học.
– Thứ năm: Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý:
Các nhà triết học đã khẳng định: vấn đề tìm hiểu xem tư duy con người có thể đạt tới chân lý khách quan hay không hoàn toàn không phải là một vấn đề lý luận, mà là một vấn đề thực tiễn. Chính trong thực tiễn mà con người sẽ cần phải chứng minh chân lý.
Một điều rất hiển nhiên đó là nhận thức khoa học có tiêu chuẩn riêng, đó và tiêu chuẩn logic. Nhưng tiêu chuẩn logic thì sẽ không thể thay thế cho tiêu chuẩn thực tiễn, và ta nhận thấy rằng khi xem xét đến cùng, nó cũng phụ thuộc vào tiêu chuẩn thực tiễn.
Trong quá trình phát triển của thực tiễn và nhận thức, những tri thức đạt được trước kia và hiện nay sẽ vẫn phải thường xuyên chịu kiểm nghiệm bởi thực tiễn tiếp theo, tiếp tục được thực tiễn bổ sung, điều chỉnh, sửa chữa và phát triển hoàn thiện hơn trong các giai đoạn tiếp theo.
Video về “Vì sao nói thực tiễn là mục đích của nhận thức?”
Kết luận
Bài viết trên đã trả lời câu hỏi vì sao nói thực tiễn là mục đích của nhận thức? cùng với ví dụ cụ thể. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết!
Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn
Chuyên mục: Tổng hợp