Viên chức là gì? Phân tích khái niệm và đặc điểm của viên chức?

0
139
Rate this post

Cùng tìm hiểu viên chức là gì? Phân tích khái niệm và đặc điểm của viên chức.

Trong cuộc sống hàng ngày, thuật ngữ “viên chức” không phải quá xa lạ đối với chúng ta. Viên chức thường được nhắc đến như thi viên chức, làm nghề viên chức hay công chức. Tuy nhiên, không ít người còn chưa hiểu rõ về viên chức là gì dẫn đến có những sự hiểu lầm về đối tượng này với những đối tượng khác. Trong bài viết dưới đây, sẽ gửi đến bạn đọc những kiến thức và quy định pháp luật liên quan đến nội dung này.

Khái niệm viên chức là gì?

Tại Điều 2, Luật Viên chức năm 2010 có đưa ra giải thích viên chức là gì có thể hiểu như sau:

– Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định.

– Theo đó, viên chức có những đặc điểm chính sau:

+ Được tuyển dụng theo vị trí việc làm là công việc hoặc nhiệm vụ gắn với chức danh nghề nghiệp hoặc chức vụ quản lý tương ứng, là căn cứ xác định số lượng người làm việc, cơ cấu viên chức để thực hiện việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý.

+ Viên chức làm việc tại các đơn vị sự nghiệp công lập, là tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội được thành lập có tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý nhà nước.

+ Viên chức làm việc theo chế độ hợp đồng lao động xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động không xác định thời hạn.

Phân loại viên chức theo quy định pháp luật

Việc phân loại viên chức là gì được chia thành chức danh với những nội dung sau:

Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức

Gồm:

– Tên của chức danh nghề nghiệp

– Nhiệm vụ bao gồm những công việc cụ thể phải thực hiện có mức độ phức tạp phù hợp với hạng chức danh nghề nghiệp

– Tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp

– Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng

– Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ.

Mức độ chức danh nghề nghiệp viên chức

Dựa vào sự phức tạp công việc của viên chức mà trong cùng một lĩnh vực sự nghiệp, chức danh của viên chức được phân thành các mức độ từ cao xuống thấp căn cứ tại Nghị định 115/2020/NĐ-CP như sau:

– Chức danh nghề nghiệp hạng I

– Chức danh nghề nghiệp hạng II

– Chức danh nghề nghiệp hạng III

– Chức danh nghề nghiệp hạng IV

– Chức danh nghề nghiệp hạng V

Điều kiện để đăng ký trở thành viên chức

– Để có thể trở thành viên chức thì công dân phải đăng ký thi tuyển. Để đăng ký dự tuyển thi viên chức là gì công dân cần đáp ứng những điều kiện sau:

– Có quốc tịch Việt Nam và hiện tại đang cư trú tại Việt Nam

– Độ tuổi từ đủ 18 tuổi trở lên. Đối với một số lĩnh vực hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao, tuổi dự tuyển có thể thấp hơn nhưng phải có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật

– Có đơn đăng ký dự tuyển tham dự thi viên chức hợp lệ

– Có lý lịch rõ ràng và được thể hiện trong hồ sơ dự tuyển

– Có văn bằng, chứng chỉ đào tạo, chứng chỉ hành nghề hoặc có năng khiếu kỹ năng phù hợp với vị trí việc làm mà dự tuyển viên chức

– Đủ sức khoẻ để thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ

– Đáp ứng các điều kiện khác mà đơn vị sự nghiệp công lập đưa ra trong điều kiện tuyển dụng

– Không thuộc các đối tượng không được dự thi viên chức dưới đây:

+ Người mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự

+ Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự

+ Người đang chấp hành bản án, quyết định về hình sự của Tòa án

+ Người đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng.

Phân biệt cán bộ, công chức, viên chức

Phân biệt cán bộ và công chức

Giống nhau: 

Theo Luật Cán bộ, công chức thì cán bộ và công chức có những tiêu chí chung là: Công dân Việt Nam; trong biên chế; hưởng lương từ ngân sách nhà nước (trường hợp công chức làm việc trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì tiền lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật); giữ một công vụ thường xuyên; làm việc trong công sở; được phân định theo cấp hành chính (cán bộ ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; cấp xã; công chức ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; công chức cấp xã). Bên cạnh đó, giữa cán bộ và công chức được phân định rõ theo tiêu chí riêng, gắn với nguồn gốc hình thành.

Khác nhau:

Theo Khoản 1 Điều 4 của Luật Cán bộ, công chức quy định:

Cán bộ: Là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

Theo quy định này thì tiêu chí xác định cán bộ gắn với cơ chế bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ. Những người đủ các tiêu chí chung của cán bộ, công chức mà được tuyển vào làm việc trong các cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội thông qua bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ chức danh theo nhiệm kỳ thì được xác định là cán bộ.

Thực tế cho thấy, cán bộ luôn gắn liền với chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ; hoạt động của họ gắn với quyền lực chính trị được nhân dân hoặc các thành viên trao cho và chịu trách nhiệm chính trị trước Đảng, Nhà nước và nhân dân. Việc quản lý cán bộ phải thực hiện theo các văn bản pháp luật chuyên ngành tương ứng điều chỉnh hoặc theo Điều lệ.

Do đó, căn cứ vào các tiêu chí do Luật Cán bộ, công chức quy định, những ai là cán bộ trong cơ quan của Đảng, tổ chức chính trị – xã hội sẽ được các cơ quan có thẩm quyền của Đảng căn cứ Điều lệ của Đảng, của tổ chức chính trị – xã hội quy định cụ thể. Những ai là cán bộ trong cơ quan nhà nước sẽ được xác định theo quy định của Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Tổ chức Toà án nhân dân, Luật Tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân, Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân, Luật Kiểm toán nhà nước và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Khoản 2 Điều 4 Luật cán bộ, công chức quy định:

Công chức: là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập, trong biên chế, hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.

Theo quy định này thì tiêu chí để xác định công chức gắn với cơ chế tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh. Những người đủ các tiêu chí chung của cán bộ, công chức mà được tuyển vào làm việc trong các cơ quan, đơn vị của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội, bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thông qua quy chế tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh thì được xác định là công chức.

Công chức là những người được tuyển dụng lâu dài, hoạt động của họ gắn với quyền lực công hoặc quyền hạn hành chính nhất định được cơ quan có thẩm quyền trao cho và chịu trách nhiệm trước cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

Phân biệt công chức và viên chức

Viên chức (theo Luật Viên chức):

Được tuyển dụng theo hợp đồng làm việc, được bổ nhiệm vào một chức danh nghề nghiệp, chức vụ quản lý (trừ các chức vụ quy định là công chức). Viên chức là người thực hiện các công việc hoặc nhiệm vụ có yêu cầu về năng lực, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ trong các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc các lĩnh vực: giáo dục, đào tạo, y tế, khoa học, công nghệ, văn hóa, thể dục thể thao, du lịch, lao động – thương binh và xã hội, thông tin – truyền thông, tài nguyên môi trường, dịch vụ…

Công chức:

  • Vận hành quyền lực nhà nước, làm nhiệm vụ quản lý.
  • Hình thức tuyển dụng: thi tuyển, bổ nhiệm, có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và thuộc biên chế.
  • Lương: hưởng lương từ ngân sách nhà nước theo ngạch bậc.
  • Nơi làm việc: cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức CT-XH.

Viên chức:

  • Thực hiện chức năng xã hội, trực tiếp thực hiện nghiệp vụ.
  • Hình thức tuyển dụng: xét tuyển, ký hợp đồng làm việc.
  • Lương: một phần từ ngân sách, còn lại là nguồn thu sự nghiệp.
  • Nơi làm việc: đơn vị sự nghiệp và đơn vị sự nghiệp của các tổ chức xã hội.

Bảng so sánh công chức và viên chức

Tiêu chí

Công chức Viên chức

Nơi công tác

Bạn đang xem: Viên chức là gì? Phân tích khái niệm và đặc điểm của viên chức?

– Cơ quan của Nhà nước, của Đảng, những tổ chức chính trị – xã hội tại cấp huyện, tỉnh và trung ương 

– Những đơn vị, cơ quan của Quân đội nhân dân Việt Nam (ngoại trừ các trường hợp là quân nhân, sỹ quan chuyên nghiệp và công nhân viên quốc phòng)

– Những đơn vị, cơ quan của Công an nhân dân Việt Nam (ngoại trừ các trường hợp là hạ sỹ quan, sỹ quan chuyên nghiệp)

– Những người thuộc bộ máy quản lý, lãnh đạo tại các đơn vị sự nghiệp công lập

Tại những đơn vị sự nghiệp công lập

Nguồn gốc

Được nhận vào làm việc thông qua hình thức bổ nhiệm hoặc tuyển dụng vào từng chức vụ, chức danh, từng ngạch tương ứng với từng vị trí công việc Được nhận vào làm việc qua quy trình tuyển dụng phù hợp với từng vị trí công việc 

 

Thời gian tập sự

– Đối với công chức loại C là 12 tháng 

– Đối với công chức loại D là 06 tháng

Từ 03 đến 12 tháng tùy theo quy định tại hợp đồng làm việc

Hợp đồng làm việc

Làm việc không theo chế độ hợp đồng 

Mà công tác theo chế độ biên chế suốt đời.

Thực hiện công việc theo chế độ hợp đồng

Chế độ tiền lương

Tiền lương do ngân sách nhà nước chi trả (trừ những công chức là quản lý, lãnh đạo tại các đơn vị sự nghiệp công lập là hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập họ đang công tác) Tiền lương được trích ra chi trả từ quỹ lương của chính đơn vị sự nghiệp công lập họ đang công tác

Bảo hiểm xã hội

Không cần đóng bảo hiểm thất nghiệp Phải đóng bảo hiểm thất nghiệp

Hình thức kỷ luật

– Khiển trách 

– Cảnh cáo

– Hạ bậc lương

– Giáng chức

– Cách chức

– Buộc thôi việc

 

– Khiển trách 

– Cảnh cáo

– Cách chức

– Buộc thôi việc

(Hoặc có thể bị hạn chế hoạt động nghề nghiệp mình đang làm)

 

Ví dụ về từng đối tượng

– Chủ tịch UBND cấp huyện 

Phó Chủ tịch UBND cấp huyện

– Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, tỉnh

Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, tỉnh

– Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện, tỉnh

Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện, tỉnh

– Thẩm phán, Thư ký Tòa tại Tòa án nhân các cấp

– Kiểm sát viên tại các Viện kiểm sát các cấp.

 

– Giáo viên tại những trường học công lập được coi là viên chức 

– Bác sỹ tại các bệnh viện công cũng chính là viên chức

– Ngoài ra, kế toán tại các Tòa án, trường học công lập, một số đơn vị sự nghiệp công lập khác cũng là viên chức.

 

Căn cứ – Luật cán bộ, công chức năm 2008 

– Luật sửa đổi, bổ sung một số điều trong Luật cán bộ, công chức và Luật viên chức 2019

– Luật viên chức 2010 

– Luật sửa đổi, bổ sung một số điều trong Luật cán bộ, công chức và Luật viên chức 2019

Quy định mới về bỏ viên chức suốt đời như thế nào?

– Theo như quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều trong Luật cán bộ, công chức và Luật viên chức 2019 do Quốc hội nước Công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành thì việc bỏ chế độ viên chức suốt đời đã được thi hành và chính thức có hiệu lực từ ngày 01/07/2020.

– Theo đó, những viên chức được tuyển dụng vào sau ngày 01/07/2020 sẽ làm việc theo một chế độ hợp đồng làm việc duy nhất là hợp đồng làm việc có xác định thời hạn.

Tức là, thời gian làm việc và thời điểm để chấm dứt giá trị của bản hợp đồng này là rơi vào khoảng từ đủ 12 tháng đến đủ 60 tháng (tức là từ đủ 01 năm đến 05 năm).

Như vậy, theo như quy định mới này thì nước ta sẽ bỏ viên chức suốt đời theo chế độ hợp đồng làm việc không xác định thời hạn và viên chỉ làm việc duy nhất theo chế độ hợp đồng có xác định thời hạn như trên.

Các trường hợp được đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc với viên chức?

Điều 29 Luật hiện hành quy định có 05 trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập được đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc với viên chức:

– Có 02 năm liên tiếp bị đánh giá ở mức không hoàn thành nhiệm vụ;

– Bị buộc thôi việc;

– Bị ốm đau đã điều trị 12 tháng liên tục (làm việc theo hợp đồng làm việc không xác định thời hạn); Bị ốm đau đã điều trị 06 tháng liên tục mà khả năng làm việc chưa hồi phục (làm việc theo hợp đồng làm việc xác định thời hạn);

– Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng buộc đơn vị sự nghiệp công lập phải thu hẹp quy mô, khiến vị trí việc làm của viên chức không còn;

– Đơn vị sự nghiệp công lập chấm dứt hoạt động theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

Thì nay, Luật sửa đổi đã bổ sung thêm 01 trường hợp nữa là khi viên chức không đạt yêu cầu sau thời gian tập sự.

Khi được tuyển dụng, viên chức sẽ có thời gian tập sự để làm quen với vị trí việc làm được tuyển dụng trong thời gian từ 03 tháng – 12 tháng. Và nếu sau thời gian này, viên chức không đạt yêu cầu thì đơn vị sự nghiệp có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng.

Qua bài viết ở trên, đã giúp các bạn hiểu rõ hơn viên chức là gì? Đặc điểm, phân loại viên chức, phân biệt cán bộ, công chức và viên chức. Các bạn có thể truy cập website để tìm hiểu những bài viết hay, hữu ích phục vụ cho quá trình thi cử.

 

 

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/vien-chuc-la-gi-phan-tich-khai-niem-cua-vien-chuc/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp