Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật người thợ mộc trong truyện ngụ ngôn đẽo cày giữa đường lớp 7 ngắn gọn, hay nhất bao gồm dàn ý chi tiết cùng 11 bài văn mẫu hay chọn lọc do biên soạn và tổng hợp sẽ giúp các em có thêm nhiều gợi ý mới lạ để hoàn thành tốt bài tập của mình.
Đề bài: Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật người thợ mộc trong truyện ngụ ngôn đẽo cày giữa đường
Mời các em xem thêm: Viết đoạn văn khoảng 5 đến 7 câu có sử dụng thành ngữ đẽo cày giữa đường
Dàn ý phân tích đặc điểm nhân vật người thợ mộc trong truyện ngụ ngôn đẽo cày giữa đường
1. Mở bài:
Giới thiệu khái quát về nhân vật người thợ mộc trong truyện ngụ ngôn đẽo cày giữa đường.
2. Thân bài:
* Đặc điểm nhân vật:
– Hoàn cảnh:
- Mang toàn bộ tài sản, của cải trong nhà ra để mua gỗ.
- Mở cửa hàng đẽo cày ở ngay bên vệ đường.
– Tính cách, phẩm chất:
- Có ý chí: muốn làm giàu từ đôi bàn tay của chính mình.
- Không có chính kiến, lập trường vững vàng: nghe theo ý kiến của người khác rồi từ đó, thay đổi cách đẽo cày.
* Nghệ thuật xây dựng nhân vật:
– Tình huống truyện đơn giản.
– Ngôn ngữ, hình ảnh thân thuộc, gần gũi.
– Khắc họa nhân vật thông qua hành động, suy nghĩ.
* Ý nghĩa hình tượng nhân vật:
– Từ những việc làm của nhân vật, người xưa muốn khuyên nhủ con người cần sống có chính kiến, biết suy nghĩ toàn diện mọi vấn đề.
3. Kết bài:
Nêu ấn tượng, đánh giá về nhân vật người thợ mộc trong câu chuyện.
Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật người thợ mộc trong truyện ngụ ngôn đẽo cày giữa đường – Mẫu 1
Nhắc tới truyện ngụ ngôn, chúng ta không thể nào bỏ qua câu chuyện quen thuộc “Đẽo cày giữa đường”. Nhân vật người thợ mộc với sự thiếu hiểu biết, không có chính kiến đã để lại nhiều ấn tượng cho bạn đọc.
Trước hết, người thợ mộc này là kẻ có ý chí. Anh ta sẵn sàng bỏ ra toàn bộ vốn liếng để mua gỗ về. Anh ta muốn dùng số gỗ đó để đẽo cày bên vệ đường. Cuối cùng, người thợ mộc cũng thực hiện được mong ước của mình.
Tuy nhiên, sự thiếu hiểu biết, thiếu kiến thức đã giết chết ý chí ở anh ta. Mỗi khi nghe người khác nhận xét, bàn luận, anh ta lại thay đổi theo lời nói đó. Lần thứ nhất, anh ta đẽo cày vừa cao, vừa to. Lần thứ hai, anh ta nhận thấy ý kiến của bác nông dân cũng hợp lí nên đẽo thấp và nhỏ hơn. Sau cùng, người thợ mộc vẫn chưa nhận ra sai lầm, tiếp tục nghe theo “Nghe được lãi nhiều, anh ta đem bao nhiêu gỗ còn lại đẽo tất cả loại cày để cho voi cày.”. Để rồi, anh ta đẽo ra vô vàn chiếc cày nhưng không bán được cái nào, vốn liếng thì dần cạn kiệt.
Như vậy, qua những chi tiết khắc họa hành động và suy nghĩ, ta thấy nhân vật này là kẻ không có chính kiến, lập trường vững vàng. Anh ta muốn làm giàu từ đôi bàn tay của mình nhưng chính việc thiếu hiểu biết đã dập tắt mong ước đó.
Bằng ngôn ngữ, hình ảnh thân thuộc, gần gũi, tình huống truyện đơn giản, tác giả dân gian đã sáng tạo nên một câu chuyện thú vị, dễ nhớ, dễ hiểu. Ngoài ra, nét độc đáo trong hình thức nghệ thuật còn đến từ việc khắc họa nhân vật thông qua hành động, suy nghĩ.
“Đẽo cày giữa đường” đã mang tới cho bạn đọc hình dung cụ thể về một kiểu người thường thấy trong xã hội: ít hiểu biết nên dễ bị dao động, thay đổi. Từ những việc làm của nhân vật người thợ mộc, em nhận thấy bản thân phải biết sống có chính kiến, biết suy nghĩ toàn diện mọi vấn đề.
Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật người thợ mộc trong truyện ngụ ngôn đẽo cày giữa đường – Mẫu 2
Trong cuộc sống, sẽ có lúc con người ta phải đưa ra các lựa chọn, quyết định của riêng mình. Những lựa chọn, quyết định đó sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của ta. Vì vậy phải nghĩ cho kĩ càng và có chính kiến không phải là dễ. Tôi nhớ đến nhân vật người thợ mộc trong truyện ngụ ngôn Đẽo cày giữa đường. Đó là một người không có chính kiến, có phần ba phải để rồi khi nhận được bài học cho bản thân thì đã quá muộn.
Người thợ mộc trong truyện Đẽo cày giữa đường cũng có những tính chất tốt đẹp. Trước khi anh chọn nghề đẽo cày thì cũng đã có cả một gia sản. Không ai biết gia sản của anh do đâu mà có. Nhưng có thể thấy, anh đã dám bỏ ra cả gia sản để chọn một cái nghề và hy vọng vào sự thành đạt ngày sau. Nói cách khác, anh là một người có chí tiến thủ, có chí làm ăn. Anh ta đã chọn cái nghề đẽo cày phù hợp với danh xưng “thợ mộc” của mình. Ở đây, ta thấy được hai đặc điểm tốt ở anh. Anh thợ mộc là một người có tay nghề đồng thời đã biết chọn công việc phù hợp là đẽo cày.
Tuy đã có quyết định đúng đắn bước đầu, nhưng các quyết định phía sau của anh lại là những sai lầm. Năm lần bảy lượt anh đều nghe theo ý kiến của những người qua đường. Cả gia sản trong tay mà anh lại dùng nó thiếu tính toán kỹ lưỡng để rồi những gia sản ấy đi đời nhà ma. Có thể thấy ở đây, không những anh thợ mộc là người ba phải, mà còn cho thấy anh có mong muốn làm giàu nhưng lại thiếu kiến thức, thiếu hiểu biết nên không có suy nghĩ và hành động đúng, dẫn đến kết quả thất bại thảm hại.
Truyện Đẽo cày giữa đường hướng đến đặc điểm một kiểu người trong xã hội. Đó là những người thiếu hiểu biết nên dễ thay đổi, thiếu chủ kiến và quá bị động. Nhan đề của truyện ngụ ngôn Đẽo cày giữa đường đã trở thành một thành ngữ. Đó có lẽ là một cách để con người thận trọng hơn trong việc lắng nghe những ý kiến góp ý của người khác, phải biết cân nhắc, chọn lọc được ý kiến phù hợp, đúng đắn.
Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật người thợ mộc trong truyện ngụ ngôn đẽo cày giữa đường – Mẫu 3
Truyện ngụ ngôn “Đẽo cày giữa đường” đã gửi gắm một bài học ý nghĩa trong cuộc sống. Nhân vật người thợ mộc trong truyện được xây dựng để gửi gắm bài học đó.
Nội dung của truyện kể về một người thợ mộc dốc hết vốn trong nhà ra mua gỗ để làm nghề đẽo cày. Cửa hàng anh ta ở ngay bên vệ đường. Người qua, kẻ lại thường ghé vào xem anh ta đẽo cày. Mỗi người góp ý khác nhau, người thợ mộc liền nghe theo. Ngày qua tháng lại, chẳng có ai đến mua cày của anh ta. Cuối cùng, bao nhiêu gỗ của anh ta đẽo hỏng hết, cái thì bé quá, cái thì to quá. Tất cả vốn liếng đều đi đời nhà mà.
Đầu tiên, người thợ mộc trong truyện là một một người có chí lớn, ham làm giàu. Anh đã dốc hết vốn trong nhà ra mua gỗ để làm nghề đẽo cày. Tuy nhiên, cái chí lớn của anh ta lại không tương xứng với tầm hiểu biết. Vốn kiến thức hạn hẹp khiến cho anh ta trở thành người không có chính kiến. Bất cứ người nào góp ý, người thợ mộc cũng nghe theo mà không quan tâm chiếc cày được đẽo cần phải có những đặc điểm phù hợp với công việc sử dụng. Kết cục là bao nhiêu gỗ của anh ta đẽo hỏng hết, cái thì bé quá, cái thì to quá. Tất cả vốn liếng đều đi đời nhà mà.
Không chỉ thiếu kiến thức, người thợ mộc cũng thiếu bản lĩnh. Trước những lời góp ý, người thợ mộc không đủ bản lĩnh phản bác những điều sai mà điều góp ý nào cũng thấy phải. Hơn nữa, không phải lời góp ý nào cũng mang tính xây dựng, có những lời góp ý nhằm mục đích phá hoại. Nhưng người thợ mộc không nhìn nhận được điều đó, để rồi nhận lại hậu quả xấu.
Như vậy, với nhân vật người thợ mộc, truyện ngụ ngôn “Đẽo cày giữa đường” đã khái quát được đặc điểm của một kiểu người trong xã hội. Đó là những người thiếu hiểu biết, thiếu bản lĩnh nên dễ thay đổi chính kiến của mình và kết quả không được như ý muốn. Từ đó, truyện nhắc nhở mỗi người khi tiếp nhận những góp ý của người khác nhưng phải biết cân nhắc, chọn lọc được ý kiến phù hợp, đúng đắn.
Nhân vật người thợ mộc được xây dựng trong truyện đã gửi gắm được bài học giá trị đến mỗi người.
Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật người thợ mộc trong truyện ngụ ngôn đẽo cày giữa đường – Mẫu 4
Một con người khi làm việc, không tự tin vào bản thân, không có chính kiến của mình mà phải thực hiện ý kiến theo tham khảo của nhiều người khác thì sẽ dẫn tới tình trạng “lắm thầy thối ma” rồi cũng thất bại. Nhân vật người thợ mộc trong câu chuyện ngụ ngôn “đẽo cày giữa đường “đã cho ta thấy điều đó.
Câu chuyện kể về một chàng nông dân có được khúc gỗ to muốn làm một cái cày để bán thu lợi nhuận và tăng năng suất lao động. Không biết sự vô tình hay cố ý, anh ta ngồi đẽo cày giữa đường. Kết cục từ một khúc gỗ có ích trở thành một mẩu gỗ vô dụng bởi anh không bảo vệ được chính kiến của mình, nghe hết lời người này đến lời người khác. Giá mà anh ta nghiên cứu thật kĩ những yêu cầu cần đạt của sản phẩm mình đã chọn thì sẽ không đến nỗi làm người khác phì cười. Miệng đời không xấu, chưa hẳn người qua đường có ý phá anh ta nhưng mỗi người có một cảm nhận riêng theo từng góc độ của họ. Khi việc anh làm phơi ra trước mặt mọi người thì lẽ đương nhiên mọi người có quyền góp ý cho anh không ngần ngại. Có những ý kiến tốt song có người ích kỷ muốn anh ta không làm được, không tin vào bản thân mà cố ý nói hại trêu chọc anh.
Có thể nói, hành động của anh đẽo cày không sai khi chịu và biết lắng nghe ý kiến của người khác. Nhưng do anh không chịu suy nghĩ chín chắn, kết hợp giữa ý kiến của mình với ý kiến tham khảo nên đã gây ra tình trạng kể trên.
Nếu có chủ kiến thì vốn trí thức và bản lĩnh sẽ giúp anh phân tích cái lợi và cái hại cho mình. Tri thức là sự hiểu biết, trình độ nhận thức để giải quyết công việc một cách nhanh chóng và hiệu quả dựa trên những cơ sở sẵn có trong mỗi con người. Bản lĩnh song không được là ngu ngốc, thiếu logic của từng ý kiến để chắt lọc thật chính các những điều hay, đưa tới kết luận và hành động. Một khi đã quyết định làm thì dám chịu trách nhiệm với bản thân rồi rút kinh nghiệm chứ không bạ đâu làm đấy.
Trong cuộc sống hiện đại mà không phải lúc nào ta cũng nhận được sự giúp đỡ thân thuộc. Vì vậy mỗi con người phải có chính kiến của mình. Mặc dù ta vẫn phải tiếp nhận ý kiến của người khác nhưng phải biết chọn lọc, không thể để ý kiến đó chi phối và lấn át lý tưởng của bản thân. Anh chàng trong chuyện chẳng những thiếu lập trường mà còn thiếu hiểu biết về công việc mình đang làm nên ai nói gì cũng nghe thành ra thất bại. Câu chuyện khuyên mọi người phải biết học hỏi một cách chủ động và phải có chủ kiến của mình trong bất cứ hoàn cảnh nào và lĩnh vực nào.
Nếu phải làm một công việc mang tính tập thể có ý nghĩa quan trọng, đòi hỏi trình độ cao, ta cũng không nên quá đề cao ý kiến của bản thân và đây là việc có ý nghĩa không phải cho riêng mình. Song không vì thế mà ta yên lặng, hãy mạnh dạn nói lên ý kiến suy nghĩ của mình vì có thể nó có ích cho kết quả chung, giúp ta nhẹ nhõm và tự tin hơn vào bản thân năng lực, trí tuệ cũng như hoàn thiện hơn và điều quan trọng hơn là được mọi người yêu quý, tin cậy và thán phục. Nhưng ngược lại kết quả xấu làm ảnh hưởng đến bản thân và cuộc sống.
Cuộc đời chúng ta chỉ sống được một lần duy nhất nên phải đẽo một cái cày thật hoàn hảo để không cảm thấy hối tiếc. Hãy học từ những sai lầm của người khác, bạn sẽ không bao giờ hối hận.
Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật người thợ mộc trong truyện ngụ ngôn đẽo cày giữa đường – Mẫu 5
Trong học tập, công việc cũng như cuộc sống hàng ngày, khi làm việc mà chúng ta không có kiến thức, không có bản lĩnh vững vàng sẽ dễ rơi vào tình trạng hay thay đổi ý kiến và thấy ý kiến nào cũng đúng. Anh thợ mộc trong truyện ngụ ngôn Đẽo cày giữa đường là một nhân vật tiêu biểu.
Trước hết người đọc thấy được trong truyện là một người ham làm giàu, có chí lớn. Điều đó được thể hiện ở việc anh đã dốc hết vốn trong nhà ra mua gỗ để làm nghề đẽo cày. Tuy nhiên, chí lớn của anh ta lại không tương xứng với tầm hiểu biết. Vốn kiến thức hạn hẹp của anh đã khiến anh thay đổi hành động liên tục. Khi đẽo cày được ông cụ góp ý, anh thấy phải liền nghe theo và làm ra rất nhiều sản phẩm nhưng không có ai mua. Những lần về sau cũng vậy, ai góp ý anh cũng thấy phải, nghe theo và kết thúc là vốn liếng của anh đi đời nhà ma cùng đống gỗ vụn. Giá như trước khi bắt tay vào thực hiện, anh nghiên cứu kĩ những yêu cầu cần đạt của sản phẩm cũng như khảo sát thực tế tình hình khu vực thì anh sẽ bảo vệ được chính kiến của mình và không khiến người khác buồn cười.
Không chỉ thiếu hiểu biết mà anh thợ mộc cũng không có bản lĩnh. Khi anh làm việc ở trung tâm người qua lại, ai nhìn vào thấy góp ý cũng là đương nhiên. Có người góp ý tốt nhưng cũng có người góp ý không tốt, nhưng anh không đủ bản lĩnh phản bác những điều sai mà điều góp ý nào cũng thấy phải. Cho nên anh nhậ lại kết quả quá đắt. Hành động đẽo cày của anh không sai, và lắng nghe, tiếp thu ý kiến từ người khác là tốt, tuy nhiên anh lắng nghe và tiếp thu thái quá, không có bản lĩnh nên gây nên hậu quả khôn lường.
Thông qua nhân vật anh thợ mộc, truyện ngụ ngôn đã khái quát được đặc điểm của một kiểu người trong xã hội: thiếu hiểu biết, thiếu bản lĩnh nên dễ thay đổi chính kiến của mình và kết quả không được như ý muốn. Qua đây, chúng ta cần biết lắng nghe những ý kiến góp ý của người khác nhưng phải biết cân nhắc, chọn lọc được ý kiến phù hợp, đúng đắn, kết hợp giữa lời góp ý với ý kiến của bản thân để có một kết quả tốt đẹp. Tuy nhiên trong tập thể, ý kiến cá nhân là cần thiết nhưng không được đề cao cái tôi cá nhân quá, mà cần lắng nghe, cùng nhau xây dựng tập thể vững mạnh.
Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật người thợ mộc trong truyện ngụ ngôn đẽo cày giữa đường – Mẫu 6
Truyện ngụ ngôn luôn là một thể loại yêu thích của em bởi tính hài hước và tính nhân văn của mỗi câu chuyện. Đặc biệt là truyện “Đẽo cày giữa đường” – một truyện răn dạy chúng ta về sống có chủ đích của chính mình. Trong truyện em rất ấn tượng với hình ảnh người thợ mộc – một người nông dân chất phác nhưng không có chính kiến của bản thân.
Trước hết, anh là một người có chí tiển thủ, là một người lao động thật thà, chất phác. Nó được thể hiện qua phần đầu của truyện: truyện kể rằng anh là một người thợ mộc, lấy hết vốn trong nhà để mua gỗ làm nghề đẽo cày. Cửa hàng của anh ở ngay bên vệ đường nên mọi người thường ghé vào xem anh đẽo cày. Từ bối cảnh đó, ta có thể suy ra anh là một người lao động giản dị, chất phác, hiền lành và có mong muốn làm giàu, đổi đời.
Dù vậy, anh lại là người không có chính kiến riêng của bản thân. Nó biểu hiện ở việc khi mọi người vào xem và góp ý, anh đều làm theo lời họ, chẳng biết ai đúng, ai sai. Kết quả là anh đẽo ra cái thì to, cái thì nhỏ và chả có ai mua cả. Như vậy, chúng ta có thể thấy, nếu anh thợ mộc là một người có chính kiến của bản thân, lựa chọn đẽo cày vừa, thì có lẽ đã không có kết cục thảm như vậy. Nhưng bởi vì không có chính kiến, tin vào người khác mà không xem xét, chọn lọc nên mới rơi vào kết cục như vậy.
Tóm lại, truyện “Đẽo cày giữa đường” qua hình ảnh anh thợ mộc, tác giả dân gian muốn phê phán những người không có chính kiến, ngu ngốc, bị động và dễ bị tác động bởi mọi người xung quanh. Từ đó nhắc nhở chúng ta làm gì cũng cần phải có ý kiến của riêng mình và phải kiên định với nó.
Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật người thợ mộc trong truyện ngụ ngôn đẽo cày giữa đường – Mẫu 7
Việc tự tin vào bản thân, có chính kiến và bảo vệ chính kiến của mình trước những lời góp ý là rất cần thiết. Bởi nếu không sẽ lâm vào tình trạng của anh thợ mộc trong Đẽo cày giữa đường vừa không bán được hàng mà còn mất sạch vốn liếng trong quá trình kinh doanh.
Câu chuyện kể về anh nông dân có chí làm giàu, có một khúc gỗ to, anh này ra ý định đẽo cày để thu lợi nhuận. Tuy nhiên anh lại chọn một vị trí giữa đường để đẽo cày. Từ một khúc gỗ lớn, đầy tiềm năng sử dụng, sau nhiều lần góp ý đã trở thành một mẩu gỗ vô dụng do anh ta không bảo vệ được chính kiến của mình. Nếu anh ta chịu bỏ công nghiên cứu sản phẩm trước khi làm thì đã không lâm vào tình trạng dở khóc dở cười này. Lắng nghe ý kiến đóng góp là tốt, những mỗi cá nahan sẽ có một cảm nhận riêng, vì vậy quan trọng nhất là bản thân anh ta cần chọn lọc và tiếp thu những ý kiến chất lượng cho mình. Không chỉ vậy anh ta cần bảo vệ ý kiến của bản thân mình nếu thấy ý kiến đống góp không phù hợp.
Nếu là người có chính kiến, chín chắn, am hiểu sản phẩm của mình chắc chắn anh ta sẽ không mất sạch vốn liếng. Có ý chí là tốt nhưng cần có trí thức và trình độ nhận thực để có thể có giải quyết công việc một cách nhanh chóng và hiệu quả dựa trên những cơ sở sẵn có trong mỗi con người.
Trong bất cứ công việc nào cũng vậy, ai cũng cần có chính kiến riêng. Tuy nhiên vẫn cần tiếp nhận ý kiến của người khác nhưng phải biết chọn lọc, không thể để ý kiến đó chi phối và lấn át lý tưởng của bản thân. Anh chàng trong chuyện chẳng những thiếu lập trường mà còn thiếu hiểu biết, thiếu tri thức về công việc mình đang làm. Câu chuyện khuyên mọi người phải biết học hỏi một cách chủ động và phải có chủ kiến của mình trong bất cứ hoàn cảnh nào và lĩnh vực nào.
Trong một tập thể việc tuân theo ý kiến số đông là tốt, nhưng hãy mạnh dạn nêu lên suy nghĩ cùng ý kiến của mình, điều này không chỉ có ích cho kết quả chung, giúp ta nhẹ nhõm và tự tin hơn vào bản thân năng lực, trí tuệ cũng như hoàn thiện hơn và điều quan trọng hơn là được mọi người yêu quý, tin cậy và thán phục. Nhưng ngược lại kết quả xấu làm ảnh hưởng đến bản thân và cuộc sống.
Cuộc đời chúng ta chỉ sống được một lần duy nhất nên phải đẽo một cái cày thật hoàn hảo để không cảm thấy hối tiếc. Hãy học từ những sai lầm của người khác, bạn sẽ không bao giờ hối hận.
Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật người thợ mộc trong truyện ngụ ngôn đẽo cày giữa đường – Mẫu 8
ó rất nhiều người ban đầu rất hăm hở bắt tay ngay vào việc thực hiện một mục tiêu hay kế hoạch nào đó nhưng do những tác động khách quan nhiều khi khiến họ chao đảo, lung lay, thay đổi lập trường, mất đi sự bền gan lập trí dẫn đến thất bại. Nói về vấn đề này, ông cha ta đã có câu chuyện ngụ ngôn “Đẽo cày giữa đường” để khuyên dạy chúng ta về sự kiên định, tin tưởng vào chính bản thân mình.
Câu chuyện kể về một anh nông dân, ban đầu ông ta hoàn toàn có thể hoàn thiện một cái cày theo ý muốn của mình nhưng vì không có chủ kiến, mỗi người đi qua góp ý và ai nói gì anh ta cũng làm theo, nghe theo sự phán xét của nhiều người nên cuối cùng cái cày ban đầu chỉ còn là một mẩu gỗ bé xíu không bán được, mất thời gian phí công sức lại bị thiên hạ chê cười. Thông qua câu chuyện ông cha ta muốn khuyên nhủ mọi người hãy giữ vững quan điểm lập trường kiên định bền gan bền trí để đạt được mục tiêu của chính mình, không giao động và lắng nghe ý kiến người khác một cách chọn lọc, có cân nhắc, có suy nghĩ đúng đắn.
Trong cuộc sống không phải lúc nào ta cũng nhận được sự giúp đỡ phù hợp. Vì vậy, mỗi người phải có chính kiến của mình. Giữ vững ý kiến quan điểm lập trường khác hoàn toàn với thái độ bảo thủ ngoan cố, không chịu tiếp thu cái đúng cho phù hợp với quy luật của xã hội dẫn đến sự thất bại. Mặc dù ta vẫn tiếp thu ý kiến của người khác nhưng phải biết chọn lọc để những ý kiến đó bổ trợ cho ý tưởng của mình chứ đừng để nó chi phối hay lấn át những lý tưởng của bản thân.
Một khi bạn đã có được chính kiến của mình thì vốn tri thức và bản lĩnh sẽ giúp bạn đạt được mục tiêu một cách dễ dàng mà không lo không biết rằng mình có đang trong tình trạng “đẽo cày giữa đường không?”. Tri thức là hiểu biết, trình độ và tầm nhìn chiến lược của vấn đề để khi quyết định rồi thì không phải thắng lợi bằng niềm tin mà phải có cơ sở chứng minh sẽ đạt thành quả tích cực. Bản lĩnh là biết nhận định đúng sai, tính logic của từng góp ý cảm nhận để chắt lọc thật chính xác những điều hay lẽ phải, không bị xu hướng hay ảnh hưởng khác tác động đến quyết định của mình. Nhưng một khi đã quyết định làm thì dám chịu trách nhiệm bản thân.
Câu chuyện ngụ ngôn “Đẽo cày giữa đường” đã đem đến bài học sâu sắc cho mỗi người chúng ta. Rằng mỗi người phải học cách chủ động và có chính kiến của minh trong bất cứ công việc nào đừng để những lời nói bên ngoài ảnh hưởng tới công việc mà bạn là người hiểu rõ nhất. Hãy luôn tin vào chính bản thân mình thành công sẽ chờ bạn ở cuối con đường.
Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật người thợ mộc trong truyện ngụ ngôn đẽo cày giữa đường – Mẫu 9
Làm bất cứ công việc nào trong cuộc sống cũng cần có kiến thức, chính kiến để có thể có được bản lĩnh vững vàng, nếu không sẽ dễ rơi vào trạng thái thay đổi lập trường khi được góp ý, băn khoăn trước mọi ý kiến. Nhân vật anh thợ mộc trong truyện ngụ ngôn Đẽo cày giữa đường là đại diện tiêu biểu cho người không có bản lĩnh và chính kiến.
Ban đầu câu truyện, anh thợ mộc được khắc họa là người ham làm giàu, có chí. Điều này thể hiện rõ nét khi anh dốc hết vốn ra để làm công việc đẽo cày. Nhưng tầm hiểu biết của anh ta lại không tương xứng với chí của mình. Bởi không chịu học hỏi, trau dồi kiến thức nên anh ta đã liên tục thay đổi hành động khi góp ý.
Lần thứ nhất, khi ông cụ góp ý anh ta thay đổi nhưng kết quả là không ai mua sản phẩm. Lần thứ 2, thứ 3 cũng vậy, ai góp ý anh cũng nghe theo nhưng kết thúc là vốn liếng của anh đi đời nhà ma cùng đống gỗ vụn. Giá như trước khi bắt tay vào thực hiện, anh ta hãy bỏ công nghiên cứu kĩ những yêu cầu cần đạt của sản phẩm. Bên cạnh đó dành thời gian khảo sát thực tế tình hình khu vực thì anh sẽ bảo vệ được chính kiến của mình và không khiến người khác buồn cười.
Không chỉ thiếu hiểu biết mà anh thợ mộc cũng không có bản lĩnh. Việc tiếp thu ý kiến đóng góp là tốt, nhưng cần có sự lựa chọn, anh đã không có bản lĩnh phản bác những điều sai mà điều góp ý nào cũng thấy phải. Cho nên anh nhận lại kết quả quá đắt.
Thông qua nhân vật anh thợ mộc, truyện ngụ ngôn đã khái quát được đặc điểm của một kiểu người khá phổ biến trong xã hội: thiếu hiểu biết, thiếu bản lĩnh nên không có lập trường. Kiểu người này dễ thay đổi chính kiến của mình và kết quả không được như ý muốn. Qua đây, chúng ta cần biết lắng nghe những ý kiến góp ý của người khác nhưng phải biết cân nhắc, chọn lọc được ý kiến phù hợp, đúng đắn. Đồng thời phải biết bảo vệ ý kiến cá nhân của mình.
Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật người thợ mộc trong truyện ngụ ngôn đẽo cày giữa đường – Mẫu 10
Trong cuộc sống con người bất kể làm việc gì dù lớn hay nhỏ, dù đại sự hay chuyện vặt vãnh nếu không có chính kiến thì sớm muộn cũng thất bại. Và chẳng nói đâu xa câu chuyện ngụ ngôn “Đẽo cày giữa đường” chính là một ví dụ điển hình về chính kiến khiến nhiều người phải suy ngẫm.
Câu chuyện ngụ ngôn kể về một anh chàng có được một khúc gỗ lớn. Anh ta định đẽo nó thành một chiếc cày để tăng năng suất lao động hay bán đi kiếm lời. Thế nhưng chẳng biết do chủ quan hay yếu tố nào đó anh ta quyết định ngồi giữa đường để đẽo cày. Nhưng cũng chính vì không biết giữ chính kiến của mình mà từ một khúc gỗ to anh có đã biến thành một cục gỗ vô dụng. Mỗi người qua đường một ý kiến, và ý kiến nào anh chàng cũng thấy đúng và làm theo. Rồi đến lúc chẳng còn lại gì nữa, và thất bại.
Thế mới biết rất chính kiến có vai trò vô cùng quan trọng đối với bất cứ ai và bất cứ việc gì. Con người có chính kiến và bảo vệ chính kiến của mình đến cùng thì mới có thể thành công được. Bởi lẽ trong cuộc sống có rất nhiều ý kiến trái chiều, mới người yêu thì cũng có đến chín người ghét…nếu bạn không giữ vững tư tưởng dễ bị lung lay thì chẳng mấy chốc mà suy sụp.
Quay trở lại câu chuyện anh đẽo cày trên giá như anh có chính kiến của mình không chịu tác động của người này người kia thì rất có thể thành quả của anh đã vô cùng ngọt ngào rồi. Con người sinh ra không phải ai cũng có một trí tuệ siêu phàm, một cái nhìn bao quát tất cả. Thế nhưng dù có ở trong bất kì hoàn cảnh nào thì kiên định phải đứng đầu. Phải biết bảo vệ ý kiến của mình đến cùng. Sự bảo vệ ý kiến này không phải mang tính tiêu cực là bảo thủ mà nên biết tiếp thu cái đúng, sửa chữa cho hoàn hảo đồng thời loại bỏ cái sai lệch.
Trong một tập thể thì biết dung hòa ý kiến bản thân với tập thể không phải nhất nhất nghe theo ý mình vì nó sẽ biến bạn trở nên chuyên quyền và độc đoán. Những người chuyên quyền độc đáo sẽ khó được thành công và dễ bị cô lập.
Cuộc sống của con người chỉ sống có một lần vì thế thật đáng tiếc nếu chúng ta không sống vì mình. Sống chỉ nghe theo ý kiến của người khác sẽ biến chúng ta thành những người thụ động và ỉ lại, thiếu đi sự sáng tạo. Vì vậy chúng ta hãy trở thành những người vừa có chính kiến chủ quan vừa biết tiếp thu những cái mới một cách có chọn lọc nhất.
Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật người thợ mộc trong truyện ngụ ngôn đẽo cày giữa đường – Mẫu 11
“Đẽo cày giữa đường” là một câu thành ngữ và cũng là tên của một câu truyện ngụ ngôn Việt Nam được cha ông ta truyền lại cho các thế hệ sau như là 1 điển cố thể hiện triết lý về sự tự chủ. Và hầu hết trong mỗi chúng ta ai cũng đã ít nhất một lần được cha mẹ, ông bà kể cho nghe qua câu chuyện này. Câu chuyện này không chỉ nghe cho vui mà ẩn sau nó còn là một bài học ý nghĩa về bản lĩnh và chính kiến của bản thân.
Câu truyện Đẽo cày giữa đường kể về một anh muốn làm giàu, anh ta dốc hết tiền bạc để mua gỗ và ra giữa đường đẽo cày. Sau đó, người đầu tiên đi ngang qua bảo cái bắp cày này của anh quá nhỏ không bán được đâu phải đẽo một cái lớn hơn. Thế là anh ta nghe lời và đẽo cái cày lớn hơn.
Sau đó lại có người đi qua và bảo cái này to quá, khó vác cần đẽo cái nhỏ hơn thì mới dễ bán. Rồi người thứ ba đi ngang lại bảo cái cày này cần phải nghiêng hẳn sang một bên thì mới lật đất được, vậy là anh ta lại lúi húi làm theo. Cứ như vậy, người nào đi ngang góp ý anh ta cũng làm theo. Kết quả cái cày này chỉ còn bằng cái đũa và không thể bán được nữa.
Có thể thấy chàng trai trong câu chuyện không hề ngốc khi biết đẽo cày làm giàu. Nhưng vì bản thân không có chính kiến mà sau cùng không thể thu về được bất kỳ kết quả có lợi nào cho bản thân. Câu chuyện thể hiện rõ bài học về chính kiến và tính tự chủ của bản trong công việc, không để cho ý kiến của người khác chi phối.
Từ câu chuyện “Đẽo cày giữa đường” trên ta có thể rút ra được một bài học ý nghĩa về tính độc lập và chính kiến của bản thân. Giống như chàng trai đẽo cày trong truyện, những người không có chính kiến và chỉ làm theo chỉ dẫn của người khác thì cuối cùng bản thân sẽ không đạt được một thành công nào cả.
Giá như anh chàng đẽo cày trong câu chuyện chịu suy nghĩ thật kỹ những yêu cần cần đạt của chiếc cày của mình làm thì sẽ không đến nỗi mất trắng cả thời gian lẫn công sức.
********
Trên đây là 11 bài mẫu viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật người thợ mộc trong truyện ngụ ngôn đẽo cày giữa đường ngắn gọn, hay nhất. Hy vọng sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em hoàn thành tốt bài tập của mình một cách hay nhất.
Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn
Chuyên mục: Tổng hợp