Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát (26 Mẫu)

0
155
Rate this post

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc của em về một bài thơ lục bát là đề bài tập làm văn trong chương trình sách giáo khoa lớp 6 bộ Chân trời sáng tạo. Với ngôn từ mạch lạc, giản gị và lôi cuốn, những đoạn văn mẫu này sẽ giúp các em có thêm tài liệu tham khảo khi học tập môn Ngữ văn theo chương trình sách giáo khoa mới.

Dưới đây là 26 mẫu viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát hay và ý nghĩa, giúp các em nâng cao khả năng viết văn nhằm đạt kết quả cao trong các bài kiểm tra viết môn Ngữ Văn 6 sắp tới.

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát
Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát

Đề bài:Em hãy viết một đoạn văn từ 150 đến 200 chữ ghi lại cảm xúc của em về một bài thơ lục bát

Nội dung chính

Dàn ý viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về bài thơ lục bát

1. Mở đoạn

Giới thiệu tên bài thơ, tác giả (nếu có), cảm nghĩ chung về bài thơ.

2. Thân đoạn

– Chỉ ra nội dung hoặc nghệ thuật cụ thể của bài thơ khiến em yêu thích và có nhiều cảm xúc, suy nghĩ. Ví dụ: về nội dung, bài thơ viết về đề tài gia đình thân thuộc, về tình cảm yêu thương gắn bó giữa mọi người…; về hình thức, bài thơ sử dụng thể lục bát quen thuộc, gần gũi, có cách ngắt nhịp và gieo vần phù hợp với việc thể hiện nội dung tình cảm gia đình…

– Nêu lên các lý do khiến em yêu thích. Ví dụ: về nội dung, bài thơ cho em những kỉ niệm, tình cảm, cảm xúc thân thương về ông, bà, cha, mẹ… ; về nghệ thuật, tác giả đã sử dụng các từ ngữ, hình ảnh rất sinh động, gợi cảm; các biện pháp tu từ và cách gieo vần, ngắt nhịp độc đáo của thơ lục bát…

3. Kết đoạn

Khái quát lại cảm nghĩ của bản thân về ý nghĩa của bài thơ.

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát – Mẫu số 1:

Mỗi người con của đất Việt yêu thương hầu như ai lớn lên cũng may mắn được đắm chìm trong lời ru ngọt ngào của mẹ, của bà từ thuở nằm nôi. Bài ca dao về “Công cha nghĩa mẹ” dường như ai cũng nhớ, cũng ghi sâu:

“Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông.
Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!”

Câu thứ nhất nói về “công cha”. Công cha đã từng được so sánh với núi Thái Sơn; ở đây công cha lại được ví với “núi ngất trời”, núi hùng vĩ, núi cao chót vót, cao đến mấy tầng mây xanh, núi chọc trời. Câu thứ hai nói về “nghĩa mẹ”- nghĩa mẹ bao la, mênh mông, không thể nào kể xiết. Nghĩa mẹ được so sánh với “nước ở ngoài biển Đông”. Nghệ thuật so sánh và đối xứng đã tạo nên hai hình ảnh kì vĩ, vừa cụ thể hóa, hình tượng hóa, vừa ca ngợi nghĩa mẹ công cha với lại tình yêu sâu nặng. Tiếng thơ dân gian khẽ nhắc mỗi chúng ta hãy ngước lên nhìn núi cao, trời cao, hãy nhìn xa ra ngoài biển Đông, lắng tai nghe sóng reo sóng hát cùng thủy triều vỗ mà suy ngẫm về công cha nghĩa mẹ. Thấm thía và rung động biết bao

“Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông”

Hai câu cuối, giọng thơ cất lên thiết tha ngọt ngào. Tiếng cảm thán “con ơi!” là lời nhắn nhủ ân tình về đạo làm con phải biết “ghi lòng” tạc dạ công cha nghĩa mẹ

“Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!”

Bạn đang xem: Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát (26 Mẫu)

Câu trên là một ẩn dụ, nhắc lại, nhấn mạnh công cha nghĩa mẹ như “Núi cao biển rộng mênh mông”. Câu cuối bài ca dao, nhà thơ dân gian sử dụng cụm từ Hán Việt “cù lao chín chữ” để nói lên công ơn to lớn của cha mẹ như sinh thành nuôi dưỡng, cho bú mớm nâng niu, chăm sóc dạy bảo. Bài ca dao là lời nhắc nhở sâu sắc về đạo làm con của mỗi người đối với đấng sinh thành của mình.

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát – Mẫu số 2:

Dân tộc Việt Nam có phẩm chất tốt đẹp, điều đó đã được thể hiện qua bài ca dao:

“Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhụy vàng
Nhụy vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”

Bài ca dao đã mượn hình ảnh hoa sen để ẩn dụ cho phẩm chất của con người. Mở đầu là một câu hỏi tu từ “Trong đầm gì đẹp bằng sen?” như một lời khẳng định rằng trong đầm có nhiều loài hoa rực rỡ, nhưng không có bất cứ loài hoa nào có thể sánh được với hoa sen. Hai câu ca dao tiếp theo vẽ nên vẻ đẹp rất đỗi bình dị mà thanh cao của chúng: lá xanh, bông trắng, nhị vàng. Cách sử dụng điệp ngữ “nhị vàng”, “bông trắng” và “lá xanh” nhằm gợi ra hình ảnh tả thực những cánh hoa xếp tầng tầng lớp lớp tạo nên những bông hoa. Câu thơ cuối cùng “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”, hoa sen vốn sinh trưởng trong môi trường đầm lầm – một nơi có rất nhiều bùn. Mà đặc tính của bùn là có mùi hôi tanh, rất khó chịu. Mặc dù sống trong môi trường như vậy, nhưng hoa sen vẫn có mùi thơm ngát dịu dàng. Cũng giống như con người Việt Nam có lối sống giản dị, mộc mạc. Nhưng họ lại có phẩm chất tốt đẹp, cao quý. Sống trong hoàn cảnh khó khăn nhưng vẫn giữ được tâm hồn thanh cao. Chỉ một bài ca dao ngắn gọn nhưng đã thể hiện được những vẻ đẹp của con người Việt Nam.

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát – Mẫu số 3:

Nước non lận đận một mình,
Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay.
Ai làm cho bể kia đầy,
Cho ao kia cạn, cho gầy cò con?

Bài thơ trên là những lời than thân của người nông dân tội nghiệp lam lũ trong xã hội xưa. Họ được ví như những con cò trắng, với cuộc đời lận đận, bấp bênh, cơ cực. Chẳng ngày nào mà họ được ngơi nghỉ, bình yên hưởng thụ cả. Thân cò mảnh mai, yếu ớt, nhưng lại làm những việc nặng nhọc, vất vả. Như người nông dân ốm yếu, thiếu thốn lại ngày ngày nai lưng ra làm việc, bán mặt cho đất bán lưng cho trời. Thật đáng thương đắng cay làm sao. Biết là đau khổ, vất vả, khốn khó như vậy, nhưng những người nông dân ấy cũng không biết phải làm sao. Bởi với thân phận thấp cổ bé họng như vậy thì làm sao có thể chống lại những kẻ xấu xa, độc ác, tham lam vô độ ngoài kia chứ. Đến cả chỉ đích danh những kẻ đó, họ còn không thể, chỉ dám dùng đại từ phiếm chỉ “ai” để gọi mà thôi. Hình ảnh “cò con” ở cuối bài thơ, càng khiến người đọc thêm ám ảnh, về số phận tội nghiệp của những thế hệ mai sau. Bài thơ với nhịp điệu nhịp nhàng của một lời ru, với nhiều điệp từ gợi lên cảm thức yêu thương, xót xa cho thân phận tội nghiệp của người nông dân. Hình ảnh “con cò” xuyên suốt cả bài thơ in sâu vào tâm trí người đọc về nỗi thương cảm với những số phận bất hạnh, tội nghiệp ấy.

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát – Mẫu số 4:

Anh em nào phải người xa
Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân
Yêu nhau như thể tay chân
Anh em hòa thuận, hai thân vui vầy.

        Những câu thơ trên đã được người dân ta truyền tai nhau qua bao đời như một câu hát dân gian. Trong câu thơ, điệp từ “cùng” được lặp lại hai lần, đã khẳng định sự gắn bó khăng khít giữa những người anh em. Đặc biệt, tác giả dân gian đã rất tinh tế khi dùng hình ảnh anh em để so sánh với tay chân. Tay và chân là hai bộ phận cơ thể tách rời, nhưng luôn phối hợp nhịp nhàng với nhau để lao động, chống đỡ cơ thể. Anh em cũng vậy, là hai con người khác nhau, nhưng sẽ luôn ở cạnh, cùng nhau sinh sống, giúp đỡ, chia sẻ cho nhau. Đó chính là tình cảm ruột thịt vô cùng thiêng liêng, đáng quý. Với nhịp điệu nhẹ nhàng, tình cảm của thể thơ lục bát, bài thơ là lời nhắn nhủ nhẹ nhàng, thắm thiết của mẹ cha với các con của mình về tình cảm anh em thương mến. Giúp người đọc thêm hiểu và trân trọng những người anh chị em của mình.

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát – Mẫu số 5:

Cậu cai nón dấu lông gà,
Ngón tay đeo nhẫn gọi là cậu cai.
Ba năm được một chuyến sai,
Áo ngắn đi mượn, quần dài đi thuê.

        Bài ca dao trên là một bức tranh châm biếm, biếm họa thú vị về một cậu cai, thường được dân gian rủ tai nhau giải trí sau những buổi làm đồng. Bài thơ khắc họa hình ảnh một cậu cai có cái danh không xứng với thực. Đường đường là một “viên chức nhà nước” đội mũ lông ga tay đeo nhẫn quý, vô cùng oai phong. Thế mà, lại ở nhà ngồi không đến ba năm mới được một lần ra nhiệm vụ. Đã vậy, lại chẳng có một món đồ gì, cái áo thì phải đi mượn, còn cái quần thì phải đi vay. Chẳng ra thể thống gì. Bài thơ đã khắc họa thành công chân dung một cậu cai kệch cỡm, thích phô trương, làm ra vẻ để lòe thiên hạ, chứ thực ra chẳng có tí tài năng hay của cải gì. Tiếc thay, chẳng ai bị cậu ta qua mặt cả. Với giọng điệu hóm hỉnh, lối kể thú vị, bài ca dao không chỉ phê phán một thói xấu trong xã hội, mà còn đem đến tiếng cười thư giãn cho người đọc.

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát – Mẫu số 6:

Ca dao Việt Nam có rất nhiều bài nói về công ơn của cha mẹ, nhưng tôi cảm thấy yêu thích nhất là bài:

“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”

Qua bài ca dao, tác giả dân gian đã khẳng định công ơn to lớn của đấng sinh thành, và qua đó khuyên nhủ con cái phải biết hiếu thảo với cha mẹ. Không chỉ nội dung ý nghĩa, mà nghệ thuật được sử dụng cũng khiến tôi cảm thấy ấn tượng. “Công cha” được so sánh với “núi Thái Sơn” – một ngọn núi có thật ở Trung Quốc. Đây là ngọn núi cao, có địa hình hiểm trở và từng trở thành cảm hứng sáng tác của nhiều nhà văn nhà thơ. Khi so sánh công ơn dưỡng dục của người cha với núi Thái Sơn, mỗi người mới hiểu hết được sự lớn lao của cha. Trên hành trình của sự trưởng thành, cha chính là người dạy dỗ con những điều hay lẽ phải, hướng con trở thành một người có đạo đức. Tiếp đến là “nghĩa mẹ” được so sánh với hình ảnh “nước trong nguồn chảy ra” – dòng nước mát mẻ và tinh khiết. Hình ảnh so sánh gợi nhắc về những hy sinh của mẹ. Người mẹ mang nặng đẻ đau suốt chín tháng mười ngày, sinh con ra và chăm sóc con từng miếng ăn giấc ngủ. Con lớn lên nhờ dòng sữa trong trẻo và ngọt ngào của mẹ. Ngay cả khi trưởng thành, dù có bất cứ khó khăn gì, đứa con vẫn đều tìm về bên mẹ để được vỗ về, yêu thương. Như vậy, bài ca dao đã đem đến cho tôi bài học suy ngẫm sâu sắc.

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát – Mẫu số 7:

Dân tộc Việt Nam có phẩm chất tốt đẹp, điều đó đã được thể hiện qua bài ca dao:

“Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhụy vàng
Nhụy vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”

Bài ca dao đã mượn hình ảnh hoa sen để ẩn dụ cho phẩm chất của con người. Mở đầu là một câu hỏi tu từ “Trong đầm gì đẹp bằng sen?” như một lời khẳng định rằng trong đầm có nhiều loài hoa rực rỡ, nhưng không có bất cứ loài hoa nào có thể sánh được với hoa sen. Hai câu ca dao tiếp theo vẽ nên vẻ đẹp rất đỗi bình dị mà thanh cao của chúng: lá xanh, bông trắng, nhị vàng. Cách sử dụng điệp ngữ “nhị vàng”, “bông trắng” và “lá xanh” nhằm gợi ra hình ảnh tả thực những cánh hoa xếp tầng tầng lớp lớp tạo nên những bông hoa. Câu thơ cuối cùng “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”, hoa sen vốn sinh trưởng trong môi trường đầm lầm – một nơi có rất nhiều bùn. Mà đặc tính của bùn là có mùi hôi tanh, rất khó chịu. Mặc dù sống trong môi trường như vậy, nhưng hoa sen vẫn có mùi thơm ngát dịu dàng. Cũng giống như con người Việt Nam có lối sống giản dị, mộc mạc. Nhưng họ lại có phẩm chất tốt đẹp, cao quý. Sống trong hoàn cảnh khó khăn nhưng vẫn giữ được tâm hồn thanh cao. Chỉ một bài ca dao ngắn gọn nhưng đã thể hiện được những vẻ đẹp của con người Việt Nam.

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát – Mẫu số 8:

Bài ca dao: “Thân em như trái bần trôi/Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu?” giúp người đọc hiểu hơn về số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Mở đầu bằng mô típ quen thuộc – “thân em” gợi cảm giác yếu đuối, mong manh và khiêm nhường. Cùng với đó là hình ảnh so sánh “trái bần trôi” mang nhiều nét tương đồng với cuộc đời và thân phận của người phụ nữ. Trái bần có vị vừa chua, vừa chát cũng giống với cuộc đời lận đận của người phụ nữ xưa. Trái bần đến khi già thường rụng xuống sông ngòi, lênh đênh theo dòng nước. Tiếp đến câu thơ“Gió đạp sóng dồi biết tấp vào đâu?” là một câu hỏi từ, hỏi đấy mà như một lời than thân, trách phận nhiều hơn. Nếu như trái bần trôi giữa dòng nước chẳng biết về đâu. Thì cuộc đời của người phụ nữ cũng như vậy. Lễ giáo phong kiến trọng nam khinh nữ khiến cho người phụ nữ không có quyền làm chủ số phận của bản thân. Họ phải sống phụ thuộc vào những người khác – không có quyền tự do yêu đương, hôn nhân. Bài ca dao giúp chúng ta thêm trân trọng những người phụ nữ hơn.

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát – Mẫu số 9:

Ca dao đã có rất nhiều câu ca ngợi công lao to lớn của những đấng sinh thành. Một trong số đó là bài ca dao:

“Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi”

Trước hết, bài ca dao sử dụng hình ảnh so sánh “công cha” với “núi ngất trời”; “nghĩa mẹ” với “nước ở ngoài biển Đông”. Cách so sánh lấy cái trừu tượng của tình phụ tử, mẫu tử để so sánh với cái mênh mông, vĩnh hằng, vô hạn của trời đất, thiên nhiên. Công cha so với núi ngất trời là khẳng định sự lớn lao, nghĩa mẹ so với nước biển Đông là để khẳng định chiều sâu, chiều rộng và sự dạt dào. Còn nhắc tới “cù lao chín chữ” là nhắc đến công lao của cha mẹ nuôi con vất vả nhiều bề. Chín chữ cù lao gồm có sinh (đẻ), cúc (nâng đỡ), phủ (vuốt ve), súc (cho bú, cho ăn), trưởng (nuôi cho lớn), dục (dạy dỗ), cố (trông nom), phục (theo dõi tính tình mà uốn nắn), phúc (che chở). Bởi vậy mà đứa con cần phải ghi nhớ công ơn trời bể đó, cũng như sống có trách nhiệm hơn. Bài ca dao giúp mỗi người hiểu hơn về công ơn của cha mẹ.

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát – Mẫu số 10:

“Gió đưa cành trúc la đà,
Tiếng chuông Trấn Võ canh gà Thọ Xương.
Mịt mờ khói toả ngàn sương,
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ”

Bài ca dao đã đem đến cho người đọc ấn tượng sâu sắc về vẻ đẹp của khung cảnh hồ Tây. Tác giả dân gian đã vẽ nét một bức tranh đầy thơ mộng, trữ tình. Thiên nhiên hồ Tây hiện lên sinh động, mà lãng mạn. Bầu trời mùa thu trong xanh, khoáng đạt. Những cơn gió khe khẽ đưa làm lay động cành trúc. Âm thanh của tiếng chuông ngân vang hòa cùng tiếng gà gáy báo canh gợi ra một cuộc sống sôi động. Cùng với đó là làn sương khói mờ ảo bao phủ không gian khiến cho khung cảnh thêm thơ mộng. Tiếng chày nhịp nhàng đã gợi ra vẻ đẹp truyền thống của người dân đất Thăng Long xưa với nghề làm giấy ở làng Yên Thái. Cuối cùng là vẻ đẹp của mặt hồ Tây ẩn trong khói sương mịt mù chợt hiện ra như một tấm gương long lanh dưới ánh nắng mai. Những âm thanh nhịp nhàng vang vọng từ tiếng chuông chùa, tiếng gà gáy đến tiếng chày giã giấy cũng báo hiệu cho một ngày mới đã bắt đầu. Sức sống đang trỗi dậy khắp mọi không gian. Bài thơ giúp cho người đọc thêm yêu vẻ đẹp mảnh đất Thăng Long.

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát – Mẫu số 11:

“Đường lên xứ Lạng bao xa?
Cách một trái núi với ba quãng đồng.
Ai ơi đứng lại mà trông:
Kìa núi thành Lạng, kìa sông Tam Cờ”

Đến với bài ca dao trên, người đọc cảm thấy ấn tượng về mảnh đất xứ Lạng. Mở đầu bài thơ là một câu hỏi tư từ “Đường lên xứ Lạng bao xa?” nhưng lại giống như một lời gợi mở. Tưởng rằng con đường lên xứ Lạng chẳng cách bao xa. Nhưng thực tế lại “cách một trái núi với ba quãng đồng” cho thấy sự xa xôi, cách trở của mảnh đất này. Từ đó, chúng ta thấy được hết sự hùng vĩ, rộng lớn của mảnh đất xứ Lạng. Những địa danh như núi thành Lạng, những sông Tam Cờ đều là những địa danh nổi tiếng của vùng đất quê hương này. Khi đọc bài ca dao này, chúng ta càng yêu thêm khung cảnh của mảnh đất xứ Lạng.

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát – Mẫu số 12:

“Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi”

Bài ca dao được viết theo thể thơ lục bát mang âm điệu trầm bổng tựa như lời ru ngọt ngào của người mẹ. Mượn những hình ảnh thiên nhiên để nói đến công lao to lớn của cha mẹ đối với con cái. Tác giả dân gian đã dùng cái to lớn, vĩ đại của thiên nhiên – đó là “núi”, “biển” để thể hiện công lao sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ. Người cha có công sinh thành, dưỡng dục và dạy dỗ cho con nhiều điều hay lẽ phải. Người mẹ mang nặng đẻ đau chín tháng mười ngày. Không chỉ vậy, đứa con sinh ra còn được mẹ chăm sóc, bảo vệ từng miếng ăn, cái mặc. Hình ảnh “cù lao chín chữ” muốn nói về công lao của cha mẹ nuôi con vất vả nhiều bề. Và chín chữ ở đây cù lao gồm có sinh (đẻ), cúc (nâng đỡ), phủ (vuốt ve), súc (cho bú, cho ăn), trưởng (nuôi cho lớn), dục (dạy dỗ), cố (trông nom), phục (theo dõi tính tình mà uốn nắn), phúc (che chở). Câu thơ giống như một lời nhắn nhủ, khuyên bảo con cái phải ghi nhớ công ơn của cha mẹ. Qua bài ca dao, người đọc mới thấu hiểu được công ơn của cha mẹ lớn đến nhường nào.

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát – Mẫu số 13:

Công cha như núi ngất trời

Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông

Núi cao biển rộng mênh mông

Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!

Bài ca dao này đã làm xúc động lòng người bởi đã gợi nên công ơn trời bể của cha mẹ đối với những người con thân yêu của mình. Tác giả dân gian nhắc đến “công cha”, “nghĩa mẹ”, đó là công sinh thành, dưỡng dục; đó là ơn nghĩa mang nặng đẻ đau và những yêu thương mẹ dành cả cho con. Ví “công cha”, “nghĩa mẹ” như núi ngất trời, như nước ở ngoài biển Đông là lấy cái trừu tượng của tình phụ tử, tình mẫu tử so sánh với cái mênh mông, vĩnh hằng, vô hạn của trời đất, thiên nhiên. Ví công cha với núi ngất trời là khẳng định sự lớn lao, ví nghĩa mẹ như nước biển Đông là để khẳng định chiều sâu, chiều rộng và sự dạt dào. Đây cũng là một nét riêng trong tâm thức của người Việt. Hình ảnh người cha thì rắn rỏi, mạnh mẽ, cha như cột trụ trong gia đình. Hình ảnh mẹ không lớn lao, kì vĩ nhưng sâu xa, rộng mở và dạt dào cảm xúc hơn. Bởi vậy, nghĩ đến công ơn cha mẹ, bài ca dao thiết tha nhắn nhủ những người con “ghi lòng con ơi!” những công ơn trời bể ấy. Và hơn thế là định hướng về cách sống, cách bày tỏ lòng biết ơn dành cho cha cho mẹ.

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát – Mẫu số 14:

Dân tộc Việt Nam có phẩm chất tốt đẹp, điều đó đã được thể hiện qua bài ca dao:

“Trong đầm gì đẹp bằng sen

Lá xanh bông trắng lại chen nhụy vàng

Nhụy vàng bông trắng lá xanh

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”

Bài ca dao đã mượn hình ảnh hoa sen để ẩn dụ cho phẩm chất của con người. Mở đầu là một câu hỏi tu từ “Trong đầm gì đẹp bằng sen?” như một lời khẳng định rằng trong đầm có nhiều loài hoa rực rỡ, nhưng không có bất cứ loài hoa nào có thể sánh được với hoa sen. Hai câu ca dao tiếp theo vẽ nên vẻ đẹp rất đỗi bình dị mà thanh cao của chúng: lá xanh, bông trắng, nhị vàng. Cách sử dụng điệp ngữ “nhị vàng”, “bông trắng” và “lá xanh” nhằm gợi ra hình ảnh tả thực những cánh hoa xếp tầng tầng lớp lớp tạo nên những bông hoa. Câu thơ cuối cùng “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”, hoa sen vốn sinh trưởng trong môi trường đầm lầm – một nơi có rất nhiều bùn. Mà đặc tính của bùn là có mùi hôi tanh, rất khó chịu. Mặc dù sống trong môi trường như vậy, nhưng hoa sen vẫn có mùi thơm ngát dịu dàng. Cũng giống như con người Việt Nam có lối sống giản dị, mộc mạc. Nhưng họ lại có phẩm chất tốt đẹp, cao quý. Sống trong hoàn cảnh khó khăn nhưng vẫn giữ được tâm hồn thanh cao. Chỉ một bài ca dao ngắn gọn nhưng đã thể hiện được những vẻ đẹp của con người Việt Nam.

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát – Mẫu số 15:

Con người có cố, có ông,

Như cây có cội, như sông có nguồn.

Đây là một trong những bài ca dao hay nhất thuộc chủ đề tình cảm gia đình. Bài ca dao nói về sự thủy chung mà con cháu dành cho tổ tiên của mình. Nhắc nhở chúng ta nhớ ơn đến tổ tông nòi giống và còn rộng lớn hơn nữa. Hình ảnh so sánh con người giống như cây, như sông. Cây có gốc, sông có thượng nguồn, nơi bắt đầu để chúng phát triển, sinh sôi. Con người cũng thế, nhờ ông bà, tổ tiên thì mới có chúng ta ngày hôm nay. Bài ca dao sử dụng thể thơ lục bát quen thuộc, nêu lên một cách giản dị và dễ hiểu, muốn nhắn nhủ con cháu phải nhớ ơn ông bà tổ tiên, không được vong ơn bội nghĩa. Hình ảnh thơ quen thuộc, dung dị như một lời nhắc nhở về sự biết ơn những thế hệ đi trước. Qua đó, bài ca dao đã bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đến ông bà, tổ tiên và cả những thế hệ đi trước từ rất lâu.

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát – Mẫu số 16:

Từ xa xưa cha ông ta đã hiểu rõ về vai trò và tình cảm yêu thương, gắn bó của những người con cùng sống với nhau dưới một mái nhà. Bên cạnh tình mẫu tử vô cùng thiêng liêng, cao đẹp thì tình nghĩa anh em cũng được xem là tình cảm thắm thiết, sâu sắc và là nguồn cảm hứng vô tận trong âm nhạc và thi ca:

Anh em như thể tay chân

Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần

Tình nghĩa anh em trong gia đình là gì? Đó là một hình ảnh, khái niệm quen thuộc trong cuộc sống nhưng lại ít ai quan tâm đề cập đến. Tình cảm anh em là tình cảm giữa những người con cùng một huyết thống, cùng máu thịt, cùng sống chung một mái nhà và cùng được nuôi dưỡng bằng một nguồn suối yêu thương có những tình cảm thiêng liêng, gắn bó và giúp đỡ nhau trong cuộc sống. Tình cảm anh em còn được hiểu như khi không còn cha mẹ, người thân thì anh em phải biết thương yêu, che chở, đùm bọc cho nhau trước những khó khăn, hoạn nạn. Từ thuở bé, ta vẫn thường được đọc hay nghe kể những câu chuyện cổ tích cảm động về tình cảm anh em như “Hoa dâm bụt”, “ Sự tích trầu cau”,.… Tuy mỗi câu chuyện đều mang một nội dung và sắc thái khác nhau nhưng cùng chung một điểm nổi bật mà người xưa muốn gửi gắm, đó là tô đậm tình yêu thương giữa những người anh em trong một nhà. Bên cạnh đó cũng có rất nhiều truyện phê phán anh em không biết yêu thương mà tranh giành, ghen tị với em mình như “Ăn khế trả vàng”, Hà rầm hà bạc”,…

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát – Mẫu số 17:

Mỗi người con của đất Việt yêu thương hầu như ai lớn lên cũng may mắn được đắm chìm trong lời ru ngọt ngào của mẹ, của bà từ thuở nằm nôi. Bài ca dao về “Công cha nghĩa mẹ” dường như ai cũng nhớ, cũng ghi sâu:

“Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông.
Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!”

Câu thứ nhất nói về “công cha”. Công cha đã từng được so sánh với núi Thái Sơn; ở đây công cha lại được ví với “núi ngất trời”, núi hùng vĩ, núi cao chót vót, cao đến mấy tầng mây xanh, núi chọc trời. Câu thứ hai nói về “nghĩa mẹ”- nghĩa mẹ bao la, mênh mông, không thể nào kể xiết. Nghĩa mẹ được so sánh với “nước ở ngoài biển Đông”. Nghệ thuật so sánh và đối xứng đã tạo nên hai hình ảnh kì vĩ, vừa cụ thể hóa, hình tượng hóa, vừa ca ngợi nghĩa mẹ công cha với lại tình yêu sâu nặng. Tiếng thơ dân gian khẽ nhắc mỗi chúng ta hãy ngước lên nhìn núi cao, trời cao, hãy nhìn xa ra ngoài biển Đông, lắng tai nghe sóng reo sóng hát cùng thủy triều vỗ mà suy ngẫm về công cha nghĩa mẹ. Thấm thía và rung động biết bao

“Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông”

Hai câu cuối, giọng thơ cất lên thiết tha ngọt ngào. Tiếng cảm thán “con ơi!” là lời nhắn nhủ ân tình về đạo làm con phải biết “ghi lòng” tạc dạ công cha nghĩa mẹ

“Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!”

Câu trên là một ẩn dụ, nhắc lại, nhấn mạnh công cha nghĩa mẹ như “Núi cao biển rộng mênh mông”. Câu cuối bài ca dao, nhà thơ dân gian sử dụng cụm từ Hán Việt “cù lao chín chữ” để nói lên công ơn to lớn của cha mẹ như sinh thành nuôi dưỡng, cho bú mớm nâng niu, chăm sóc dạy bảo. Bài ca dao là lời nhắc nhở sâu sắc về đạo làm con của mỗi người đối với đấng sinh thành của mình.

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát – Mẫu số 18:

Nước non lận đận một mình,
Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay.
Ai làm cho bể kia đầy,
Cho ao kia cạn, cho gầy cò con?

Bài thơ trên là những lời than thân của người nông dân tội nghiệp lam lũ trong xã hội xưa. Họ được ví như những con cò trắng, với cuộc đời lận đận, bấp bênh, cơ cực. Chẳng ngày nào mà họ được ngơi nghỉ, bình yên hưởng thụ cả. Thân cò mảnh mai, yếu ớt, nhưng lại làm những việc nặng nhọc, vất vả. Như người nông dân ốm yếu, thiếu thốn lại ngày ngày nai lưng ra làm việc, bán mặt cho đất bán lưng cho trời. Thật đáng thương đắng cay làm sao. Biết là đau khổ, vất vả, khốn khó như vậy, nhưng những người nông dân ấy cũng không biết phải làm sao. Bởi với thân phận thấp cổ bé họng như vậy thì làm sao có thể chống lại những kẻ xấu xa, độc ác, tham lam vô độ ngoài kia chứ. Đến cả chỉ đích danh những kẻ đó, họ còn không thể, chỉ dám dùng đại từ phiếm chỉ “ai” để gọi mà thôi. Hình ảnh “cò con” ở cuối bài thơ, càng khiến người đọc thêm ám ảnh, về số phận tội nghiệp của những thế hệ mai sau. Bài thơ với nhịp điệu nhịp nhàng của một lời ru, với nhiều điệp từ gợi lên cảm thức yêu thương, xót xa cho thân phận tội nghiệp của người nông dân. Hình ảnh “con cò” xuyên suốt cả bài thơ in sâu vào tâm trí người đọc về nỗi thương cảm với những số phận bất hạnh, tội nghiệp ấy.

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát – Mẫu số 19:

Ông cha thường nói:

Tốt gỗ hơn tốt nước sơn

Xấu người đẹp nết còn hơn đẹp người

Tác giả dân gian đã khéo léo mượn hình ảnh cột nhà với hai bộ phận là gỗ và nước sơn, để nói về phẩm chất con người. Ông cha ta nhấn mạnh, một cây cột đúng nghĩa thì chất lượng gỗ quan trọng hơn lớp sơn bên ngoài. Từ đó ẩn dụ rằng làm người thì phẩm chất, tính cách, tài năng bên trong quan trọng hơn vẻ đẹp phù phiếm của ngoại hình bên ngoài. Ý kiến ấy được tác giả khẳng định qua hình ảnh so sánh ở câu thơ thứ hai. Từ so sánh “còn hơn” đã thể hiện sự đánh giá cao tuyệt đối của người xưa về giá trị nội tại của con người. Từ đó, ông cha khuyên răn chúng ta nên xây dựng phẩm chất tốt, trau dồi và rèn luyện trí tuệ, kĩ năng thay vì chỉ đề cao vẻ đẹp ngoại hình bên ngoài. Cho đến nay, bài học ấy vẫn còn vẹn nguyên giá trị.

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát – Mẫu số 20:

Một trong những tác phẩm hay khi viết về tình mẫu tử – đó là “Về thăm mẹ” của nhà thơ Đinh Nam Khương. Khi đọc bài thơ, người đọc đã có những cảm nhận sâu sắc.

Trong hoàn cảnh đã xa quê lâu, nay được trở về thăm mẹ của mình. Điều đầu tiên con người con nhìn thấy khi trở về nhà là hình ảnh khói bếp. Hình ảnh này đã cho thấy sự tần tảo của người mẹ:

“Con về thăm mẹ chiều đông
Bếp chưa lên khói mẹ không có nhà
Mình con thơ thẩn vào ra
Trời đang yên vậy bỗng oà mưa rơi”

Theo dòng cảm xúc đó, tác giả tiếp tục cho người đọc thấy được tình cảm của nhân vật trữ tình dành cho người mẹ:

“Chum tương mẹ đã đậy rồi
Nón mê xưa đứng nay ngồi dầm mưa
Áo tơi qua buổi cày bừa
Giờ còn lủn củn khoác hờ người rơm
Đàn gà mới nở vàng ươm
Vào ra quanh một cái nơm hỏng vành
Bất ngờ rụng ở trên cành
Trái na cuối vụ mẹ dành phần con”

Một loại những hình ảnh quen thuộc được gợi ra. Những điều thật giản dị, gần gũi. Nhưng chất chứa trong đó là cả một sự hy sinh, yêu thương mà người mẹ dành cho đứa con của mình.

Cuối cùng, người con đã bộc lộ trực tiếp tâm trạng dành cho người mẹ của mình:

“Nghẹn ngào thương mẹ nhiều hơn
Rưng rưng từ chuyện giản đơn thường ngày”

Đọc đến câu thơ này, người đọc đã thấu hiểu được tình yêu mà con dành cho mẹ. Nó không quá to lớn, mà chỉ xuất phát từ những điều vô cùng giản dị, nhỏ bé.

Như vậy bài thơ “Về thăm mẹ” đã đem đến cho người đọc những cảm nhận thật chân thực, gần gũi về tình mẫu tử thiêng liêng.

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát – Mẫu số 21:

Bài thơ “À ơi tay mẹ” của Bình Nguyên đã đem đến cho người đọc những cảm nhận sâu sắc về tình cảm mẫu tử đẹp đẽ.

Tác giả đã dùng sử dụng biện pháp tu từ hoán dụ – hình ảnh “bàn tay” để chỉ người mẹ, từ đó gửi gắm tình yêu thương bao la của người mẹ. Đôi bàn tay của mẹ hiện lên với một sức mạnh kì diệu:

“Bàn tay mẹ chắn mưa sa
Bàn tay mẹ chắn bão qua mùa màng”

Đôi bàn tay nhỏ bé nhưng có thể che chắn cho đứa con mọi bão táp mưa sa của cuộc đời. Những câu thơ tiếp theo gợi cho người đọc cảm nhận đến giai điệu của lời ru:

“Vẫn bàn tay mẹ dịu dàng
À ơi này cái trăng vàng ngủ ngon
À ơi này cái trăng tròn
À ơi này cái trăng còn nằm nôi…
Bàn tay mẹ thức một đời
À ơi này cái Mặt Trời bé con
Mai sau bể cạn non mòn
À ơi tay mẹ vẫn còn hát ru”

Chắc hẳn chúng ta đều đã từng được nghe lời ru của bà, của mẹ. Trong lời hát đó, người mẹ gọi con “vầng trăng” và “mặt trời bé con”. Hình ảnh so sánh cho thấy con có vai trò thật to lớn, giống như nguồn sống của mẹ vậy. Và tình yêu đó là mãi mãi, dù “biển cạn non mòn”.

Những câu thơ tiếp theo, tác giả cho người đọc thấy được sức mạnh to lớn của lời ru:

“Ru cho mềm ngọn gió thu
Ru cho tan đám sương mù lá cây
Ru cho cái khuyết tròn đầy
Cái thương cái nhớ nặng ngày xa nhau”

Bàn tay của mẹ đã làm nên phép nhiệm màu, không những là ru con vào giấc ngủ yên lành mà còn nâng niu con trên từng bước đường đời. Bàn tay ấy phải chắt chiu biết bao sương gió mới tạo ra phép màu như vậy:

“Bàn tay mang phép nhiệm mầu
Chắt chiu từ những dãi dầu đấy thôi”

Người mẹ thật vĩ đại biết bao. Đôi bàn tay nhỏ bé nhưng lại có thể làm nên những điều thật phi thường. Biết bao khó nhọc, vất vả cũng không thể khiến mẹ vơi bớt đi tình yêu thương dành cho con.

Như vậy, bài thơ “À ơi tay mẹ” đã cho thấy tình mẫu tử thiêng liêng của mẹ dành cho “mặt trời bé con”.

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát – Mẫu số 22:

Bài ca dao “Thân em như trái bần trôi/Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu?” giúp người đọc hiểu hơn về số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

Mở đầu bằng mô típ quen thuộc – “thân em” gợi cảm giác yếu đuối, mong manh và khiêm nhường. Cùng với đó là hình ảnh so sánh “trái bần trôi” mang nhiều nét tương đồng với cuộc đời và thân phận của người phụ nữ. Trái bần có vị vừa chua, vừa chát cũng giống với cuộc đời lận đận của người phụ nữ xưa. Trái bần đến khi già thường rụng xuống sông ngòi, lênh đênh theo dòng nước.

Tiếp đến câu thơ: “Gió đạp sóng dồi biết tấp vào đâu?” là một câu hỏi từ, hỏi đấy mà như một lời than thân, trách phận nhiều hơn. Nếu như trái bần trôi giữa dòng nước chẳng biết về đâu. Thì cuộc đời của người phụ nữ cũng như vậy. Lễ giáo phong kiến trọng nam khinh nữ khiến cho người phụ nữ không có quyền làm chủ số phận của bản thân. Họ phải sống phụ thuộc vào những người khác – không có quyền tự do yêu đương, hôn nhân. Bài ca dao giúp chúng ta thêm trân trọng những người phụ nữ hơn.

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát – Mẫu số 23:

Trong kho tàng ca dao lục bát, em đặc biệt yêu thích câu thơ:

Nói lời phải giữ lấy lời
Đừng như con bướm đậu rồi lại bay.

Hình ảnh so sánh giữa lời nói và con bướm khiến em rất thích thú. Tác giả dân gian mượn hình ảnh con bướm chập chờn, đậu rồi lại bay, không để lại dấu vết gì. Để phê phán những người chỉ thích nói chứ không thích giữ lời hứa. Lời nói của họ như con bướm, nói ra rồi lại bay đi mất, chẳng giữ lại được gì, chẳng thực hiện được những gì mình nói. Qua hình ảnh ấy, ông cha ta nhấn mạnh với con cháu bài học về chữ “tín”, nói được thì phải làm được. Bài học giá trị ấy được gói gọn trong hai câu thơ lục bát, vừa dễ nhớ lại vừa dễ nghe.

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát – Mẫu số 24:

Bài thơ Chăn trâu đốt lửa ngắn nhưng tứ thơ rất hay:

Chăn trâu đốt lửa trên đồng
Rạ rơm thì ít, gió đông thì nhiều
Mải mê đuổi một con diều
Củ khoai nướng để cả chiều thành tro.

Đồng Đức Bốn

Chăn trâu đốt lửa của nhà thơ Đồng Đức Bốn là một bài thơ được viết theo thể lục bát quen thuộc. Bao trùm lên bài thơ là không gian đồng quê trong sáng, mộc mạc vào buổi đầu đông. Với hình ảnh cánh đồng, rơm rạ và cả con diều đang chao lượn trên cao. Tất cả phác họa một không gian rộng lớn và thoáng đãng. Trong bầu không ấy, gió đông se lạnh từ từ len lỏi vào, đem đến những bâng khuâng khó tả. Hòa với đó, là chút gì đó tiếc nuối khi củ khoai mới vùi vào đốm lửa nay đã cháy thành tro. Sự nuối tiếc ấy, không chỉ là vì củ khoai, mà còn vì một ngày đẹp trời nay đã đi đến cuối. Hoặc cũng có lẽ, là vì mùa thu đã đi qua, mùa đông lạnh lẽo đã cập bờ. Những cảm xúc ấy không mãnh liệt mà bàng bạc, nhẹ nhàng lay động trái tim người đọc. Nó tạo nên những rung động tinh tế mà tha thiết, khó bỏ qua được cho bài thơ Chân trâu đốt lửa.

Các đoạn văn mẫu dưới đây có nội dung phong phú gồm: đoạn văn ghi lại cảm nghĩ của em về một bài thơ lục bát, ca dao về cảnh đẹp quê hương đất nước, công ơn cha mẹ, tình nghĩa anh em, gia đình,… hay cảm nghĩ về bài thơ lục bát mà các em được học trong chương trình Ngữ Văn như: cảm nghĩ về bài thơ Về thăm mẹ, À ơi tay mẹ, Việt Nam quê hương ta…

Thầy cô trường chúc các em học tập. Thầy cô sẽ thường xuyên cập nhật những bài văn mẫu về viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát. Các em theo dõi thường xuyên nhé.

trường

Giáo Dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/viet-doan-van-ghi-lai-cam-xuc-ve-mot-bai-tho-luc-bat-26-mau/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp