Viết đoạn văn (từ 8 – 10 câu) nêu suy nghĩ của em về lời chào hỏi

0
82
Rate this post

Đề bài: Viết đoạn văn (từ 8 – 10 câu) nêu suy nghĩ của em về lời chào hỏi

viet doan van tu 8 10 cau neu suy nghi cua em ve loi chao hoi

Viết đoạn văn (từ 8 – 10 câu) nêu suy nghĩ của em về lời chào hỏi

Bạn đang xem: Viết đoạn văn (từ 8 – 10 câu) nêu suy nghĩ của em về lời chào hỏi

1. Đoạn văn 1

Ông cha ta từ xưa đến nay vẫn thường dạy “Tiên học lễ, hậu học văn”. Trong lời dạy ấy, lễ chính là lễ nghĩa và lời chào là một trong số những lễ nghĩa quan trọng hàng đầu. Lời chào là yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất trong những lần gặp gỡ, nó là cầu nối quan trọng đầu tiên đối với tất cả mỗi người. Lời chào hỏi chính là phép lịch sự tối thiểu nhất mà mỗi người chúng ta cần có và nên có. Tuy nhiên, có một thực trạng đáng buồn là ngày nay, lời chào đang ngày dần mất đi giá trị của nó, trẻ con gặp người lớn tìm cách lảng tránh thay vì cất tiếng chào. Những điều ấy xuất phát từ sự thiếu ý thức, thiếu hiểu biết của bản thân mỗi người, do môi trường giáo dục thiếu sự quan tâm, dạy dỗ. Đó là một thực trạng đáng buồn mà chúng ta cần lên án, phê phán. Có thể thấy, dẫu trong bất cứ thời đại nào, lời chào vẫn luôn có giá trị, ý nghĩa to lớn và quan trọng, nó là một nét đẹp trong cách ứng xử của con người.

2. Đoạn văn 2

Lời chào hỏi là một trong số những nét đẹp trong văn hóa ứng xử của người Việt Nam từ xưa đến nay. Trước hết, lời chào hỏi thể hiện phẩm chất tốt đẹp, cách ứng xử có lễ nghĩa của mỗi con người. Đồng thời, nó cũng thể hiện sự văn minh, trình độ nhận thức của mỗi người. Cùng với đó, tùy thuộc vào từng hoàn cảnh lại có những cách chào hỏi khác nhau. Với những người lớn tuổi lời chào hỏi thể hiện sự lễ phép, kính trọng còn với bạn bè thì thể hiện sự gần gũi, thân quen. Tuy nhiên, ngày nay có một thực tế đáng buồn là lời chào đang dần mất đi giá trị, ý nghĩa vốn có của nó. Trẻ con gặp người lớn thường phớt lờ, không chào hỏi. Thật đáng buồn, đáng phê phán và chê trách biết bao trước những con người như thế. Có thể thấy, dẫu trong bất cứ thời đại nào, trong hoàn cảnh nào thì lời chào hỏi vẫn luôn có giá trị và ý nghĩa to lớn. Bởi vậy, mỗi người chúng ta cần học cách chào hỏi để thể hiện sự hiểu biết và tạo mối quan hệ, sự gần gũi với những người xung quanh.

3. Đoạn văn 3

Lời chào hỏi không chỉ là cách ứng xử, giao tiếp giữa con người với con người và hơn thế nữa nó còn là thước đo, là minh chứng cho sự hiểu biết, trình độ nhận thức, văn minh của mỗi người. Thế nhưng có một thực trạng đáng buồn hiện nay là lời chào đang mất đi vị trí của nó, con người gặp nhau không chào hỏi, con cái gặp bố mẹ, người lớn tuổi cũng không chào. Nguyên nhân của điều đó chính xuất phát từ sự thiếu hiểu biết, suy nghĩ lệch lạc, cho rằng lời chào chỉ là hình thức xã giao, không có giá trị. Cùng với đó, còn do sự giáo dục của gia đình thiếu sự quan tâm chỉ bảo, dạy dỗ con cái từ những điều nhỏ nhất. Chung quy lại, dù ở thời đại nào, ở lứa tuổi nào, lời chào vẫn luôn có ý nghĩa và giá trị to lớn. Học cách chào hỏi là bài học đầu tiên để con người hoàn thiện bản thân và phát triển nhân cách của chính mình.

Cùng với 3 đoạn văn mẫu nêu suy nghĩ về lời chào hỏi trên đây, để trau dồi thêm vốn hiểu biết cũng như có kĩ năng viết đoạn văn, các em có thể luyện tập thêm với một số đề khác như: Viết 1 đoạn văn nghị luận để trình bày luận điểm: Chúng ta không nên học vẹt và học tủ, Viết 5 đoạn văn diễn dịch, quy nạp, móc xích, tổng phân hợp, song hành với nội dung tự chọn, Viết đoạn văn về lợi ích của việc đọc sách, Viết đoạn văn ngắn nói lên tinh thần yêu nước của em trong thời đại ngày nay.

Giáo Dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/viet-doan-van-tu-8-10-cau-neu-suy-nghi-cua-em-ve-loi-chao-hoi/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp