Viết một văn bản nội quy hoặc văn bản hướng dẫn nơi công cộng lớp 10 bao gồm dàn ý cùng 18 bài mẫu hay nhất được biên soạn sẽ là tài liệu hữu ích giúp các có thêm nhiều gợi ý mới để hoàn thiện viết bất cứ nội quy nào hoặc hướng dẫn thứ gì đó mà em muốn hoặc am hiểu.
Đề bài: Viết một văn bản nội quy hoặc văn bản hướng dẫn nơi công cộng
Yêu cầu viết một bản nội quy hoặc hướng dẫn ở nơi công cộng
Bản nội quy ở nơi công cộng là một dạng văn bản thông tin, do cơ quan quản lí địa điểm công cộng ban hành, trong đó trình bày những quy định, quy tắc xử sự mà mọi người cần tuân thủ khi đến một cơ quan, tổ chức hoặc địa điểm công cộng nào đó, nhằm đảm bảo trật tự và an ninh cho cộng đồng.
Để viết nội quy hay bản hướng dẫn nơi công cộng, các em cần chú ý.
– Xác định mục đích, đối tượng cần quy định, hướng dẫn.
– Xác định nội dung gồm các quy định, chỉ dẫn cụ thể (dựa vào các văn bản pháp luật hoặc các quy ước, thống nhất của tập thể,…).
– Lựa chọn cách trình bày văn bản:
Bạn đang xem: Viết một văn bản nội quy hoặc văn bản hướng dẫn nơi công cộng lớp 10 (18 Mẫu)
- Sắp xếp các quy định hoặc hướng dẫn theo một trật tự hợp lí, cần đưa các yêu cầu quan trọng lên trước.
- Ngôn ngữ: ngắn gọn, nên sử dụng kiểu câu mệnh lệnh, bắt đầu bằng các từ có tính chất yêu cầu, đề nghị hoặc ngăn cấm.
- Tuỳ theo nội dung và tính chất của văn bản, có thể sử dụng thêm tranh, ảnh, bang, biểu, sơ đổ, kí hiệu phù hợp để nội dung thông tin trở nên sinh động, dễ hiểu, dễ nhớ.
Viết một văn bản nội quy hoặc văn bản hướng dẫn nơi công cộng – Mẫu 1
Viết bản nội quy hướng dẫn nơi công cộng – Thủ tục đăng ký sinh hoạt tại một Câu lạc bộ
Dàn ý:
1. Phần đầu:
Nêu rõ tên bản hướng dẫn thủ tục đăng kí sinh hoạt một câu lạc bộ.
2. Phần chính:
Lần lượt trình bày các nội dung:
– Những công việc cần thực hiện để hoàn thiện thủ tục.
– Quy trình đăng kí tham gia câu lạc bộ.
– Cung cấp một số thông tin liên quan: địa điểm đăng kí, thời gian gặp, các loại giấy tờ cần mang theo,…
3. Phần cuối:
Nêu rõ tên câu lạc bộ.
Thực hành viết:
HƯỚNG DẪN THỦ TỤC ĐĂNG KÍ SINH HOẠT CÂU LẠC BỘ XANH
(Đoàn TNCS trường THPT Lí Thường Kiệt)
Để có thể trở thành một thành viên sinh hoạt tại CLB Xanh, bạn hãy đọc kĩ các nội dung dưới đây:
1. Các thủ tục cần hoàn thiện:
– Trước khi điền form đăng kí, bạn cần đọc kĩ các thông tin về CLB Xanh như: quy định, cơ chế hoạt động của CLB,…
– Sau đó, bạn truy cập website nhà trường và tìm tới mục “CLB Xanh”. Tại đây, CLB có đăng tải những nội dung bạn cần chuẩn bị khi đăng kí sinh hoạt:
+ Hồ sơ cá nhân (đã có form sẵn): điền đầy đủ thông tin, có thể đánh máy hoặc viết tay.
+ 1 sản phẩm handmade thân thiện với môi trường. Sản phẩm này có thể làm từ các chất liệu khác nhau như: vải, chai lọ tái sử dụng, giấy,…
+ Đề xuất, nguyện vọng khi tham gia sinh hoạt tại CLB (viết ngắn gọn).
2. Quy trình đăng kí tham gia sinh hoạt CLB:
– Sau khi chuẩn bị đầy đủ giấy tờ, nội dung đã yêu cầu ở mục 1, bạn hãy mang hồ sơ tới phòng 201 – nhà A1 và nộp cho thư kí. (Lưu ý: CLB chỉ thu vào sáng thứ 2 – từ 9 giờ đến 10 giờ và chiều thứ 5 – từ 15 giờ đến 16 hàng tuần.)
– Bạn cần trình bày thông tin về họ tên, lớp vào tờ mẫu mà thư kí phát (CLB sẽ giữ lại tờ mẫu này).
– Tiếp đến, thư kí sẽ đưa cho bạn một tờ thông báo về lịch phỏng vấn.
3. Phỏng vấn:
– Thời gian, địa điểm phỏng vấn: ghi trên tờ thông báo (xem ở mục 2).
– Trước buổi phỏng vấn, bạn sẽ được CLB phát số thứ tự.
– CLB tổ chức phỏng vấn kín, không giới hạn thời gian.
– Trong quá trình phỏng vấn, cần tắt chuông điện thoại và các thiết bị điện tử khác.
4. Thông báo kết quả:
– CLB thông báo kết quả ngay khi buổi phỏng vấn hôm đó kết thúc.
Những trái tim yêu môi trường
CLB Xanh – Trường THPT Lí Thường Kiệt
Viết một văn bản nội quy hoặc văn bản hướng dẫn nơi công cộng – Mẫu 2
HƯỚNG DẪN THỦ TỤC ĐĂNG KÍ SINH HOẠT TẠI CÂU LẠC BỘ ĐỌC SÁCH MỖI NGÀY
(Trường THPT Trần Phú)
Dưới đây là một số hướng dẫn giúp em dễ dàng hơn trong việc đăng kí tham gia sinh hoạt tại CLB Đọc sách mỗi ngày (Trường THPT Trần Phú). Mời em theo dõi và đón đọc.
1. Hồ sơ cần chuẩn bị:
– Thông tin cá nhân: cung cấp đầy đủ các thông tin trong form đăng kí. Bạn có thể viết tay hoặc đánh máy rồi in ra.
– Review về cuốn sách mà bạn yêu thích. Yêu cầu:
+ Nội dung: không giới hạn.
+ Hình thức: video, bài viết, infographic,… Đối với hình thức video, CLB chỉ nhận khi bạn đăng kí online.
2. Quy trình đăng kí:
a. Đăng kí online:
– Để đăng kí online, bạn hãy lên Fanpage của CLB Đọc sách mỗi ngày (trên Facebook) và tìm đến bài viết được ghim ở đầu trang. Tại đây, người viết đã cập nhật link đăng kí.
– Bạn nhấp vào link, sau đó đọc kĩ nội dung, yêu cầu và quy trình đăng tải file:
+ Đối với file thông tin cá nhân: nộp file dưới dạng pdf.
+ Đối với nội dung “Review về cuốn sách mà bạn yêu thích”: tải lên dưới dạng ảnh (dành cho infographic), pdf (dành cho bài viết), video HD (dành cho video).
+ Lưu ý: tên các file để theo mẫu: họ tên_lớp.
b. Đăng kí offline:
– Sau khi hoàn thành hồ sơ, bạn mang tới phòng A của thư viện trường và nộp cho thư kí. Lưu ý: CLB chỉ thu vào sáng thứ 2 (8h – 9h) và chiều thứ 7 (15h – 16h) hàng tuần.
– Những trường hợp viết bài review sách dưới dạng ảnh, infographic thì cần in ra và đính kèm với thông tin cá nhân.
3. Phỏng vấn:
– Sau khi bạn nộp hồ sơ, CLB sẽ đọc và phản hồi qua email hoặc thư tay.
– Khi đi phỏng vấn, bạn cần ăn mặc lịch sự, gọn gàng.
– CLB tiến hành phỏng vấn kín.
– Sau buổi phỏng vấn, CLB sẽ công bố các cá nhân đủ điều kiện tham gia sinh hoạt tại CLB.
4. Những lưu ý khác:
– Nếu được chọn là một thành viên của CLB thì bạn:
+ Cần tuân thủ đúng theo quy định đã đề ra.
+ Gửi tới CLB một bức ảnh chân dung rõ mặt để làm thẻ thành viên nhé! (Lưu ý: gửi lên drive mà CLB cung cấp).
Team yêu sách, thích sách
CLB Đọc sách mỗi ngày – Trường THPT Lí Thường Kiệt
Viết một văn bản nội quy hoặc văn bản hướng dẫn nơi công cộng – Mẫu 3
CÁCH SỬ DỤNG MÁY CHIẾU TRONG PHÒNG HỌC
1. Hướng dẫn kết nối laptop với máy chiếu:
– Sau khi khởi động máy chiếu, chúng ta sẽ dùng cáp HDMI hoặc VGA để kết nối:
+ Nếu máy chiếu và máy tính đều có cổng HDMI thì chúng ta sẽ dùng cáp HDMI (tương tự với VGA).
+ Trong trường hợp máy tính chỉ có cổng HDMI, máy chiếu không có cổng này, chỉ có VGA thì chúng ta dùng loại cáp chuyển đổi HDMI sang VGA để kết nối.
– Thông thường, sau khi kết nối với máy tính xong, máy chiếu sẽ tự động nhận tín hiệu và phát hình ảnh lên. Trường hợp máy chiếu không nhận tín hiệu, chúng ta có thể thực hiện dựa theo cách dưới đây:
+ Nhấn phím Input hoặc Source trên điều khiển của máy chiếu để dò tín hiệu tương thích, phù hợp.
+ Ấn tổ hợp phím Windows + P trên máy tính và chọn chế độ Duplicate.
2. Hướng dẫn khởi động/ tắt máy chiếu đúng cách:
– Khi khởi động máy: bật công tắc ở phía sau thân máy (nếu có) -> ấn 1 lần vào nút Power. Lưu ý: với trường hợp vừa tắt máy chiếu mà muốn bật lại, chúng ta cần đợi cho quạt trong máy ngừng quay rồi mới khởi động.
– Khi tắt máy: nhấn nút Power 2 lần. Lưu ý: chờ cho quạt trong máy ngừng chạy thì mới rút dây nguồn (tránh nguy cơ hỏng hóc và giảm tuổi thọ của đèn máy chiếu).
3. Hướng dẫn sử dụng các nút điều khiển trên máy chiếu:
Một số nút lệnh thường thấy trên thân máy chiếu:
– Power button: bật/tắt máy chiếu.
– TILT: dùng để nâng cao hoặc hạ thấp độ cao của đèn chiếu.
– Zoom: phóng to, thu nhỏ kích thước hình ảnh đang trình chiếu.
– Focus: điều chỉnh độ nét của các hình ảnh.
– – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – –
Hãy biết giữ gìn và bảo quản đồ dùng trong lớp học, bạn nhé! Chúc bạn sẽ có nhiều giờ học thú vị, bổ ích.
Trường THPT Trần Phú
Viết một văn bản nội quy hoặc văn bản hướng dẫn nơi công cộng – Mẫu 4
CÁCH SỬ DỤNG MỘT SỐ THIẾT BỊ TRONG PHÒNG VỆ SINH
1. Hướng dẫn sử dụng nhà vệ sinh:
– Tư thế ngồi: ngồi hẳn xuống bệ ngồi. Không được đứng trên thành bồn hoặc cho chân lên ngồm xổm.
– Sau khi đi vệ sinh xong, bạn cần xả nước cho sạch. Nếu đi đại tiện, bạn có thể đậy nắp rồi mới nhấn nút xả, tránh nước bẩn văng vào người.
– Các loại giấy rác cần vứt vào thùng rác.
– Ngoài ra, hãy để vòi xịt vào đúng vị trí ban đầu.
2. Hướng dẫn sử dụng bồn rửa tay:
– Bước 1: Chà xát hai hai bàn tay với xà phòng (hoặc nước rửa tay) để sát khuẩn
– Bước 2: Bật nước và rửa tay dưới dòng nước sạch.
– Bước 3: Tắt vòi nước và kiểm tra kĩ, tránh trường hợp nước chảy nhỏ giọt.
– Lưu ý:
+ Bạn không được vứt rác, tóc, giấy vào bồn rửa tay, tránh trường hợp tắc ống.
+ Không được tác động mạnh vào bồn.
3. Hướng dẫn sử dụng máy sấy tay:
– Bước 1: Đưa tay vào dưới máy sấy, úp tay, duỗi thẳng các ngón tay. Khi có gió (khí) thổi xuống, bạn đưa tay của mình ra vào từ từ, nhiều lần.
– Bước 2: Ngửa lòng bàn tay lên và giữa nguyên thao tác như bước 1.
– Bước 3: Xoa hai tay với nhau để tay khô hẳn.
Lưu ý: máy sấy sẽ tự động tắt khi hoạt động liên tục trong 60 giây. Nếu muốn tiếp tục sử dụng, bạn hãy đưa tay ra khỏi thiết bị và làm lại lần lượt 3 bước trên.
– – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – – –
Nếu thấy thiết bị nào bị hư hỏng hoặc gặp vấn đề hãy thông báo với bác bảo vệ.
Trường THPT Minh Khai
Viết một văn bản nội quy hoặc văn bản hướng dẫn nơi công cộng – Mẫu 5
NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI THAM QUAN CHÙA DÂU
Chùa Dâu là một ngôi chùa nằm ở ngoại ô Thuận Thành thuộc tỉnh Bắc Ninh – một mảnh đất đậm chất thôn quê và trữ tình. Ngôi chùa được biết đến là ngôi chùa cổ nhất Việt Nam với nhiều điểm nhấn thú vị thời phong kiến.
Ngôi chùa được xây dựng vào năm 187 đến 226. Đây là nơi tiêu biểu đại diện cho sự giao thoa giữa những nền Phật giáo khác nhau, nó mang theo phong cách của cả Trung Quốc và Ấn Độ. Ngôi chùa gắn liền với những sự tích huyền bí, linh thiêng về Phật mẫu Man Nương.
Kiến trúc của chùa khá độc đáo, dựa theo đặc trưng tiêu biểu của kiến trúc thời Hậu Lê giai đoạn thế kỉ 17-18. Chùa gồm 3 ngôi chính là thượng điện, tiền đường và thiêu hương. Trong chùa có tháp Hòa Phong cao khoảng 17 mét, được xây dựng bằng gạch nung, tạo điểm nhấn độc đáo cho kiến trúc của ngôi chùa.
Hàng năm, tại đây thường tổ chức Lễ hội vào đầu năm, thu hút đông đảo mọi người từ khắp nơi tham gia.
Những lưu ý khi tham quan chùa Dâu:
– Ăn mặc trang trọng, tránh trang phục quá màu mè, hở hang
– Tránh nói to, cười đùa, gây ồn ào ảnh hưởng đến người khác
– Không vứt rác bừa bãi
– Không sờ hay động chạm vào hiện vật của chùa
– Đến cổng chùa thì đi vào cửa phải, đi ra cửa trái, không được đi cửa giữa
– Giữ tâm ý trong sáng và ước nguyện những điều tốt đẹp, hướng thiện
-…
Viết một văn bản nội quy hoặc văn bản hướng dẫn nơi công cộng – Mẫu 6
NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI THAM GIA LỄ HỘI CHÙA HƯƠNG
Lễ hội chùa Hương là một trong các lễ hội ở Việt Nam, được tổ chức tại khu thắng cảnh chùa Hương (hay Hương Sơn) nằm ở xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Khu thắng cảnh chùa Hương là cả một quần thể văn hóa – tôn giáo gồm hàng chục ngôi chùa thờ Phật, vài ngôi đền thờ thần các ngôi đình, thờ tín ngưỡng nông nghiệp. Trung tâm của cụm đền chùa tại vùng này chính là chùa Hương nằm trong động Hương Tích hay còn gọi là chùa Trong. Đây là một lễ hội lớn được tổ chức hằng năm, thu hút số lượng đông đảo các Phật tử trên cả nước tham gia hành hương.
Vào tháng 3 năm Canh Dần (1770) Chúa Tĩnh Đô Vương Trịnh Sâm tuần du Trấn Sơn Nam với quần thần. Nhà Chúa đã vào động Hương Tích thắp hương vãn cảnh và đề lên vách đá cửa động năm chữ “Nam Thiên Đệ Nhất Động”. Động Hương Tích đã là nơi linh địa, lại được Nhà Chúa ca ngợi “Nam Thiên Đệ Nhất Động” thì lại càng đắc địa với lòng người. Vì lẽ động Hương Tích thờ Phật Bà Quán Thế Âm, là chỗ dựa tinh thần của lòng dân để cầu bình an và mọi điều tốt lành.
Chùa Hương là một trong những điểm du lịch tâm linh hấp dẫn ở miền Bắc đặc biệt là dịp đầu xuân năm mới. Lễ hội chùa Hương diễn ra từ tháng 1 đến tháng 3 âm lịch thu hút rất nhiều phật tử và khách du lịch trong nước lẫn quốc tế. Thời gian khai hội chùa Hương thường vào ngày mùng 6 tháng Giêng hàng năm, ngày này vốn là ngày mở cửa rừng của người dân địa phương sau này trở thành ngày khai hội. Lễ hội kéo dài đến hết tháng 3 âm lịch những đỉnh cao của lễ hội là từ rằm tháng Giêng đến 18 tháng 2 âm lịch.
Sau đây là một số lưu ý khi tham gia lễ hội:
Thứ nhất, về trang phục, ngôn ngữ, hành vi: Trang phục phải gọn gàng, không quá phô trương, lòe loẹt; ngôn ngữ lịch thiệp, không phát ngôn những lời “không đẹp” trong lễ hội; hành vi chuẩn mực, chung tay bảo vệ môi trường chung.
Thứ hai, về đồ lễ: Người dâng lễ có thể đặt lễ chay hoặc lễ mặn tùy tâm. Lễ chay gồm: hương, hoa tươi, quả chín, phẩm oản, xôi chè. Lễ mặn gồm: gà, giò, trầu cau, rượu…
Thứ ba, về các vật dụng được mang theo và sử dụng đồ cá nhân: mang theo những vật dụng thật sự cần thiết, tránh những vật dụng có hại dễ gây sát thương; đồ cá nhân phải tự giác bảo toàn.
Thứ tư, về ý thức thái độ của khách trong việc bảo vệ các giá trị vật chất của đền: Cần có ý thức và trách nhiệm cao với các sản vật – giá trị vật chất của đền. Không phá bỏ, không làm hư hại, …
Thứ năm, về giải quyết sự cố: Du khách khi gặp một số sự cố không may tại đền có thể liên hệ với Ban tổ chức, Ban tổ chức sẽ phối kết hợp cùng trung tâm phát thanh của đền để giải quyết các sự cố không may.
Viết một văn bản nội quy hoặc văn bản hướng dẫn nơi công cộng – Mẫu 7
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG A
NỘI QUY, QUY ĐỊNH CỦA THƯ VIỆN TRƯỜNG THPT A
Thư viện trường THPT A yêu cầu các cán bộ, nhân viên, học sinh trong trường khi đến thư viện cần thực hiện nghiêm túc các nội quy, quy định sau:
I. Nội quy chung
1. Yêu cầu bắt buộc
– Xuất trình Thẻ Cán bộ/Học sinh và check in qua đầu đọc mã vạch tại cửa ra vào.
– Tuân thủ các nội quy, quy định của Thư viện về tra tìm tài liệu, đọc, mượn, truy cập tài liệu, giữ gìn cơ sở vật chất, trang thiết bị.
– Phải giữ gìn tài liệu, trang thiết bị, tài sản, thực hiện nếp sống văn minh, văn hoá trong ăn mặc, giao tiếp tại Thư viện.
– Không được dùng Thẻ của người khác và không cho người khác sử dụng Thẻ của mình.
– Không được làm hư hại, xáo trộn tài liệu, tài sản; không tự ý thay đổi các chương trình liên quan đến phần mềm trên máy tính.
– Không tự ý sao chụp tài liệu dưới mọi hình thức.
– Không được truy cập thông tin có nội dung không lành mạnh, sử dụng, khai thác, chuyển tải các nguồn tin bất hợp pháp, gây hại cho lợi ích Quốc gia.
– Trước khi chuyển công tác (đối với cán bộ, nhân viên) hoặc trước khi ra trường (đối với HS), cần phải trả các tài liệu, sau đó được cấp Giấy xác nhận “Đã trả hết sách Thư viện”.
– Học sinh phải học chương trình “Hướng dẫn sử dụng thư viện” mới được sử dụng tài liệu tại các phòng của Thư viện.
2. Trường hợp bị mất Thẻ
– Đối với học sinh cần phải làm đơn xin cấp lại Thẻ, có xác nhận của GVCN, sau đó xin xác nhận tại Thư viện để được cấp lại thẻ.
– Đối với cán bộ, nhân viên cần làm đơn xin cấp lại Thẻ, có xác nhận của Hiệu trưởng, sau đó xin xác nhận tại Thư viện để được cấp lại thẻ.
Viết một văn bản nội quy hoặc văn bản hướng dẫn nơi công cộng – Mẫu 8
NỘI QUY THAM QUAN DI TÍCH CHÙA BỔ ĐÀ
Quý khách đến tham quan, dâng lễ tại chùa Bổ Đà phải thực hiện theo những quy định sau:
I. Những yêu cầu bắt buộc:
1. Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về việc giữ gìn, bảo vệ di tích. Không khắc tên, viết, vẽ lên các bờ tường, lăng mộ và thân cây. Không được tự ý hái hoa, vặt quả, trèo cây.
2. Trang phục cần gọn gàng, lịch sự. Không mặc quần áo ngắn, váy ngắn khi vào khu di tích.
3. Nghiêm cấm hành vi mang vũ khí, chất nổ, chất dễ cháy, độc hại vào khu di tích.
4. Không tự ý di chuyển đồ thờ cúng trong di tích.
5. Quý khách cần sắp lễ đầy đủ trước khi dâng lễ lên các ban thờ, không sắp lễ trong không gian thờ cúng.
6. Khi dâng lễ, quý khách cần đặt đúng các ban đã quy định. Sau khi dâng lễ xong, quý khách phải tự hạ lễ và trả lại đồ dùng đúng vị trí ban đầu.
7. Bỏ rác đúng nơi quy định, có ý thức bảo vệ môi trường và cảnh quan của khu di tích.
8. Không được tự ý bày bán, trao đổi hàng hóa trong khu di tích.
II. Những chỉ dẫn:
1. Quý khách đốt hương tại lư hương đặt trước cửa chùa Tự Ân, sau đó mới được mang vào bên trong chùa.
2. Khi công đức, quý khách cần tự tay bỏ tiền vào hòm, nhận phiếu tại bàn ghi công đức.
3. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có nhu cầu quay dựng phim ảnh, video cần đến gặp Ban Quản lí khu di tích để được xác nhận và cho phép.
Ban Quản lí di tích chùa Bổ Đà
Viết một văn bản nội quy hoặc văn bản hướng dẫn nơi công cộng – Mẫu 9
Phòng GD & ĐT …. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Trường …… Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
NỘI QUY LỚP HỌC
Điều 1: Tôn trọng, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau. Kính trọng người lớn, lễ phép với thầy cô giáo, hòa nhã với bạn bè; không đánh nhau gây mất đoàn kết trong lớp học; không nói tục, chửi bậy.
Điều 2: Thi đua học tốt: Đi học đúng giờ (có mặt ở trường trước 15 phút khi buổi học bắt đầu), Nghỉ học phải có lý do, phải có giấy xin phép được phụ huynh ký xác nhận; Học bài, làm bài tập trước khi đến lớp.
Điều 3: Đến lớp học: phải học bài và làm bài tập đầy đủ; phải có đủ đồ dùng học tập; đầu tóc, quần áo gọn gàng nghiêm túc, mặc đồng phục theo đúng quy định của nhà trường; giữ gìn vệ sinh chung của lớp của trường; không xả rác, vứt rác bừa bãi; có ý thức giữ gìn bảo vệ của công.
Điều 4: Học sinh có mặt trong lớp sau khi kết thúc hiệu lệnh báo hiệu bắt đầu tiết học. Trường hợp lớp chưa có giáo viên thì phải giữ trật tự, lớp trưởng hoặc bí thư lên báo cáo với ban giám hiệu.
Điều 5: Trong lớp trật tự chú ý nghe giảng, có ý thức tham gia xây dựng bài; không được nói chuyện riêng, làm việc riêng trong lớp. Chỉ được phát biểu hoặc trình bày ý kiến khi được giáo viên cho phép.
Điều 6: Tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa, hoạt động tập thể.
Điều 7: Tất cả học sinh phải có trách nhiệm thực hiện nghiêm chỉnh các điều trong nội quy học sinh. Nếu vi phạm tùy theo mức độ sẽ bị xử lý theo quy định hiện hành của Bộ GD&ĐT và quy định xử lý học sinh vi phạm của trường.
Viết một văn bản nội quy hoặc văn bản hướng dẫn nơi công cộng – Mẫu 10
NỘI QUY THAM QUAN DI TÍCH ĐỀN A SÀO
Đền A Sào được xây dựng tại khu vị trí ven sông Hóa, nay thuộc xã An Thái, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình. Vùng đất này nổi tiếng gắn liền với sự thắng lợi của cuộc chiến đánh giặc Nguyên – Mông và huyền tích “Con voi của Trần Hưng Đạo”.
Khu di tích A Sào bao gồm: di tích Đền A Sào, di tích Bến Tượng; di tích Gò Đống Yên được Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch đã cấp bằng Di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia năm 2011. Ngôi đền này nằm trên vùng đất gắn liền với sự tích Hưng Đạo Đại Vương đánh thắng giặc Nguyên – Mông. Sau này, nhân dân đã lập đền thờ Trần Hưng Đạo gọi là Đệ nhị sinh từ hay A Sào linh miếu (đền A Sào) để tưởng nhớ công ơn Ngài.
Năm 1951, giặc Pháp đóng đồn ở đền A Sào và phá hủy nhiều đồ thờ cúng trong đền. Chúng dùng xe kéo voi đá từ bến sông về bốt để làm ụ súng và bắn gãy vòi tượng voi đá. Qua nhiều thăng trầm, đền A Sào xưa đã bị phá hủy, chỉ còn là bãi đất hoang và tượng voi đá nằm trên nền đất cũ giữa cánh đồng A Sào. Qua nhiều cuộc hội thảo, nghiên cứu, năm 2005, nhân dân địa phương và các nhà hảo tâm đã quyên góp phục dựng đền mới khang trang như ngày nay.
Sau đây là một số lưu ý khi vào đền:
Thứ nhất, về trang phục, ngôn ngữ, hành vi: Trang phục phải gọn gàng, không quá phô trương, lòe loẹt; ngôn ngữ lịch thiệp, không phát ngôn những lời “không đẹp” trong lễ hội; hành vi chuẩn mực, chung tay bảo vệ môi trường chung.
Thứ hai, về đồ lễ: Người dâng lễ có thể đặt lễ chay hoặc lễ mặn tùy tâm. Lễ chay gồm: hương, hoa tươi, quả chín, phẩm oản, xôi chè. Lễ mặn gồm: gà, giò, trầu cau, rượu…
Thứ ba, về các vật dụng được mang theo và sử dụng đồ cá nhân: mang theo những vật dụng thật sự cần thiết, tránh những vật dụng có hại dễ gây sát thương; đồ cá nhân phải tự giác bảo toàn.
Thứ tư, về ý thức thái độ của khách trong việc bảo vệ các giá trị vật chất của đền: Cần có ý thức và trách nhiệm cao với các sản vật – giá trị vật chất của đền. Không phá bỏ, không làm hư hại, …
Thứ năm, về giải quyết sự cố: Du khách khi gặp một số sự cố không may tại đền có thể liên hệ với Ban tổ chức, Ban tổ chức sẽ phối kết hợp cùng trung tâm phát thanh của đền để giải quyết các sự cố không may.
Viết một văn bản nội quy hoặc văn bản hướng dẫn nơi công cộng – Mẫu 11
HƯỚNG DẪN DU KHÁCH THAM QUAN NHÀ TÙ HỎA LÒ
1.1. Nhà Tù Hỏa Lò ở đâu?
Nhà tù Hỏa Lò được Thực dân Pháp xây dựng vào năm 1896 với tên gọi Maison Centrale, trong tiếng Pháp nghĩa là nhà lao trung ương. Nhà tù là nơi giam giữ những nhà chính trị yêu nước đứng lên chống chính quyền thực dân. Cho đến thời điểm hiện tại, di tích nhà tù Hỏa Lò vẫn còn như nguyên vẹn tại địa chỉ số 1 phố Hỏa Lò, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
1.2. Đường đi và phương tiện đi đến nhà tù Hỏa Lò
Từ địa chỉ nhà tù Hỏa Lò Hà Nội, ta có thể tìm đường đi dựa trên Google map hoặc các ứng dụng đặt xe phổ biến khác. Ngoài ra, vì đây là khu vực trung tâm, rất gần hồ, phố đi bộ và nhiều địa điểm tham quan hấp dẫn nổi tiếng khác tại Hà Nội nên có thể lựa chọn phương tiện giao thông như taxi hoặc đi bộ. Một số tuyến buýt có qua địa điểm này như tuyến 02, 32, 34 và 38. Ngoài ra, đây cũng là địa điểm tham quan góp mặt trong tuyến xe buýt 2 tầng với trải nghiệm thú vị khi tham quan Hà Nội.
1.3. Giới thiệu về nhà ngục Hỏa Lò
Như vừa giới thiệu, nhằm mục đích giam giữ những nhà tù chính trị yêu nước tại cả Trung Kỳ và Bắc Kỳ, ngục Hỏa Lò đã được Thực dân Pháp xây dựng trên nền diện tích lên tới 12.000m2 (ngày nay còn sót lại 2.434m2) chia thành 4 khu A, B, C, D với vô vàn những chiêu trò tra tấn của Thực dân Pháp, cướp đi sinh mạng của rất nhiều chiến sỹ yêu nước. Nhà tù Hỏa Lò bắt đầu được quân giải phóng gỡ bỏ vào năm 1954, từ đó đến năm 1973 đây trở thành nơi giam giữ một số tù binh Mỹ và hoàn toàn được xóa bỏ khi đất nước giải phóng.
1.4. Nhà tù Hỏa Lò giờ mở cửa
Thời gian mở cửa cho du khách tham quan tại nhà tù Hỏa Lò là từ 8h00 đến 17h00 tất cả các ngày trong tuần trừ một số dịp lễ tết hoặc đặc biệt khác.
1.5. Giá vé nhà tù Hỏa Lò
Giá vé nhà tù Hỏa Lò Hà Nội là 30,000 đồng/lượt. Trong đó, giảm 50% cho các đối tượng học sinh, sinh viên, hộ chính sách xã hội, người cao tuổi (từ 60 tuổi trở lên) và người bị khuyết tật nặng. Đặc biệt, miễn phí hoàn toàn cho thành viên của Hội cựu chiến binh, Ban liên lạc các Nhà tù, Ban liên lạc Kháng chiến, người có công với cách mạng, người khuyết tật đặc biệt nặng và trẻ em dưới 15 tuổi.
1.6. Lịch tham quan nhà tù Hỏa Lò
Khách tham quan có thể đi riêng lẻ hoặc thành từng đoàn. Trường hợp khách đoàn và cần hỗ trợ về đặt trước vé, hướng dẫn viên có thể liên hệ trước với ban quản lý khu di tích theo số điện thoại: 04.39342253 hoặc 04.39342317.
1.7. Các địa điểm ăn uống gần nhà tù Hỏa Lò
Vì gần khu vực trung tâm nên phố Hỏa Lò là thiên đường ẩm thực của các món ăn vặt Hà Nội ngon nức tiếng tại phố cổ. Có thể kể đến như:
Bánh bèo chợ Đổ: 64A Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm
Long Đình – món ăn Hồng Kông: 64B Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm
Đồ nướng, lẩu cháo: 61 Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm
Namaste Hanoi- ẩm thực Ấn Độ: 46 Thợ Nhuộm, Quận Hoàn Kiếm
Và những tiệm trà sữa, cafe, bánh kem, đồ uống… đình đám như:
Trà sữa Gong Cha: 56 Lý Thường Kiệt, Quận Hoàn Kiếm
Paris Gateaux: 75 Lý Thường Kiệt, Quận Hoàn Kiếm
Antique – Cafe đồ cổ: Tầng 2, 10 Dã Tượng, Quận Hoàn Kiếm
Cộng Caphe: 68 Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm
1.8. Lưu ý khi tham quan nhà ngục Hỏa Lò
Du khách khi tới tham quan nhà tù Hỏa Lò, cần chú ý các chỉ dẫn về an toàn và phòng tránh cháy nổ, những hành lý kèm theo phải gửi đúng nơi quy định. Đặc biệt, không được tùy tiện sờ và di chuyển các hiện vật. Sẽ có khu riêng ở đài tưởng niệm để khách tham quan thắp hương nên không được tùy tiện sử dụng ở những khu vực cấm.
Viết một văn bản nội quy hoặc văn bản hướng dẫn nơi công cộng – Mẫu 12
NỘI QUY CÂU LẠC BỘ MÁU
1. Đồng phục (áo và thẻ):
1.1 Áo CLB
– Tất cả các Tình Nguyện Viên chính thức khi tham gia vào CLB đã có áo đỏ đều phải mặc áo CLB theo đúng quy định.
– Các Tình Nguyện viên mới vào (chưa chính thức) mặc áo sơ mi trắng Quần tối màu đi giầy hoặc dép quai hậu.
1.2 Thẻ
– Tất cả các Tình Nguyện Viên chính thức đều phải nộp 2 ảnh 3×4 để làm thẻ và làm hồ sơ (ảnh chụp áo Đỏ có cổ, nghiêm chỉnh, gọn gàng).
Hình thức:
– Áo có logo của CLB
– Đeo thẻ của CLB có dán ảnh cá nhân và có các thông tin cơ bản, có dấu của BCH Hội sinh viên trường A.
Đối tượng áp dụng:
– Tất cả thành viên của CLB.
– Các cộng tác viên chính thức khi có sự cho phép của BCN.
Yêu cầu:
– Khi mặc đồng phục phải sơ vin, ăn mặc gọn gàng, chân đi giầy hoặc đi dép quai hậu.
– Mặc đồng phục, đeo thẻ CLB khi tham gia các hoạt động, sự kiện theo yêu cầu của BCN
– Đeo thẻ phải có dây đeo và có bao gọn gàng, giữ gìn thẻ không bị rách, nhòe chữ.
– Không được sử dụng đồng phục sai mục đích, thay đổi hình thức của đồng phục như logo, kiểu áo,…
– Không có hành vi uống rượu, bia, hút thuốc, trộm cắp, đánh nhau, chửi bậy, vi phạm ATGT … khi mặc đồng phục khi làm nhiệm vụ hay ở những nơi công cộng
– Không cho người khác sử dụng thẻ của mình hay sử dụng vào mục đích khác.
2. Sinh hoạt
Hình thức:
– Mỗi tuần CLB có 2 buổi sinh hoạt.
– Mỗi tháng CLB tổ chức họp toàn CLB (vào lúc Tối ngày mùng 2 hàng tháng).
– Tất cả các TNV phải có mặt đúng giờ tại các buổi sinh hoạt. Nếu vắng mặt hay tới muộn phải xin phép với người phụ trách trước).
– Tích cực đóng góp ý kiến cá nhân.
– Các TNV khi tham gia phải chấp hành nội quy của CLB
– Các buổi sinh hoạt phải được thông báo và có sự ghi chép vào sổ tay hay nhật ký hoạt động.
Viết một văn bản nội quy hoặc văn bản hướng dẫn nơi công cộng – Mẫu 13
HƯỚNG DẪN DU KHÁCH THAM QUAN CHÙA HƯƠNG NHỮNG NGÀY KHÔNG LỄ HỘI
Quý khách lưu ý một số điều sau đây khi đến tham quan chùa Hương những ngày không phải mùa chính hội. Lễ hội chùa Hương diễn ra trong 3 tháng đầu năm từ ngày mồng 2 tết cho đến hết ngày 25 tháng 3 Âm lịch hàng năm, trong khoảng thời gian này, du khách đến chùa Hương thăm quan lễ phật, thì mọi dịch vụ ở đây vẫn hoạt động bình thường và có nhiều lựa chọn cho du khách. Nhưng sau những ngày lễ hội kết thúc, (sau ngày 25/3) chỉ còn một vài cơ sở cung cấp dịch vụ nên quý khách cần lưu ý những vấn đề sau:
1. Vận chuyển thuyền đò: Do quy định của BTC lễ hội chùa Hương quy định tất cả các đơn vị tổ chức, cá nhân vận chuyển thuyền đò trong lễ hội phải tạm dừng vận chuyển khách thăm quan chùa Hương trong những ngày sau lễ hội. BTC lễ hội giao lại việc vận chuyển thuyền đò khách thăm quan cho cơ sở thôn Yến Vỹ quản lý và gọi nhân dân trong thôn chở khách . Chính vì vậy khi quý khách tới chùa Hương trong thời gian này quý khách tìm tới trạm điều hành thuyền đò ngày thường của cơ sở thôn Yến Vỹ ( địa chỉ bến đò Yến ).
2. Quý khách không nên nghe theo lời mời chào của một số người đi theo. Vì các đối tượng đi theo đó không được phép vận chuyển hành khách vào các tuyến thăm quan, Nếu quý khách đi theo và sử dụng dịch vụ của họ, khi nhân viên trạm điều hành phát hiện sẽ yêu cầu quý khách trở lại trạm điều hành làm thủ tục lại, như vậy sẽ gây mất thời gian và phiền hà cho du khách.
3. Khi quý khách tới tham quan chùa Hương cầm mua vé tham quan đầy đủ, khi giao dịch mua bán hoặc sử dụng dịch vụ, quý khách nên có sự thỏa thuận rõ ràng trước khi sử dụng với các chủ hàng cung cấp dịch vụ.
4. Chùa Hương là một quần thể thắng cảnh rộng lớn gồm nhiều đền chùa hang động, và được chia ra các tuyến như sau:
- Tuyến chính: Là tuyến mà tất cả du khách thập phương đến chùa Hương đều muốn đến. (gồm các điểm: Đền trình ( Ngũ Nhạc Linh Từ) , Chùa Thiên Trù, chùa Tiên Sơn, chùa giải Oan, đền Cửa Võng, Động Hương Tích ( Động Chính), động Đại Binh, động Hinh Bồng).
- Tuyến phụ: Tuyến chùa Thanh Sơn , động Hương Đài và tuyến chùa Long Vân, động Long Vân, chùa Cây Khế; Tuyến chùa Tuyết Sơn: chùa Bảo Đài, động Tuyết Sơn.
Quý khách nên tham khảo các tuyến đi tham quan của mình để phù hợp với lịch trình cũng như quỹ thời gian. Nếu quý khách có 1 ngày thì thường đi được 1 tuyến là tuyến chính, còn thời gian 2 ngày thì đi thêm các tuyến phụ như trên.
Ban Quản lí di tích chùa Hương
Viết một văn bản nội quy hoặc văn bản hướng dẫn nơi công cộng – Mẫu 14
NỘI QUY CÂU LẠC BỘ DÂN VŨ
1. Đồng phục (áo và thẻ):
1.1 Áo đồng phục của CLB
– Tất cả các thành viên trong Câu lạc bộ đều phải mặc đồng phục theo đúng quy định khi đi tập, sinh hoạt chuyên môn hoặc khi tham gia các buổi đồng diễn văn nghệ.
– Quy định mặc đồng phục tập buổi tối như sau: tối thứ 2, 4, 6 quần đùi, áo cộc. Tối thứ 3, 5 mặc váy. Những buổi đột xuất có sinh hoạt sẽ thông báo đồng phục riêng để phục vụ cho biểu diễn.
1.2 Thẻ
– Tất cả các thành viên chính thức của CLB đều phải nộp 2 ảnh 3×4 để làm thẻ tham gia CLB.
– Khi chụp ảnh thẻ mặc áo đồng phục của CLB, trang phục gọn gàng
– Không cho người khác sử dụng thẻ của mình hay sử dụng vào mục đích khác.
2. Sinh hoạt
Hình thức:
– Sinh hoạt dân vũ vào tất cả các buổi tối trong tuần, chỉ nghỉ tối chủ nhật. Thời gian sinh hoạt từ 8h – 10h. Các buổi tối thành viên mặc trang phục theo quy định, đeo thẻ để vào CLB.
– Mỗi tháng CLB tổ chức họp toàn CLB một lần, thường sẽ vào ngày 30/31 cuối tháng
– Các thành viên có mặt đúng giờ và đầy đủ để họp CLB, nếu có việc đột xuất phải báo cáo trước.
– Thành viên tham gia đầy đủ các buổi tập dân vũ, tích cực đóng góp ý kiến cá nhân để xây dựng CLB phát triển.
Viết một văn bản nội quy hoặc văn bản hướng dẫn nơi công cộng – Mẫu 15
NỘI QUY VƯỜN QUỐC GIA HOÀNG LIÊN
“Để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên bền vững và giữ môi trường Xanh – Sạch – Đẹp” Chúng tôi xin chân thành cảm ơn quý du khách đã yêu mến núi rừng Hoàng Liên và khát khao chinh phục đỉnh Fansipan huyền thoại. Với mong muốn gìn giữ Vườn Quốc gia Hoàng Liên – Vườn Di sản Asean phát triển bền vững, ngoài việc bạn là những nhà leo núi tìm hiểu khám phá, hãy cùng chúng tôi chung tay góp sức bảo vệ màu xanh cho tương lai. Hãy tuân theo Nội quy của Vườn Quốc gia khi tham gia các hoạt động du lịch trong khu vực
Mọi nghiên cứu khoa học, học tập, thu thập mẫu vật phải được phép của Giám đốc Vườn Quốc gia Hoàng Liên.
Đi đúng tuyến, nghỉ đúng điểm như trong bản đăng ký tham quan. 3. Không xả rác, làm mất vệ sinh, gây ô nhiễm môi trường sinh thái. Đề nghị quý khách mang theo rác khi ra khỏi rừng và bỏ vào nơi quy định.
Không mang túi nilon, chai nhựa vào rừng
Không hái lượm, thu thập mẫu vật trong rừng
Không săn bắn chim, thú. Không hái hoa bẻ cành.
Không đốt lửa trong rừng, không mang các chất dễ cháy, chất gây lửa, vũ khí, chất gây nổ, độc hại vào rừng.
Không gây ồn ào trên đường mòn khiến các loài thú hoảng sợ.
Không khắc viết chữ lên cây, lên vách đá. * Một số việc nên làm khi đi bộ trong rừng – Ngắm cảnh đẹp, núi rừng hùng vỹ của VQG Hoàng Liên – Chụp ảnh ghi lại những khoảnh khắc – Quan sát sự biến đổi của hệ sinh thái rừng – Tìm hiểu về đa dạng sinh học Vườn Quốc gia Hoàng Liên Không lấy gì ngoài những bức ảnh Không để lại gì ngoài những dấu chân Không vứt rác ngoài những thùng rác Bạn là người lịch sự – Hãy mang rác ra khỏi rừng.
Viết một văn bản nội quy hoặc văn bản hướng dẫn nơi công cộng – Mẫu 16
NỘI QUY SỬ DỤNG TÀI LIỆU THƯ VIỆN
Để đọc tại chỗ hoặc mượn tài liệu về nhà, bạn đọc phải xuất trình một trong các giấy tờ sau: Thẻ Thư viện, Chứng minh nhân dân, Giấy giới thiệu hoặc các giấy tờ tùy thân khác.
a) Đọc tại chỗ
– Mỗi lần chỉ được mượn tối đa 3 tài liệu; đối với phòng đọc tự chọn, bạn đọc được phép trực tiếp lựa chọn tài liệu trên giá sách;
– Không được phép tự ý mang tài liệu ra khỏi phòng đọc;
– Không sử dụng các thiết bị máy móc dành riêng cho bạn đọc quá thời gian quy định của Thư viện.
b) Mượn về nhà
Mỗi lần được mượn tối đa 03 bản sách (trong đó sách văn học không quá 02 bản) với thời hạn 07 ngày. Quá thời hạn đó, nếu có nhu cầu sử dụng tiếp tục, bạn đọc phải đến gia hạn; mỗi lần gia hạn được thêm 03 ngày và không quá 02 lần.
Xử lý vi phạm
Những hành vi như làm hư hại, đánh tráo, chiếm dụng tài liệu và các tài sản khác của Thư viện; vi phạm nội quy Thư viện; … khi bị phát hiện sẽ xử lý theo quy định lớp học tùy theo mức độ nặng nhẹ khác nhau.
Tổ chức thực hiện
Thư viện có trách nhiệm thông báo Nội quy tới tất cả bạn đọc. Bạn đọc có trách nhiệm thực hiện nghiêm túc các quy định trong Nội quy này.
Viết một văn bản nội quy hoặc văn bản hướng dẫn nơi công cộng – Mẫu 17
TRƯỜNG………. Số: …- NQ… |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ….ngày …tháng …năm….. |
NỘI QUY HỌC SINH TIỂU HỌC
Học sinh đến trường phải thực hiện nghiêm túc nội quy của nhà trường:
Điều 1: Đi học đúng giờ, không đi trễ.
– Buổi sáng: Có mặt từ 6 giờ 45 phút
– Buổi chiều: Có mặt từ 13 giờ 45 phút
Điều 2: Nghỉ học phải có phụ huynh trực tiếp đến trường xin phép.
Điều 3: Tác phong khi đến trường:
– Mặc trang phục học sinh, đeo khăn quàng (đội viên) phù hiệu. Nếu có tiết học thể dục mặc trang phục thể dục. Mang giày hoặc dép có quai hậu.
– Không nhuộm tóc màu, không sơn móng tay, móng chân.
Điều 4: Mang đầy đủ sách vở, đồ dùng học tập theo thời khóa biểu. Thực hiện đầy đủ các yêu cầu của giáo viên chủ nhiệm, giáo viên dạy môn.
Điều 5: Tôn trọng, lễ phép với thầy cô, công nhân viên.
– Khiêm tốn, thật thà, trung thực.
– Đoàn kết, thân thiện với bạn bè, giúp đỡ nhau trong học tập, sinh hoạt.
Điều 6: Không nói tục, chửi thề. Luôn rèn luyện thân thể.
Tích cực tham gia các hoạt động phong trào do nhà trường, Đội tổ chức.
Điều 7: Có ý thức bảo vệ tài sản nhà trường, giữ gìn vệ sinh môi trường.
– Không chạy nhảy trên bàn, ghế. Không trèo cây, cửa sổ phòng học.
– Không xả rác, không viết, vẽ bậy lên tường, lên bàn ghế.
– Không đi tiêu tiểu và vức rác bừa bãi.
Điều 8: Thực hiện tốt an toàn giao thông.
Chấp hành qui tắc, trật tự an toàn xã hội, luật an toàn giao thông đường bộ nhất là phải đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe gắn máy, xe mô tô hoặc ngồi trên xe đạp điện.
Điều 9: Nghiêm cấm các hành vi:
– Vô lễ, xúc phạm nhân phẩm, danh dự của thầy cô, nhân viên nhà trường.
– Xúc phạm danh dự của bạn, đánh nhau gây rối.
– Gian lận trong học tập, trong kiểm tra.
– Không mang vật nhọn, sắc bén đến trường. Không chơi các trò chơi nguy hiểm.
– Không mang điện thoại, máy nghe nhạc, trang sức đắt tiền.
– Cấm ăn quà vặt trước hoặc xung quanh cổng trường không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, tụ tập ở các quán xá trên đường đi học và lúc về nhà.
Điều 10: Tất cả học sinh phải thực hiện tốt nội quy.
– Học sinh vi phạm sẽ có hình thức xử lý phù hợp.
-Tập thể lớp và học sinh thực hiện tốt sẽ được khen thưởng./.
Viết một văn bản nội quy hoặc văn bản hướng dẫn nơi công cộng – Mẫu 18
TRƯỜNG………. Số: …- NQ… |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ….ngày …tháng …năm….. |
NỘI QUY SỬ DỤNG THƯ VIỆN Ở LỚP HỌC
Bạn đọc của Thư viện
Giáo viên chủ nhiệm và các em học sinh trong lớp học đều có quyền sử dụng vốn tài liệu thư viện phù hợp với nội quy thư viện.
Trách nhiệm của bạn đọc
a) Khi vào thư viện:
Báo cáo với học sinh phụ trách và giáo viên chủ nhiệm lớp.
b) Trong thư viện
– Chấp hành đúng các quy định của Thư viện về việc sử dụng tài liệu Thư viện.
– Thực hiện nếp sống văn minh: Đi nhẹ, nói khẽ, không gây ồn, không có các hành vi thiếu văn hóa khác làm ảnh hưởng đến trật tự chung và môi trường, cảnh quan Thư viện.
– Bảo vệ tài sản của Thư viện:
+ Giữ gìn, bảo quản tài liệu: Không được đánh tráo, chiếm dụng, làm mất, cắt xén hoặc làm hư hại tài liệu;
+ Giữ gìn bàn ghế, giá, tủ, máy móc, trang thiết bị và các vật dụng khác của Thư viện.
c) Khi ra khỏi thư viện:
– Phải trả lại các tài liệu đã mượn (trừ những tài liệu được phép mượn về nhà theo quy định của Thư viện).
– Có nghĩa vụ cho kiểm tra tài liệu cũng như các vật dụng mang ra khỏi Thư viện khi có yêu cầu của người có trách nhiệm.
Sử dụng tài liệu Thư viện
Để đọc tại chỗ hoặc mượn tài liệu về nhà, bạn đọc phải xuất trình một trong các giấy tờ sau: Thẻ Thư viện, Chứng minh nhân dân, Giấy giới thiệu hoặc các giấy tờ tùy thân khác.
a) Đọc tại chỗ
– Mỗi lần chỉ được mượn tối đa 3 tài liệu; đối với phòng đọc tự chọn, bạn đọc được phép trực tiếp lựa chọn tài liệu trên giá sách;
– Không được phép tự ý mang tài liệu ra khỏi phòng đọc;
– Không sử dụng các thiết bị máy móc dành riêng cho bạn đọc quá thời gian quy định của Thư viện.
b) Mượn về nhà
Mỗi lần được mượn tối đa 03 bản sách (trong đó sách văn học không quá 02 bản) với thời hạn 07 ngày. Quá thời hạn đó, nếu có nhu cầu sử dụng tiếp tục, bạn đọc phải đến gia hạn; mỗi lần gia hạn được thêm 03 ngày và không quá 02 lần.
Xử lý vi phạm
Những hành vi như làm hư hại, đánh tráo, chiếm dụng tài liệu và các tài sản khác của Thư viện; vi phạm nội quy Thư viện; … khi bị phát hiện sẽ xử lý theo quy định lớp học tùy theo mức độ nặng nhẹ khác nhau.
Tổ chức thực hiện
Thư viện có trách nhiệm thông báo Nội quy tới tất cả bạn đọc. Bạn đọc có trách nhiệm thực hiện nghiêm túc các quy định trong Nội quy này.
…, ngày … tháng … năm …
Giáo viên chủ nhiệm Cán bộ phụ trách thư viện
(Ký tên, đóng dấu) (Ký và ghi rõ họ tên)
********************
Trên đây là 18 bài mẫu Viết một văn bản nội quy hoặc văn bản hướng dẫn nơi công cộng lớp 10 được biên soạn và tổng hợp. Hy vọng sẽ giúp các em hoàn thành tốt bài tập trên lớp với điểm số cao nhất. Chúc các em học tập thật tốt và luôn đạt điểm cao trong các bài thi, bài kiểm tra.
Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn
Chuyên mục: Tổng hợp