Việt Nam nằm ở bán cầu nào? Châu Á nằm ở bán cầu nào?

0
181
Rate this post

Bài học hôm nay, thầy cô sẽ giúp các em trả lời 2 câu hỏi Việt Nam nằm ở bán cầu nào? và Châu Á nằm ở bán cầu nào?. Các em cùng theo dõi bài học nhé.

Việt Nam nằm ở bán cầu nào?

Xét theo bản đồ địa lý, lãnh thổ Việt Nam nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông dương và trung tâm khu vực Đông Nam Á. Phía Bắc và Tây giáp với Trung Quốc, Campuchia, Lào, còn phí Đông và Nam thì giáp biển, gần các quốc gia Philippin, Malaysia, Brunei… Rõ ràng như sau:

  • Điểm cực Bắc thuộc tỉnh Hà Giang với hệ tọa độ là 23°23’Ɓ
  • Điểm cực Nam thuộc tỉnh Cà Mau với hệ tọa độ 8°34’Ɓ
  • Điểm cực Tây thuộc tỉnh Điện Biên với hệ tọa độ 102°09’Đ
  • Điểm cực Đông thuộc tỉnh Khánh Hòa với hệ tọa độ 109°24’Đ
  • Hệ tọa độ vùng biển nước ta kéo dài với khoảng 6°50’Ɓ và kinh độ 101° Đ đến 117°20’Đ trên Biển Đông.

Với vị trí tọa độ như trên, Việt Nam nằm hoàn toàn trong vòng đai nhiệt đới Bắc bán cầu, khí hậu chịu ràng buộc mạnh mẽ của gió mậu dịch và gió mùa Châu Á.

Kết luận: Việt Nam nằm ở vùng nhiệt đới bán cầu bắc nên có nền nhiệt độ cao, nhiều ánh nắng.

Việt Nam nằm ở Bắc bán cầu
Việt Nam nằm ở Bắc bán cầu

Do nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nhiệt đới ở bán cầu Bắc, nên lãnh thổ nhận được bức xạ Mặt Trời lớn do có góc nhập xạ lớn và trong năm mọi nơi đều có hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh => nhiệt độ cao, các cân bức xạ quanh năm dương. Cụ thể như sau:

– Những năm qua nhiệt độ trung bình năm có xu thế tăng trên toàn quốc, với mức tăng lớn hơn khu vực phía Bắc so với khu vực phía Nam, tăng nhiều nhất trong mùa hè và tăng ít nhất trong mùa đông.

– Theo kịch bản trung bình, nhiệt độ trung bình năm ở nước ta vào giữa thế kỷ tăng phổ biến từ 1,3 đến 1,7oC. Đến cuối thế kỷ 21, nhiệt độ trung bình năm tăng chủ yếu từ 1,9-2,4oC ở phía Bắc và từ 1,7-1,9oC ở phía Nam.

– Theo kịch bản cao, vào giữa thế kỷ, nhiệt độ trung bình năm ở phía Bắc tăng chủ yếu từ 1,9-2,3oC và ở phía Nam từ 1,8-1,9oC. Đến cuối thế kỷ, mức tăng của nhiệt độ trung bình năm là từ 3,3-4oC ở phía Bắc và từ 3-3,5oC ở phía Nam so với thời kỳ cơ sở.

– Cũng theo kịch bản biến đổi khí hậu năm 2015, lượng mưa trung bình năm có xu thế tăng trong tương lại. Theo kịch bản trung bình, vào giữa thế kỷ 21, lượng mưa trung bình năm tăng trên cả nước với mức tăng từ 0-30%.

– Mức tăng thấp nhất ở Nam Tây Nguyên, cao nhất ở Đông Bắc và phần Trung bộ từ Thừa Thiên Huế đến Bình Định, phố biến từ 10-30%. Đến cuối thế kỷ,mức biến đổi của lượng mưa trung bình năm có phân bố tương tự với giữa thế kỷ, tuy nhiên, mức tăng cao hơn khoảng 5%.

– Theo kịch bản cao, vào giữa thế kỷ 21, lượng mưa trung bình năm tăng trên toàn bộ lãnh thổ, phổ biến ở mức 10-35%. Đến cuối thế kỷ, lượng mưa trung bình năm vẫn có phân bố tương tự với giữa thế kỷ, tuy nhiên, mức tăng dao động từ 5-45%. Đông Bắc và đồng bằng Bắc bộ có mức tăng cao nhất cả nước, từ 20-45%.

Việt Nam nằm hoàn toàn trong vòng đai nhiệt đới Bắc bán cầu
Việt Nam nằm hoàn toàn trong vòng đai nhiệt đới Bắc bán cầu

Châu Á nằm ở bán cầu nào?

Châu Á là châu lục rộng lớn nhất, có điều kiện tự nhiên phức tạp và đa dạng, tính phức tạp và đa dạng đó được thể hiện trước hết qua cấu tạo địa hình và sự phân bố khoáng sản

– Châu Á nằm ở bán cầu Bắc, là một bộ phận của lục địa Á –Âu.

– Là châu lục có diện tích lớn nhất trên thế giới. Thiên nhiên của châu Á rất đa dạng. Diện tích châu lục này bao phủ 8,7% tổng diện tích Trái Đất (hoặc chiếm 29,4% tổng diện tích lục địa).

– Đại bộ phận lãnh thổ châu Á nằm ở Bắc Bán cầu và Bán cầu Đông. Ranh giới giữa châu Á với châu Phi là kênh đào Suez, với châu Âu là Dãy núi Ural, sông Ural, Biển Caspi, mạch núi Kavcaz, eo biển Thổ Nhĩ Kì, biển Địa Trung Hải và Biển Đen.

– Diện tích phần đất liền là 41,5 triệu km2, nếu tính cả đảo phủ thuộc thì lên tới 44,4 triệu km2, Llà châu lục rộng lớn nhất thế giới.

– Châu Á kéo dài từ vùng cực Bắc đến vùng Xích đạo, tiếp giáp với hai châu lục và ba đại dương rộng lớn.

+ Phía Bắc: giáp Bắc Băng Dương

+ Phía Nam: giáp Ấn Độ Dương.

+ Phía Đông: giáp Thái Bình Dương.

+ Phía Tây: giáp châu Âu, châu Phi, biển Địa Trung Hải

Đặc điểm địa hình Châu Á

– Châu Á có nhiều hệ thống núi (dãy Hi-ma-lay-a, Côn Luân, An-tai…), sơn nguyên cao, đồ sộ (sơn nguyên Tây Tạng lớn nhất châu Á , sơn nguyên I-ran…) và nhiều đồng bằng rộng bậc nhất thế giới (Lưỡng Hà, Ấn-Hằng, Tây Xi-bia, Hoa Trung…)..

– Châu Á có nhiều hệ thống núi, sơn nguyên cao, đồ sộ và nhiều đồng bằng bậc nhất thế giới. Địa hình bị chia cắt phức tạp.

– Các dãy núi chạy theo hai hướng chính: đông – tây hoặc gần đông – tây và bắc – nam hoặc gần bắc – nam.

– Các núi và cao nguyên cao đồ sộ tập trung ở trung tâm châu lục.

– Các đồng bằng rộng: Ấn –Hằng, Tây Xi- bia, Hoa Băc, Hoa Trung, Lưỡng Hà,…

Đặc điểm dân cư châu Á

– Châu Á hay Á Châu là châu lục lớn nhất và đông dân nhất thế giới nằm ở Bắc bán cầu và Đông bán cầu. Châu Á chiếm 9% tổng diện tích bề mặt Trái Đất (chiếm 29.9% diện tích mặt đất) và có 4 tỷ người, chiếm 60% dân số hiện nay của thế giới.

+ Châu Á luôn có số dân đứng đầu thế giới.

+ Mức gia tăng dân số châu Á khá cao, chỉ đứng sau châu Phi và cao hơn so với thế giới.

+ Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của châu Á ngang với mức trung bình của thế giới, cao hơn châu Âu và thấp hơn nhiều so với châu Phi.

+ Dân số tăng nhanh mật độ dân số không đồng đều.

+ Nhiều nước châu Á như Trung Quốc, Việt Nam, Thái lan… Đang thực hiện chính sách nhằm hạn chế gia tăng dân số. Nhờ đó tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên mới giảm mạnh qua các năm gần đây.

– Dân cư thuộc nhiều chủng tộc:

Cư dân châu Á thuộc ba chủng tộc lớn trên thế giới. Đó là: Môn-gô-lô-ít: Bao gồm cư dân sống ở Đông Á, Đông Nam Á, một phần ở Bắc Á và Nội Á.

+ Người Môn-gô-lô-ít, hay còn gọi là người da vàng, có đặc điểm chung là lớp lông phủ trên mặt và người ít, tóc đen, thẳng và hơi cứng, da màu vàng hung, mũi hơi thấp, mặt rộng, lưỡng quyền cao và xếp nếp mi mắt rõ. Tổ tiên của họ có lẽ là những cư dân cổ sống ở vùng Nam Siberi và Mông cổ. Người Môn-gô-lô-ít chiếm một tỉ lệ rất lớn trong tổng số dân cư châu Á, và được chia thành hai hay nhiều tiêu chủng tộc khác nhau tạo lên đặc điểm dân cư châu Á phong phú.

+ Ơrôpêôít: bao gồm toàn bộ cư dân sống ở vùng Tây Nam Á và một số ở Bắc Ấn Độ, Trung Á và Nội Á. Để phân biệt với người châu Âu, nhóm người này được gọi chung là tiểu chủng tộc Ơ-rô-pê-ô-ít phương Nam. Họ có đặc điểm da ngăm, tóc và mắt đen hơn người phương Bắc, đầu dài, tầm vóc trung bình.

+ Nêgrôít: bao gồm cư dân sống ở vùng Nam Ấn Độ, Sri Lanka và một số rải rác ở Indonesia và Malaysia. Nhóm người này chiếm một tỉ lệ không đáng kể trong tổng số dân toàn châu lục.

Đặc điểm khí hậu châu Á

– Châu Á có nhiều đới khí hậu khác nhau, sự đa dạng này là do lãnh thổ trải dài tư vùng cực Bắc đến vùng Xích đạo.

– Mặt khác ở một số đới lại chia thành nhiều kiểu mà nguyên nhân chính là do lãnh thổ rất rộng, có các dãy núi và sơn nguyên cao ngăn ảnh hưởng của biển xâm nhập sâu vào nội địa.  Ngoài ra trên các núi và sơn nguyên cao khí hậu còn thay đổi theo chiều cao.

– Châu Á có đầy đủ các đới khí hậu trên Trái Đất: Từ cực Bắc đến vùng Xích đạo là đới khí hậu cực và cận cực, ôn đới, cận nhiệt, nhiệt đới, xích đạo.

– Có thể thấy được rằng khí hậu châu Á phân hóa rất đa dạng, thay đổi theo các đới từ bắc xuống nam và theo các kiểu từ duyên hải vào nội địa. Có các kiểu khí hậu phổ biến là khí hậu gió mùa và khí hậu lục địa.

Với bài học trên, hy vọng các em đã biết rõ được Việt Nam nằm ở bán cầu nào? Châu Á nằm ở bán cầu nào? Thầy cô chúc các em học tập thật tốt môn địa lí nhé.

 

 Giáo Dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/viet-nam-nam-o-ban-cau-nao/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp