Đề bài ý nghĩa của câu tục ngữ Thất bại là mẹ thành công yêu cầu các em học sinh phải giải thích được ý nghĩa của câu nói này cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Tiếp đó các em cần đưa ra những dẫn chứng để giải thích về câu nói này, giúp người đọc, người nghe hiểu được ý nghĩa một cách chính xác, đầy đủ. Các em học sinh có thể tham khảo dàn ý chi tiết đề bài tập làm văn này để mở rộng thêm kỹ năng viết văn giải thích và hoàn chỉnh bài viết của mình một cách mạch lạc nhất.
Ý nghĩa của câu tục ngữ Thất bại là mẹ thành công, giải thích câu Thất bại là mẹ thành công
Bạn đang xem: Ý nghĩa của câu tục ngữ Thất bại là mẹ thành công
I. Dàn ý Ý nghĩa câu tục ngữ Thất bại là mẹ thành công
1. Mở bài
Giới thiệu câu tục ngữ
2. Thân bài
– Thành công và thất bại là hai mặt đối lập trong cuộc sống
– Câu tục ngữ “Thất bại là mẹ thành công” chính là bàn đến mối quan hệ sâu xa của những trạng thái đối lập:
+ Những sai lầm, thất bại không hoàn toàn vô nghĩa bởi nhờ có thất bại con người sẽ biết được con đường đúng đắn hơn để đi đến vạch đích cuối cùng của thành công.
+ Nếu không có thất bại con người sẽ không tự đánh giá được năng lực của bản thân, cũng chẳng thể kiểm chứng được sự đúng đắn, ưu việt của con đường mình đang đi.
+ Thất bại không đáng chê cười, cũng không đáng để xấu hổ bởi qua những thất bại chúng ta sẽ lĩnh hội được nhiều bài học sâu sắc hơn cả.
– Qua thất bại con người cũng biết cách để thành công
– Thất bại như một thử thách tất yếu trên mọi chặng đường ta đi
* Bàn luận:
– Trong cuộc sống, con người cần chấp nhận sự tồn tại của những thất bại nhưng cũng không chỉ sự tồn tại tất của của nó mà đầu hàng hoàn cảnh, từ bỏ mục tiêu.
3. Kết luận
Khái quát giá trị của câu nói
II. Bài văn mẫu Ý nghĩa câu tục ngữ Thất bại là mẹ thành công
Trong hành trình chinh phục cuộc sống, để phát triển và khẳng định ý nghĩa tồn tại của bản thân, con người luôn đặt ra những mục tiêu, những ước mơ để làm kim chỉ nam cho những hành động. Tuy nhiên, con đường hiện thực hóa những mục tiêu cũng lắm gian nan, không phải cứ có nỗ lực, cố gắng để thực hiện sẽ đạt được mục tiêu, để đặt bước chân cuối cùng đến vạch đích của thành công, con người có thể phải trải qua muôn vàn đắng cay, thất bại, đó được coi là những thử thách, cũng là vị đắng tất yếu để con người nếm được vị ngọt của thành công. Bàn về thành công và thất bại, ông cha ta đã đúc kết trong câu tục ngữ “Thất bại là mẹ thành công”.
Thành công và thất bại là hai mặt đối lập trong cuộc sống, nếu con người đều mong muốn đạt được những thành tựu, vinh quang trong công việc, con đường, dự định mà mình đặt ra thì cũng không ai muốn mình thất bại, vấp ngã khi thực hiện chinh phục ước mơ, mục tiêu của mình. Tuy đối lập nhưng giữa thành công và thất bại lại có mối quan hệ vô cùng khăng khít, thất bại không làm đổ vỡ hoàn toàn những giấc mơ mà đó chính là bước đệm thúc đẩy con người phát huy được hết những năng lực, những cố gắng của bản thân. Thành công cuối cùng mà con người đạt được ít nhiều đều có bóng dáng của những thất bại trước đó. Câu tục ngữ “Thất bại là mẹ thành công” chính là bàn đến mối quan hệ sâu xa của những trạng thái ngỡ như đối lập và không hề có chút liên quan này.
Câu tục ngữ “Thất bại là mẹ thành công” đã khẳng định mối quan hệ tương hỗ của thành công và thất bại: Những sai lầm, thất bại không hoàn toàn vô nghĩa bởi nhờ có thất bại con người sẽ biết được con đường đúng đắn hơn để đi đến vạch đích cuối cùng của thành công. Thất bại là kết quả không ai mong muốn bởi nó là minh chứng cho sự non yếu, thiếu nỗ lực của bản thân mỗi người, tuy nhiên cũng không thể phủ nhận được vai trò của thất bại. Nếu không có thất bại con người sẽ không tự đánh giá được năng lực của bản thân, cũng chẳng thể kiểm chứng được sự đúng đắn, ưu việt của con đường mình đang đi. Khi đã hiểu rõ mình, hiểu rõ được những ngã rẽ trên con đường chinh phục thành công, con người sẽ có kế hoạch tự hoàn thiện bản thân, sẽ nỗ lực tìm ra những phương pháp ưu việt nhất để thực hiện mục tiêu cuối cùng.
Trong cuộc sống ai thành công mà chẳng đôi lần gặp thất bại, thất bại được coi là những khó khăn, thử thách nghị lực, bản lĩnh, sức bền bỉ của con người trên hành trình hiện thực hóa những ước mơ, dự định. Thất bại không đáng chê cười, cũng không đáng để xấu hổ bởi qua những thất bại chúng ta sẽ lĩnh hội được nhiều bài học sâu sắc hơn cả. Qua những thất bại chúng ta không chỉ nhận ra được những hạn chế của bản thân mà còn có thêm những kinh nghiệm quý báu cho bản thân. Đó có thể là những bài học cụ thể về phương thức thực hiện, cũng có thể là một cái tôi bản lĩnh hơn, một nghị lực kiên cường hơn để có thể đối mặt với những thử thách to lớn hơn phía trước.
Qua thất bại con người cũng biết cách để thành công hơn, từ chỗ vấp ngã con người sẽ biết được đoạn đường nào mình có thể đi, những ngã rẽ nào mình nên tránh. Qua những cảm xúc tồi tệ khi thất bại con người sẽ bình tâm hơn trong những tình huống, làm chủ được cả những tình huống khó khăn nhất, đó chính là bản lĩnh cần có của con người để đi đến hành trình cuối cùng của thành công.
Thất bại như một thử thách tất yếu trên mọi chặng đường ta đi, chúng ta không thể trông mong ở một chặng đường trải toàn hoa hồng, trên con đường ngỡ như bằng phẳng lại chứa đầy những mũi gai, đó là những thử thách, thất bại thường trực để hạ gục ý chí, quyết tâm của con người. Tuy nhiên, những thất bại sẽ làm cho thành công của con người trở nên giá trị, ý nghĩa hơn. Chẳng phải nhà bác học vĩ đại Edison, người phát minh ra bóng đèn, người mang ánh sáng cho toàn nhân loại chẳng phải đã trải qua hơn 4000 thí nghiệm thất bại mới có thể mang đến một phát minh vĩ đại đến vậy hay sao.
Trong cuộc sống, con người cần chấp nhận sự tồn tại của những thất bại nhưng cũng không chỉ sự tồn tại tất của của nó mà đầu hàng hoàn cảnh, từ bỏ mục tiêu. Hãy lấy những thất bại để làm bài học, làm động lực để mạnh mẽ bước về phía trước, khi chúng ta biết nỗ lực, thành công ắt sẽ đến. Tôi từng nghe ở đâu đó một câu nói rất ý nghĩa “Thành công không phải điểm đến cuối cùng, thất bại cũng không phải tai họa: Sự can đảm để tiếp tục đi lên phía trước mới là điều quan trọng”. Hãy mạnh mẽ làm chủ hoàn cảnh, biến những thử thách, thất bại thành động lực để chinh phục những đỉnh cao mới.
Câu tục ngữ Thất bại là mẹ thành công không chỉ là những đúc kết quý giá của ông cha mà còn là lời khuyên chân thành về cách hành động, ứng xử của con người trước những thất bại: Thất bại không phải kết thúc mà là khởi đầu cho những thành công.
Ngoài các em học sinh thì các thầy cô giáo có thể lưu lại các bài văn mẫu giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ Thất bại là mẹ thành công để làm tư liệu giảng dạy, nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học môn học này. Qua những bài văn mẫu hay được chia sẻ, chắc chắn các em học sinh sẽ mở rộng thêm kiến thức cũng như kỹ năng viết bài văn nghị luận, giải thích.
Các em học sinh lớp 7 có thể tham khảo thêm hướng dẫn soạn văn lớp 7 cách làm bài văn lập luận giải thích để tìm hiểu kỹ hơn về phương pháp viết bài tập làm văn giải thích ý nghĩa. Khi nắm được cách làm bài văn lập luận giải thích, các em học sinh sẽ chủ động hoàn thành tốt các đề bài tập làm văn dạng lập luận, giải thích và có kiến thức vững vàng về dạng bài tập làm văn này.
Giáo Dục
Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/y-nghia-cua-cau-tuc-ngu-that-bai-la-me-thanh-cong/