Zn tác dụng NaOH
Zn + NaOH + H2O → Na2[Zn(OH)4] + H2 được biên soạn hướng dẫn các bạn học sinh viết và cân bằng phương trình phản ứng khi cho Zn tác dụng với NaOH, hy vọng giúp các viết và cân bằng đúng từ đó vận dụng vào làm các dạng bài tập liên quan. Mời các bạn tham khảo.
1. Phương trình phản ứng Zn tác dụng NaOH
Zn + 2NaOH + 2H2O → Na2[Zn(OH)4] + H2
Bạn đang xem: Zn + NaOH + H2O → Na2[Zn(OH)4] + H2
2. Điều kiện phản ứng xảy ra
Nhiệt độ thường
3. Bài tập vận dụng liên quan
Câu 1. Oxit nào dưới đây phản ứng được với HCl lẫn NaOH.
A. CaO
B. FeO
C. ZnO
D. MgO
Câu 2. Cho dung dịch chứa FeCl2 và ZnCl2 tác dụng với dung dịch KOH dư, sau đó lấy kết tủa nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được chất rắn gồm:
A. Fe2O3, ZnO
B. FeO
C. Fe3O4, ZnO
D. Fe2O3
FeCl2 + 2KaOH → Fe(OH)2 + 2KCl
ZnCl2 + 4KOH dư → K2ZnO2 + 2KCl + 2H2O
4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O → 4Fe(OH)3
Fe(OH)3 → Fe2O3 + H2O
Vậy chất rắn sau phản ứng là Fe2O3
Câu 3. Ngâm một lá Zn vào dung dịch HCl thấy bọt khí thoát ra ít và chậm. Nếu nhỏ thêm vào vài giọt dung dịch X thì thấy bọt khí thoát ra rất nhiều và nhanh. Chất tan trong dung dịch X là
A. H2SO4.
B. FeSO4.
C. KOH.
D. Al2(SO4)3
Chất tan trong X là FeSO4 vì khi nhỏ FeSO4 vào xảy ra phản ứng:
Zn + FeSO4 → ZnSO4 + Fe
Fe bám vào lá Zn tạo thành cặp điện cực Zn – Fe cùng nhúng trong dung dịch điện li nên có xảy ra sự ăn mòn điện hóa nên khiến cho bọt khí thoát ra nhiều và nhanh hơn.
———————–
Trên đây đã giới thiệu tới các bạn Zn + NaOH + H2O → Na2[Zn(OH)4] + H2. Để có thể học tốt các môn học trong chương trình lớp 10, xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Bồi dưỡng học sinh giỏi Hóa học 10, Chuyên đề Vật Lí 10, Giải bài tập Sinh học 10, Chuyên đề Hóa học 10. Tài liệu học tập lớp 10 mà tổng hợp biên soạn và đăng tải.
Ngoài ra, đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THPT miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 10 Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.
Chúc các bạn học tập tốt.
Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn
Chuyên mục: Tổng hợp