Kể lại một truyện ngụ ngôn em đã học lớp 7 ngắn gọn, hay nhất (35 Mẫu)

0
531
Rate this post

Kể lại một truyện ngụ ngôn em đã học lớp 7 bao gồm dàn ý chi tiết cùng 35 mẩu chuyện hay nhất được biên soạn và tổng hợp từ các bài văn đạt điểm cao sẽ là tài liệu giúp các em có thêm nhiều ý tưởng mới lạ để hoàn thành tốt bài tập kể chuyện của mình.

Đề bài: Kể lại một truyện ngụ ngôn em đã học

Kể lại một truyện ngụ ngôn em đã học lớp 7
Kể lại một truyện ngụ ngôn em đã học lớp 7

Để kể lại một truyện ngụ ngôn nào đó, em cần nắm chắc nội dung câu chuyện. Cuối cùng, em phải rút ra bài học sâu sắc được gửi gắm. Em có thể luyện tập thêm bằng cách kể lại các truyện kể khác cho bạn bè, người thân nghe nhé.

Truyện ngụ ngôn là gì?

Truyện ngụ ngôn là truyện kể có tính chất thế sự, dùng cách ẩn dụ để thuyết minh cho một chủ đề luân lý, triết lý một quan niệm nhân sinh hay một nhận xét về thực tế xã hội

Cách đọc hiểu một truyện ngụ ngôn và đọc hiểu một truyện cổ tích có gì khác nhau?

– Truyện ngụ ngôn: cần nắm bắt đặc trưng của truyện mượn truyện của loài vật để nói về chuyện người. Nhân vật thường là những con vật. Nhưng cũng có khi kể chuyện người để rút ra bài học triết lí được gửi gắm trong đó.

– Truyện cổ tích: cần chú ý đến yếu tố siêu nhiên, thần kì, những sự việc kì lạ, tính ngẫu nhiên, hoặc những yếu tố tình cờ xen vào câu chuyện.

Hướng dẫn quy trình kể lại một truyện ngụ ngôn

I. Trước khi nói

a. Chuẩn bị

– Chọn được truyện ngụ ngôn mà mình yêu thích

– Nắm được cốt truyện của truyện ngụ ngôn. Có thể tóm lược nội dung truyện theo một trật tự đơn giản, dễ hiểu

– Lưu ý những chi tiết, hình ảnh, từ ngữ diễn đạt đặc sắc, giàu ý nghĩa

– Có thể sáng tạo thêm những cách diễn đạt thú vị hơn để tăng sức hấp dẫn nhưng không làm sai lệch những yếu tố cơ bản của cốt truyện gốc

b. Tập luyện

– Kể lại truyện trước các bạn trong nhóm, chú ý bài học được thể hiện qua câu chuyện

– Luyện kể bằng ngữ điệu truyền cảm (giọng to/ nhỏ, cao/ thấp, nhanh/ chậm, lấn/ lướt… thể hiện lời thoại phù hợp với đặc điểm nhân vật, cảm xúc của câu chuyện.

– Tập kết hợp lời kể với ngôn ngữ cơ thể (nét mặt, ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ,…) để cuốn hút người nghe

II. Trình bày bài nói

– Mở đầu: Tạo không khí thoải mái, thu hút sự chú ý của người nghe trước khi kể.

– Triển khai: Kể nội dung câu chuyện bằng lời kể sinh động; luôn tương tác với người nghe một cách tự nhiên (bằng lời nói, ánh mắt, cử chỉ,…). Có thể sáng tạo trong khi kể (không phải đọc thuộc lòng) để tạo sự lôi cuốn, nhưng không được làm sai lệch nội dung cơ bản của câu chuyện

– Kết luận: Nêu ý nghĩa của câu chuyện

III. Sau khi nói

– Cùng người nghe bàn luận, bình phẩm về chi tiết, hình ảnh đặc sắc, bài học đạo lí rút ra từ câu chuyện vừa kể

– Trao đổi, rút kinh nghiệm về cách sử dụng ngôn ngữ nói và ngôn ngữ cơ thể (nét mặt, ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ,…)

– Bàn bạc, trao đổi về cách sáng tạo khi kể để câu chuyện thêm thú vị, làm nổi bật bài học đạo lí và những kinh nghiệm sống mà câu chuyện ngụ ngôn muốn truyền tải.

Kể lại một truyện ngụ ngôn ngắn gọn – Mẫu 1

Con mối ngồi trong nhà trông thấy đàn kiến đang tha mồi về tổ liền lên tiếng chế giễu “Kiến ơi, các chú làm ăn tối ngày. Việc gì mà phải khổ sở như thế?”. Mối thấy đàn kiến làm lụng suốt mà vẫn gầy gò, ốm yếu. Trong khi, mối chẳng cần làm gì cũng có cái ăn. Đáp lại lời của mối, kiến giải thích bản thân phải vất vả là vì đàn, vì tổ. Đồng thời trách mối không biết vun vén, chăm lo cho chỗ ở của mình. Nếu mối cứ đục rỗng mọi thứ thì cuối cùng cũng bỏ mạng vì hành động của bản thân.

Kể lại một truyện ngụ ngôn ngắn gọn – Mẫu 2

Truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng là một trong những truyện dân gian hay. Tác giả dân gian mượn chuyện loài vật để nêu lên bài học sâu sắc đối với con người.

Truyện kể về con ếch sống lâu ngày dưới giếng, chung quanh nó chỉ có những con vật bé nhỏ và sợ chú ếch, chú lấy làm oai vệ và uy phong coi trời bằng vung. Một ngày nọ chú ra khỏi cái giếng, vẫn giữ thói hung hang, ngang tàng như môi trường chật hẹp đó và đã bị trâu giẫm bẹp.

Qua nhân vật ếch, truyện ngụ ngôn đem lại một bài học đắt giá là môi trường sống nhỏ hẹp, tù túng, không giao lưu làm hạn chế hiểu biết về thế giới xung quanh. Sống lâu trong môi trường nhỏ hẹp sẽ dần hạn chế sự hiểu biết. Từ những hiểu biết hạn hẹp, dễ trở nên nông cạn, chủ quan, kiêu ngạo sẽ phải trả giá rất đắt.

Kể lại một truyện ngụ ngôn ngắn gọn - Ếch ngồi đáy giếng
Kể lại một truyện ngụ ngôn ngắn gọn – Ếch ngồi đáy giếng

Kể lại một truyện ngụ ngôn ngắn gọn – Mẫu 3

Trong buổi bán hàng ế ẩm, năm ông thầy bói ngồi nói chuyện, phàn nàn việc không biết hình thù con voi ra sao. Cả năm đang tán gẫu đôi lời như vậy thì bỗng nghe thấy người ta nói có voi đi qua. Vì vậy, năm ông thầy đã cùng nhau góp tiền để biếu người trông nom và điều khiển voi, xin cho voi dừng lại để được xem con vật này.

Thế nhưng, khi xem voi, mỗi thầy lại xem bằng cách sờ một bộ phận khác nhau như vòi, ngà, chân, tai hay đuôi. Sau khi đã thỏa mãn sự thắc mắc của bản thân, năm thầy cùng ngồi lại và bàn tán. Thầy sờ vòi nói con voi sun sun như con đỉa. Thầy sờ ngà lại không đồng ý, cho rằng nó giống cái đòn cán. Thầy sờ tai phản bác ý kiến của hai thầy kia, khẳng định con voi như cái quạt thóc. Đến lượt thầy sờ chân lại phát biểu con voi sừng sững giống cái cột đình. Cuối cùng thầy sờ đuôi tổng kết lại rằng câu trả lời của bốn thầy đều sai, con voi có hình tua tủa như chổi sể cùn. Vì năm thầy ai cũng cho mình là đúng, ai cũng cho rằng người kia nói sai nên năm thầy đã xô xát, đánh nhau đến toác đầu, chảy máu.

Kể lại một truyện ngụ ngôn ngắn gọn – Mẫu 4

Một buổi sáng nọ, khi đang cùng nhau đi trong lối mòn của rừng cây, hai người bạn bất chợt gặp một chú gấu. Vì chú gấu đột ngột nhảy vồ ra nên đã làm cả hai người không kịp chuẩn bị ẩn nấp. Người bạn đi phía trước may mắn nhìn thấy một cành cây nên đã túm lấy và trèo lên đó, ẩn mình sau những đám lá xum xuê. Người bạn đi sau thấy tình huống trước mặt quá nguy cấp mà bạn lại bỏ mình ở phía dưới nên đã quyết định nằm bẹp xuống đất, vùi mặt vào trong cát. Chú gấu trông thấy có người nằm trên mặt nên đã tiến đến xem xét. Chú ta dùng mõm dí vào tai cậu bé rồi ngửi ngủi nhưng ngửi mãi mà không bắt hơi được thứ gì. Nó tưởng người nằm trên đất đã chết nên đành hú lên một tiếng thật dài rồi lắc đầu bỏ đi. Thấy chú gấu hung dữ kia đã đi xa, người bạn trên cành cây mới từ từ tụt xuống và tiến đến hỏi người bạn của mình: “Ông gấu thì thầm với cậu điều gì đó?”. Đứng trước sự việc vừa rồi, người nằm trên đất đã vô cùng thất vọng về bạn mình nên đã đáp lại rằng “Ông ấy bảo tớ rằng, không nên tin vào những kẻ bỏ mặc bạn bè trong cơn hoạn nạn”.

Kể lại một truyện ngụ ngôn ngắn gọn – Mẫu 5

Tôi là một chú ếch nhỏ sống ở ven đầm. Họ hàng ếch nhà chúng tôi cũng phải đi học như con người. Bài học đầu tiên của chúng tôi là câu chuyện được truyền từ đời này sang đời khác liên quan đến một kẻ trong họ ếch.

Ngày xưa, loài ếch thường sống trong những cái giếng cùng các loài động vật bé nhỏ khác chứ chưa ở ao hồ như ngày nay. Có một lão ếch vì sống ở đó lâu ngày trong giếng nên nó không biết thế giới ở ngoài kia ra sao. Xung quanh lão chỉ có vài con cua, ốc, nhái bé nhỏ nên lão tưởng rằng mình là to nhất, là mạnh nhất. Ếch ta tự hào lắm về tiếng kêu ồm ộp của mình. Mỗi khi lão kêu làm vang động cả cái giếng nhỏ, khiến những con vật kia rất hoảng sợ. Ếch cứ ngỡ mình rất oai. Ngẩng mặt lên nhìn trời, lão thấy bầu trời chỉ bằng chiếc vung chứ không cao và rộng lớn như người ta thường đồn đại. Ếch ta kiêu hãnh lắm và cho rằng trời quá bé nhỏ còn nó mới xứng là một vị chúa tể. Suy nghĩ ấy đã làm cho ếch ta coi thường mọi vật. Trong cái nhìn của ếch thì chẳng có ai bằng lão cả.

Một năm trời mưa to, nước trong giếng dâng cao, đưa ếch ta ra ngoài. Quen cái nhìn cũ, quen cách nghĩ cũ, ếch huênh hoang đi lại trên đường, đi khắp nơi như chốn không người. Theo thói quen, lão cất tiếng kêu ồm ộp và tưởng rằng ai cũng sợ như dưới đáy giếng kia. Lão đưa cặp mắt lên nhìn và vẫn cho rằng bầu trời bé tẹo như cái vung nên chẳng để ý gì đến xung quanh. Bỗng ếch thấy tối sầm lại, không nhìn rõ gì nữa. Một vật gì rất lớn che mất tầm nhìn của lão. Ếch đâu biết rằng đó là chân của một con trâu nên đà bị giẫm bẹp.

Kể lại một truyện ngụ ngôn ngắn gọn – Mẫu 6

Cái giếng sụp vốn là nơi ở quen thuộc của chú ếch nọ. Một ngày kia, nó ngồi trong giếng rồi nói với con rùa lớn ở biển đông về cảm xúc của mình khi sống trong giếng. Ếch ta cảm thấy khoan khoái vì nó có thể tự do ra vào. Ếch cho rằng không loài nào sướng bằng mình, một mình một chiếc giếng sụp, tự do bơi lội. Sau đó, ếch rủ rùa vào bơi:

– “Sao anh không vào giếng tôi một lát cho biết?”

Thấy vậy, rùa lớn làm theo. Nhưng khi vừa mới đút cái chân trái vào giếng thì chân phải đã bịt kín miệng giếng. Nó rút chân ra khỏi rồi bảo với ếch về sự rộng lớn của biển đông: – “Biển đông mênh mông, ngàn dặm đã thấm gì, sâu thăm thẳm, ngàn nhẫn đã thấm gì. Từ thời vua Vũ đến thời vua Thang, biển đông vẫn không hề thay đổi. Đó là cái vui lớn của biển đông.”.

Nghe đến đó, ếch vô cùng bất ngờ, cảm thấy hoảng hốt, bối rối.

Kể lại một truyện ngụ ngôn ngắn gọn – Mẫu 7

Xưa có một người thợ mộc bỏ ra ba trăm quan tiền mua gỗ về để đẽo cày. Cửa hàng của anh ta nằm ngay bên đường. Ai đi qua cũng đều ghé vào xem.

Có người nói: “Phải đẽo cày cho to, cho cao thì mới dễ cày”. Anh ta cho là phải liền đẽo cày vừa to, vừa cao. Người khác lại nói rằng: “Phải đẽo cày nhỏ, thấp hơn thì mới dễ cày”. Anh ta thấy có lí, lại làm theo. Một hôm, có người đến nói ở trên núi người ta phá hoang bao nhiêu ruộng đồng bằng voi cả. Nếu đẽo cày gấp đôi, gấp ba cho voi cày thì sẽ bán được nhiều, thu nhiều lãi. Nghe nói vậy, người thợ mộc cũng đẽo cày to gấp năm, bảy lần thứ cày thường bán ra.

Qua nhiều ngày, chẳng có ai đến mua, cũng chẳng có ai nói voi đi cày thành ruộng cả. Thành ra gỗ đều hỏng hết. Bao nhiêu vốn liếng đi đời nhà ma. Người thợ mộc bây giờ mới biết là dại, nhưng đã quá muộn.

Kể lại một truyện ngụ ngôn lớp 7 ngắn gọn – Mẫu 8

Hai người bạn đồng hành và con gấu là một truyện ngụ ngôn của Ê-dốp.

Truyện kể về hai người bạn và một con gấu. Khi con gấu xuất hiện thì người thứ nhất đã bỏ bạn của mình và trèo lên cây. Người còn lại thì giả vờ chết. Con gấu đã không ăn anh ta. Khi nó đã bỏ đi thì người bạn trên cây trèo xuống đùa: ” Nó đã nói gì với anh vậy ?” Thì người kia trả lời : Nó nói với tôi rằng “Đừng bao giờ đồng hành với một kẻ sẵn sàng bỏ rơi bạn lúc gặp hoạn nạn.”

Qua câu chuyện em đã rút ra được bài học không nên tin vào những kẻ bỏ mặc bạn bè trong cơn hoạn nạn.

Kể lại một truyện ngụ ngôn lớp 7 ngắn gọn – Mẫu 9

Ngày xưa, có một anh làm nghề thợ mộc. Anh quyết định đẽo cày để bán bằng cách dùng ba trăm quan tiền mua gỗ về làm.

Vì mở cửa hàng ven đường nên có rất nhiều người đến xem. Một hôm nọ, có người đến và nói:

– “Anh phải đẽo cho cao, thế thì mới dễ cày”.

Anh nghe là phải, liền làm theo. Người khác lại khuyên anh nên đẽo nhỏ hơn mới dễ cày. Thấy người đó nói có lí, anh cũng nghe theo. Hôm nữa, người kia bảo anh phải đẽo to gấp ba, bốn lần để voi cày khai hoang. Người thợ mộc biết thế, liền đẽo bao nhiêu cày to gấp mấy lần cày cũ đem ra bán. Ngày tháng trôi qua, dù đã làm theo lời mọi người nhưng anh vẫn không bán được chiếc nào. Cuối cùng, đống gỗ hỏng hết và phải bỏ đi. Lúc ấy, anh mới hối hận vì hành động của mình.

Bởi chuyện này mới có thành ngữ “Đẽo cày giữa đường” để khuyên răn những người thiếu chính kiến mà làm mất cơ nghiệp.

Kể lại một truyện ngụ ngôn lớp 7 ngắn gọn – Mẫu 10

Văn bản: “Chó sói và chiên con” kể về con cừu non đáng thương và con sói độc ác.

Thấy chiên đang uống nước ở dòng suối, con sói liền tìm cách ăn thịt chiên con. Nó lại gần và thét lên “Sao mày dám cả gan vục mõm làm đục ngầu nước uống của ta? Tội mày phải trị không tha!” Chiên con sửng sốt xin tha và giải thích nơi mình uống nước cách xa suối nguồn phía trên của sói. Nhưng con sói lại tìm cớ khác rằng năm ngoái chiên đã nói xấu nó. Chiên con sợ hãi bèn đáp rằng năm ngoái chiên con vẫn chưa ra đời. Con sói vẫn hung hăng lại tìm ra lí do vô lí khác “Không phải mày thì anh mày đó!” để buộc tội chiên con nhằm ăn thịt bằng được chú chiên nhỏ.

Câu chuyện đã nói cho chúng ta biết rằng, nói dối, bịa đặt để thỏa mãn bản thân là hành động xấu xa, tệ hại. Chúng ta tuyệt đối không được làm như sói ác.

Kể lại một truyện ngụ ngôn lớp 7 ngắn gọn Chó sói và chiên con
Kể lại một truyện ngụ ngôn lớp 7 ngắn gọn Chó sói và chiên con

Kể lại một truyện ngụ ngôn lớp 7 ngắn gọn – Mẫu 11

Trong cái giếng nọ, có một con ếch sống đã lâu. Xung quanh nó chỉ có vài con nhái, cua, ốc… bé nhỏ. Hằng ngày, ếch đều cất tiếng kêu khiến các con vật khác sợ hãi. Thấy vậy, ếch thích thú lắm. Nó thương nhìn lên miệng giếng, tưởng rằng bầu trời chỉ bé nhỏ bằng cái vung. Còn nó thì oai phong như một vị chúa tể. Một năm nọ, trời mưa to suốt ngày này qua ngày khác. Chẳng mấy, nước trong giếng dâng cao đến tận miệng. Ếch theo dòng nước ra ngoài. Cảnh vật bên ngoài đều lạ lẫm, khác hẳn với trong giếng. Ếch quen thói cũ, đi lại nghênh ngang mà không thèm để ý xung quanh. Bỗng nhiên, một bác trâu đi ngang qua, nhưng không thấy ếch. Thế rồi, nó bị bác giẫm chết lúc nào không hay.

Kể lại một truyện ngụ ngôn lớp 7 ngắn gọn – Mẫu 12

Truyện kể về năm ông thầy bói mù lần đầu trong đời được xem voi.

Nhân buổi ế hàng, năm ông thầy bói nói chuyện với nhau. Thầy nào cũng phàn nàn không biết hình thù con voi nó như thế nào. Chợt nghe người ta nói có voi đi qua, năm thầy chung nhau tiền biếu người quản voi, xin cho voi dừng lại để cùng xem. Mỗi người sờ một bộ phận của con voi. Thầy sờ vòi bảo nó sun sun như con đỉa. Thầy sờ ngà bảo nó chần chẫn như cái đòn càn. Thầy sờ tai bảo nó bè bè như cái quạt thóc. Thầy sờ chân cãi nó sừng sững như cái cột đình. Thầy sờ đuôi lại nói nó tua tủa như cái chổi sể cùn. Thầy nào cũng cho mình nói đúng, không ai chịu ai, thành ra xô xát, đánh nhau toác đầu chảy máu.

Qua câu chuyện này chúng ta cũng rút ra được bài học đừng vội phán xét người khác khi chưa nhìn mọi việc một cách thấu đáo.

Kể lại một truyện ngụ ngôn lớp 7 ngắn gọn – Mẫu 13

Cuối tuần mẹ thường đưa em đi nhà sách để chọn một quyển sách mà em yêu thích. Hôm nay, em đã chọn được cho mình một cuốn truyện ngụ ngôn rất thú vị. Đặc biệt là cây chuyện “Ếch ngồi đáy giếng” mang đến cho em rất nhiều cảm xúc.

Chuyện kể rằng có một con ếch sống trong giếng đã lâu ngày. Nó cứ nghĩ mình là chúa tể, còn bầu trời chỉ là chiếc vung. Cho đến một ngày trời mưa to, nước dâng lên cao đưa ếch ra khỏi giếng. Vì cái tính ngông nghênh sẵn có, không để ý đến xung quanh, nên chú ếch đã bị một trâu đi qua dẫm bẹp.

Câu chuyện đã phê phán thói huênh hoang, kiêu ngạo, tầm hiểu biết hạn hẹp, không coi ai ra gì đồng thời dạy em bài học về tính khiêm nhường, không được chủ quan và luôn luôn phải tìm tòi, học hỏi, mở rộng tầm hiểu biết. Em rất thích câu chuyện này và sẽ chia sẻ nó cùng các bạn của em.

Kể lại một truyện ngụ ngôn lớp 7 – Mẫu 14

Gà Rừng và Chồn là đôi bạn thân. Nhưng Chồn vẫn ngầm coi thường bạn. Một hôm, Chồn hỏi bạn:

– Này Gà Rừng, cậu có bao nhiêu trí khôn?

– Mình chỉ có một thôi.

– Ít thế thôi. Mình có tới cả trăm trí khôn kìa!

Buổi sáng nọ, đôi bạn đang dạo chơi trong rừng. Bỗng thấy một người thợ sẵn, chúng cuống quýt nấp vào một cái hang. Nhưng người thợ săn đã thấy được dấu chân của chúng. Ông mừng rỡ reo lên: “Có mà trốn đằng trời!”. Thế rồi, ông thọc gậy vào hang. Gà Rừng thấy nguy cấp, liền bảo với Chồn rằng:

– Cậu có đến trăm trí khôn, hãy nghĩ kế đi!

Chồn buồn bã đáp:

– Lúc này, trong đầu mình chẳng có một trí khôn nào cả.

Suy nghĩ một lúc, Gà Rừng mới bảo Chồn:

– Mình sẽ làm như thế, còn cậu cứ thế nhé!

Mọi chuyện xảy ra như Gà Rừng đoán. Khi người thợ săn lôi Gà Rừng ra, thấy cứng đờ, tưởng đã chết. Ông ta quẳng nó xuống, rồi thọc vào hang để bắt Chồn. Thình lình, Gà Rừng vùng chạy. Người thợ săn liền đuổi theo. Chờ có vậy, Chồn ở trong hang mới chạy trốn.

Ngày hôm sau, cả hai gặp lại. Chồn bảo với Gà Rừng:

– Một trí khôn của cậu còn hơn cả trăm trí khôn của mình.

Kể lại một truyện ngụ ngôn lớp 7 – Mẫu 15

Một hôm, nhân buổi ế hàng, năm ông thầy bói mới ngồi tán gẫu. Các thầy đều phàn nàn chưa biết hình thù con voi ra sao. Bỗng nhiên, người ta nói có voi đi qua. Năm thầy liền chung nhau tiền biếu người quản voi, xin cho voi dừng lại để cùng xem.

Mỗi ông thầy sờ một bộ phận khác nhau. Thầy thì sờ voi, thầy thì sờ ngà, thầy thì sờ tai, thầy thì sờ chân, thầy thì sờ đuôi. Xong, họ bàn luận.

Thầy sờ vòi nói:

– Con voi sun sun như con đỉa.

Thầy sờ ngà lại phản bác:

– Không, nó chần chẫn như cái đòn càn.

Đến thầy sờ tai nói:

– Tôi thấy nó bè bè như cái quạt thóc chứ!

Thầy sờ chân thì cãi:

– Đâu, rõ ràng nó sừng sững như cái cột đình.

Thầy sờ kết luận:

– Các thầy đều sai hết cả. Nó tun tủn như cái chổi sể cùn.

Năm ông thầy đều cho rằng mình đúng, không chịu nhường nhau, thành ra đánh nhau đến toác đầu chảy máu.

Kể lại một truyện ngụ ngôn lớp 7 – Mẫu 16

Xin chào cô (thầy) và các bạn. Em tên là…

Hôm nay, em sẽ kể lại cho cô cùng các bạn nghe một truyện ngụ ngôn mà em ấn tượng. Câu chuyện mang tên “Hai người bạn đồng hành và con gấu”.

Mở đầu của chuyện là hình ảnh hai người bạn đang rảo bước đi trong rừng sâu. Đang cùng nhau đi trên con đường tỏa mát bởi bóng cây như vậy, hai người bất ngờ gặp phải một con gấu. Trước tình huống nguy hiểm như vậy, người bạn đi trước đã nhanh chân trèo lên một cành cây và ẩn mình trong đám lá xanh tươi tốt. Người bạn còn lại đứng bối rối mà không thể trông cậy ai khác, đành nằm bẹp xuống đất, mặt thì vùi trong cát. Con gấu ngày càng đi đến gần, và khi nó thấy người bạn kia nằm ra đất, nó tiến đến ngửi mãi, ngửi mãi. Tưởng người kia đã chết nên nó hú lên, rồi lắc đầu lững thững mà bỏ đi. Sau khi con gấu đi xa, người bạn từ trên cành cây mới trèo xuống mà thắc mắc rằng “Ông Gấu thì thầm với cậu điều gì đó?”. Trước câu hỏi của người bạn, người nằm vùi mình trong đất đã thông minh mà trả lời rằng “Ông ấy bảo tớ rằng không nên tin vào những kẻ bỏ mặc bạn bè”.

Câu chuyện đến đây là kết thúc rồi. Thông qua câu chuyện này, em rút ra được một bài học sâu sắc về tình bạn chân thành. Một người bạn tốt là người luôn đồng hành cùng ta dù chặng đường phía trước có thể hạnh phúc hoặc khó khăn.

Em xin cảm ơn cô và các bạn đã lắng nghe câu chuyện “Hai người bạn đồng hành và con gấu”.

Kể lại một truyện ngụ ngôn lớp 7 – Mẫu 17

Một ngày nọ, nhân buổi ế hàng, năm ông thầy bói ngồi nói chuyện với nhau. Các thầy đều phàn nàn không biết hình thù con voi ra sao. Chợt nghe người ta nói có voi đi qua, năm thầy chung nhau tiền biếu người quản voi, xin cho voi dừng lại để cùng xem.

Mỗi thầy sờ một bộ phận khác nhau. Thầy thì sờ voi, thầy thì sờ ngà, thầy thì sờ tai, thầy thì sờ chân, thầy thì sờ đuôi. Rồi họ ngồi bán tán rất sôi nổi.

Đầu tiên, thầy sờ vòi hào hứng nói:

– Tưởng con voi thế nào, hoá ra nó sun sun như con đỉa.

Đến thầy sờ ngà nói:

– Nó chần chẫn như cái đòn càn.

Còn thầy sờ tai lại bảo:

– Không! Nó bè bè như cái quạt thóc.

Thầy sờ chân thì cãi:

– Ai bảo! Nó sừng sững như cái cột đình.

Cuối cùng, thầy sờ đuôi nói:

– Các thầy đều không đúng cả. Nó tun tủn như cái chổi sể cùn.

Thầy nào cũng cho rằng mình đúng, không ai nhường ai, nên đánh nhau đến toác đầu chảy máu. Truyện Thầy bói xem voi đã phê phán cái nhìn phiến diện, chủ quan của năm ông thầy bói. Từ đó ông cha ta muốn khuyên con người khi muốn hiểu biết sự vật sự việc phải xem xét chúng một cách toàn diện.

Kể lại một truyện ngụ ngôn lớp 7 – Mẫu 18

Một con ếch sống trong cái giếng sâu. Xung quanh nó chỉ có vài anh nhái, chị cua và cậu ốc.

Hằng ngày, khi ếch cất tiếng kêu của mình lên là lại tạo ra âm thanh vang vọng khắp giếng. Những người bạn xung quanh nghe tiếng kêu mà cảm thấy vô cùng hoảng sợ. Nó tự cho mình là chúa tể. Mỗi khi ngước nhìn lên cao, ếch lại thấy bầu trời chỉ bé bằng chiếc vung.

Một năm nọ, trời mưa tầm tã suốt mấy ngày liền. Nước mưa chảy xuống giếng, dần dần dâng cao lên đến tận miệng giếng. Ếch theo đó mà thoát ra khỏi cái giếng. Cảnh vật bên ngoài thật khác lạ. Ếch vẫn quen thói cũ, cứ bước đi huênh hoang trên đường. Nhìn lên bầu trời, nó cảm thấy ngạc nhiên vô cùng. Ở dưới miệng giếng, bầu trời chỉ bé bằng một chiếc vung. Nhưng lúc này, bầu trời rộng lớn biết bao nhiêu. Vì quá mải ngắm nhìn bầu trời mà ếch không nhìn thấy một bác trâu đi ngang qua. Bác trâu nói:

– Kìa, cậu ếch kia. Tránh đường cho ta đi!

Ếch nghe xong, liếc nhìn bác trâu, chẳng có chút sợ hãi mà cứ nghênh ngang bước tiếp. Thế rồi, nó bị bác giẫm chết lúc nào không hay.

Truyện “Ếch ngồi đáy giếng” đã gửi gắm bài học rằng chúng ta không nên chủ quan, kiêu ngạo và coi thường những người xung quanh. Mỗi người cần phải biết nhìn xa trông rộng dù hoàn cảnh và môi trường sống có giới hạn.

Kể lại một truyện ngụ ngôn lớp 7 – Mẫu 19

Truyện ngụ ngôn là kho tàng những bài học nhân sinh của dân gian truyền lại qua nhiều thế kỉ. Từ khi còn học mẫu giáo, em đã được bà kể cho nghe những câu chuyện ngụ ngôn về loài vật rất lý thú. Trong đó em nhớ nhất là bài học về tính ích kỷ trong truyện ngụ ngôn “Sư tử, báo và kền kền”.

Có một câu chuyện ngụ ngôn kể về một con sư tử nhỏ và một con báo. Cả hai bị lạc trong một khu rừng. Trời thì oi bức và cả hai đều khát nước. Do vậy, chúng không thể ngồi đó chờ chết mà quyết định phải đi tìm một nguồn nước nào đó để uống. Chúng đi mãi, đi mãi, cuối cùng cũng tìm thấy một hố nước nhỏ, nhưng khốn nỗi miệng hố lại quá nhỏ hẹp nên chúng không thể cùng uống nước một lúc được. Thế là chúng bắt đấu tranh cãi với nhau rất kịch liệt xem ai là người được uống nước trước. Cuộc tranh giành càng lúc càng gay gắt, quyết liệt, chẵng con nào chịu nhường con nào, vì con nào cũng lo rằng, nếu để cho con kia uống trước thì biết đâu nó sẽ uống hết phần của mình. Lý do thật dễ hiểu ,hố nước chỉ đủ cho mỗi con vài ngụm cho đỡ khát.

Cuộc tranh cãi inh ỏi giữa sư tử với báo bị một bầy kền kền bay qua vô tình nghe được. Bầy kền kền cũng đang rất khát nước. Chúng bèn bàn kế với nhau tìm cách lừa sư tử và báo đi chỗ khác. Bàn mưu kế xong, bầy kền kền đồng loạt kêu thất thanh: “Vùng đất này sắp bị sụt lở! Vùng đất này sắp bị sụt lở!”. Nghe tiếng kêu la khủng khiếp của bầy kền kền, sư tử và báo hoảng quá vội bỏ chạy. Thế nhưng, chỉ lát sau, cả sư tử và báo đều cay đắng nhận ra rằng, chẳng hề có chuyện sụt lở đất gì cả. Chúng vội vàng quay lại để uống nước, thì hỡi ôi hố nước đã bị bấy kền kền uống sạch! Lúc này, chúng cảm thấy ân hận vì lòng nhỏ nhen, ích kỷ của mình nhưng đã muộn.

Câu chuyện ngụ ngôn thật giản dị nhưng đã để lại cho chúng ta bài học về tính ích kỷ. Qua đó, em thấy rằng trong cuộc sống cũng như trong học tập, phải biết chia sẽ, giúp đỡ nhau để cùng tiến bộ và học tốt.

Kể lại một truyện ngụ ngôn lớp 7 – Mẫu 20

Chuyện kể rằng có một người thợ mộc đã dốc hết vốn liếng trong nhà ra mua gỗ để làm nghề đẽo cày. Cửa hàng của anh ta ở ngay bên vệ đường, thỉnh thoảng lại có người vào xem.

Một hôm, có ông cụ đến nói:

– Anh phải đẽo cày cho cao, cho to mới dễ cày.

Nghe vậy, anh ta cho là phải, liền đẽo cày vừa cao, vừa to. Mấy hôm sau, một bác nông dân đến xem rồi bảo:

– Đẽo cày thế này sao cày được, phải đẽo cày thấp hơn và nhỏ hơn.

Cho là có lí, anh ta lại đẽo cày thấp hơn, nhỏ hơn. Nhưng hàng bày đầy ra mà chẳng có ai đến mua. Thế rồi, lại có người đến bảo với anh ta:

– Trên núi, người ta đang phá hoang, cày toàn bằng voi cả. Anh phải đẽo cày to gấp đôi, gấp ba lần để cho voi cày mới dễ bán, lãi sẽ được nhiều.

Nghe đến được nhiều lãi, anh thợ mộc liền dồn toàn bộ số gỗ còn lại, đẽo cày với kích thước lớn cho voi cày. Vậy mà, chẳng một người nào đến mua.

Bao nhiêu gỗ của anh ta đều hỏng hết. Toàn bộ vốn liếng đi đời nhà ma. Khi đó, anh ta hiểu cả tin người là dại thì đã quá muộn.

Kể lại một truyện ngụ ngôn lớp 7 – Mẫu 21

Từ xưa, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai và lão Miệng vẫn sống hòa thuận với nhau. Một ngày nọ, cô Mắt than thở với cậu Chân, cậu Tay rằng:

– Bác Tai, hai anh và tôi đều làm việc vất vả, chỉ có lão Miệng chỉ ăn không ngồi rồi. Tôi tính, chúng ta không làm việc nữa, xem lão Miệng có sống được không.

Cậu Chân, cậu Tay thấy phải, liền nói:

– Đúng đấy! Vậy chúng ta hãy đến nói cho lão Miệng rằng lão hãy tự lo lấy thân.

Thế rồi, Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay cùng kéo đến lão Miệng. Ngang qua nhà bác Tai, họ thấy bác ngồi im lặng như nghe ngóng điều gì. Cả ba cùng chạy vào và nói:

– Bác Tai ơi, chúng cháu đang định đến nhà lão Miệng. Lão cần phải biết từ nay chúng cháu sẽ không làm cho lão ăn nữa. Lâu nay, chúng cháu và bác đã vất vả rồi. Bác có đi cùng không ạ?

Bác Tai tán thành ngay:

– Phải, phải… Bác sẽ đi cùng các cháu!

Thế rồi, họ cùng đi đến nhà lão Miệng. Đến nơi, họ chẳng thèm chào hỏi, mà nói thẳng với lão:

– Chúng tôi đến đây không phải để chào hỏi, mà để thông báo với ông rằng: Kể từ nay, chúng tôi sẽ không làm việc nuôi ông nữa. Chúng tôi đã vất vả quá nhiều rồi.

Nghe vậy, lão Miệng ngạc nhiên lắm. Lão lựa lời nói cho họ bớt giận, và bàn bạc lại:

– Xưa này, chúng ta vẫn sống hòa thuận, vui vẻ. Sao nay mọi người lại có suy nghĩ như vậy? Nếu có điều gì không hài lòng, mọi người hãy nói ra để chúng ta cùng bàn bạc.

Nhưng cả bốn đều lắc đầu, cùng nói:

– Không cần bàn bạc gì cả. Chúng tôi đã quyết định như vậy rồi. Kể từ này, ông hãy tự lo lấy thân.

Thế rồi, họ kéo nhau ra về. Từ đó, bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay không làm gì nữa. Ngày này qua ngày khác, họ bắt đầu cảm thấy mệt mỏi, rã rời. Cậu Chân, cậu Tay không muốn chạy nhảy như trước, cô Mắt thì ngày cũng như đêm lúc nào cũng lờ đờ, hai mí mặt nặng trĩu. Bác Tai lúc nào cũng thấy ù ù. Đến ngày thứ bảy, họ không thể chịu được nữa, đành họp nhau lại để bàn. Bác Tai cố nói với cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay:

– Các cháu, chúng ta đã sai lầm rồi. Chúng ta nếu không làm cho lão Miệng có cái ăn thì chúng ta sẽ bị tê liệt cả. Lão Miệng không làm đi làm, nhưng lão có công việc là nhai. Trước kia sống với nhau thân thiết như thế, nay tự dưng chúng ta gây nên chuyện. Lão Miệng phải ăn thì chúng ta mới khỏe được.

Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay nghe lấy làm phải, liền cố gượng dậy đi theo bác Tai đến nhà lão Miệng. Đến nơi, họ thấy lão Miệng cũng nhợt nhạt cả hai môi, hai hàm khô như rang, không buồn nhếch mép. Bác Tai, cô Mắt vực lão Miệng dậy. Còn cậu Chân, cậu Tay vội vã đi tìm thức ăn. Lão Miệng ăn xong, dần dần tỉnh lại. Còn những người khác cũng thấy khỏe mạnh hơn. Từ đó, lão Miệng, bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay lại sống thân thiết như trước, không còn tị nạnh nhau.

Hãy kể lại một truyện ngụ ngôn mà em đã học lớp 7 - Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng
Hãy kể lại một truyện ngụ ngôn mà em đã học lớp 7 – Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng

Kể lại một truyện ngụ ngôn lớp 7 – Mẫu 22

Bà Trần là bà đỡ nổi tiếng ở huyện Đông Triều. Một đêm nọ, nghe có tiếng gõ cửa, bà ra mở nhưng chẳng có ai. Bỗng từ đâu, có con hổ chồm tới dẫn bà đi. Bà hoảng sợ chết khiếp. Lúc tỉnh táo lại, bà thấy hổ dùng một chân chạy, một chân rẽ lối. Đến ngọn núi sâu trong rừng, hổ dừng lại và thả bà xuống. Trước mắt bà là một con hổ cái đang quằn quại, bà tưởng nó định ăn thịt nên sợ hãi, không dám động đậy. Nhìn thấy hổ đực chảy nước mắt và cái bụng hổ cái như có gì động đậy, bà liền hòa thuốc kích đẻ với nước suối cho nó uống. Cảm thấy hổ cái đỡ đau, bà lấy tay xoa bụng cho nó.

Một lát sau, hổ cái sinh con. Niềm vui sướng hiện rõ qua hành động đùa giỡn với con mình của hổ đực. Hổ đực đến bên, quỳ chân trước nền đất rồi nhìn bà, lúc sau đem đến một khối bạc. Bà biết hổ tặng mình nên nhận lấy rồi cất cẩn thận. Nhờ sự chỉ dẫn của hổ, bà đã ra khỏi rừng. Khi bà đi đã xa, hổ gầm lớn rồi quay trở về rừng. Về đến nhà, bà bỏ bạc ra cân được hơn mười lạng. Năm ấy mất mùa, bà đã sống sót nhờ số bạc đó.

Một tiều phu nọ đang kiếm củi ở chân núi trên đất Lạng Giang thì thấy cây cối trong thung lũng trước ngọn núi rung lên không ngớt. Vì tò mò nên bác vác búa đến xem. Vừa đến nơi, bác thấy con hổ trán trắng, to như con bò đang vật vã, lăn lộn, thỉnh thoảng lấy chân móc họng, miệng ngoác lớn, máu chảy lênh láng.

Bác tiều phu thấy khúc xương mắc sâu trong họng liền trèo lên cây hô rằng: “Đừng cắn ta, ta sẽ giúp ngươi lấy xương”. Con hổ nghe vậy liền nằm xuống, há to miệng. Người tiều phu lấy hết can đảm cho tay vào họng nó rồi lấy ra chiếc xương bò to như cánh tay. Hổ liếm mép, vừa đi vừa nhìn bác tiều. Bác tiều hô lớn, nói cho con hổ nghe về nơi ở của mình, hẹn nó có miếng ngon thì nhớ đến nhau. Về nhà mấy hôm, nửa đêm bác thấy có tiếng kêu lớn ngoài cửa.

Sáng hôm sau, bác tiều mở cửa nhà thì thấy có con hươu nằm chết ở đó. Nhiều năm sau, bác qua đời. Lúc sắp chôn, con hổ năm nào đến trước mộ. Nó dùng đầu dụi vào quan tài, gầm gừ gào lớn rồi đi vòng quanh. Về sau, mỗi khi đến ngày giỗ người tiều phu, hổ lại đưa con mồi mình săn được để trước cửa nhà. Việc này diễn ra suốt mấy chục năm liền.

Kể lại một truyện ngụ ngôn lớp 7 – Mẫu 23

Tối thứ bảy hàng tuần, tôi đều được bà kể cho nghe truyện ngày xưa. Trong đó có những câu chuyện ngụ ngôn tuy ngắn nhưng thật hay và bổ ích, giúp con người thấy được nhiều bài học trong cuộc sống. Hôm nay, bà đã kể cho tôi chuyện “Ếch ngồi đáy giếng”.

Bà nội tôi thuộc rất nhiều ca dao, tục ngữ, thành ngữ… Vì thế khi nói chuyện bà hay chêm vào đó những câu tục ngữ lạ mà tôi không hiểu. Những lúc như thế bà lại cặn kẽ giảng giải. Hôm nay, bà nói về câu tục ngữ “Ếch ngồi đáy giếng” chỉ những kẻ dù hiểu biết rất hạn hẹp nhưng lúc nào cũng huênh hoang, tự đắc. Rồi để giải thích cho tôi hiểu hơn, bà kể lại cho tôi nguồn gốc câu thành ngữ ấy.

Ngày xưa, có một chú ếch sống trong một cái giếng nhỏ. Vì sống ở đó lâu ngày nên nó không biết thế giới ở ngoài kia ra sao. Xung quanh nó chỉ có vài con cua, ốc, nhái bé nhỏ… nên nó tưởng rằng mình là to là mạnh nhất. Ếch ta tự hào lắm về tiếng kêu ồm ộp của mình. Mỗi khi nó kêu làm vang động cả cái giếng nhỏ, khiến những con vật nhỏ khác rất hoảng sợ. Ếch cứ ngỡ mình rất oai. Ngẩng mặt lên nhìn trời, nó thấy bầu trời chỉ bằng chiếc vung chứ không cao và rộng lớn như người ta thường đồn đại. Ếch ta kiêu hãnh lắm và cho rằng trời quá bé nhỏ còn nó mới xứng là một vị chúa tể. Suy nghĩ ấy đã làm cho ếch ta coi thường mọi vật. Trong cái nhìn của ếch thì chẳng có ai bằng nó cả. Thế nên, một năm trời mưa to, nước trong giếng dâng cao, đưa ếch ta ra ngoài. Quen cái nhìn cũ, quen cách nghĩ cũ, ếch huênh hoang đi lại trên đường, đi khắp nơi như chốn không người. Theo thói quen, nó cất tiếng kêu ồm ộp và tưởng rằng ai cũng sợ như dưới đáy giếng kia. Nó đưa cặp mắt lên nhìn và vẫn cho rằng bầu trời bé tẹo như cái vung nên chẳng để ý gì đến xung quanh. Bỗng nó thấy tối sầm lại, không nhìn rõ gì nữa. Một vật gì rất lớn che mất tầm nhìn của nó. Nó đâu biết rằng đó là chân của một con trâu nên đã bị dẫm bẹp. Thế là hết đời một con ếch ngông nghênh.

Nghe câu chuyện bà kể, tôi thấy chú ếch con thật đáng chê trách. Có nhiều người trẻ, ít kinh nghiệm, ít hiểu biết nhưng lại là những người có tính cách hung hăng, huênh hoang, ngông nghênh nhiều nhất. Có lẽ vì còn chưa hiểu biết nhiều nên họ mới làm những việc kém hiểu biết. Do đó, những người trẻ tuổi phải cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của mình, không chỉ trong sách vở mà còn nhiều lĩnh vực khác, không chủ quan hay kiêu ngạo. Những tính cách đó chỉ làm hỏng một con người mà thôi, đôi khi còn làm cho người khác bị tổn thương nữa.

Bao giờ kể chuyện xong bà cũng giúp tôi rút ra những bài học quý báu, không cao sang, xa vời mà rất thực tế, gần gũi. Tôi luôn lắng nghe những điều bà dặn để áp dụng vào cuộc sống. Bản thân tôi cũng như tất cả mọi người, không ai là hoàn hảo nên luôn phải học hỏi lẫn nhau, những khiếm khuyết của mình sẽ được tri thức của người khác bổ sung và ngược lại. Do đó, không được giấu điểm yếu kém. Bà còn bảo tôi phải học thật chăm để không bị kém hiểu biết, có như thế mới không suy nghĩ hay hành động thiếu hiểu biết. Quả thực những điều bà dặn dò tôi đòi hỏi một sự cố gắng nỗ lực và tự giác rất lớn nhưng dù có thế nào thì tôi cũng không thể để mình như chú ếch ngồi đáy giếng được.

Truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng của ông cha ta thật sâu sắc: Nói chuyện của loài vật nhưng mục đích là nói chuyện loài người. Bất kỳ ai khi đọc truyện cũng sẽ tự rút ra được cho mình bài học cần thiết và bổ ích.

Kể lại một truyện ngụ ngôn lớp 7 – Mẫu 24

Tập thể bác Tai, lão Miệng cùng cô Mắt, cậu Chân và cậu Tay vẫn hưởng thụ cuộc sống yên bình với nhau từ trước đến nay. Bỗng nhiên, có một ngày cô Mắt than thở với cậu Chân, cậu Tay về việc tất cả đều làm việc mệt nhọc từ ngày này qua ngày khác, chỉ có lão Miệng không làm gì mà ngồi ăn không. Vì thế, cô đã rủ cậu Chân, cậu Tay không làm gì nữa để xem lão Miệng có sống được hay không. Nghe vậy, cậu Chân, cậu Tay cùng đồng thanh lên tiếng, nói rằng cả ba phải đi gặp lão để nói ra quyết định này.

Trên đường tìm đến nhà lão Miệng, cả ba đi qua nhà bác Tai nên đã dừng lại và nói cho bác nghe việc mọi người sẽ không làm để cho lão ăn nữa. Cuối cùng, bác Tai đồng ý cùng cô Mắt, cậu Chân, cậu tay tới nhà lão Miệng. Đến nơi, họ không nói lời chào hỏi mà đã thẳng thắn nói ra quyết định từ này sẽ không làm bất cứ việc gì để nuôi lão nữa.

Trước những lời nói bất ngờ ấy, lão Miệng rất ngạc nhiên và mong muốn cùng nhau bàn bạc để đưa ra ý kiến chung nhưng không ai đồng ý. Bác Tai, cô Mắt, cậu Chân cùng cậu Tay kiên quyết không bàn bạc thêm gì nữa. Nói xong, tất cả kéo nhau ra về. Một ngày, hai ngày rồi ba ngày, cả bốn đều không chạm vào bất cứ việc gì. Cứ tưởng làm vậy sẽ trở nên nhẹ nhàng thoải mái nhưng sau đó, tất cả trở nên mệt mỏi. Cô Mắt lúc nào cũng lờ đờ, hai mí nặng trĩu như buồn ngủ mà không thể ngủ được. Bác Tai thì trở nên ù ù như có lúa xay ở bên trong. Cậu Chân, cậu Tay đều mệt mỏi nên không muốn cất mình lên chạy nhảy, vui đùa nữa.

Nhận ra sai lầm, Bác Tai đã giải thích cho cô Mắt, cậu Chân và cậu tay nghe. Hiểu rõ mọi chuyện, cả bốn đã gượng dậy đi đến nhà lão Miệng. Tới nơi, tình hình lão Miệng cũng không khả quan hơn là bao khi cả hai môi lão nhợt nhạt, hàm răng khô khốc. Thấy vậy, bác Tai và cô Mắt đã vực lão dậy, cậu Chân cùng cậu Tay thì đi kiếm thức ăn. Sau khi lão Miệng được ăn uống bổ sung đầy đủ dưỡng chất, tất cả bọn đều trở nên tỉnh táo và khoan khoái trở lại. Từ đó về sau, lão Miệng, bác Tai, cô Mắt cùng cậu Chân và cậu Tay lại sống hòa thuận và yêu thương nhau, mỗi người đều chăm chỉ làm việc của mình mà không ai tị nạnh ai.

Kể lại một truyện ngụ ngôn lớp 7 – Mẫu 25

Một người nhà giàu mở tiệc lớn, anh ta mời nhiều bạn bè và những người quen biết. Nhân dịp này con chó của anh ta cũng tự cho mình quyền được mời một con chó lạ là bạn nó, bảo với nó rằng:

– “Chủ tớ đãi tiệc, chắc chắn là sẽ có nhiều thức ăn thừa, đến ăn với tớ nhé. “.

Con chó được mời liền đến đúng hẹn, xem thấy thức ăn bày biện thừa mứa thì rất khoái, nói rằng:

– “Ôi sung sướng làm sao khi mình đã đến đây! Đâu phải lúc nào mình cũng được như thế này. Mình sẽ ăn cho đã cho no cả hôm nay và ngày mai”.

Trong khi nó hân hoan và vẫy đuôi tỏ vẻ vui mừng với bạn thì người đầu bếp trông thấy liền tóm lấy bốn cẳng nó ném ra ngoài cửa sổ. Nó rơi đánh bịch một cái xuống đất và khệnh khạng chạy đi, tru lên đau đớn. Tiếng kêu của nó chẳng mấy chốc làm mấy con chó chạy rong trên đường chú ý, chạy lại hỏi thăm là nó đã ăn tiệc có thích không. Nó trả lời:

“Sao, à nói thật với bạn, tôi uống rượu nhiều quá nên chẳng nhớ gì cả. Tôi chẳng biết lúc mình ra khỏi nhà như thế nào nữa.

Kể lại một truyện ngụ ngôn lớp 7 – Mẫu 26

Có một con ếch sống lâu ngày trong một giếng nọ. Xung quanh nó chỉ có vài con nhái, cua, ốc bé nhỏ. Từ dưới đáy giếng nhìn lên, ếch ta chỉ thấy một khoảng trời bé bằng cái vung. Nó nghĩ: Tất cả vũ trụ chỉ có vậy, vì thế ếch tự coi mình là chúa tể. Hằng ngày nó cất tiếng kêu ồm ộp làm vang động cả giếng, khiến các con vật kia rất hoảng sợ. Ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng chiếc vung và nó thì oai như một vị chúa tể.

Một năm nọ, trời mưa to làm nước trong giếng dềnh lên, tràn bờ, đưa ếch ta ra ngoài.

Quen thói cũ, ếch nhâng nháo nhìn lên trời, nó bỗng thấy cả một bầu trời rộng lớn hơn nhiều so với cái khoảng trời nó vẫn thấy. Ếch ta không tin và thấy bực bội vì điều đó. Để ra oai, nó cất tiếng kêu ồm ộp. Vị chúa tể hy vọng là sau những tiếng kêu của mình, mọi thứ phải trở lại như cũ. Nhưng bầu trời vẫn là bầu trời. Còn con ếch vì mải nhìn lên trời đã không chú ý đến xung quanh nên đã bị một con trâu đi qua dẫm bẹp.

Kể lại một truyện ngụ ngôn lớp 7 – Mẫu 27

Ở một cửa hàng bán cá làm cái biển, đề mấy chữ to tướng:

“Ở đây có bán cá tươi”.

Vừa treo biển lên, có người qua đường xem, cười bảo:

– Nhà này xưa nay quen bá cá ươn hay sao mà bây giờ lại phải đề biển là “bán cá tươi”?

Chủ cửa hàng nghe nói thế, xóa ngay chữ “tươi” đi.

Hôm sau, có người khác đến mua cá, cũng nhìn lên biển, cười bảo:

– Người ta chẳng nhẽ đến hàng hoa mua cá hay sao mà phải đề là “ở đây”!

Chủ cửa hàng nghe nói, bỏ ngay hai chữ “ở đây” đi.

Cách vài hôm lại có một người khác đến mua cá, cũng nhìn lên biển, cười bảo:

– Ở đây chẳng bán cá thì bầy cá ra để khoe hay sao mà phải đề là “có bán”?

Chủ cửa hàng nghe nói, lại bỏ ngay hai chữ “có bán” đi. Thành ra treo trên biển chỉ còn mỗi một chữ “cá”. Anh ta nghĩ bụng chắc từ bây giờ không còn ai bắt bẻ gì nữa.

Vài hôm sau, người láng giềng sang chơi, nhìn lên biển, nói:

– Ôi dào, chưa đi đến đầu phố đã ngửi thấy mùi tanh. Đến gần nhà thấy đầy những cá, ai chẳng biết là bán cá mà còn phải đề biển làm gì?

Thế là nhà hàng cất luôn nốt cái biển đi.

Kể lại một truyện ngụ ngôn lớp 7 – Mẫu 28

Truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng là một trong những truyện dân gian hay. Tác giả dân gian mượn chuyện loài vật để nêu lên bài học sâu sắc đối với con người.

Truyện kể về con ếch sống lâu ngày dưới giếng, chung quanh nó chỉ có những con vật bé nhỏ và sợ chú ếch, chú lấy làm oai vệ và uy phong coi trời bằng vung. Một ngày nọ chú ra khỏi cái giếng, vẫn giữ thói hung hang, ngang tàng như môi trường chật hẹp đó và đã bị trâu giẫm bẹp.

Qua nhân vật ếch, truyện ngụ ngôn đem lại một bài học đắt giá là môi trường sống nhỏ hẹp, tù túng, không giao lưu làm hạn chế hiểu biết về thế giới xung quanh. Sống lâu trong môi trường nhỏ hẹp sẽ dần hạn chế sự hiểu biết. Từ những hiểu biết hạn hẹp, dễ trở nên nông cạn, chủ quan, kiêu ngạo sẽ phải trả giá rất đắt.

Kể lại một truyện ngụ ngôn lớp 7 – Mẫu 29

Có con quạ tha được xác một con chuột thối về ngồi trên cây rỉa mồi. Diều từ trên cao ngó thấy liền hạ cánh xuống bảo:

– Này anh Quạ ơi, xác con chuột bị ngấm thuốc độc, đừng ăn mà chết đấy anh ạ!

Quạ chẳng nghe mà lại còn la mắng:

– Anh muốn chia phần miếng mồi ngon của tôi đấy hử, chẳng đời nào!

Nói rồi Quạ bấu lấy con mồi, quay lưng lại ăn tiếp. Diều thấy ý tốt của mình bị nghi oan liền bỏ đi không thèm nói nữa. Quạ ăn hết miếng mồi, liền bị đứt ruột chết ngay.

Kể lại một truyện ngụ ngôn lớp 7 – Mẫu 30

Truyện ngụ ngôn đầu tiên mà em được đọc là truyện Thỏ và rùa. Đến nay dù đã nhiều năm trôi qua, nhưng em vẫn nhớ được nội dung của câu chuyện.

Chuyện kể về một chú rùa chăm chỉ và có ý chí. Vốn họ nhà rùa lâu nay vẫn mang tiếng chậm chạp. Nhưng chú rùa này lại không chấp nhận dừng lại ở đó. Ngày nào chú cũng chăm chỉ tập luyện chạy bộ để rèn luyện sức khỏe. Mặc khó khăn, vất vả và lời dèm pha của mọi người, chú vẫn kiên trì với mục tiêu của mình mỗi ngày.

Một hôm nọ, có chú thỏ khác vốn nổi tiếng chạy nhanh đi ngang qua chỗ tập chạy của rùa. Chú ta bật cười khoái chí, chê bai rùa đang làm việc công cốc. Tức lắm, rùa liền đòi chạy thi với thỏ. Thỏ đồng ý ngay.

Cuộc chạy đua của cả hai diễn ra trong sự chứng kiến của cả khu rừng. Hầu hết con vật đều chê cười trước hành động của thỏ. Vì ai cũng biết rùa thì chậm chạp còn thỏ thì nhanh nhẹn. Sau tiếng nổ súng của bác gấu, hai con vật liền lao về phía trước. Chớp mắt, thỏ đã chạy tít xa còn rùa vẫn mới nhúc nhích một đoạn ngắn. Thấy vậy, thỏ liền dừng lại dạo chơi, hái hoa bắt bướm, rồi ngủ quên ở gốc cây. Trong lúc đó, rùa vẫn cố gắng kiên trì tiến lên từng bước một. Đến lúc thỏ tỉnh giấc, thì rùa đã đến sát vạch đích rồi. Lúc này dù thỏ có vắt chân lên cổ để chạy thì cũng vô ích. Cuối cùng, rùa chiến thắng cuộc đua trong sự chúc mừng hân hoan của tất cả mọi người.

Câu chuyện đã dạy cho em bài học về sự cố gắng và nỗ lực không ngừng nghỉ trong cuộc sống. Chỉ cần chúng ta không từ bỏ, thì chắc chắn sẽ đạt được ước muốn.

Kể lại một truyện ngụ ngôn lớp 7 – Mẫu 31

Vào một buổi sáng mùa thu tiết trời mát mẻ, Rùa ra bãi cỏ tập chạy. Một chú Thỏ đi qua trông thấy mỉa mai châm chọc nói: “Đồ chậm như sên. Mày mà cũng đòi tập chạy à?”. Thấy Thỏ nói vậy, Rùa thủng thẳng đáp: “Anh đừng giễu tôi. Anh với tôi thử chạy thi xem ai hơn ai?”.

Thỏ vểnh tai lên tự đắc nói: “Được, được! Mày dám chạy thi với ta sao? Ta chấp mày một nửa đường đó”. Rùa không nói gì, biết mình chậm chạp nên cố sức chạy thật nhanh. Còn Thỏ nhìn theo mỉm cười, nó nghĩ: “Ta chưa cần chạy vội, đợi Rùa gần tới đích ta phóng cũng vừa”. Thế rồi nó lại nhởn nhơ nhìn trời, nhìn mây. Thỉnh thoảng lại nhấm nháp vài ngọn cỏ non, có vẻ khoan khoái lắm. Bỗng nghĩ đến cuộc thi, nó thấy Rùa đã sắp tới đích, cậu ta cắm cổ chạy thục mạng nhưng không kịp nữa rồi vì Rùa đã tới đích trước nó.

Qua câu chuyện trên, em nghĩ rằng muốn làm được việc gì dù khó khăn đến đâu nếu ta quyết tâm, chịu khó thì sẽ thắng lợi. Còn kiêu ngạo, chủ quan thì sẽ bị thất bại.

Kể lại một truyện ngụ ngôn lớp 7 – Mẫu 32

Một ngôi làng nọ, có một bác nông dân nghèo mua một khúc gỗ để mong muốn đẽo được chiếc cày tốt để phục vụ đồng áng. Nhưng chưa đẽo cày bao giờ nên bác đã mang khúc gỗ ra giữa đường đẽo để xin góp ý của mọi người.

Bác đẽo được một lúc thì một người đi qua chê:

– Bác đẽo thế không phải rồi, bác đẽo to quá.

Bác nông dân nghe thấy có lý bèn làm theo. Bác làm được một lúc lại có một người đi qua bảo:

– Bác đẽo thế này không cày được đâu, cái đầu cày bác làm to quá….

Bác nông dân nghe có lý hơn, bác lại chỉnh sửa theo lời khuyên, bác đẽo được một lúc lại một người đi qua nói:

– Bác đẽo thế không ổn rồi, cái cày bác làm dài quá không thuận tay.

Bác nông dân nghe lại có lý hơn, lại chỉnh sửa theo.

Tới cuối cùng không đẽo được chiếc cày mà còn làm hỏng luôn khúc gỗ. Rồi bác nông dân hiểu ra: “Làm việc gì cũng vậy, mình phải có chính kiến của mình và kiên trì với một con đường đã chọn.”

Kể lại một truyện ngụ ngôn lớp 7 – Mẫu 33

Truyện kể về một chú rùa sống trong khu rừng nọ. Không bằng lòng với danh hiệu chậm chạp nhất do mọi người tặng, chú rùa ấy đã chăm chỉ tập chạy mỗi ngày. Điều đó khiến các con vật khác rất ngạc nhiên và buông lời cười cợt. Nhưng chú rùa không hề bị ảnh hưởng mà vẫn tiếp tục quyết tâm với mục tiêu của mình.

Một ngày nọ, chú nhận được lời chê bai cười đùa vô cùng khiếm nhã từ chú thỏ – kẻ có khả năng chạy rất nhanh. Vô cùng tức giận, rùa đã quyết định thách chạy đua với thỏ. Khinh thường rùa, thỏ đồng ý ngay với thái độ hợm hĩnh. Bước vào cuộc đua, ngay sau tiếng còi là thỏ chạy vọt lên phía trước, còn rùa thì chập chững chạy từng bước phía sau. Thấy rùa chậm quá, thỏ sinh lòng chủ quan, rẽ vào vườn hoa chơi đùa rồi nằm ngủ. Đến lúc nó tỉnh dậy, sực nhớ ra cuộc đua thì rùa đã bò đến vạch đích. Cứ thế, chiến thắng thuộc về kẻ chăm chỉ và kiên trì là rùa.

Thất bại của thỏ, đã dạy cho em rằng tuyệt đối không được chủ quan, sao nhãng khi làm bất cứ việc gì. Trái lại, ta phải luôn có sự cẩn thận, và kiên trì đến cùng cho mục tiêu mà mình đặt ra.

Kể lại một truyện ngụ ngôn lớp 7 – Mẫu 34

Chuyện kể rằng, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai và lão Miệng từ xưa vẫn chung sống với nhau thân thiết. Chẳng biết nghĩ thế nào mà một hôm, cô Mắt than thở với cậu Chân, cậu Tay rằng :

– Các anh ạ! Càng nghĩ tôi càng tức. Bác Tai với hai anh và tôi quần quật làm việc, mệt nhọc quanh năm. Trong khi đó, lão Miệng lại chẳng làm gì cả. Từ nay, chúng ta đừng làm gì nữa, thử xem lão ấy có sống được không!

Cậu Chân, cậu Tay gật gù đồng tình :

– Cô Mắt nói chí phải ! Chúng ta đi gặp lão Miệng, nói cho lão biết hãy tự lo thân. Nay đã đến lúc lão phải tự đi kiếm thức ăn, xem lão có làm nổi không nào ?

Cả ba kéo nhau đến nhà lão Miệng. Ngang qua nhà bác Tai, thấy bác ngồi im lặng nhưng đang nghe ngóng, suy nghĩ điều gì, họ chạy vào nói :

– Bác Tai ơi, bác có đi cùng chúng cháu đến nhà lão Miệng không ? Chúng cháu định nói cho lão biết là từ nay mọi người sẽ không làm để nuôi lão nữa. Bác cháu mình vất vả nhiều rồi, tới lúc phải nghỉ ngơi thôi !

Bác Tai nghe xong, gật đầu lia lịa:

– Phải đấy ! Phải đấy ! Bác sẽ đi cùng các cháu !

Bốn người hăm hở đến nhà lão Miệng. Chẳng chào chẳng hỏi gì cả, cậu Chân, cậu Tay nói thẳng

– Chúng tôi hôm nay đến đây không phải để thăm hỏi, trò chuyện gì với ông đâu mà nói thẳng cho ông biết : Từ nay, chúng tôi không làm để nuôi ông nữa. Bấy lâu nay, chúng tôi cực khổ, vất vả vì ông nhiều rồi !

Chẳng hiểu đầu đuôi ra sao, lão Miệng ngạc nhiên lắm. Lão bảo :

– Ấy, có chuyện chi thì mọi người hãy vào nhà đã, làm gì mà nóng nảy thế ?

Bốn người kia lắc đầu cả quyết :

– Không, không bàn bạc gì nữa ! Từ nay trở đi, ông phải tự lo lấy mà sống. Còn chúng tôi có biết cái gì là ngọt bùi ngon lành đâu, làm chi cho cực !

Nói rồi, họ kéo nhau về và hả hê nghĩ rằng phen này thì lão Miệng cứ là chết đói !

Một ngày, hai ngày trôi qua, Chân, Tay, Tai, Mắt chẳng làm gì cả. Nhưng lạ thay, họ không thấy vui tươi, nhàn nhã mà lại thấy mệt mỏi, rã rời. Cậu Chân, cậu Tay chẳng cất nổi mình để chạy nhảy, nô đùa như trước nữa. Cô Mắt thì suốt ngày lờ đờ, hai mi nặng trĩu. Bác Tai mọi ngày nghe gì cũng rõ, nay lúc nào cũng cảm thấy như có cái cối xay lúa quay ù ù ở bên trong. Họ cứ sống trong tình trạng như thế cho tới ngày thứ bảy thì không thể chịu đựng được nữa, đành họp nhau lại để bàn. Bác Tai cố cất tiếng :

– Chúng ta suy nghĩ và hành động sai lầm rồi các cháu ạ ! Chúng ta không làm để kiếm thức ăn nuôi lão Miệng thì chúng ta cũng tê liệt cả. Lão Miệng tuy không làm nhưng lão có công việc là nhai. Như thế cũng là làm việc chứ không phải ăn không ngồi rồi. Từ trước đến nay, chúng ta sống gắn bó thân thiết với nhau, nay tự dưng lại gây nên chuyện. Lão Miệng có cái ăn thì chúng ta mới khỏe khoắn lên được. Theo ý bác, chúng ta nên đến nói lại với lão Miệng, các cháu có đi không ?

Cậu Chân, cậu Tay, cô Mắt cố gượng dậy theo bác Tai đến nhà lão Miệng. Khốn khổ cho lão, lão cũng sống dở chết dở. Môi thì nhợt nhạt, hai hàm khô cứng, không buồn nhếch mép. Bốn người kia thành thật xin lỗi lão về sự hiểu lầm vừa qua. Thế rồi bác Tai, cô Mắt vực lão Miệng dậy. Còn cậu Chân, cậu Tay vội vã đi kiếm thức ăn. Lão Miệng ăn xong, dần dần tỉnh lại. Lạ thay ! Bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay cũng thấy đỡ mệt và tinh thần sảng khoái hẳn ra. Họ nhận thấy là mình đã nghĩ sai cho lão Miệng. Từ đấy, năm người lại chung sống thuận hòa, thân thiết như xưa.

Kể lại một truyện ngụ ngôn lớp 7 – Mẫu 35

Em đã được học câu chuyện Rùa và Thỏ. Câu chuyện để lại cho em nhiều bài học. Em sẽ kể lại câu chuyện này.

Vào một buổi sáng mùa thu tiết trời mát mẻ, Rùa ra bãi cỏ tập chạy.

Một chú Thỏ đi qua trông thấy mỉa mai châm chọc nói: “Đồ chậm như sên. Mày mà cũng đòi tập chạy à?”

Thấy Thỏ nói vậy, Rùa thủng thẳng đáp: “Anh đừng giễu tôi. Anh với tôi thử chạy thi xem ai hơn ai?”

Thỏ vểnh tai lên tự đắc nói: “Được, được! Mày dám chạy thi với tao sao? Ta chấp mày một nửa đường đó”.

Rùa không nói gì, biết mình chậm chạp nên cố chạy thật nhanh.

Thỏ nhìn theo mỉm cười, nó nghĩ chưa cần chạy vội, đợi Rùa gần tới đích rồi sẽ chạy. Thế rồi Thỏ nhởn nhơ nhìn trời, nhìn mây. Thỉnh thoảng lại nhấm nháp vài ngọn cỏ non, có vẻ khoan khoái lắm.

Bỗng nghĩ đến cuộc thi, Thỏ thấy Rùa đã sắp tới đích, cậu ta cắm cổ chạy thục mạng nhưng không kịp nữa rồi vì Rùa đã tới đích.

Qua câu chuyện trên, em nghĩ rằng muốn làm được việc gì, dù khó khăn đến đâu nếu ta quyết tâm, chịu khó thì sẽ thắng lợi. Còn kiêu ngạo, chủ quan thì sẽ bị thất bại.

*********

Trên đây là 35 bài mẫu Kể lại một truyện ngụ ngôn lớp 7 ngắn gọn, hay nhất do thầy cô biên soạn và chọn lọc. Hy vọng dựa vào đây, các em sẽ có nhiều gợi ý mới lạ để hoàn thành tốt bài tập viết đoạn văn của mình một cách xuất sắc nhất. Chúc các em học tập thật tốt và luôn đạt điểm cao nhé.

 

 Giáo Dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/ke-lai-mot-truyen-ngu-ngon-em-da-hoc-lop-7/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp