Mệnh Thạch Lựu Mộc có nghĩa là gì? Sinh năm bao nhiêu?

0
120
Rate this post

Mệnh Thạch Lựu Mộc có nghĩa là gì?

Mệnh Thạch Lựu Mộc có nghĩa là gì? Sinh năm bao nhiêu? Theo chiết tự, “Thạch” có nghĩa là đá, “lựu” là cây lựu, tên của một loài cây, còn “mộc” là gỗ hay các loài thực vật. Như vậy nghĩa của Thạch Lựu Mộc là cây lựu đá. Những người sinh vào năm Canh Thân (1860, 1920, 1980, 2040) và năm Tân Dậu (1861, 1921, 1981, 2041) thuộc vào mệnh Thạch Lựu Mộc.

Thạch Lựu Mộc (Cây thạch lựu)

Căn mệnh: Thạch Lựu Mộc

Bạn đang xem: Mệnh Thạch Lựu Mộc có nghĩa là gì? Sinh năm bao nhiêu?

Ý nghĩa: Cây lựu mọc trên đá

Năm sinh: Tuổi Canh Thân (1980, 2040) và Tân Dậu (1981, 2041)

Hợp màu: Đen, xanh dương

Hợp cây: Đế Vương Xanh, Vạn Niên Thanh Bò

Hợp đá phong thủy: Mã não xanh, Ngọc Jade, Tourmaline

Mệnh Thạch Lựu Mộc có nghĩa là gì? Sinh năm bao nhiêu?

Phân tích theo chiết tự, mệnh Thạch Lựu Mộc trong đó chữ “Thạch” có nghĩa là đá; “Lựu” tức cây lựu, là tên của một loài cây ăn trái; “Mộc” nghĩa là gỗ hay các loài thực vật. Như vậy, bản mệnh Thạch Lựu Mộc có nghĩa là cây lựu mộc trên đá.

Cây thạch lựu dù thấp nhưng lại vô cùng bền bỉ, chúng có thể sinh trưởng ở vùng núi đá như táo, lê. Không chỉ có thể thu hoạch trái, mà gỗ của loại cây này cũng khá cứng, nhiều người còn trồng nó để làm cảnh.

Trong nạp âm hành Mộc có canh Thân, Tân Dậu, cả chi can đều thuộc kim thế. Tháng 7 (Âm lịch) có đại diện là Thân và tháng 8 có đại diện là Dậu. Tuy tháng này cây đã tàn lụi, héo mòn, nhưng cây thạch lựu vẫn có thể kết trái. Cũng vì thế mà canh Thân, Tân Dậu còn được gọi là gỗ cây lựu.

  • Mệnh Tang Đố Mộc có nghĩa là gì? Sinh năm bao nhiêu?
  • Mệnh Dương Liễu Mộc là gì? Sinh năm bao nhiêu?
  • Mệnh Tùng Bách Mộc nghĩa là gì? Sinh năm bao nhiêu?
  • Mệnh Bình Địa Mộc nghĩa là gì? Sinh năm bao nhiêu?
  • Mệnh Thạch Lựu Mộc có nghĩa là gì? Sinh năm bao nhiêu?

menh-thach-luu-moc-co-nghia-la-gi

Mệnh Thạch Lựu Mộc có nghĩa là gì? Sinh năm bao nhiêu?

Người thuộc mệnh Thạch Lưu Mộc sinh năm nào?

Những người mang bản mệnh Thạch Lựu Mộc sinh năm Canh Thân (1980, 2040) và Tân Dậu (1981, 2041).

– Tuổi Canh Thân: Thuộc can Canh hành Kim, sẽ tương hòa với chi Thân thuộc hành Kim.

– Tuổi Tân Dậu: Thuộc can Tân hành Kim, tương hòa với chi Dậu thuộc mệnh Kim.

Do góc và ngọn đều tương khắc với nhau, nên những người thuộc mệnh này thường có tài năng lớn, trong trường hợp thiên can, địa chi tương hòa.

Tính cách mệnh Thạch Lựu Mộc như thế nào?

Mệnh Thạch Lựu Mộc bản tính cũng giống với cây lựu vậy. Đây là loài cây sinh trưởng tại vùng đất khô cằn, nên nó có sức sống vô cùng mãnh liệt. Những người mệnh Thạch Lựu mộc mang bản tính đa dạng, không thuần nhất. Sở hữu lối tư tưởng, suy nghĩ kiên định, cứng rắn và ít khi thay đổi. Sự nghị lực với cốt cách con người của họ khó có ai sánh bằng.

Mệnh Mộc tượng trưng của mùa xuân – mùa của sự sinh sôi nảy nở của muôn loài. Người thuộc mệnh Thạch Lựu Mộc cũng như một cái cây, vừa có sự mềm dẻo, vừa có nguồn năng lượng biểu tượng cho sự mạnh mẽ, phát triển. Nên họ có bản tính vốn lương thiện, rất biết yêu thương, cảm thông và chia sẻ.

Họ cũng là mẫu người đa tài giỏi nghệ thuật, hội họa hay văn chương. Nhưng cũng khéo về quản lí tài chính, các hoạt động thương mại. Thạch Lựu Mộc biết yêu cái đẹp, nhưng cũng thực tế, ham kiếm tiền. Cho nên, đôi khi họ thường rơi vào trường hợp phải lựa chọn, cân nhắc giữa hai mặt.

Những ai thuộc mệnh Thạch Lựu Mộc đa phần đều giàu chí tiến thủ, luôn cố gắng vươn cao, phát triển trong mọi hoàn cảnh. Bản tính họ dễ thích nghi, và thường đem lại lợi ích cho nhiều người.

Sự nghiệp và đường tình duyên của Thạch Lựu Mộc

Công danh sự nghiệp

Người mệnh Thạch Lựu Mộc vì có lộc cách, nên phù hợp phát triển lĩnh vực: Con đường kinh doanh, thương mại, tài chính, ngân hàng… Nhờ tài năng, trí tuệ của tạo hóa, đi theo con đường này, sẽ mang lại thành tựu lớn cho họ trong thương trường và sự nghiệp sau này.

Những người Thạch Lựu Mộc hơn người, khó đoán do họ thuộc kiểu người đa tài tự bản thân vượt qua khó khăn mới có thành quả. Trong thực tế, cây lựu không chỉ có thể lấy quả ăn, mà còn có thể làm cảnh. Nên sẽ có một số người theo đuổi con đường nghệ thuật, hội họa, văn chương, thơ ca, trang trí sắc màu. Nhờ thiên phú bẩm sinh và tính đam mê, họ sẽ tạo thành tích cao trên con đường mà mình lựa chọn.

Mặc khác, những người thuộc mệnh Thạch Lựu Mộc có bản chất nhân ái, yêu thương con người. Nên có thể theo đuổi các lĩnh vực như: Y dược, bảo hiểm, công tác từ thiện xã hội, giáo dục.

Tình duyên

Những người thuộc bản mệnh Thạch Lựu Mộc có khả năng nắm bắt tâm lý, làm chủ tình hình tốt. Họ luôn chủ động, cởi mở tạo cảm giác cho người khác sự gần gũi, niềm nở khi tiếp xúc với họ. Tuy nhiên, đôi khi do bản chất cứng rắn khiến “cái tôi” của họ cũng rất lớn. Nên nhược điểm của họ là không chịu lắng nghe ý kiến người khác, đôi khi còn là ích kỉ một cách lạnh lùng.

Trong chuyện tình cảm, họ theo đuổi sự tự do, họ tin vào lương duyên gặp gỡ ngẫu nhiên. Do đó, tình yêu của họ thường có những cuộc hội ngộ mang đến cảm xúc đặc biệt. Họ yêu tự do, thoải mái nên không màng kết quả và luôn cháy hết mình khi yêu một ai. 

Và trong một gia đình, nữ mệnh Thạch Lựu Mộc luôn là người vợ chuẩn lí tưởng, biết hi sinh chia sẻ với chồng trong mọi hoàn cảnh khó khăn.

Người mệnh Thạch Lưu Mộc hợp màu gì?

Những người thuộc mệnh Thạch Lưu Mộc sẽ hợp với màu của mệnh Thủy – Mộc như: Màu đen, xanh dương, xanh lục. Bởi vì, trong điều kiện khắc nghiệt, những màu sắc dịu nhẹ này giúp họ luôn tỉnh táo và tràn đầy năng lượng. Còn màu xanh lục mang tính chất hỗ trợ, tương đắc với tinh thần của họ.

Bên cạnh đó, mệnh này cũng có các màu sắc nên kỵ như: Màu đỏ (thuộc mệnh Hỏa), màu trắng (thuộc mệnh Kim) hay màu vàng (thuộc mệnh Thổ). Những màu sắc này không mang lại may mắn cho họ. Đôi khi còn tạo ra sự ức chế về mặt tinh thần, dồn nén cảm xúc, gây mất tập trung.

menh-thach-luu-moc-co-nghia-la-gi

Mệnh Thạch Lựu Mộc có nghĩa là gì?

Thạch Lưu Mộc hợp mệnh nào, khắc mệnh nào?

+ Thạch Lựu Mộc và Hải Trung Kim: Nước biển mặn với hàm lượng kim loại lại cao, là kẻ hủy diệt của các loài thực vật. Dù Thạch Lựu Mộc kiên cường, nhưng vẫn sẽ bị ức chế sự sinh trưởng, và nhanh khô héo, úa vàng. Cho nên, hai nạp âm này gặp gỡ sẽ tạo hình khắc mạnh.

+ Thạch Lựu Mộc và Lư Trung Hỏa: Cây thạch lựu cho gỗ tốt, chính là nguồn sinh cho Lư Trung Hỏa. Nên sự kết hợp của hai mệnh này vô cùng cát lợi, thiên về Lư Trung Hỏa.

+ Thạch Lựu Mộc và Đại Lâm Mộc: Hai loài thảo mộc này đứng cạnh nhau sẽ tranh giành nước, dinh dưỡng, ánh sáng. Và kẻ nào yếu hơn sẽ chịu thiệt, cho nên hai mệnh này kết hợp không có kết quả tốt đẹp.

+ Thạch Lựu Mộc và Lộ Bàng Thổ: Theo thuyết ngũ hành, Mộc khắc Thổ, cây lựu gỗ khiến đất ven đường đi bị hư hại, kém bền vững. Nên nếu hai mệnh này gặp nhau sẽ dẫn đến kết quả thất bại, bi thương hay sầu thảm.

+ Thạch Lựu Mộc và Kiếm Phong Kim: Cây cối cùng kim loại có hình khắc mạnh, Kiếm Phong Kim phát uy lực khiến các loài thảo mộc đứt lìa. Vì vậy, hai nạp âm này kết hợp không may mắn.

+ Thạch Lựu Mộc và Sơn Đầu Hỏa: Theo ngũ hành tương sinh thì Mộc sinh Hỏa. Gỗ cây lựu khi gặp đám cháy sẽ tạo đám cháy thêm rực rỡ, nhưng cũng nhanh thành tro bụi. Mặc khác, Thân Hợi hình, Dậu Tuất hình. Cho nên, sự kết hợp này thường không có cát lợi.

+ Thạch Lựu Mộc và Giản Hạ Thủy: Trong thực tế, mạch nước ngầm tốt cho cây cối. Trong khi đó, cây lựu sống nơi khô cằn, gặp nguồn nước mạch sẽ quý giá vô cùng. Chúng giúp cây sinh trưởng tốt và đơm hoa kết trái. Vì vậy, hai nạp âm này kết hợp sẽ có viễn cảnh tốt đẹp.

+ Thạch Lựu Mộc và Thành Đầu Thổ: Tuổi Dần – Thân và Mão – Dậu xung khắc nhau, hình khắc nhau nên sự gặp gỡ này không cát lợi.

+ Thạch Lựu Mộc và Bạch Lạp Kim: Xét trên thực tế thì hai nạp âm này không có mối quan hệ. Nhưng hai mệnh này khắc nhau do Kim – Mộc xung khắc.

+ Thạch Lựu Mộc và Dương Liễu Mộc: Cây dương liễu và cây lựu thường được trồng làm cảnh. Cho nên hai mệnh này kết hợp thường gắn bó, mật thiết và không nên tách rời nhau.

+ Thạch Lựu Mộc và Tuyền Trung Thủy: Nguồn nước mát ngọt sẽ là nguồn nhiên liệu tốt nhất giúp cây sinh trưởng tốt. Hai nạp âm này mà gặp gỡ sẽ tạo nên sự sống, hoa thơm, trái ngọt.

+ Thạch Lựu Mộc và Ốc Thượng Thổ: Hai nạp âm này không liên quan, không có sự tương tác. Nhưng theo thuyết ngũ hành thì có hình khắc nhẹ vì Mộc –  Thổ xung khắc. Nên hai mệnh này cũng không nên kết hợp.

+ Thạch Lựu Mộc và Tích Lịch Hỏa: Bởi vì cây nhỏ, có dưỡng chất sinh sôi, sét sẽ không đánh những loại cây nhỏ. Cho nên, sự kết hợp giữa hai nạp âm này rất tốt đẹp. Mặc khác, người mệnh Mộc thường có bản tính ôn hòa, điềm tỉnh nên có thể bổ sung, dung hòa nhau.

+ Thạch Lựu Mộc và Tùng Bách Mộc: Đây là mối quan hệ tương hòa, hai mệnh này kết hợp sẽ cùng có lợi, khí chất tương đồng.

+ Thạch Lựu Mộc và Trường Lưu Thủy: Lựu là giống cây thân rắn nên không cần nhiều nước. Cho nên, nếu gặp dòng đại thủy, sẽ xảy ra trôi nổi không xác định phương hướng. Hai mệnh này kết hợp không có đại cát.

+ Thạch Lựu Mộc và Sa Trung Kim: Thông thường, các mỏ khoáng sản không phải là môi trường giúp cây phát triển tươi tốt. Thảo mộc như cây lựu ở khu vực như mỏ kim loại tiềm ẩn thì khó phát triển. Cho nên, hai mệnh này gặp nhau không có được thành công như mong đợi.

+ Thạch Lựu Mộc và Sơn Hạ Hỏa: Đám cháy rực rỡ, mạnh mẽ, khiến cây cối tan thành tro bụi. Thế cho nên Thạch Lựu Mộc kết hợp với Sơn Hạ Hỏa khó thành đại sự.

+ Thạch Lựu Mộc và Bình Địa Mộc: Những loại cây thân mềm tại đồng bằng có sức sống kém. Nhưng nó có thể thúc đẩy cho cây lựu vươn lên, giành lấy ánh sáng. Cho nên, cuộc gặp này mang tính chất tương hòa, kích thích sự phát triển nên cát lợi.

+ Thạch Lựu Mộc và Bích Thượng Thổ: Khi rễ, cành cây lựu mọc lên sẽ xâm hại tường nhà, khiến chúng không còn bền vững và kiên cố. Vì thế, hai nạp âm này không nên gặp gỡ nhau, vì hình khắc mạnh.

+ Thạch Lựu Mộc và Kim Bạch Kim: Hai vật chất này không tương tác, chúng hình khắc nhau bởi thuộc tính Kim – Mộc. Mặc khác cũng xung khắc về địa chi Dần – Thân và Mão – Dậu.

+ Thạch Lựu Mộc và Phúc Đăng Hỏa: Hai vật chất này cũng không tương tác nhau. Tuy nhiên, cả hai lại hợp về thuộc tính hành Mộc sinh Hỏa. Và bản thân các địa chi Thìn – Tị – Thân – Dậu tam hợp hoặc nhị hợp. Vì thế, hai mệnh này kết hợp sẽ tạo nên đại sự.

+ Thạch Lựu Mộc và Thiên Hà Thủy: Nước mưa giúp cây cối xanh tươi, đơm hoa, kết trái. Vì thế, hai mệnh này kết hợp sẽ mang đến tương lai vẻ vang, ngọt ngào.

+ Thạch Lựu Mộc và Đại Trạch Thổ: Về nguyên lý ngũ hành thì khắc nhau. Nhưng trên thực tế, đất cồn bãi là khu vực trồng cây rất tốt. Mặc khác, các can Mậu, Kỷ (Thổ) sinh Canh, Tân (Kim). Cho nên, hai nạp âm này kết hợp sẽ dựng đại cục sung túc, phát đạt.

+ Thạch Lựu Mộc và Thoa Xuyến Kim: Hai vật chất này khắc nhau về thuộc tính. Và các chi Thân – Dậu, Tuất – Hợi lại hình hại nhau. Cho nên hai mệnh này gặp nhau sẽ xui xẻo, không cát lợi.

+ Thạch Lựu Mộc và Tang Đố Mộc: Mộc Mộc trùng phùng tương hòa, cây dâu và cây lựu đều do người trồng lên. Vì thế, dù không cùng họ thì cũng như là bạn đồng hành. Mặc khác, các chi Thân – Tý, Dậu – Sửu tam hợp, cho nên hai mệnh này kết hợp sẽ rất tốt đẹp.

+ Thạch Lựu Mộc và Đại Khê Thủy: Nước chảy mạnh khiến cây trôi nổi, và các chi Dần – Mão xung khắc với Thân – Dậu. Nên hai mệnh này gặp nhau thì xung khắc như nước với lửa.

+ Thạch Lựu Mộc và Sa Trung Thổ: Mộc khắc Thổ theo thuyết ngũ hành. Nhưng thực tế, cây lựu có thể sinh trưởng tại vùng đất này. Các chi Thìn – Tị nhị hợp hoặc tam hợp với Thân – Dậu. Nên kết hợp cũng mang lại may mắn.

+ Thạch Lựu Thổ và Thiên Thượng Hỏa: Hai nạp âm này kết hợp sẽ cát lợi, tốt đẹp, giúp cây cối phát triển, đơm hoa kết trái. Cây cối vui mừng khi có ánh dương quang hợp, giúp chúng tạo ra chất dinh dưỡng, những năng lượng cần thiết.

+ Thạch Lựu Mộc và Thạch Lựu Mộc: Hai mệnh này gặp nhau tạo nên viễn cảnh đại cát đại lợi. Cả hai kết hợp sẽ trở thành vườn cây với nhiều loại trái cây ngon lành cho con người.

+ Thạch Lựu Mộc và Đại Hải Thủy: Cây cối gặp nước biến khiến trôi nổi, phiêu diêu và tàn lụi. Nên hai mệnh này gặp nhau không tốt, không may mắn.

Thạch Lựu Mộc hợp cây gì?

Theo thuyết ngũ hành thì Mộc tức là cây, mệnh này kết nối cho sự sống, các bộ phận của thân cây kết nối với nhau như rễ, thân, nhánh và lá vì sự sinh tồn của cây.

Cây lá có Mộc tượng trưng, có thể phân ra thành cây đại thụ hoặc ngọn cỏ ven đường. Hành mộc khắc kỵ với Kim (mộc hao kim lợi) và Thổ (Mộc lợi Thổ hào, vì cây hút chất từ đất). Hành Mộc sinh Hỏa (gỗ cháy sinh ra lửa) và được Thủy tương sinh (nước cho cây cốt tốt tươi).

Những cây dưới đây sẽ hợp với Mệnh Mộc:

– Đế vương xanh, vạn niên thanh bò (xanh), ngũ gia bì (lá xanh), Trúc nhật, Cây Kim Ngân*…là những cây thuộc hành Mộc.

– Phát Tài núi, Phát tài núi ngọn, Cây Kim Tiền*, Cau Phú quý, Trúc Mây, Trúc hawai, Tùng bách, Hồ đào, lan bình rượu, Trúc Bách Hợp, Trầu bà tay phật…là những cây thuộc hành Thủy

* Vì màu trắng tượng trưng cho hành Kim mà Kim thì khắc Mộc, chính vì thế người mệnh Mộc nên kiêng màu trắng. Đối với những ai thích màu trắng thì khi mặc vào nên phối với các phụ kiện khác, sẽ giúp người mệnh Mộc giảm đi sự tương khắc. Việc chọn cây thì người mệnh Mộc cũng nên chọn cây có màu xanh hoặc đen hơn là màu trắng.

Thạch Lựu Mộc hợp với đá phong thủy nào?

Như đã nói về màu sắc ở trên, người mệnh Mộc cũng hợp với những đá phong thủy có màu tương tự:

  • Đá thạch anh đen, đá thạch anh tóc đen, đá núi lửa, đá aquamarine, đá kyanite…là những loại đá tương sinh, thường là những loại đá phong thủy màu đen, xanh nước.
  • Ngọc jade, tourmaline, mã não xanh, canxedon, fluorit, thạch anh xanh aventurin…là những loại đá phong thủy màu xanh lục, chúng tương hợp.
  • Những loại đá phong thủy chế khắc thường có màu vàng, nâu đất: đá mắt hổ, thạch anh vàng, đá ngọc hoàng long, đá canxit vàng…
  • Những loại đá phong thủy cần tránh là đá màu trắng, xám, ghi: đá mặt trăng, thạch anh trắng, canxit trắng…

Phật bản mệnh cho Thạch Lựu Mộc

Tuổi có phật bản mệnh là Như Lai Đại Nhật bồ tát là Canh Thân 1980.

Tuổi có phật bản mệnh là Bất Động Minh Vương là Tân Dậu 1981.

Trên đây là bài viết liên quan đến những người thuộc mệnh Thạch Lựu Mộc. Mong rằng qua những kiến thức hữu ích này có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về các cung mệnh trong ngũ hành.

Tử vi – Phong thủy

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/menh-thach-luu-moc-co-nghia-la-gi-sinh-nam-bao-nhieu/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp