Vẻ đẹp của hình tượng đất nước trong bài thơ đất nước của Nguyễn Khoa Điềm

0
187
Rate this post

Đề bài: Vẻ đẹp của hình tượng đất nước trong bài thơ đất nước của Nguyễn Khoa Điềm

ve dep cua hinh tuong dat nuoc trong bai tho dat nuoc cua nguyen khoa diem

Vẻ đẹp của hình tượng đất nước trong bài thơ Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm

Bạn đang xem: Vẻ đẹp của hình tượng đất nước trong bài thơ đất nước của Nguyễn Khoa Điềm

 

I. Dàn ý Vẻ đẹp của hình tượng đất nước trong bài thơ Đất nước (Chuẩn)

1. Mở bài

Giới thiệu đoạn trích “Đất Nước” của Nguyễn Khoa Điềm

2. Thân bài

– Vẻ đẹp của hình tượng đất nước được Nguyễn Khoa Điềm miêu tả, cảm nhận từ nhiều phương diện:
+ Phương diện lịch sử: Đất nước đã có từ rất lâu đời.
+ Phương diện văn hóa: Các phong tục tập quán của người Việt Nam như tục ăn trầu, búi tóc sau đầu, lối sống tình nghĩa, thủy chung…(Còn tiếp)

>> Xem chi tiết Dàn ý Vẻ đẹp của hình tượng đất nước trong bài thơ đất nước của Nguyễn Khoa Điềm tại đây

 

II. Bài văn mẫu Vẻ đẹp của hình tượng đất nước trong bài thơ Đất nước (Chuẩn)

Không biết từ bao giờ, hình tượng đất nước đã đi vào thơ ca Việt Nam một cách tự nhiên đến thế. Biết bao áng văn, áng thơ đã viết về hình tượng này nhưng mỗi nghệ sĩ lại có những cách nhìn nhận riêng. Với Nguyễn Khoa Điềm, đất nước là những gì gần gũi và thiêng liêng nhất.

Trong toàn bộ đoạn trích “Đất Nước”, tác giả đã khắc họa hình tượng đất nước qua nhiều phương diện khác nhau như lịch sử, văn hóa, không gian, thời gian.

“Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi
Đất Nước có trong những cái ngày xửa ngày xưa mẹ thường hay kể.
Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc
Tóc mẹ thì bới sau đầu
Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn
Cái kèo cái cột thành tên
Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng
Đất Nước có từ ngày đó”

Vậy là đất nước đã xuất hiện, ra đời từ rất lâu rồi. Ngược theo dòng lịch sử thì đất nước ta đã có từ hơn bốn ngàn năm về trước. Đất nước hiện hữu trong những câu chuyện cổ tích của mẹ, trong miếng trầu của bà và “lớn lên” khi dân ta biết trồng tre làm vũ khí đánh đuổi quân xâm lược để bảo vệ nước nhà. Đất nước giống như một sinh thể sống, có quá trình sinh ra, lớn lên và tồn tại song song với cuộc sống của con người. “Miếng trầu bà ăn” gợi chúng ta nhớ đến sự tích “Trầu cau”. Ngoài ra miếng trầu còn là “đầu câu chuyện”, người ta thường mời nhau ăn trầu để thể hiện sự hiếu khách, lịch sự của mình. Chi tiết “dân mình biết trồng tre mà đánh giặc” khiến bạn đọc liên tưởng đến truyền thuyết “Thánh Gióng” – người đã nhổ những bụi tre ven đường để quật vào giặc n khiến chúng bỏ chạy tan tác. Không chỉ vậy, đất nước còn gắn liền với các phong tục tập quán của nhân dân ta như tục búi tóc sau đầu của người phụ nữ Việt, lối sống tình nghĩa thủy chung, thương nhau gừng cay muối mặn. Từ khi có đất nước, nhân dân ta biết lấy tên cái kèo, cái cột để đặt tên cho các con với mong muốn các con sẽ khỏe mạnh, ngoan ngoãn. Từ khi ấy, nhân dân ta cũng biết lao động cần cù để làm ra hạt gạo, phục vụ nhu cầu sống hàng ngày. Đất nước không chỉ “bắt đầu”, “lớn lên” mà còn trưởng thành, vững chãi, hùng mạnh hơn sau những cuộc chiến đấu chống ngoại xâm và các thế lực thù địch âm mưu phá hoại đất nước. Đất nước hiện hữu từ trong những gì bé nhỏ, bình dị và thân thuộc nhất của cuộc sống đời thường. Nó hiện diện trong các loại hình văn học dân gian, hiện diện trong các phong tục tập quán, những truyền thống, lối sống của nhân dân ta và hiện diện cả trong “anh”, trong “em”:

“Trong anh và em hôm nay
Đều có một phần Đất Nước”

Đất nước là một phần máu thịt của mỗi con người, gắn bó với cuộc đời riêng của mỗi chúng ta:

“Đất là nơi anh đến trường
Nước là nơi em tắm
Đất Nước là nơi ta hò hẹn
Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm”

Song hành cùng “thời gian đằng đẵng” là “không gian mênh mông”. Nhà thơ chiết tự hai từ “Đất” và “Nước” để bạn đọc hiểu rõ hơn về hai tiếng gọi cao quý, thiêng liêng ấy. Đất Nước gắn với những bước chân của “anh” đến trường, nơi “em” tắm, nơi “ta” hò hẹn, nơi “em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm”. Tác giả nhận ra những gì nhỏ bé, giản đơn nhất cũng góp phần không nhỏ để làm nên đất nước. Ông ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn con người Việt Nam, ca ngợi những phong tục tập quán mang đậm bản sắc văn hóa Việt Nam từ bao đời nay.

Vẻ đẹp hình tượng đất nước được tạo nên bởi sự thống nhất, hài hòa của nhiều phương diện. Đất nước trở nên đẹp hơn trong khoảnh khắc dân mình đoàn tụ. Đó là lối sống nghĩa tình, là truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc ta. Đất nước máu xương, là tâm hồn nên mỗi chúng ta phải biết:

“Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình
Phải biết gắn bó và san sẻ
Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở
Làm nên Đất Nước muôn đời”

Đất nước đẹp như vậy nên mỗi người cần có trách nhiệm gắn bó, phát triển đất nước để đất nước ngày càng giàu đẹp.

Đất nước được tạo ra bởi những con người vô danh nhưng họ lại vô cùng anh dũng:

“Có biết bao người con gái con trai
Trong bốn nghìn lớp người giống ta lứa tuổi
Họ đã sống và chết
Giản dị và bình tâm
Không ai nhớ mặt đặt tên
Nhưng họ đã làm ra Đất Nước”

Họ không được tất cả mọi người nhớ mặt, nhớ tên nhưng họ đã kiên cường chiến đấu để các thế hệ sau có được một đất nước như ngày hôm nay. Họ sống giản dị, lặng lẽ cống hiến và hi sinh cho dân tộc. Họ đã hóa thân vào dáng hình xứ sở trường tồn cùng thời gian.

Tư tưởng đất nước của nhân dân được Nguyễn Khoa Điềm thể hiện rõ rệt trong đoạn trích này:

“Để Đất Nước này là Đất Nước nhân dân
Đất Nước của nhân dân, Đất Nước của ca dao thần thoại”

Ông khẳng định đất nước của nhân dân bởi chính nhân dân là người làm nên đất nước. Họ đã giữ gìn những truyền thống văn hóa của dân tộc để những giá trị ấy không bị mai một:

“Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng
Họ chuyền lửa qua mỗi nhà, từ hòn than qua con cúi
Họ truyền giọng điệu mình cho con tập nói
Họ gánh theo tên xã, tên làng trong mỗi chuyến di dân
Họ đắp đập be bờ cho người sau trồng cây hái trái”

Bằng giọng điệu suy tư, ngôn từ mộc mạc và sự linh hoạt trong việc sử dụng các thành ngữ, các chất liệu văn hóa dân gian, Nguyễn Khoa Điềm đã thể hiện được vẻ đẹp của hình tượng đất nước. Đó là vẻ đẹp giản dị, thân thuộc nhưng vô cùng thiêng liêng. Cách nhìn nhận này đã góp phần tạo nên sự đa dạng của hình tượng đất nước trong văn học Việt Nam.

——————-HẾT———————-

Trong bài thơ Đất nước, Nguyễn Khoa Điềm đã trình bày những cảm nhận hoàn toàn mới mẻ về đất nước, tìm hiểu chi tiết về những nét mới mẻ, đặc sắc này, bên cạnh bài Vẻ đẹp của hình tượng đất nước trong bài thơ đất nước của Nguyễn Khoa Điềm, các em có thể tham khảo thêm một số bài văn hay lớp 12 khác như: Nét mới trong cảm nhận về Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm, Phân tích phong cách triết luận trữ tình của Nguyễn Khoa Điềm trong Đất nước, Bình giảng bài thơ Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm, Phân tích đoạn đầu của bài thơ Đất Nước – trích trường ca Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm.

Giáo Dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/ve-dep-cua-hinh-tuong-dat-nuoc-trong-bai-tho-dat-nuoc-cua-nguyen-khoa-diem/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp