Phân tích bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ để chứng minh ý kiến sau đây

0
60
Rate this post

Đề bài: Phân tích bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ để chứng minh ý kiến sau đây: “Trong lời ru của bà mẹ Tà-ôi (Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ – Nguyễn Khoa Điềm) không chỉ có tình yêu thương con tha thiết mà còn có cả tình cảm và nhận thức về hành động cách mạng của người dân yêu nước”.

phan tich bai tho khuc hat ru nhung em be lon tren lung me de chung minh y kien sau day

Phân tích bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ

Bạn đang xem: Phân tích bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ để chứng minh ý kiến sau đây

Bài làm:

Nguyễn Khoa Điềm là một nhà thơ sinh ra và lớn lên trải qua hai cuộc kháng chiến gian khổ ác liệt của đất nước. Ông sinh ra trong một gia đình tri thức có truyền thống cách mạng lâu đời tại Huế. Ông tham gia chiến đấu ở chiến trường miền Nam từ năm 1964. Bài thơ Khúc hát Ru những em bé lớn trên lưng mẹ được sáng tác vào năm 1971, khi Nguyễn Khoa Điềm đang công tác tại chiến khu miền tây khu vực Bình Trị Thiên. Bài thơ để lại cho nền văn học nước nhà nhiều giá trị tư tưởng lớn, như một nhà phê bình đã nhận định rằng: “Trong lời ru của bà mẹ Tà-ôi (Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ – Nguyễn Khoa Điềm) không chỉ có tình yêu thương con tha thiết mà còn có cả tình cảm và nhận thức về hành động cách mạng của người dân yêu nước”.

Như bao người mẹ trên đời, người mẹ Tà -ôi cũng mang trong mình tình yêu thương còn bao la vô hạn. Đó là tình thương thắm thiết, dạt dào và bao dung. Em lớn lên trên tấm lưng gầy của mẹ, bằng sự chở che và em lớn lên trong từng câu hát ru ngọt ngào của mẹ. Tiếng sru sao mà dạt dào, mà tha thiết đến vậy:

“- Ngủ ngoan a kay ơi, ngủ ngoan a kay hỡi,
Mẹ thương a kay, mẹ thương bộ đội
Con mơ cho mẹ hạt gạo trắng ngần,
Mai sau con lớn vung chày lún sân…”

Từng lời ru mang cả ước mong của mẹ dành cho con. Vai mẹ gầy làm gối cho em, mẹ mong con lớn nhanh, thật khoẻ mạnh để cùng mẹ lao động, cùng mẹ chiến đấu. Mẹ yêu em nên dù mệt nhọc mẹ cũng không quản ngại, dù khó khăn cũng chẳng khiến mẹ chùn chân. Em luôn đồng hành cùng mẹ trong mọi công việc, dù giã gạo, hay tỉa bắp em vẫn luôn bên mẹ. Với người mẹ Tà- ôi- em là mặt trời, là sự sống, là niềm hi vọng, tự hào trong mẹ. Có con, mẹ thêm dũng cảm chiến đấu, thêm sức khoẻ để lao động. Còn là nguồn yêu thương mãi ngọt ngào mà ông trời đã dành tặng cho mẹ.

“Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi,
Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ.
Mẹ đang trỉa bắp trên núi Ka-lưi
Lưng núi thì to, mà lưng mẹ nhỏ,
Em ngủ ngoan em, đừng làm mẹ mỏi.
Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi,
Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng.”

Nhưng mẹ đâu chỉ thương em thôi đâu, mẹ còn dành những tình cảm lớn lao ấy cho bộ đội, cho Bác Hồ, cho kháng chiến, cho Tổ quốc thân yêu. Trong người mẹ Tà-ôi là ý thức cao về cách mạng, nhận thức về chiến đấu cho Tổ quốc.Tình thương còn của mẹ gắn liền với tình yêu đất nước. Trong mẹ, là cả một lòng căm thù giặc sục sôi, một tình thần chiến đấu đầy sức mạnh. Mẹ là hậu phương vững chắc cho tiền tuyến yên lòng:

“Mẹ giã gạo mẹ nuôi bộ đội,
Nhịp chày nghiêng, giấc ngủ em nghiêng”.

Mẹ thương những chú bộ đội ngày đêm hành quân mệt nhọc, đối mặt với bao hiểm nguy súng đạn của kẻ thù.

-” Ngủ ngoan a kay ơi, ngủ ngoan a kay hỡi,
Mẹ thương a kay, mẹ thương làng đói.
Con mơ cho mẹ hạt bắp lên đều
Mai sau con lớn phát mười Ka-lưi…”

Mẹ thương A-cay, mẹ thương em, mẹ thương cả làng xóm đang trong cơn đói khổ. Và tình thương ấy thật cao cả, và tình thương ấy biến thành hành động, mẹ tham gia chiến đấu, mẹ ra chiến trường cùng em trong tư thế đầy bản lĩnh.

“Mẹ đang chuyển lán, mẹ đi đạp rừng.
Thằng Mỹ đuổi ta phải rời con suối
Anh trai cầm súng, chị gái cầm chông,
Mẹ địu em đi để dành trận cuối.
Từ trên lưng mẹ em đến chiến trường,
Từ trong đói khổ em vào Trường Sơn.”

Bị áp bức tất phải đứng lên đấu tranh, tinh thần ấy là ý chí, là quyết tâm dành lại độc lập tự do cho đất nước. Là tinh thần vững như đồng trong cuộc chiến, không khuất phục trước kẻ xâm lược. Trong gian lao, trong đói khổ mẹ cùng em ra trân, ra chiến trường khói lửa, đóng góp sức mình vì hai tiếng “Tự do”. Con và mẹ mãi theo ánh sang của cách mạng, gương Bác Hồ vĩ đại, con là niềm tin trong chiến đấu, là sưcs mạnh để mẹ chiến đấu, để rồi một ngày không xa, con là người công dân của một nước tự do .

Bài thơ mạng giọng điệu ngọt ngào, tâm tình thủ thỉ. Câu hát ru mang ước vọng của tương lại. Trong gian nan vất vả của cuộc sống nơi chiến khu hiểm nguy mẹ càng yêu thương còn, tình yêu ấy thống nhất trong tình yêu đất nước, với tình thần chiến đấu cao cả. Bài thơ thật đẹp bởi chính tâm hồn của người mẹ Tà ôi nói riêng và bao người mẹ Việt Nam nói chung trong kháng chiến. Như một khúc hát đầy tự hào của tác giả về những người phụ nữ Việt Nam: kiên cường-anh dũng- kiên trung.

—————–HẾT——————

Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ là tác phẩm nổi tiếng của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm, bên cạnh bài làm văn Phân tích bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ để chứng minh ý kiến sau đây, học sinh và thầy cô giáo có thể tham khảo thêm các bài làm văn Cảm nghĩ về bài Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ, Nêu cảm nhận về bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ,Bình giảng đoạn thơ thứ hai trong bài Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ, Phân tích hình ảnh người mẹ Tà-ôi trong bài thơ Khúc hát ru những em bé trên lưng mẹ, hay cả phần Soạn bài Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ cùng rất nhiều những nội dung hỗ trợ quá trình học tập khác.

Giáo Dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/phan-tich-bai-tho-khuc-hat-ru-nhung-em-be-lon-tren-lung-me-de-chung-minh-y-kien-sau-day/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp