Dàn ý Cảm nhận về đoạn trích Trao duyên
I. Dàn ý Cảm nhận về đoạn trích Trao duyên, mẫu 1 (Chuẩn)
1. Mở bài:
Bạn đang xem: Dàn ý Cảm nhận về đoạn trích Trao duyên
– Giới thiệu tác phẩm và đoạn trích
2. Thân bài:
a. Vị trí đoạn trích:
– Nằm ở đoạn đầu phần hai Gia biến và lưu lạc, từ câu 723 đến câu 734.
– Sau khi gia đình gặp biến cố, Thuý Kiều bán mình cứu cha và em, trước đêm ra đi, nàng gặp em gái là Thuý Vân, nhờ Vân trả duyên cho người yêu minh là Kim Trọng.
b. Cảm nhận đoạn trích:
* Lời cậy nhờ của Thuý Kiều:
– Lời lẽ trao duyên “Cậy em em có chịu lời”
+ Mở lời bằng chữ “cậy”: sự nhờ vả, gửi gắm, mang âm điệu nặng nề, gợi lên sự trăn trở, đau khổ của Kiều.
+ “Chịu”: mang sắc thái nài nỉ, thúc ép.
– Hành động trao duyên “Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa”:
+ Hành động “lạy, thưa”:kính cẩn như với bậc bè trên, tạo không khí trang nghiêm, thiêng liêng.
+ Là hành động bất thường (chị lạy em) nhưng lại rất hợp lý khi Kiều nhờ Vân một việc hết sức quan trọng.
– Cách nói chuyện của Kiều cũng rất thông minh, thể hiện cách sử dụng ngôn ngữ tài hoa của Nguyễn Du.
b. Lý lẽ trao duyên:
– Hoàn cảnh của Kiều: Mối duyên sâu đậm với chàng Kim đành đứt gánh giữa đường.
+ “Đứt gánh tương tư ”: chỉ mối duyên dang dở, đứt gánh giữa đường của Kiều và Kim Trọng.
+ “Mặc”: phó mặc, uỷ thác cho Vân thay Kiều trả duyên.
+ Lời nói thể hiện nỗi đau đớn quằn quại trong lòng Kiều
– Hình ảnh hạnh phúc của Kiều và Kim Trọng:
+ Hình ảnh “quạt ước, chén thề”: đây là khoảnh khắc hạnh phúc trong đêm thề nguyền của hai người.
+ Tai hoạ ập đến bất ngờ, Kiều buộc phải lựa chọn thực hiện chữ hiếu
– Thuý Kiều nhắc tới tình thân ruột thịt và tuổi trẻ của Vân để ép Vân nhận lời “Ngày xuân em hãy còn dài/ Xót tình máu mủ thay lời nước non”.
– Sau cùng, Kiều nói về cái chết của mình như một dự cảm chẳng lành về tương lai “Ngậm cười chín suối vẫn còn thơm lây”.
c. Kiều trao kỉ vật cho em
– Những kỷ vật đơn sơ nhưng là những thứ Kiều trân quý, là kỉ niệm hạnh phúc của Kiều.
– Kiều trao kỉ vật nhưng không đành lòng trao hết duyên tình của mình cho thấy tình cảm của nàng vô cùng sâu đậm.
– Kiều trao duyên trong sự dằn vặt, giằng xé, trong đau đớn tột cùng.
– Sau đó nàng dặn dò Thuý Vân:
+ Kiều dự cảm về cái chết của mình.
+ Nàng liên tục sử dụng các từ ngữ về cái chết “hồn”, “dạ đài”, …
– Lời dặn của Kiều dành cho Vân: thay nàng trả nghĩa cho Kim Trọng và giải oan cho nàng.
d. Nỗi đau đớn của Kiều khi nhớ về Kim Trọng:
– Đây là đoạn độc thoại nội tâm của Kiều.
– Nàng hiểu rõ tình cảnh của bản thân “Bây giờ trâm gãy bình tan…”
– Kiều tự nhân là người phụ bạc với Kim Trọng và gọi tên chàng trong đau đớn, bất lực.
– Kiều yêu Kim Trong sâu đậm nhưng đành lòng phụ chàng.
3. Kết bài:
– Đoạn trích là sự giằng xé, nỗi đau đớn khôn nguôi của Kiều khi phải trao đi mối duyên đầu sâu đậm.
II. Dàn ý Cảm nhận về đoạn trích Trao duyên, mẫu 2 (Chuẩn)
1. Mở bài:
Giới thiệu về truyện Kiều và đoạn trích Trao duyên.
2. Thân bài
– Đoạn trích từ câu 723 đến câu 756 của tác phẩm:
– Hành động “lạy” em của Kiều đã đặt Thúy Vân vào tình huống khó có thể chối từ đồng thời cũng là dấu hiệu cho thấy việc mà Kiều sắp nói với Vân đây là vô cùng hệ trọng.
– Thành ngữ “đứt gánh tương tư” được tác giả vận dụng thể hiện có ý chỉ tình yêu dang dở của Kiều -Kim.
– Chấp nhận tình yêu dở dang, Kiều ngậm ngùi trong khổ đau trao lại cho em mối “tơ thừa”.
– Kiều hiểu được sự thiệt thòi của Vân khi nhận chắp mối duyên với Kim Trọng, bởi dù với Kiều đó là tình yêu đẹp thì với Vân đó chỉ là mối “tơ thừa” mà thôi.
– Hai từ “mặc em” được tác giả đặt cuối câu cho thấy Kiều đang đặt hết kỳ vọng vào Vân, mong Vân thay mình làm vẹn tròn nghĩa nặng với chàng Kim.
– Điệp từ “khi”: khẳng định tình cảm sắt son của Kiều và Kim Trọng.
– Kiều thuyết phục em:
+ Lấy niềm vui của mình được “thơm lây” nơi chín suối
+ Với Vân, những ngày tháng thanh xuân còn dài, Vân còn tuổi trẻ, còn thời gian.
+ Vân và Kiều là máu mủ, ruột thịt.
=> Những lý do của Kiều đưa ra vừa hợp lẽ, hợp tình khiến Vân nào thể không nhận lời nhờ cậy từ người chị đáng thương.
– Vân trao kỉ vật cho em: chiếc vòng với bức tờ mây trong thương tiếc, xót xa.
– Sáu câu cuối đoạn trích là lời độc thoại đầy thổn thức của Kiều. Nàng như quên hẳn mình đang trò chuyện với Vân mà sống trong tâm trạng của chính mình, lời day dứt thốt lên trong nỗi mặc cảm phụ tình.
– Thành ngữ “bạc như vôi” cất lên trong tiếng đau thương rỉ máu của Kiều nghe sao xót xa, bi ai đến phẫn cực.
– Tiếng gọi “Kim Lang” cất lên trong tha thiết càng tô đậm thêm trái tim nhân hậu, trọng nghĩa trọng tình của Thuý Kiều.
3. Kết bài:
Khẳng định lại giá trị của đoạn trích.
III. Dàn ý Cảm nhận về đoạn trích Trao duyên, mẫu 3 (Chuẩn)
1. Mở bài:
– Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn trích Trao duyên.
2. Thân bài:
a. Cảnh trao duyên:
– Kiều sử dụng cách nói “cậy em”, tức là lời nhờ vả khẩn thiết, rồi “em có chịu lời” tức là lời báo trước về sự việc khó khăn mà nàng định nói.
– “Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa” đó là một hành động bất thường, trang trọng, mang sắc thái nghiêm túc.
→ Việc Kiều lạy tức xem Vân như ân nhân của mình, dồn Thúy Vân vào thế khó xử, khó mà từ chối được lời cậy nhờ của chị gái.
– “Giữa đường đứt gánh tương tư” biến cố ập đến khiến tình duyên dang dở.
– Kiều lần lượt kể lại câu chuyện biến cố gia đình, mối tình của mình với Kim Trọng, bộc bạch sự khó xử, day dứt của mình để Thúy Vân có thể thấu hiểu và dễ dàng chấp nhận chuyện trao duyên.
– Thúy Kiều lấy thân phận chị, cũng là thân phận người chịu ơn cậy nhờ Vân, mong rằng Vân hiểu mà “Xót tình máu mủ thay lời nước non”.
– “Chị dù thịt nát xương mòn/Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây” lời dặn dò, tâm nguyện cuối cùng của một con người đang có những dự cảm không mấy tốt đẹp về cuộc đời mình.
– Trao lại những vật đính ước, định tình của mình với Kim Trọng cho em gái.
→ Hành động ý có nghĩa vô cùng sâu sắc, thể hiện sự trân trọng của Kiều đối với mối tình này, cũng thể hiện sự dứt khoát, mạnh mẽ của Thúy Kiều, dù rằng thâm tâm nàng chất chứa nhiều đau khổ.
– Nỗi đau khổ, day dứt, sự tiếc nuối thể hiện rõ rệt trong từng lời nàng dặn Thúy Vân, trao cho em “chiếc vành với bức tờ mây”, nhưng lại dặn em “Duyên này thì giữ vật này của chung”:
+ Lời dặn dò trăn trối đầy ảm đạm, thê lương, là dự cảm không lành về một cuộc đời nhiều sóng gió, sự chán chường tuyệt vọng trước số phận.
+ Niềm mong mỏi hy vọng rằng dù bản thân ra đi thế nhưng Kim Trọng vẫn có thể vì những kỷ vật quý giá mà nhớ tới mình.
b. Nỗi đau khổ tuyệt vọng khi tình yêu tan vỡ và sự tự ý thức về số phận bất hạnh:
– Cặp trai tài gái sắc “trâm gãy bình tan”, không thể nào hàn gắn, Kiều nhớ lại những phút giây hạnh phúc bên Kim Trọng “Kể làm sao xiết muôn vàn ái ân”.
– “Trăm nghìn gửi lạy tình quân/Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi” bộc lộ tình yêu sâu sắc của Thúy Kiều dành cho Kim Trọng đồng thời lời than trách tơ duyên ngắn ngủi.
– “Phận sao phận bạc như vôi/Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng”, Thúy Kiều tự thấy xót xa cho cuộc đời mình.
– “Ôi Kim Lang! Hỡi Kim lang! Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây!”:Sự thống khổ, uất ức khi buộc phải chia cách với Kim Trọng đã khiến Kiều cất tiếng kêu khóc đầy tuyệt vọng, xót xa.
3. Kết bài:
Nêu cảm nhận chung.
IV. Dàn ý Cảm nhận về đoạn trích Trao duyên, mẫu 4 (Chuẩn)
1. Mở bài
– Giới thiệu tác giả Nguyễn Du và Truyện Kiều
– Giới thiệu đoạn trích Trao duyên
2. Thân bài
a. Lời nhờ cậy trao duyên của Thúy Kiều (12 câu thơ đầu)
* Bốn câu đầu: Lời nhờ cậy của Thúy Kiều
– Những từ ngữ “cậy”, “chịu” trong lời nói và hành động “lạy”, “thưa” khiến cho lời nhờ cậy trở nên vô cùng tha thiết.
– “Cậy” vừa mang theo sự khẩn cầu thiết tha vừa vô hình tạo ra sức nặng.
– Kiều dùng lời nói, hành động của người chịu ơn để nói với Thúy Vân.
=> Cách ứng xử của Kiều vẫn thể hiện sự sắc sảo, thông minh khôn khéo và tế nhị.
* Tám câu tiếp: Sự thuyết phục của Thúy Kiều
– 4 câu thơ tiếp: Thúy Kiều Kể về mối tình với chàng Kim
+ Quạt ước” và “chén thề” là những hình ảnh ước lệ tượng trưng gợi nhắc những kỉ niệm tình yêu đẹp đẽ với chàng Kim.
– 4 câu thơ sau: Lí do Kiều quyết định trao duyên
+ Biến cố gia đình ập tới, Kiều buộc phải từ bỏ tình yêu để làm tròn chữ hiếu
+ Thúy Vân vẫn còn trẻ, còn cả tương lai phía trước
+ Kiều mong Thúy Vân thấu hiểu và đồng ý lời thỉnh cầu của mình. Thậm chí, Thúy Kiều nhắc đến cả tình thân ruột thịt và cái chết.
=> Thúy Kiều là người sắc sảo tinh tế, hiếu thảo, trọng tình nghĩa.
b. Thúy Kiều trao kỉ vật và dặn dò Thúy Vân (14 câu thơ tiếp theo)
* Sáu câu đầu: Thúy Kiều trao kỉ vật cho Thúy Vân
– Tất cả những kỉ vật như “chiếc vành”, “bức tờ mây”, “phím đàn”, “mảnh hương nguyền” đều là minh chứng cho một đoạn tình cảm sâu nặng.
– Hai từ “của chung” thể hiện sự lúng túng, ngập ngừng, cho thấy tâm trạng của Kiều khi trao lại kỉ vật cho em.
– Sự mâu thuẫn, xung đột: Lí trí thì mách bảo dứt khoát trao đi nhưng tình cảm thì lại không thể.
* Tám câu thơ tiếp: Lời dặn dò của Kiều
– Kiều dường như có dự cảm về cuộc đời mình và cái chết: hiu hiu gió, hồn, nát thân bồ liễu, dạ đài, người thác oan
=> Thể hiện sự đau đớn, tuyệt vọng của Kiều và tấm lòng thủy chung của nàng. Ngay cả khi chết đi vẫn hướng về Kim Trọng
c. Thực tại xót xa và lời nhắn gửi tới chàng Kim (tám câu thơ cuối)
– Dù do tình cảnh ép buộc, nàng vẫn cảm thấy mình là người có lỗi, mình là người đã cô phụ chàng Kim. – – Tiếng gọi Kim Trọng cất lên tha thiết và nghẹn ngào. Cả đoạn thơ như những tiếng than đứt ruột.
=> Kiều quên đi nỗi đau của mình mà nghĩ nhiều đến người khác
d. Đánh giá nghệ thuật
– Cách sử dụng thể thơ lục bát nhuần nhuyễn, sáng tạo
– Các thành ngữ dân gian
– Khẳng định tài năng của Nguyễn Du
3. Kết bài
– Khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích
V. Dàn ý Cảm nhận về đoạn trích Trao duyên, mẫu 5 (Chuẩn)
1. Mở bài
– Giới thiệu về tác giả và đoạn trích trao duyên
+ Nguyễn Du ( 1765-1820) tự là Tố Như quê ở Hà tĩnh
+ Là đại thi hào dân tộc, niềm tự hào của nhân dân ta, đất nước ta
+ Truyện Kiều là một kiệt tác của Nguyễn Du trong đó nổi bật là đoạn trích “Trao duyên”
+ Với tài nghệ miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật của Nguyễn Du, đoạn trích Trao duyên ca ngợi tình yêu sâu sắc của Thuý Kiều đối với Kim Trọng qua việc thể hiện nỗi đau đớn tột cùng mà nàng phải chịu đựng khi phải trao duyên; qua đó thể hiện lòng cảm thông, thương yêu sâu sắc của Nguyễn Du đối với con người “bạc mệnh”.
2. Thân bài
– Kiều trao duyên:
+ Kiều trao cho Vân tình yêu đầu đời mặn nồng và tha thiết của mình
+ Tình yêu sâu đậm nhưng không thể đến được với nhau đành trao lại cho em
+Tác giả sử dụng từ ” cậy”, ép Vân vào một thế dù không muốn cũng phải nhận tình yêu mà Kiều trao
–> Thể hiện niềm tin, niềm hi vọng của Kiều ở Vân
+ Lời lẽ cậy nhờ của Kiều rất đẹp đẽ và chính xác, chặt chẽ
– Kiều đưa ra lí do trao duyên hết sức thuyết phục
– Kiều trao kỉ vật cho Vân
+ Kiều trao những kỉ vật gắn bó mình với Kim Trọng cho Vân: Chiếc thoa, bức tờ mây, phím đàn với mảnh hương nguyền
+ Tình yêu mặn nồng, thắm thiết
+ Kiều và Trọng đã thề non hẹn biển rất nhiều
– Kiều coi như mình đã chết, cái chết trong chính tâm hồn kiều
– Dù trao duyên cho em nhưng Kiều có nỗi buồn chất cứa và đau thương
– Tình yêu của mình dù không muốn nhưng Kiều vẫn trao lại cho em, để em giữu gìn những kỉ niệm tốt đẹp nhất của mình.
3. Kết bài
– Đoạn trích nói lên được số phận bất hạnh của nàng Kiều về tình yêu, không được hưởng tình yêu chọn vẹn.
– Tính hiện thực, nhân đạo của Nguyễn Du sử dụng trong đoạn trích “Nỗi thương mình”
– Nghệ thuật miêu tả nội tâm, khám phá nội tâm nhân vât đặc sắc
– Đoạn trích trao duyên cho ta thấy một tình yêu đẹp của mình dành cho Kim Trọng. Thúy Kiều tin tưởng vào tình yêu của mình dành cho Kim trọng và nhờ cậy vào người em thân thiết của mình.
VI. Dàn ý Cảm nhận về đoạn trích Trao duyên, mẫu 6 (Chuẩn)
1. Mở bài
– Giới thiệu tác giả, tác phẩm:
+ Nguyễn Du là nhà thơ lỗi lạc của nền văn học Việt Nam.
+ Tác phẩm Trao duyên thể hiện diễn biến tâm lí phức tạp, sự giằng xé trong tâm trạng của Thúy Kiều trong đêm cậy nhờ Thúy Vân trả ân nghĩa cho Kim Trọng.
2. Thân bài
– Bối cảnh trao duyên:
+ Sau khi bị thằng bán tơ hãm hại, gia đình gặp gia biến, Thúy Kiều đã quyết định bán mình cho Mã Giám Sinh để cứu cha và em trai bị bắt giam
+ Thúy Kiều nhờ cậy Thúy Vân thay mình hoàn thành lời hứa với Kim Trọng
– Lời nói, hành động của Thúy Kiều:
+ Sử dụng những từ “cậy”, “chịu và có những hành động “lạy”, “thưa” khiến cho lời nhờ cậy trở nên tha thiết.
+ Thúy Kiều tâm sự với Thúy Vân về mối tình dang dở của mình với chàng Kim
+ Thúy Kiều đã trao lại cho Thúy Vân những kỉ vật tình yêu của mình với Kim Trọng.
3. Kết bài
– Khái quát giá trị nội dung: “Trao duyên” đã thể hiện tài năng nghệ thuật bậc thầy của đại thi hào Nguyễn Du trong việc khắc họa tâm trạng đau đớn, xót xa của nàng Kiều khi quyết định trao duyên.
VII. Bài văn mẫu Cảm nhận về đoạn trích Trao duyên (Chuẩn)
Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du là bức tranh xã hội phong kiến thối nát với những bất công đày đọa con người, đặc biệt là với người phụ nữ. Nhân vật chính trong tác phẩm là Vương Thuý Kiều – một cô gái vừa tròn tuổi cập kê, nhan sắc và tài năng vẹn toàn. Trong một lần đi chơi xuân, nàng đã tình cờ gặp gỡ và bén duyên cùng Kim Trọng – chàng công tử hào hoa phong nhã. Hai người đã cùng nhau đính ước và thề nguyền dưới trăng. Thế nhưng, sóng gió gia đình ập tới, khiến nàng buộc lòng phải bán mình cứu cha và em trai. Vậy nên, vào đêm trước ngày ra đi, Thuý Kiều đã cậy nhờ người em gái của mình trả nghĩa cho Kim Trọng. Đoạn trích Trao duyên đã thuật lại diễn biến của đêm trao duyên ấy đồng thời cũng diễn tả tâm trạng giằng xé của Thuý Kiều khi phải trao đi mối tình sâu đậm.
Đoạn trích Trao duyên nằm ở đoạn đầu phần hai Gia biến và lưu lạc trong tác phẩm, từ câu 723 đến câu 734 của tác phẩm Truyện Kiều. Sau đêm thề nguyền hẹn ước cùng nhau, Kim Trọng phải về quê để chịu tang chú. Đúng lúc đó, gia đình Kiều gặp gia biến, cha và em trai nàng bị bắt vào ngục. Để cứu được cha và em, nàng phải “bán mình” lấy bốn trăm lạng vàng. Thế nhưng, nhớ tới mối tình đầu sâu nặng với chàng Kim cùng lời hẹn thề dưới trăng hôm ấy, Kiều không muốn phụ tấm lòng của tình lang, vậy nên, nàng đã cậy nhờ Thuý Vân – em gái của mình thay mình kết duyên, trả nghĩa cho Kim Trọng để giữ đúng lời hẹn thề của hai người…(Còn tiếp)
>> Xem chi tiết bài Cảm nhận về đoạn trích Trao duyên tại đây.
—————–HẾT—————–
Trao duyên là một đoạn trích có nhiều đặc sắc, bộc lộ được vẻ đẹp tâm hồn Thúy Kiều một cách toàn diện, để tìm hiểu thêm về đoạn trích này mời các em tìm đọc thêm Thuyết minh về đoạn trích Trao duyên, Phân tích 12 câu thơ đầu trong bài thơ Trao duyên, Vẻ đẹp nhân cách của Thúy Kiều qua đoạn trích Trao duyên, Phân tích 12 câu thơ đầu trong bài thơ Trao duyên.
Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn
Chuyên mục: Tổng hợp