Đề bài: Tóm tắt và nêu bố cục văn bản Hai cây phong
Bài làm
1. Tóm tắt văn bản Hai cây phong
Nằm ven chân núi là làng Ku-ku-rêu, phía trên làng có trồng hai cây phong hùng vĩ như hai ngọn hải đăng, được coi là linh hồn, là biểu tượng của làng. Vào ngày học cuối cùng của năm học, lũ trẻ con trong làng thi nhau chạy ào lên đồi cỏ, chỗ hai cây phong sừng sững để phá tổ chim, leo lên ngọn cây cao vút để ngắm nhìn trước mắt chúng những vùng đất mới lạ, những con sông chưa bao giờ nghe tên, và đặc biệt hồi tưởng về người đã trồng hai cây phong. Ngày đó, tuổi thơ “tôi” hầu như chỉ gắn bó với hai cây phong, tìm đến cây phong để nghe những âm thanh diệu kì của cuộc đời và tìm lại những kí ức tuổi thơ. Tình cảm của “tôi”, của lũ trẻ và của dân làng dành cho hai cây phong cũng chính là tình cảm họ dành cho một người thầy đã gieo ước mơ, hi vọng cho biết bao đứa học trò nhỏ nơi làng quê yên bình đó.
2. Bố cục văn bản Hai cây phong
Có thể chia tác phẩm Hai cây phong thành 4 đoạn
– Đoạn 1: Từ đầu đến “ngây ngất”: Giới thiệu những nét khái quát về làng Ku-ku-rêu và hai cây phong
– Đoạn 2: Tiếp đến “gương thần xanh”: Suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật “tôi” về hai cây phong mỗi khi về thăm quê
– Đoạn 3: Tiếp đến “biêng biếc kia”: Kể về những kí ức, kỉ niệm về tuổi thơ và hai cây phong
– Đoạn 4: Còn lại: Cảm xúc của “tôi” về hai cây phong và người thầy đặc biệt – thầy Đuy-sen.
—————–HẾT——————
Trên đây là bài tóm tắt và bố cục của văn bản Hai cây phong, tìm hiểu chi tiết về nội dung, ý nghĩa tác phẩm các em có thể tìm đọc thêm: Soạn bài Hai cây phong, Sơ đồ tư duy bài Hai cây phong, Phân tích đoạn trích Hai cây phong, Cảm nhận về bài Hai cây Phong.
Bạn đang xem: Tóm tắt và nêu bố cục văn bản Hai cây phong
Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn
Chuyên mục: Tổng hợp