Phan Ngọc Hoan là tên thật của nhà văn nào?

0
147
Rate this post

Phan Ngọc Hoan là tên thật của nhà văn nào? Nếu như bạn đọc chưa có câu trả lời chính xác thì hãy theo dõi bài viết dưới đây do tổng hợp nhé.

Phan Ngọc Hoan là tên thật của nhà văn nào?

Phan Ngọc Hoan là tên thật của nhà văn Chế Lan Viên. Nhà thơ, nhà văn Chế Lan Viên tên thật là Phan Ngọc Hoan, sinh ngày 20-10-1920 tại xã Cam An, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị. Hội viên sáng lập Hội Nhà văn Việt Nam năm 1957. Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Mất ngày 24-06-1989 tại thành phố Hồ Chí Minh.

Phan Ngọc Hoan là tên thật của nhà văn Chế Lan Viên
Phan Ngọc Hoan là tên thật của nhà văn Chế Lan Viên

Có thể xem Quy Nhơn, Bình Định là quê hương thứ hai của Chế Lan Viên, nơi đã để lại những dấu ấn sâu sắc trong tâm hồn của nhà thơ. Năm 1927, khi 7 tuổi, cả gia đình ông chuyển vào Bình Ðịnh. Ông lớn lên và đi học ở Quy Nhơn, đỗ bằng Thành chung thì thôi học, đi dạy tư kiếm sống. Ông bắt đầu làm thơ từ năm 12, 13 tuổi. Năm 17 tuổi, với bút danh Chế Lan Viên, ông xuất bản tập thơ đầu tay nhan đề Điêu tàn, có lời tựa đồng thời là lời tuyên ngôn nghệ thuật của “Trường Thơ Loạn”. Từ đây, cái tên Chế Lan Viên trở nên nổi tiếng trên thi đàn Việt Nam. Ông cùng với Hàn Mặc Tử, Yến Lan, Quách Tấn được người đương thời gọi là “Bàn thành tứ hữu” của Bình Định. Năm 1939, ông ra học tại Hà Nội. Sau đó Chế Lan Viên vào Sài Gòn làm báo rồi dạy học ở Thanh Hóa và Huế. Năm 1942, ông cho ra đời tập truyện ngắn Gai lửa, tập văn Vàng sao, tập thơ triết luận về đời với màu sắc siêu hình, huyền bí.

Cách mạng tháng Tám nổ ra, ông tham gia phong trào Việt Minh tại Quy Nhơn, rồi ra Huế tham gia Đoàn xây dựng cùng với Hoài Thanh, Lưu Trọng Lư, Đào Duy Anh. Thời kỳ này, Chế Lan Viên viết bài và làm biên tập cho các báo Cứu quốc, Kháng chiến, báo Quyết Thắng của Việt minh Trung bộ. Trong kháng chiến chống Pháp, ông làm báo chí ở Liên khu IV, khi ở Thanh Hóa, khi ở vùng tạm chiếm Bình Trị Thiên. Tháng 7 năm 1949, trong chiến dịch Tà Cơn – đường 9 (Quảng Trị), Chế Lan Viên gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương. Phong cách thơ của ông giai đoạn này cũng chuyển dần về trường phái hiện thực.

Nhà thơ, nhà văn Chế Lan Viên
Nhà thơ, nhà văn Chế Lan Viên

Năm 1954, Chế Lan Viên tập kết ra Bắc hoạt động văn nghệ ở Hà nội. Ông làm biên tập viên báo Văn học. Từ năm 1956 đến năm 1958, ông công tác ở phòng văn nghệ, Ban tuyên huấn trung ương và đến cuối năm 1958 trở lại làm biên tập tuần báo Văn học (sau là báo Văn nghệ). Từ năm 1963 ông là Ủy viên thường vụ Hội nhà văn Việt Nam, Ủy viên ban thư ký Hội nhà văn Việt Nam. Ông cũng là Đại biểu Quốc hội các khóa IV, V, VI, VII, Ủy viên Ban Thống nhất của Quốc hội khóa IV và V.

Cuộc sống đời tư của nhà văn Chế Lan Viên

Chế Lan Viên lập gia đình lần đầu tiên vào năm 1943 với bà Nguyễn Thị Giáo, con của một đại phú hào, dưới sự gợi ý và khuyên nhủ của nhà thờ Quách Tấn. Chính Quách Tấn cũng đứng ra sắp xếp và giúp đỡ hai người lấy nhau khi gia đình nhà bà Giáo có ý ngăn cản vì Chế Lan Viên chưa có sự nghiệp. Hai người có ba người con là Phan Lai Triều, Phan Trường Định và Phan Thị Chấn Thanh. Tuy nhiên sau một thời gian dài chung sống hạnh phúc, cuộc hôn nhân xảy ra sóng gió khi Chế Lan Viên sang Trung Quốc chữa bệnh và hai người ly dị vào năm 1959.

Chế Lan Viên kết hôn lần thứ hai vào năm 1961 với nhà văn Vũ Thị Thường (tên thật là Lê Thị Kim Nga), sinh năm 1930 tại thôn Tả Thanh Oai, xã Đại Thành, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây. Bà hoạt động trong lĩnh vực báo chí và phong trào phụ nữ, tác giả của truyện ngắn Cái hom giỏ đoạt giải A cuộc thi truyện ngắn báo Văn học năm 1958. Cuộc hôn nhân cũng được sư mai mối của một bạn văn khác là nhà văn Nguyễn Thành Long (tác giả của Lặng lẽ Sa Pa). Ông và bà Thường có hai con là Phan Thị Thắm và Phan Thị Vàng Anh. Sau khi Chế Lan Viên qua đời, bà Thường là người sưu tầm, biên soạn các bài thơ chưa được xuất bản của Chế Lan Viên để công bố thành 3 tập Di cảo thơ.

Cuộc sống đời tư của nhà văn Chế Lan Viên

Phong cách của Chế Lan Viên

Con đường thơ của Chế Lan Viên “trải qua nhiều biến động, nhiều bước ngoặt với những trăn trở, tìm tòi không ngừng của nhà thơ”, thậm chí có một thời gian dài im lặng (1945-1958).

Trước Cách mạng tháng Tám, thơ Chế Lan Viên là một thế giới đúng nghĩa “trường thơ loạn”: “kinh dị, thần bí, bế tắc của thời Điêu tàn với xương, máu, sọ người, với những cảnh đổ nát, với tháp Chàm”. Những tháp Chàm “điêu tàn” là một nguồn cảm hứng lớn đáng chú ý của Chế Lan Viên. Qua những phế tích đổ nát và không kém phần kinh dị trong thơ Chế Lan Viên, ta thấy ẩn hiện hình bóng của một vương quốc hùng mạnh thời vàng son, cùng với nỗi niềm hoài cổ của nhà thơ.

Sau Cách mạng tháng Tám, thơ ông đã “đến với cuộc sống nhân dân và đất nước, thấm nhuần ánh sáng của cách mạng”, và có những thay đổi rõ rệt. Trong thời kì 1960-1975, thơ Chế Lan Viên vươn tới khuynh hướng sử thi hào hùng, chất chính luận, đậm tính thời sự. Sau năm 1975, “thơ Chế Lan Viên dần trở về đời sống thế sự và những trăn trở của cái “tôi” trong sự phức tạp, đa diện và vĩnh hằng của đời sống”.

Phong cách thơ Chế Lan Viên rất rõ nét và độc đáo. Thơ ông là sức mạnh trí tuệ được biểu hiện trong khuynh hướng suy tưởng – triết lý. “chất suy tưởng triết lý mang vẻ đẹp trí tuệ và sự đa dạng, phong phú của hình ảnh thơ được sáng tạo bởi một ngòi bút thông minh, tài hoa” Khai thác triệt để các tương quan đối lập. Và nổi bật nhất là năng lực sáng tạo hình ảnh phong phú, độc đáo nhiều ý nghĩa biểu tượng.

Phong cách thơ Chế Lan Viên rất rõ nét và độc đáo
Phong cách thơ Chế Lan Viên rất rõ nét và độc đáo

Các tác phẩm của nhà văn, nhà thơ Phan Ngọc Hoan

Các tác phẩm Thơ của nhà văn Chế Lan Viên

  • Điêu tàn (1937)
  • Gửi các anh (1954)
  • Ánh sáng và phù sa (1960)
  • Hoa ngày thường
  • Chim báo bão (1967)
  • Những bài thơ đánh giặc (1972)
  • Đối thoại mới (1973)
  • Hoa trước lăng Người (1976)
  • Hái theo mùa (1977)
  • Hoa trên đá (1985)
  • Tuyển tập Chế Lan Viên (2 tập, 1985)
  • Di cảo I (1994)
  • Di cảo II (1995)

Các tập ký của nhà văn Chế Lan Viên

  • Vàng Sao (1942);
  • Thăm Trung Quốc (1963)
  • Những ngày nổi giận (1966)
  • Giờ của số thành (1977)

Tiểu luận, phê bình, trao đổi nghề nghiệp

  • Nói chuyện văn thơ (1960)
  • Phê bình văn học (1962)
  • Vào nghề (1962)
  • Suy nghĩ và bình luận (1971)
  • Bay theo đường dân tộc đang bay (1976)
  • Nghĩ cạnh dòng mở (1981)
  • Từ gác Khuê Văn đến quán Trung Tân (1981)

Các bút danh khác của nhà văn Chế Lan Viên

Ngoài bút danh Chế Lan Viên (được hiểu là tác giả tự nhận mình là bông hoa lan trong khu vườn nhà họ Chế- dòng họ vua chúa của dân tộc Chăm ở nước Chiêm Thành xưa) nổi tiếng, trong bài giới thiệu tập tiểu luận Những bước đường tư tưởng của tôi của Xuân Diệu, đăng trên báo Văn học tháng 9 năm 1958, ông ký bút danh Thạch Hãn (tên một con sông tỉnh Quảng Trị quê ông). Nhiều bài báo in trên báo Thống Nhất, xuất bản ở Hà Nội trước tháng 5 năm 1975, ông cũng ký bằng bút danh này.

Từ năm 1959 đến năm 1963, trong thời gian làm biên tập báo Văn học, phụ trách chuyên mục Nói chuyện văn thơ, trả lời bạn đọc, ông ký bút danh Chàng Văn. Năm 1961, Nhà xuất bản Văn học đã cho xuất bản hai tập Vào nghề và Nói chuyện văn thơ của tác giả Chàng Văn.

Trong mục Nụ cười xuân trên báo Văn học, Chế Lan Viên có hai bài viết ngắn là Ngô bói Kiều và Lý luận Đờ Gôn ký tên Oah (tức Hoan).

Như vậy, trong sự nghiệp văn chương của mình, Chế Lan Viên có 4 bút danh.

************

Hy vọng qua bài viết trên, mọi người đã biết được Phan Ngọc Hoan là tên thật của nhà văn nào rồi nhé.

 

 

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/phan-ngoc-hoan-la-ten-that-cua-nha-van-nao/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp