Tẩy trắng là gì?
Tẩy trắng hiểu theo nghĩa thông thường là làm trắng. Tẩy là làm cho mất đi các chất bẩn, thường bằng tác dụng hóa học của một chất nhất định, để cho sạch, cho trắng ra hoặc cho mất đi mùi vị.
Tẩy trắng dùng trong ngành giải trí ám chỉ những minh tinh, diễn viên có quá khứ, tư liệu vô cùng “đen” thế nhưng lại được “làm sạch” ở hiện tại. Một số người thì dùng thực lực qua các tác phẩm, một số người thì bỏ tiền ra nhờ một tài khoản tiêu thụ nào đó quảng bá, thậm chí còn có cả chương trình giúp minh tinh tẩy trắng như “Đại hội thổ tào”
Giống như một nhân vật trong phim truyện, có vài mô típ khá quen thuộc là ban đầu để nhận vật xuất hiện với hình tượng không mấy đẹp đẽ nhưng càng về sau, theo diễn biến của truyện, những biểu hiện “màu đen” của nhân vật dần dần bị “rửa đi”, để lộ ra “màu trắng” bên ngoài, biện bạch chân tướng. Tẩy trắng cũng tương tự như thế.
Một trong các phương thức để giúp các minh tinh, diễn viên, ca sĩ “tẩy trắng” nhanh và hiệu quả là dùng thủy quân. Thủy quân gắn liền với những bộ phim “flop dập mặt” – một nhóm đang nhận được sự yêu thích hoặc nhận biết từ công chúng, nhưng vì một lý do nào đó họ đánh mất điều đó. Ví dụ như chất lượng tệ, nội dung kém, khả năng diễn xuất kém..
Tẩy trắng trong showbiz không hiếm. Hầu như các minh tinh, nghệ sĩ hay các công ty giải trí đều biết cách giải quyết này. Là thật hay là giả rất khó phân biết, bất quá không nên nói trước điều gì.
Tẩy trắng khi được đặt dưới hình thức là một nhân vật trong bộ phim nào đó. Khi bắt đầu, đạo diễn sẽ cố tình xây dựng, dùng các loại thủ pháp khác nhau để người xem hiểu lầm một nhân vật chính diện nào đó là nhân vật phản diện trong phim. Sau đó dựa theo những sự phát triển trong tình tiết của bộ phim, xây dựng cho nhân vật đó những hành vi của kẻ xấu đến cuối cùng thì mọi thứ sẽ dần dần được sáng tỏ – chính điều này đã giải thích cho việc những biểu hiện “màu đen” của nhân vật dần dần bị “rửa đi”, để lộ ra “màu trắng” bên ngoài, biện bạch chân tướng. Đây chính là ý nghĩa của “tẩy trắng”. Vì vậy khi nhân vật “tẩy trắng” này xuất hiện, thường sẽ dùng bộ mặt của những băng đảng cực kỳ gian ác để thể hiện, sau khi được “tẩy trắng”, khán giả sẽ đột nhiên phát hiện, thì ra mọi chuyện phát sinh trong những tình tiết trước đây của người cầm đầm băng nhóm này chẳng qua chỉ là hiểu lầm mà thôi. Vì thế “tẩy trẳng” cũng chính là chỉ quá trình trước đen sau trắng của một người.
Tẩy trắng xuất hiện từ đâu?
Tẩy trắng thực ra trước đây là ngôn ngữ địa phương của khu vực Tây Nam Trung Quốc, chủ yếu nghĩa của nó là “tiêu đời rồi”, thế nhưng, đến nay khi trở thành ngôn ngữ trên mạng thì hàm ý của nó cũng đã bị thay đổi.
Khi được áp dụng vào trong ngành giải trí, dân mạng đã dùng “tẩy trắng” để ám chỉ những minh tinh, diễn viên có quá khứ, tư liệu vô cùng “đen” thế nhưng lại được “làm sạch” ở hiện tại. Một số người thì dùng thực lực qua các tác phẩm, một số người thì bỏ tiền ra nhờ một tài khoản tiêu thụ nào đó quảng bá, đạt đến khi “thì ra họ đáng yêu đến vậy, làm thế nào mà bắt đầu cảm thấy yêu thích họ rồi…” thì xem như đã thu được kết quả, thậm chí còn có cả chương trình giúp minh tinh tẩy trắng như “Đại hội thổ tào” và đây cũng là một trong những chiêu thức thường dùng hiện nay. Và Viên San San là một trong những ví dụ xuất hiện sớm nhất cho hiện tượng tẩy trắng này.
“Tẩy trắng” – Vấn nạn khủng khiếp ở Hollywood
Whitewashing hay còn gọi là tẩy trắng đang trở thành vấn nạn khủng khiếp ở kinh đô điện ảnh thế giới.
Một lịch sử “tẩy xóa” màu da
Cụm từ trên có thể hiểu một cách nôm na là việc nhà sản xuất (hoặc đạo diễn) một bộ phim sử dụng diễn viên da trắng đóng một vai diễn gốc da màu. Nhân vật xấu số bị “tẩy trắng” có thể là người gốc Phi, Latinh và gần đây thường là gốc Á.
Hoạt động này đã diễn ra ở kinh đô điện ảnh từ kỉ nguyên phim đen trắng. Trường hợp đầu tiên là nhân vật Charlie Chan trong serie trinh thám cùng tên năm 1931. Vốn là người Trung Quốc, nhưng lên phim vai này lại do diễn viên Thụy Điển Warner Oland đóng. Một năm sau, vai diễn Phúc Mãn Châu – gốc Mông Cổ – trong phim kinh dị Dr. Fu Manchu cũng rơi vào tay một diễn viên người Anh, Boris Karloff. Hàng loạt bộ phim sau đó như: Dragon Seed, The Good Earth… có nhân vật gốc Á đều được thể hiện bằng diễn viên da trắng.
Từ thập niên 70 của thế kỉ trước đến nay, hành động “tẩy xóa màu da” này càng trở nên thô bạo. Giờ đây, các nhà làm phim Hollywood thậm chí còn thay đổi cả gốc gác nhân vật, cải tiến bối cảnh từ Đông sang Tây để tiện cho việc tuyển diễn viên da trắng.
Điển hình nhất chính là Dragonball: Evolution (2008) phiên bản điện ảnh của bộ truyện tranh Nhật nổi tiếng. Bối cảnh đậm chất châu Á đã bị ném sang một vùng hoang mạc giữa lòng nước Mỹ và nhân vật chính Songoku trở thành một thiếu niên da trắng. Hay như phim bom tấn Edge of Tomorrow (2014) cũng tương tự. Phim nói về cuộc chiến chống người ngoài hành tinh, được “xào nấu” đến mức chiến trường Nhật Bản chuyển thành Mỹ, quân đội Nhật thành quân đội Mỹ và 2 nhân vật chính người Nhật được tài tử Tom Cruise cùng người đẹp Emily Blunt người Mỹ thể hiện.
Mới đây nhất, phim Ghost in the Shell của hãng DreamWorks, được chuyển thể từ phim hoạt hình kinh điển của Nhật Bản cũng tương tự. Người đẹp Scarlet Johansson được chọn vào vai chính Motoko Kusanagi. Một nữ diễn viên tóc vàng mắt xanh đóng một nhân vật tóc đen, mắt nâu đã là nực cười rồi. Nhưng còn hài hơn khi nhân vật ấy có tên tiếng Nhật nhưng bắn tiếng Anh đặc sệt giọng Mỹ.
Càng “tẩy” càng… lỗ
Những nỗ lực “tẩy trắng” này có đem lại kết quả tốt cho các nhà làm phim? Câu trả lời thường là không. Giỏi lắm thì bù lỗ, còn lại đa phần các sản phẩm có yếu tố “Whitewashing” đều thất thu trên phòng vé. Có những phim bị chỉ trích từ trước khi ra rạp, sau đó còng lưng gánh các đánh giá tồi tệ từ khán giả và giới phê bình.
Đau đớn nhất chắc chắn là phim Dragon Ball: Evolution. Việc tẩy trắng đã phá hỏng tất cả, từ nhân vật đến bối cảnh. Anh lính mới Justin Chatwin khác xa hình tượng Songoku từ vẻ ngoài đến cá tính và bị fan ghét cay đắng. Phong cách hành động từ các màn đấu võ Á Đông bỗng trở thành các pha boxing thô thiển lồng ghép kĩ xảo. Kết quả là phim chỉ thu về vỏn vẹn 57 triệu USD trên tổng số hơn 40 triệu USD kinh phí. Bị ném đá ở mọi diễn đàn phê bình và bị tạp chí điện tử Screen Junkies gọi là: “Sự xúc phạm tồi tệ nhất của người Mỹ với nước Nhật kể từ sau hai quả bom nguyên tử”.
Thực tế, nhan nhản các thương hiệu bước ra từ truyện tranh, phim hoạt hình Nhật nhưng bị tái chế bởi dàn diễn viên da trắng như Street Fighter: Legen of Chun Li (2009), Edge of Tomorrow (2014), Ghost in the Shell (2017). Dĩ nhiên không có phim nào trong số đó thành công. Bom tấn Edge of Tomorrow bỏ ra tới 178 triệu USD, nhưng chỉ thu về vỏn vẹn 100 triệu USD ở thị trường Bắc Mỹ. Street Fighter đầu tư 20 triệu USD ngân sách nhưng chưa kiếm lại được một nửa.
Kể cả những diễn viên da trắng, dù sáng giá đến đâu cũng không thể gánh vác được các bộ phim “Whitewashing”. Phim Aloha (2015) nỗ lực đưa nữ diễn viên vừa đạt tượng vàng Oscar 2016, Emma Stone vào vai một cô gái gốc Á, để rồi lỗ “sặc gạch” khi chỉ kiếm được 37/26 triệu USD kinh phí. Và dù mỹ nữ Scarlet Johansson có gợi cảm đến đâu cũng không cứu nổi Ghost in the Shell đang ì ạch lết qua mốc 150 triệu doanh thu toàn cầu, chỉ nhỉnh hơn ngân sách 110 triệu USD ban đầu.
Vì đâu nên nỗi?
Chủ tịch kênh truyền thông người Mỹ gốc Á (MMMA), Guy Aoki khẳng định, việc tẩy trắng là một sự xúc phạm đến các diễn viên châu Á, hay Mỹ gốc Á đang chật vật tìm đường mưu sinh ở Hollywood. Ấy thế mà mới đây, Hãng Disney vừa úp mở việc tuyển người da trắng đóng vai nữ anh hùng Trung Quốc Hoa Mộc Lan trong năm 2018.
Ngay lập tức, một làn sóng phản đối dữ dội bùng lên. Hơn 30 nghìn chữ kí được thu thập trên trang Thepetition.com để đề nghị hãng Disney từ bỏ ý định này. Một phong trào tương tự trên website Care2 cũng nhanh chóng thu hút 40 nghìn chữ kí trong một tuần đề xuất. Slogan “Hãy bảo Disney rằng, bạn không muốn một Mộc Lan bị tẩy trắng” tràn ngập các mạng xã hội.
Không chỉ phản đối, người hâm mộ và các nhà phê bình còn ngỡ ngàng với câu hỏi: Tại sao sau hàng loạt các thất bại nhãn tiền ấy, trào lưu tẩy trắng vai diễn da màu vẫn chưa dừng lại?
“Không có người phù hợp” là lý do muôn thuở thường được các nhà làm phim viện dẫn. Đơn cử nhất là trường hợp phim Ghost in the Shell. Biên kịch phim này, Max Landis đã phải lên trang Youtube phát biểu về việc chọn vai rằng, “không có nữ ngôi sao châu Á hạng A nào hiện ở tầm quốc tế” và trách người xem “không hiểu ngành Điện ảnh hoạt động như thế nào”.
Nhà phê bình phim Luke Buckmaster của tạp chí Gurdian Australia thì giải thích cho việc “tẩy trắng”: “Các diễn viên da trắng hạng A tác động đến khả năng sinh lời một bộ phim nhiều hơn cả đạo diễn, biên kịch. Khi casting, nhà sản xuất chỉ muốn những tên tuổi lớn, muốn sự đảm bảo, muốn tiền. Các sao châu Á ít khả năng đáp ứng các yêu cầu đó”.
Kết luận chua chát, nhưng dường như phản ánh đúng tình hình thực tế. Đang có một Hollywood lao vào vòng xoáy kim tiền đến mức không thể kiểm soát.
********************
Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn
Chuyên mục: Tổng hợp