Khối C gồm những môn nào và ngành nào? Khối C phù hợp với những bạn sinh viên yêu thích văn chương, viết lách và tìm hiểu về văn hóa, lịch sử. Nếu các em chưa biết nên học ngành nào khối C thì hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây để đưa ra định hướng nghề nghiệp phù hợp nhé.
Khối C gồm những môn nào?
Tổ hợp môn khối C chuyên về các môn thi Khoa học xã hội và môn Ngữ Văn là môn bắt buộc trong tất cả các tổ hợp con của khối này. Các môn thi khối C lâu đời nhất (C00) bao gồm Ngữ văn, Lịch sử và Địa lý.
Tuy nhiên, ngày nay các ngành học khối C đã được mở rộng và phát triển thêm nhiều tổ hợp môn nhỏ khác. Theo quy chế của Bộ giáo dục và đào tạo, khối C sẽ gồm 19 khối ( C00 đến C20) gồm 3 môn thi để xét tuyển.
STT | Tên khối | Tên môn thi |
---|---|---|
1 | C00 | Ngữ văn, lịch sử, địa lý |
2 | C01 | Ngữ văn, toán học, vật lý |
3 | C02 | Ngữ văn, toán học, hoá học |
4 | C03 | Ngữ văn, toán học, lịch sử |
5 | C04 | Ngữ văn, toán học, địa lý |
6 | C05 | Ngữ văn, vật lý, hoá học |
7 | C06 | Ngữ văn, vật lý, sinh học |
8 | C07 | Ngữ văn, vật lý, lịch sử |
9 | C08 | Ngữ văn, hoá học, sinh học |
10 | C09 | Ngữ văn, vật lý, địa lý |
11 | C10 | Ngữ văn, hoá học, lịch sử |
12 | C12 | Ngữ văn, sinh học, lịch sử |
13 | C13 | Ngữ văn, sinh học, địa lý |
14 | C14 | Ngữ văn, toán học, giáo dục công dân |
15 | C15 | Ngữ văn, toán học, khoa học xã hội |
16 | C16 | Ngữ văn, vật lý, giáo dục công dân |
17 | C17 | Ngữ văn, hoá học, giáo dục công dân |
18 | C19 | Ngữ văn, lịch sử, giáo dục công dân |
19 | C20 | Ngữ văn, địa lý, giáo dục công dân |
Với việc mở rộng tổ hợp xét tuyển sẽ giúp các thí sinh tham gia kỳ thi xét tuyển đại học hàng năm, phát huy hết năng lực của mình ở nhiều tổ hợp xét tuyển, các thí sinh có thể đăng ký vào một ngành bằng nhiều tổ hợp, để tăng cơ hội trúng tuyển vào trường đại học mà mình yêu thích.
Khối C gồm những ngành nào?
Khối C hiện nay có rất nhiều ngành hot mà các tân sinh viên mong muốn được ứng tuyển. Sau đây là những ngành từ khối C
Khối ngành khoa học nhân văn
D220104 | Hán Nôm |
---|---|
D220110 | Sáng tác văn học |
D220113 | Việt Nam học |
D220212 | Quốc tế học |
D220213 | Đông phương học |
D220301 | Triết học |
D220310 | Lịch sử |
D220320 | Ngôn ngữ học |
D220330 | Văn học |
D310201 | Chính trị học |
D310301 | Xã hội học |
D310302 | Nhân học |
D310401 | Tâm lý học |
D310403 | Tâm lý học giáo dục |
D320202 | Khoa học thư viện |
D320303 | Lưu trữ học |
D320305 | Bảo tàng học |
D320201 | Thông tin học |
C320202 | Khoa học thư viện |
C320303 | Lưu trữ học |
D550330 | Văn học |
Khối ngành sư phạm
D140217 | Sư phạm ngữ văn |
---|---|
D140218 | Sư phạm lịch sử |
D140219 | Sư phạm địa lý |
D310201 | Chính trị học |
Khối ngành văn hoá du lịch
D220112 | Văn hoá các dân tộc thiểu số Việt Nam |
---|---|
D220340 | Văn hoá học |
D220342 | Quản lý văn hoá |
C220113 | Việt Nam học |
C220342 | Quản lý văn hoá |
D340103 | Quản trị dịch vụ du lịch lữ hành |
Khối ngành luật và kinh tế
D140114 | Quản lý giáo dục |
---|---|
D140203 | Giáo dục đặc biệt |
D140204 | Giáo dục công dân |
D140205 | Giáo dục chính trị |
D140208 | Giáo dục quốc phòng – an ninh |
D310202 | Xây dựng Đảng & Chính quyền nhà nước |
D310205 | Quản lý nhà nước |
D860109 | Quản lý nhà nước về an ninh trật tự |
D860111 | Quản lý, giáo dục, cải tạo phạm nhân |
D760101 | Công tác xã hội |
D760102 | Công tác thanh thiếu niên |
D340401 | Khoa học quản lý |
D340404 | Quản trị nhân lực |
D340406 | Quản trị văn phòng |
D360708 | Quan hệ công chúng |
C340407 | Thư ký văn phòng |
Khối ngành báo chí và truyền thông
D320101 | Báo chí |
---|---|
D320110 | Quảng cáo |
D320401 | Xuất bản |
D320402 | Kinh doanh xuất sản phẩm |
Các trường đại học khối C
Bạn đang ở trong khu vực nào, dưới đây là danh sách các trường đại học khối C được phân chia theo từng khu vực nhằm giúp các bạn truy tìm kiếm thông tin dễ dàng hơn.
Các trường đại học khối C ở Hà Nội
STT | Tên Trường |
1 | Đại học Công đoàn |
2 | Đại học Công nghệ Đông Á |
3 | Đại học Công nghệ và Quản lý Hữu Nghị |
4 | Đại học Công nghiệp Hà Nội |
5 | Đại học Đại Nam |
6 | Đại học FPT |
7 | Đại Học Giáo dục – ĐHQG Hà Nội |
8 | Đại học Hòa Bình |
9 | Đại Học Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐHQG Hà Nội |
10 | Đại học Kiểm sát Hà Nội |
11 | Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội |
12 | Đại học Lâm nghiệp |
13 | Đại học Lao động Xã hội |
14 | Đại học Luật Hà Nội |
15 | Đại học Mở Hà Nội |
16 | Đại học Nguyễn Trãi |
17 | Đại học Nội vụ Hà Nội |
18 | Đại học Phenikaa |
19 | Đại học Phương Đông |
20 | Đại học Sư phạm Hà Nội |
21 | Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương Hà Nội |
22 | Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội |
23 | Đại học Thăng Long |
24 | Đại học Thành Đô |
25 | Đại học Thủ đô Hà Nội |
26 | Đại học Văn hóa Hà Nội |
27 | Đại học Y tế Công cộng |
28 | Học viện Báo chí Tuyên truyền |
29 | Học viện Biên phòng |
30 | Học viện Chính sách và Phát triển |
31 | Học viện Chính trị Công an Nhân dân |
32 | Học viện Dân tộc |
33 | Học viện Ngân hàng |
34 | Học viện Ngoại giao |
35 | Học viện Nông nghiệp Việt Nam |
36 | Học viện Phụ nữ Việt Nam |
37 | Học viện Quản lý Giáo dục |
38 | Học viện Thanh Thiếu niên Việt Nam |
39 | Học viện Tòa án |
40 | Khoa Luật – ĐHQG Hà Nội |
Các trường đại học khối C ở Miền Bắc
STT | Tên Trường |
1 | Trường Đại Học Hạ Long |
2 | Trường Đại Học Hải Phòng |
3 | Trường Đại Học Hải Dương |
4 | Trường Đại Học Hoa Lư |
5 | Trường Đại Học Hùng Vương |
6 | Trường Đại Học Hùng Vương |
7 | Trường Đại Học Kinh Tế Và Quản Trị Kinh Doanh – ĐH Thái Nguyên |
8 | Trường Đại Học Kinh Bắc |
9 | Trường Đại Học Nông Lâm Đại Học Thái Nguyên |
10 | Đại học Quản lý và Công nghệ Hải Phòng |
11 | Trường Đại Học Sao Đỏ |
12 | Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội 2 |
13 | Trường Đại Học Sư Phạm Thái Nguyên |
14 | Trường Đại Học Tây Bắc |
15 | Trường Đại Học Tân Trào |
16 | Phân Hiệu Đại Học Thái Nguyên Tại Lào Cai |
17 | Trường Đại Học Thành Đông |
18 | Trường Đại Học Việt Bắc |
19 | Trường Đại học Chính trị (Trường Sĩ quan Chính trị) |
Các trường đại học khối C ở miền Trung
STT | Tên Trường |
1 | Đại học Công nghiệp Vinh |
3 | Đại học Đà Lạt |
4 | Đại học Đà Nẵng Phân hiệu Kon Tum |
5 | Đại học Đông Á |
2 | Đại học Duy Tân |
6 | Đại học Hà Tĩnh |
7 | Đại học Hồng Đức |
8 | Đại học Khánh Hòa |
9 | Đại học Khoa học Huế |
10 | Đại học Luật Huế |
11 | Đại học Nội vụ Phân hiệu Quảng Nam |
12 | Đại học Nông lâm Huế |
13 | Đại học Phạm Văn Đồng |
14 | Đại học Phan Thiết |
15 | Đại học Phú Xuân |
16 | Đại học Phú Yên |
17 | Đại học Quảng Bình |
18 | Đại học Quảng Nam |
19 | Đại học Quang Trung |
20 | Đại học Quy Nhơn |
21 | Đại học Sư phạm Đà Nẵng |
22 | Đại học Sư phạm Huế |
23 | Đại học Tài chính – Kế toán |
24 | Đại học Tài chính – Kế toán Phân hiệu Huế |
25 | Đại học Tài Nguyên và Môi trường Phân hiệu Thanh Hóa |
26 | Đại học Tây Nguyên |
27 | Đại học Thái Bình Dương |
28 | Đại học Văn hóa Thể thao và Du lịch Thanh Hóa |
29 | Đại học Vinh |
30 | Đại học Yersin Đà Lạt |
31 | Trường Du lịch – Đại học Huế |
Các trường đại học khối C ở TPHCM
STT | Tên Trường |
1 | Đại học Công nghệ TPHCM |
3 | Đại học Công nghiệp TPHCM |
4 | Đại học Gia Định |
5 | Đại học Hùng Vương TPHCM |
2 | Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐHQG TPHCM |
6 | Đại học Kinh tế – Tài chính TPHCM |
7 | Đại học Lao động – Xã hội Cơ sở 2 |
8 | Đại học Luật TPHCM |
9 | Đại học Mở TPHCM |
10 | Đại học Ngân hàng TPHCM |
11 | Đại học Nguyễn Tất Thành |
12 | Đại học Nội vụ Phân hiệu TPHCM |
13 | Đại học Quốc tế Hồng Bàng |
14 | Đại học Quốc tế Sài Gòn |
15 | Đại học Sài Gòn |
16 | Đại học Sư phạm TPHCM |
17 | Đại học Tôn Đức Thắng |
18 | Đại học Văn Hiến |
19 | Đại học Văn hóa TPHCM |
20 | Đại học Văn Lang |
Các trường đại học khối C ở Miền Nam
STT | Tên Trường |
1 | Đại học An Giang |
3 | Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu |
4 | Đại học Bạc Liêu |
5 | Đại học Bình Dương |
2 | Đại học Cần Thơ |
6 | Đại học Cần Thơ Cơ sở Hòa An |
7 | Đại học Công nghệ Đồng Nai |
8 | Đại học Cửu Long |
9 | Đại học Đồng Nai |
10 | Đại học Đồng Tháp |
11 | Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An |
12 | Đại học Lạc Hồng |
13 | Đại học Nam Cần Thơ |
14 | Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long |
15 | Đại học Tây Đô |
16 | Đại học Thủ Dầu Một |
17 | Đại học Tiền Giang |
18 | Đại học Trà Vinh |
Điểm chuẩn khối C có cao không?
Tùy theo từng ngành nghề, lĩnh vực mà điểm chuẩn khối C dao động từ 20- 27 điểm. Trong đó các ngành HOT như Báo chí, Luật, Quan hệ công chúng, Đông Phương học, Nhật Bản học, Hàn Quốc học, Sư phạm Ngữ văn (Chất lượng cao), Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, Quản trị khách sạn, các ngành Công an – Quân đội,… thường có mức điểm chuẩn từ 25-27 điểm, cá biệt có những năm lên tới 28-29 điểm.
Có nên học khối C không?
Với sự mở rộng các tổ hợp xét tuyển như hiện nay, cơ hội học các ngành HOT của các bạn khối C cũng được mở rộng hơn rất nhiều. Khối C là lựa chọn rất phù hợp dành cho những bạn học đều các môn tự nhiên và xã hội. Chỉ cần lựa chọn tổ hợp theo ngành nghề mà bạn muốn thi và tập trung học tốt các môn đó, bạn hoàn toàn có thể bứt phá và đỗ vào trường TOP
Các ngành khối C HOT nhất hiện nay
Tuy có nhiều ngành lựa chọn nhưng khối C cũng giống các khối B hay khối D chúng đều có các ngành Hot, ngành có triển vọng phát triển trong tương lai. Có nhiều bạn học sinh lại đặt câu hỏi học khối C làm nghề gì? các bạn à, học và chọn ngành là một chuyện làm nghề gì lại là một khía cạnh khác. Đâu cứ học ra là bạn sẽ làm nghề đó.
Với rất nhiều ngành có thể lựa chọn tôi sẽ chỉ ra cho bạn thấy những ngành khối C dễ kiếm việc làm trong tương lai. Ngay bây giờ hãy tìm hiểu và đặt mục tiêu để học tốt ngành đó đi nhé.
Ngành Báo chí và Truyền thông
Có thể nói, ngành báo chí và truyền thông là ngành được đánh giá là ngành HOT và luôn có sự phát triển khi mà đời sống con người nâng lên nhu cầu tin tức, quảng bá, truyền thông không ngừng tăng cao. Ngành này luôn thu hút lượng lao động đông đảo nhưng có vẻ chưa bao giờ là đủ. Khi ngồi trên ghế nhà trường các bạn được đào tạo nhiều kỹ năng như viết, phân tích, giao tiếp, phỏng vấn…. Đây là những kỹ năng mềm rất cần thiết cho chính cuộc sống của các bạn.
Sau khi ra trường bạn có thể làm việc ở rất nhiều doanh nghiệp trong các phòng truyền thông, quảng bá hay các đơn vị báo chí. Hơn thế, công việc tổ chức sự kiện đang rất HOT hiện nay mà khi ra trường bạn hoàn toàn có thể tham gia.
Ngành Luật
Hiện tại Luật đang đóng vai trò quan trọng khi mà các doanh nghiệp mọc lên như nấm, trong tương lai luật có nhu cầu lao động rất cao đặc biệt người có kiến thức và trình độ cao. Khi tốt nghiệp bạn có thể làm các công ty luật tư nhân hay của nhà nước, nhưng đâu chỉ vậy, bạn có thể làm trong các ban bình luận, phân tích, đánh giá hay tư vấn chiến lược cho các tập đoàn, công ty. Ngành luật là ngành khối C dễ kiếm việc làm.
Trước khi chọn ngành này hãy chắc rằng bạn có khả năng thuyết trình trước đám đông, kỹ năng tìm kiếm, kỹ năng giao tiếp….
Ngành du lịch
Chưa bao giờ du lịch bị suy thoái mà nó chỉ có phát triển, nhu cầu du lịch ngày càng phát triển, người ta ngày càng cần có các hướng dẫn viên du lịch …..Chọn ngành này bạn có thể vừa biết nhiều về đất nước, về thế giới mà còn được đi đây đó nhé.
Quản trị nhân lực
Nền kinh tế ngày càng phát triển, vai trò của ngành quản trị nhân lực cũng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Đây là bộ phận cầu nối giữa doanh nghiệp và người lao động, chiêu mộ cũng như phát triển nguồn nhân tài.
Theo thống kê của thị trường lao động thì nghề nhân sự đang là một trong những nghề được tuyển dụng nhiều nhất và có mức lương hấp dẫn nhất.
Ngành quản lý nhà nước
Quản lý nhà nước đang là ngành thiếu nhân lực đặc biệt nhân lực chất lượng cao, cơ hội việc làm nhiều cho bạn mức lương không hề thấp. Đây chính là ngành khối C rất được coi trọng. Bạn cũng đừng lo lắng bởi nếu lựa chọn bạn sẽ được đào tạo kiến thức về quản lý nhà nước, luật và kiểm sát.
Quan hệ quốc tế
Tại Việt Nam, các nguồn đầu tư nước ngoài ngày càng tăng, nước ta cũng thiết lập nhiều mối quan hệ kinh tế, thương mại với các quốc gia khác. Hiện Việt Nam có quan hệ ngoại giao với khoảng 180 nước thành viên Liên Hợp Quốc và quan hệ thương mại với gần 230 quốc gia, vùng lãnh thổ. Bên cạnh đó, nước ta còn là thành viên tích cực của trên 70 tổ chức khu vực và thế giới.
Những con số trên phản ánh vị thế của Việt Nam trên toàn cầu và phần nào hứa hẹn một tương lai nghề nghiệp rộng mở cho sinh viên ngành Quan hệ Quốc tế.
Quan hệ công chúng
Trước nền kinh tế cạnh tranh gay gắt như hiện nay, việc một thương hiệu có thể sống và phát triển bền vững luôn là mơ ước của các doanh nghiệp.
Đông phương học
Để cung ứng được một nguồn nhân lực am hiểu về lịch sử, văn hóa, kinh tế và chính trị trong bối cảnh nền kinh tế phát triển và hội nhập giữa các nước trong khu vực thì ngành Đông phương học được xem như là ngành mũi nhọn để giải quyết vấn đề này. Đây là một ngành học có nhiều triển vọng và cơ hội nghề nghiệp trong tương lai.
Tâm lý học
Theo Cục Thống kê lao động Hoa Kỳ BLS, tỉ lệ việc làm cho các nhà tâm lý học sẽ tăng trưởng 19% từ năm 2014 đến 2024, hơn hẳn tỉ lệ cho các ngành khác (trung bình chỉ tăng 7%).
Các nhà tâm lý học không chỉ đóng vai trò quan trọng trong xã hội, đời sống, họ còn vươn tới những vị trí khác nhau như cố vấn các lĩnh vực kinh tế, chính trị, ngoại giao, an ninh quốc phòng…
Theo xu thế phát triển, ngành Tâm lý học ở Việt Nam đang ngày càng được quan tâm và ứng dụng rộng rãi trong rất nhiều lĩnh vực đi cùng với nhu cầu về nguồn nhân lực – đặc biệt là nhu cầu chăm sóc sức khỏe tinh thần ngày càng cấp thiết.
Sư phạm tiểu học, mầm non
Tình trạng thiếu giáo viên mầm non và tiểu học (nhất là các môn Tiếng Anh, tin học, Âm nhạc…) đến nay vẫn nóng. Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), bậc mầm non thiếu hơn 45.000 giáo viên, bậc tiểu học thiếu hơn 20.000…Vì thế, chọn nhóm ngành này cơ hội việc làm khá tốt.
Trên đây là toàn bộ thông tin về Khối C gồm những môn nào và ngành nào? Các ngành nghề hot khối C? Hy vọng sẽ hữu ích cho các bạn thí sinh trong quá trình học, ôn thi và lựa chọn ngành học sắp tới. Chúc các bạn thi tốt!
Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn
Chuyên mục: Tổng hợp