Pháp luật do ai ban hành? Cơ quan nào có quyền ban hành pháp luật theo quy định?

0
133
Rate this post

Hàng năm có rất nhiều văn bản pháp luật được ban hành nhằm thay thế những văn bản pháp luật cũ, không còn hiệu lực và không phù hợp với thực tế đời sống xã hội nữa. Có thể mỗi chúng ta đều đã từng nghe rất nhiều đến các loại văn bản pháp luật, tuy nhiên không phải ai cũng biết đến thẩm quyền ban hành văn bản pháp luật của cơ quan nhà nước cụ thể ra sao. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc Pháp luật do ai ban hành? Cơ quan nào có quyền ban hành pháp luật theo quy định?

Cơ quan nào có quyền ban hành pháp luật?

Các khía cạnh cần lưu ý khi tìm hiểu về hiến pháp - PhapTri

Ban hành văn bản quy phạm pháp luật là hoạt động của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, các tổ chức xã hội khi được nhà nước trao quyền thực hiện theo trình tự đã được quy định chặt chẽ thể hiện các bước, từng công việc phải làm để đưa ra các văn bản quy phạm pháp luật, từ đề xuất sáng kiến lập pháp, lập chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật đến soạn thảo dự án văn bản quy phạm pháp luật, thẩm định, thẩm tra dự án văn bản quy phạm pháp luật, công bố, tổ chức lấy ý kiến đóng góp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân, những tầng lớp dân cư có liên quan đến việc tổng hợp, phân tích, nghiên cứu tyếp thu ý kiến đóng góp, đến trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, cho ý kiến hoặc thông qua dự án văn bản quy phạm pháp luật.

Thông thường mỗi loại văn bản quy phạm pháp luật lại có một quy trình riêng, tương thích, phù hợp với tính chất, vị trí, vai trò của cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành một loại văn bản quy phạm pháp luật riêng như luật khác pháp lệnh, pháp lệnh khác nghị định của Chính phủ, khác thông tư của các bộ, ngành…

Thủ tục, trình tự ban hành văn bản quy phạm pháp luật mang nặng tính kĩ thuật nhưng qua thủ tục, trình tự ban hành văn bản quy phạm pháp luật có thể thấy được trình độ phát triển, tính chất dân chủ của một chế độ nhà nước. Vì vậy, vấn đề bảo đảm trình tự ban hành văn bản quy phạm pháp luật của quốc gia là đề tài thường được quan tâm trong sinh hoạt, hoạt động lập pháp của nhà nước, của xã hội.

Theo như quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật thì đối với mỗi văn bản quy phạm pháp luật khác nhau thì thẩm quyền ban hành cũng thuộc về chủ thể khác nhau tương ứng.

Cụ thể như sau:

Cơ quan nhà nước (chủ thể ban hành) Văn bản quy phạm pháp luật
Quốc hội Hiến pháp, bộ luật, luật, nghị quyết
Ủy ban thường vụ quốc hội Nghị quyêt liên tịch, nghị quyết, pháp lệnh
Chính phủ Nghị quyết liên tịch, nghị định
Chủ tịch nước Lệnh, quyết định
Thủ tướng Quyết định
Bộ trưởng,Thủ trưởng cơ quan ngang bộ Thông tư,Thông tư liên tịch
Hội đồng thẩm phán của Tòa án nhân dân tối cao Nghị quyết
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Thông tư, thông tư liên tịch
Viện trưởng của Viện kiểm sát nhân dân tối cao Thông tư, thông tư liên tịch
Tổng kiểm toán nhà nước Quyết định
Hội đồng nhân dân Nghị quyết
Uỷ ban nhân dân Quyết định

Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền trong xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Có mấy hình thức thực hiện pháp luật?

1. Cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền trình dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật chịu trách nhiệm về tiến độ trình và chất lượng dự án, dự thảo văn bản do mình trình.

2. Cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật chịu trách nhiệm trước cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền trình hoặc cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền ban hành văn bản về tiến độ soạn thảo, chất lượng dự án, dự thảo văn bản được phân công soạn thảo.

3. Cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền được đề nghị tham gia góp ý kiến về đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật chịu trách nhiệm về nội dung và thời hạn tham gia góp ý kiến.

4. Cơ quan thẩm định chịu trách nhiệm trước cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền trình hoặc cơ quan, người có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về kết quả thẩm định đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.

Cơ quan thẩm tra chịu trách nhiệm trước cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về kết quả thẩm tra dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.

5. Quốc hội, Hội đồng nhân dân và cơ quan khác, người có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật chịu trách nhiệm về chất lượng văn bản do mình ban hành.

6. Cơ quan, người có thẩm quyền chịu trách nhiệm về việc chậm ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước.

7. Cơ quan, người có thẩm quyền chịu trách nhiệm về việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước, nghị định của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng Chính phủ, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên hoặc ban hành văn bản quy định chi tiết có nội dung ngoài phạm vi được giao quy định chi tiết.

8. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo, cơ quan thẩm định, cơ quan trình, cơ quan thẩm tra và cơ quan ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình phải chịu trách nhiệm về việc không hoàn thành nhiệm vụ và tùy theo mức độ mà bị xử lý theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và quy định khác của pháp luật có liên quan trong trường hợp dự thảo văn bản không bảo đảm về chất lượng, chậm tiến độ, không bảo đảm tính hợp hiến, tính hợp pháp, tính thống nhất của văn bản quy phạm pháp luật được phân công thực hiện.

Câu hỏi thường gặp

Ban hành pháp luật là gì?

Ban hành văn bản quy phạm pháp luật là hoạt động của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, các tổ chức xã hội khi được nhà nước trao quyền thực hiện theo trình tự đã được quy định chặt chẽ thể hiện các bước, từng công việc phải làm để đưa ra các văn bản quy phạm pháp luật, từ đề xuất sáng kiến lập pháp, lập chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật đến soạn thảo dự án văn bản quy phạm pháp luật, thẩm định, thẩm tra dự án văn bản quy phạm pháp luật, công bố, tổ chức lấy ý kiến đóng góp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân, những tầng lớp dân cư có liên quan đến việc tổng hợp, phân tích, nghiên cứu tiếp thu ý kiến đóng góp, đến trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, cho ý kiến hoặc thông qua dự án văn bản quy phạm pháp luật.

Mục đích ban hành pháp luật là gì?

Ban hành văn bản quy phạm pháp luật nhằm điều tiết những vấn đề thực tiễn. Xã hội ngày càng phát triển đa dạng, đa chiều với những mối quan hệ phức tạp, nhiều vấn đề liên quan trực tiếp đến sự ổn định và phát triển kinh tế – xã hội đang đặt ra cho Nhà nước những vấn đề thực tiễn cần phải giải quyết trong quá trình quản lý, điều hành.
Văn bản quy phạm pháp luật nhằm thể chế hóa và bảo đảm thực hiện các chính sách. Pháp luật là biểu hiện hoạt động của các chính sách.

Tìm hiểu thêm về Hệ thống pháp luật Việt Nam

Pháp luật là gì? Khái niệm pháp luật - JES

Hệ thống pháp luật Việt Nam là tổng thể các quy phạm pháp luật, các nguyên tắc, định hướng và mục đích của pháp luật có mối liên hệ mật thiết và thống nhất với nhau, được phân định thành các ngành luật, các chế định pháp luật và được thể hiện trong các văn bản do cơ quan nhà nước Việt Nam có thẩm quyền ban hành theo những hình thức, thủ tục nhất định để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trên lãnh thổ Việt Nam.

Việc gọi tên hệ thống pháp luật có nhiều quan điểm khác nhau, trong đó, có quan điểm cho rằng, hệ thống pháp luật bao gồm hai bộ phận là công pháp và tư pháp, quan điểm khác cho rằng cần phải phân biệt hai khái niệm: Hệ thống pháp luật và hệ thống pháp luật thực định và quan điểm chỉ có một khái niệm hệ thống pháp luật, không thể phân biệt rõ nét hai khái niệm hệ thống pháp luật và hệ thống pháp luật thực định. Theo quan điểm này, hệ thống pháp luật có nội dung rất rộng, bao gồm hệ thống quy phạm pháp luật hiện hành và những nguồn khác nữa của pháp luật tồn tại trên thực tế mà dựa trên cơ sở đó tính hiện thực của pháp luật được bảo đảm và pháp luật phát huy hiệu lực.

Theo quan điểm này hệ thống pháp luật là một khái niệm chung bao gồm hai mặt cụ thể là: Hệ thống cấu trúc của pháp luật và hệ thống văn bản pháp luật (hệ thống nguồn của pháp luật).

Hệ thống văn bản pháp luật của Việt Nam bao gồm:

  • Hiến pháp – Do Quốc hội ban hành, là văn bản pháp luật cao nhất.
  • Luật hoặc Bộ luật – Do Quốc hội thông qua và Chủ tịch nước ký quyết định ban hành. Có thể kể một số Bộ luật như: Bộ luật dân sự, Bộ luật hình sự, Bộ luật tố tụng dân sự, Bộ luật tố tụng hình sự, Bộ luật lao động, Bộ luật hàng hải
  • Nghị quyết của Quốc hội
  • Văn bản dưới luật gồm
    • Ủy ban thường vụ Quốc hội: Pháp lệnh, Nghị quyết
    • Chủ tịch nước: Lệnh, Quyết định
    • Chính phủ: Nghị định.
    • Thủ tướng Chính phủ: Quyết định
    • Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao: Nghị quyết
    • Chánh án Toà án nhân dân tối cao: Thông tư.
    • Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao: Thông tư.
    • Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ: Thông tư
    • Tổng Kiểm toán Nhà nước: Quyết định
    • Nghị quyết liên tịch giữa Uỷ ban thường vụ Quốc hội hoặc giữa Chính phủ với cơ quan trung ương của tổ chức chính trị – xã hội.
    • Thông tư liên tịch giữa Chánh án Toà án nhân dân tối cao với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; giữa các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
  • Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân. Bao gồm:
    • Hội đồng nhân dân: Nghị quyết.
    • Ủy ban nhân dân: Quyết định.

Video về “Pháp luật do ai ban hành? Cơ quan nào có quyền ban hành pháp luật”

Kết luận

Hy vọng bài viết đã giúp các bạn biết được Pháp luật do ai ban hành? Cơ quan nào có quyền ban hành pháp luật theo quy định? Cảm ơn bạn đã theo dõi!

 

 

Bạn đang xem: Pháp luật do ai ban hành? Cơ quan nào có quyền ban hành pháp luật theo quy định?

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/phap-luat-do-ai-ban-hanh-co-quan-nao-co-quyen-ban-hanh-phap-luat-theo-quy-dinh/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp